Học phí ngành kiểm soát viên không lưu

Lựa chọn của bạn được lưu tới bước đã lưu

Học phí ngành kiểm soát viên không lưu
Kiểm soát không lưu là gì?

Để đảm bảo quá trình vận hành của mỗi chặng bay, kiểm soát viên không lưu sẽ thực hiện nhiệm vụ quan sát, liên lạc cho các phi công biết vị trí của bản thân để dễ dàng xử lý các tình huống phát sinh cũng như tránh trường hợp bị lạc đường. Mỗi ngày, trên sân bay có đến hàng trăm chuyến bay từ nhiều hãng hàng không khác nhau, nhân viên kiểm soát không lưu sẽ điều hành, cân chỉnh để các máy bay không xảy ra va chạm hoặc trùng khu vực hạ cánh tại sân bay.

Song hàng với đó, họ phải luôn sát sao theo dõi lộ trình chuyến bay từ khi khởi hành đến kết thúc, giữ cho chặng bay luôn đảm bảo an toàn và mang lại chất lượng dịch vụ tốt nhất cho khách hàng.  

Xem thêm: Ngành du lịch hàng không rất được chú trọng phát triển, nên nhiều người có nhu cầu mua vé máy bay, từ đó cơ hội việc làm nhân viên bán vé máy bay online tăng lên đáng kể, đây là công việc có mức lương cao, hấp dẫn

1.2. Phân loại kiểm soát viên không lưu

Hiện nay, có 4 loại hình kiểm soát viên không lưu, bao gồm: 

- Kiểm soát viên không lưu đường dài

- Kiểm soát viên không lưu tiếp cận

- Kiểm soát viên không lưu sân bay

- Kiểm soát viên không lưu mặt đất

Học phí ngành kiểm soát viên không lưu
Phân loại kiểm soát viên không lưu

Các kiểm soát viên không lưu sẽ được phân chia nhiệm vụ vào 4 bộ phận chính tương đương với loại hình: 

- Bộ phận kiểm soát mặt đất (Ground Control Unit): Kiểm tra hoạt động của máy bay từ vị trí đỗ đến vị trí chờ, điều hành các hoạt động từ người đến phương tiện kỹ thuật phục vụ bay.

- Đài kiểm soát tại sân bay (Aerodrome Control Tower): Cung cấp chỉ thị, thông tin để máy bay cất cánh theo kế hoạch và hướng dẫn phi công hạ cánh.

- Cơ sở kiểm soát tiếp cận (Approach Control Unit): Sắp xếp thứ tự máy bay để tránh va chạm, gián đoạn gây trễ giờ bay.

- Trung tâm kiểm soát đường dài (Area Control Center): Đảm bảo hoạt động hàng không được vận hành an toàn, có trách nhiệm quan trọng nhất.

Việc làm tiếp viên hàng không

2. Đơn vị đào tạo nhân viên kiểm soát không lưu 

Hiện nay tại Việt Nam chỉ có duy nhất 1 chương trình đào tạo cấp chứng chỉ chuyên môn kiểm soát viên không lưu theo quyết định số 1093/ QĐ-CHK ban hành 24/5/2019 của Cục hàng không Việt Nam. Theo như Quyết định, chỉ riêng Học viện Hàng không Việt Nam được cấp phép đào tạo và giảng dạy chính quy chuyên ngành kiểm soát không lưu. 

Thời gian học tại Học viện Hàng không sẽ từ 18 tháng hoặc theo thời gian đào tạo của hệ Cao đẳng như quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam.

Học phí ngành kiểm soát viên không lưu
Đơn vị đào tạo nhân viên kiểm soát không lưu 

Sau khi kết thúc thời gian đào tạo, học viên sẽ được cấp văn bằng và chứng chỉ chuyên môn Kiểm soát không lưu cơ bản do Học viện Hàng không Việt Nam cấp phép và chứng nhận. Đồng thời, điều kiện sức khỏe và lý lịch chính trị sẽ được kiểm tra để đảm bảo chính trong sạch. Trình độ tiếng Anh sau khi kết thúc chương trình học cần đảm bảo đạt 6.0 IELTS trở lên tương đương ICAO. 

Các hãng hàng không sau khi kiểm tra về trình độ cơ bản tại đơn vị Học viện Hàng không sẽ tiếp tục tiến hành đào tạo từ 3 đến 6 tháng để ứng viên quen dần với văn hóa doanh nghiệp và các đặc trưng riêng về dòng máy bay, giờ bay, sân bay...  

Xem thêm: Tại sân bay có rất nhiều đối tượng xấu, nên nhu cầu tuyển dụng an ninh sân bay để bảo vệ mọi người, bảo đảm an ninh, an toàn cho mọi người tăng lên đáng kể

3. Kiểm soát không lưu thi khối nào

Hiện nay, Học viện Hàng không Việt Nam đang tiến hành đào tạo ngành Kiểm soát không lưu dưới hình thức đào tạo hệ Cao đẳng. Phương thức xét tuyển bao gồm: xét tuyển theo kết quả thi THPT quốc gia và xét tuyển theo kết quả học bạ THPT. 

Ngành kiểm soát không lưu có tổ hợp môn xét tuyển: 

- A00: Toán - Vật lý - Hóa học

- D01: Toán - Ngữ văn - Tiếng Anh

- D90: Toán - Tiếng Anh - Môn khoa học tự nhiên (Điểm trung bình cộng 3 môn Lý - Hóa - Sinh)

Học phí ngành kiểm soát viên không lưu
Kiểm soát không lưu thi khối nào

Điều kiện để xét tuyển học bạ: hạnh kiểm đạt xếp loại khá - tốt, điểm trung bình từng môn trong tổ hợp xét tuyển từ 5.0 trở lên. 

Công thức tính điểm xét tuyển học bạ: Điểm xét tuyển = Tổng điểm các môn trong tổ hợp (Tiếng Anh x2) + Điểm ưu tiên + Điểm ưu tiên xét tuyển. 

Các thí sinh đã tốt nghiệp trung cấp chuyên ngành đăng ký xét tuyển muốn học liên thông lên cao đẳng sẽ được cộng 1,5 điểm hoặc các thí sinh đã tốt nghiệp từ cao đẳng trở lên, đang học đại học có chứng chỉ TOEIC đạt trên 450 sẽ được ưu tiên xét tuyển và tuyển thẳng. 

4. Kỹ năng học tập cần thiết để theo đuổi công việc kiểm soát không lưu

Để theo đuổi công việc kiểm soát không lưu, bạn cần chuẩn bị cho bản thân những kiến thức thực tiễn, kỹ năng mềm và đảm bảo cả về sức khỏe thể chất lẫn tinh thần. 

4.1. Những yêu cầu về sức khỏe và tiêu chuẩn đạo đức

Theo Thông tư liên tịch số 18/2012/TTLT-BYT-BGTVT, để tham gia học tập cũng như làm việc tại vị trí kiểm soát viên không lưu, thí sinh cần có thể chất tốt, đủ sức khỏe để làm việc theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước: 

- Nam: Cao từ 1m60 trở lên, nặng trên 53kg

- Nữ: Cao từ 1m54 trở lên, nặng 45kg

Học phí ngành kiểm soát viên không lưu
Những yêu cầu về sức khỏe và tiêu chuẩn đạo đức để làm kiểm soát viên không lưu

Thí sinh từ 18 đến 30 tuổi, không mắc các bệnh di truyền, không nghiện ma túy, không bị mất năng lực hành vi dân sự hoặc đang trong thời gian quản thúc. Phẩm chất chính trị và đạo đức tốt, lý lịch và hành vi không đi trái với đường lối của Đảng hay vi phạm pháp luật. 

Song hành với các yêu cầu về sức khỏe thể chất trên, các thí sinh cũng nên tiến hành kiểm tra sức khỏe tinh thần để xác minh bản thân có mắc một số bệnh lý như: rối loạn lưỡng cực, ám ảnh cưỡng chế, rối loạn lo âu… và có liệu trình, phác đồ chữa trị hợp lý. 

Xem thêm: Mô tả công việc kiểm soát viên không lưu cho ứng viên hàng không

4.2. Những yêu cầu về kỹ năng, kiến thức

Làm việc trong ngành hàng không, người kiểm soát viên không lưu không thể thiếu những kiến thức về ngoại ngữ đặc biệt là tiếng Anh - một trong những ngôn ngữ phổ biến hàng đầu thế giới. Không chỉ cần đạt trên 450 như yêu cầu, kiểm soát viên không lưu cần tích cực trau dồi 4 kỹ năng nghe - nói - đọc - viết của bản thân để thành thạo và xử lý các nghiệp vụ công việc cần thiết. 

Học phí ngành kiểm soát viên không lưu
Những yêu cầu về kỹ năng, kiến thức để làm kiểm soát viên không lưu

Trong môi trường làm việc liên quan đến vận tải, di chuyển, rất nhiều tình huống bất ngờ có thể xảy ra. Chính vì vậy khả năng tập trung cao, chịu được áp lực lớn và có năng lực phản xạ trước các tình huống phát sinh là vô cùng cần thiết. Kỹ năng giao tiếp đa ngôn ngữ cũng sẽ là chìa khóa giải quyết những khúc mắc phát sinh. Với khối lượng công việc nhiều, đa tác vụ, kiểm soát viên không lưu cần biết sắp xếp thứ tự giải quyết công việc để có hiệu quả làm việc cao nhất. Đội kiểm soát viên không lưu luôn cần sự trao đổi liên tục để cùng nhau giải quyết, đưa ra các phương án xử lý vấn đề, chính vì vậy kỹ năng làm việc nhóm và đưa ra quyết định cũng vô cùng quan trọng. Bạn nên rèn luyện cách nói chuyện, giọng nói và tác phong giao tiếp của bản thân ngay từ bây giờ để xây dựng thái độ hòa nhã, chuyên nghiệp nhất. Ngoài ra, để bắt kịp các xu thế, nắm vững được những thay đổi về công nghệ, kỹ năng vi tính và công nghệ thông tin là không thể thiếu. 

Hy vọng với bài viết trên, đội ngũ timviec365.vn đã giúp các bạn giải mã câu hỏi kiểm soát không lưu thi khối gì cũng như mang lại những thông tin tuyển sinh đầy đủ nhất. Hãy theo dõi trang blog của chúng tôi để tiếp tục cập nhật những bài viết định hướng nghề nghiệp cực thú vị với đủ mọi ngành nghề nhé.

Khối A - khối học liên quan đến các ngành khoa học tự nhiên được vô số bạn học sinh và các vị phụ huynh yêu thích cũng như định hướng tương lai cho con em. Cùng bài viết dưới đây tìm hiểu danh sách các trường đại học khối A khu vực miền Bắc nhé. 

Đại học khối A miền Bắc

Học phí ngành kiểm soát viên không lưu