Học sinh Amsterdam chửi Bộ giáo dục

Giáo dục Việt có thể có những khiếm khuyết, nhưng không bao giờ là thối nát, ở bất cứ giai đoạn nào của lịch sử. Bằng chứng là tôi, một sản phẩm thông thường của nền giáo dục Việt, vẫn kiềm chế được mà không văng tục vào mặt những người đã xúi giục cháu bé 8 tuổi nói điều mà bản thân cháu không thể nào hiểu hết về hệ thống giáo dục Việt...

Hồng Thanh Quang

Học sinh Amsterdam chửi Bộ giáo dục

hùng nguyễn 12:43 Giáo Dục

Học sinh Amsterdam chửi Bộ giáo dục

Dư luận lại một lần nữa nóng lên vì câu nói của một em học sinh lớp 8 trường Asterdam trong buổi hội thảo ra mắt sách văn và tiếng việt lớp 6 của nhóm Cánh Buồm ngày 12/8/2015 tại Hà Nội: “…giáo dục Việt Nam bây giờ con thấy là quá “thối nát” rồi… Các vị có thể nói là mất thời gian, nhưng con thấy là thời gian các vị cải tiến, cải lùi còn mất thời gian hơn. Giáo dục Việt Nam không cần cải cách gì nữa, giáo dục Việt Nam cần được cách mạng. Đó mới là điều các vị trong Bộ Giáo dục nên làm. Còn nếu bây giờ các vị không làm thì đến khi nào con thành Bộ trưởng Bộ Giáo dục con sẽ làm”. Ngay sau khi clip về cậu học sinh lớp 8 này được tung lên mạng, dân ta lại được phen xôn xao bàn tán với những cái vỗ tay rào rào, những lời tung hô hả hê và còn có người đã gọi cậu bé là “Bộ trưởng Bộ Giáo dục tương lai”.

Học sinh Amsterdam chửi Bộ giáo dục

Em Vũ Thạch Tường Minh phát biểu trong buổi hội thảo ra mắt sách Văn và Tiếng Việt lớp 6 của nhóm Cánh Buồm tại Hà Nội hôm 12/8. (Ảnh chụp từ clip)

Khách quan nhận thấy rằng nền giáo dục của nước nhà còn nhiều hạn chế cần phải có những chính sách đổi mới phù hợp. Cánh Buồm là một nhóm bao gồm nhiều nhà văn, nhà giáo, các bạn trẻ đi tiên phong nghiên cứu về giáo dục với mong muốn mang lại những điều tốt đẹp cho nền giáo dục nước nhà. Với những gương mặt tiêu biểu như Phạm Toàn, Phan Nguyên, Phan Nhật Chiêu, Nguyễn Lân Bình, Nguyễn Đức Tùng (Canada), Trần Ngọc Cư (Hoa Kỳ), André Manras Hồ Cương Quyết (Pháp)… Đó là những điều đáng quý và đáng trân trọng nếu như những nhân vật này luôn tâm huyết với nghề, trăn trở với nền giáo dục nước nhà, có những sáng kiến cải cách mang tính vượt trội để đưa nền giáo dục nước ta có thể hội nhập sâu hơn với nền giáo dục của thế giới. Tuy nhiên, những sáng kiến của họ mới chỉ nằm trên giấy chưa áp dụng một cách phổ biến trên thực tế. Vậy thì tại sao họ có thể “nhồi sọ” một đứa trẻ con để nói rằng nền giáo dục của Việt Nam hiện nay là “thối nát, là cải tiến, cải lui mà nó không thay đổi được kết quả gì”.

Vậy những “thành công” của nhóm Cánh Buồm đã đạt được trong thời gian qua là gì?. Sản phẩm đầu tiên mà chúng ta không thể không nhắc đến là cuốn sách “Học tiếng anh lớp 1”. Chỉ cẩn xem qua cuốn sách này chúng ta có thể dễ dàng phát hiện những lỗi sai cơ bản về ngữ pháp, sự cẩu thả do lỗi đánh máy của người viết sách. Hơn nữa, nội dung của cuốn sách không phù hợp với văn phong của người nước ngoài, các nhà viết sách ở đây viết theo lối tư duy ngôn ngữ và thói quen sử dụng của ngôn ngữ tiếng Việt. Bên cạnh đó, chương trình của cuốn sách quá nặng chưa phù hợp với các em học sinh lớp 1. Các em nói tiếng Việt còn chưa “sõi” thì làm sao các em có thể nói trơn tru một ngoại ngữ khác được?. Ở độ tuổi của các em, chỉ cần các em làm quen với ngoại ngữ qua các bài hát, bài thơ hay những đồ vật xung quanh các em là được. Nhưng nhóm Cánh Buồm lại kỳ vọng nhiều hơn ở các em, hi vọng rằng với sự đổi mới táo bạo trong tư duy về giáo dục có thể giúp các em nói tiếng anh thành thạo như tiếng mẹ đẻ.

Quay trở lại buổi hội thảo ra mắt sách văn và tiếng việt lớp 6 của nhóm Cánh Buồm. Nếu như chúng ta chú ý hơn một chút thì có cảm giác đây như một buổi quảng cáo nhằm giới thiệu sản phẩm cho nhóm Cánh Buồm. Một cậu học sinh lớp 8 thì không thể có những câu nói mang “tầm” chính trị như vậy được. Cậu bé đã “khái quát” thực trạng giáo dục của nước ta trong thời gian qua cùng với những lời tuyên bố “hùng hồn” của mình. Cái nền giáo dục Việt Nam “thối nát” là cái nền giáo dục mà cha ông của em đã từng học, đã từng rèn rũa ở đấy mà ra. Ngôi trường mà em đang học cũng là “sản phẩm” của nền giáo dục Việt Nam “thối nát” xây dựng ra từ đấy?.

Tâm hồn của con trẻ nó như trang giấy trắng, tất cả những gì các em nói ra đều là sản phẩm giáo dục của người lớn. Nếu như người lớn biết dạy dỗ cho các em hiểu được điều hay lẽ phải, các em ra sức học hành để trở thành những kỹ sư, những nhà lập trình viên trong tương lai, chứ đừng nên “nhồi sọ” các em, tạo cho các em có những phát ngôn gây sốc nhằm thỏa mãn những mưu đồ chính trị của mình. Sau khi em phát ngôn những lời như vậy và nhận được những tràng vỗ tay rào rào của những người có mặt ở đó, không hiểu sao Cánh Buồm và những “tín đồ” của nhóm lại có thể sung sướng, hả hê đến như vậy? Phải chăng, họ nhân danh những người làm giáo dục, những người hết lòng vì sự đổi mới của nền giáo dục nước nhà mà làm đen úa đi tâm hồn của con trẻ. Họ đã mượn lời của đứa con nít để quảng cáo cho bản thân, nhằm đạt được mục đích là sự thoả mãn hằn học của người lớn. Họ làm như thế càng làm cho người đời thấy được sự thấp kém về nhân cách đạo đức của những kẻ lúc nào cũng vỗ ngực cho rằng mình là những người đổi mới giáo dục.

Không thể vì một số khiếm khuyết mà chúng ta có thể phủ nhận sự phát triển của nền giáo dục nước nhà. Trong những năm qua, học sinh của chúng ta tham gia vào các kỳ thi olypic quốc tế đều đạt được những thành tích cao với những tấm huy chương danh giá. Tiêu biểu như: trong kỳ thi thi olympic Toán học quốc tế đoàn Việt Nam xếp thứ 5 trong tổng số 104 đoàn tham dự; trong những kỳ thi sáng tạo về Khoa học - công nghệ đoàn Việt Nam cũng luôn khẳng định mình ở tốp đầu trên trường quốc tế. Phải chăng nên giáo dục “thối nát” có thể tạo ra những con người tài năng như vậy không?.

“Chiếc áo không làm nên thầy tu”. Nếu thực sự là những người có tâm huyết với nền giáo dục nước nhà, các vị trong nhóm Cánh Buồm không nên sử dụng lời con trẻ để đánh bóng cho tên tuổi của mình và cũng chỉ là thỏa mãn những bất mãn cá nhân ích kỷ. Hãy để cho bọn trẻ thực sự được sống và học tập trong một môi lành mạnh và hồn nhiên với đúng lứa tuổi của chúng.


JUNXIAN

Hai chữ “thối nát” bật ra từ miệng của em như nhát búa giáng vào đầu chúng tôi, những người lớn, những người được gọi là trưởng thành trong xã hội.

Học sinh Amsterdam chửi Bộ giáo dục

Trẻ em cần được giáo dục và cần được bảo vệ - Ảnh: Đào Ngọc Thạch

Văn hào Nga Dostoyevsky từng nói “con người không có kỷ niệm nào quý giá hơn kỷ niệm về thời thơ dại trong ngôi nhà của mẹ cha nếu như gia đình có chút ít tình yêu và sự gắn bó”. Ai đọc Dostoyevsky đều hiểu rằng, mọi trẻ em trên thế giới này, nên và chỉ nên được nuôi dưỡng tâm hồn bằng những thứ mát trong như sữa mẹ, như kỷ niệm về thời ấu thơ trong vòng tay yêu thương gia đình. Những dòng sữa, những kỷ niệm như thế sẽ là gốc rễ của cái thiện lương theo các em suốt cuộc đời.

Tôi đã lặng người đi khi nghe hai chữ “thối nát” bật ra từ miệng của em, một cậu bé 14 tuổi, khi em nói về nền giáo dục nước nhà trong một clip đang được lan truyền trên mạng. Đó đáng ra không phải là mối bận tâm của em. Những sự thật to tát và cay đắng như thế đáng ra không phải được nói lên từ miệng của em, một cậu bé 14 tuổi. Tại sao cái tâm hồn non nớt của em lại phải tiêu hóa những thứ xương xẩu và cay đắng như thế?

Trong một môi trường lành mạnh, em và những đứa trẻ tuổi em sẽ phải có những mối bận tâm khác, những niềm vui và cả những nỗi buồn khác. Nỗi buồn vì cô bạn gái cùng lớp nghỉ chơi. Niềm vui của một ngày chủ nhật cùng chúng bạn nhặt rác bên bờ hồ. Nỗi buồn vì đội nhà thua một trận banh chung kết… Những niềm vui và nỗi buồn như thế, dù lớn lao hay bé nhỏ, cũng không bao giờ là một vết cứa trong tâm hồn trẻ thơ của các em, chúng sẽ là những kỷ niệm, đẹp đẽ, êm đềm như tuổi ấu thơ trong ngôi nhà của cha mẹ.

Tôi đã lặng người đi khi nghe hai chữ “thối nát” bật ra từ miệng của em, một cậu bé 14 tuổi, khi em nói về nền giáo dục nước nhà trong một clip đang được lan truyền trên mạng. Đó đáng ra không phải là mối bận tâm của em. Những sự thật to tát và cay đắng như thế đáng ra không phải được nói lên từ miệng của em, một cậu bé 14 tuổi. 

Đó mới là những thứ đáng ra các em được nhận. Đó mới là những mối bận tâm đáng ra các em phải có. Vậy mà em, một cậu bé 14 tuổi, trong một diễn đàn về giáo dục, lại phải nói lên hai chữ “thối nát”. Hai chữ “thối nát” bật ra từ miệng của em như vết sẹo trên gương mặt xinh đẹp của một thiếu nữ, như nhát búa giáng vào đầu chúng tôi, những người lớn, những người được gọi là trưởng thành trong xã hội. Nó đã tố cáo rằng, chúng tôi, những người được gọi là người lớn trong xã hội đang không làm tròn bổn phận của mình.

\n

Khi những người lớn chúng tôi để em phải bận tâm đến những việc lớn lao như sự thối nát của một hệ thống giáo dục thì đó là chúng tôi mang tội. Chúng tôi đã không làm tròn trách nhiệm của mình, đã để các em phải lớn lên trong một môi trường tệ hại, đã để cho em phải bận tâm đến những công việc đáng ra phải là của chúng tôi, vì thế, cho tôi cúi đầu xin lỗi em.

Trẻ em cần được giáo dục, và chúng cũng cần được bảo vệ. Bảo vệ không phải là bảo bọc để chúng thành những con người mãi mãi yếu đuối và lệ thuộc. Bảo vệ là để tránh cho chúng những mối hiểm nguy, những thứ tệ hại mà bọn trẻ chưa đủ khả năng để tự chống đỡ, chưa đủ vững vàng để tự đón  nhận. Bảo vệ là để bọn trẻ được lớn lên trong một môi trường lành mạnh, để mai này chúng có đủ sức vóc và sự thiện lương đối mặt với mọi khó khăn, bão tố trong cuộc đời. 

Nhưng bảo vệ đôi khi chỉ đơn giản là đừng để bọn trẻ phải bận tâm đến công việc đáng ra của cha mẹ chúng, đến những bổn phận thuộc về cha mẹ chúng. Có lẽ chúng ta phải tự hỏi, chúng ta đã làm gì? Chúng ta đang kiến tạo nên một môi trường xã hội ra sao để bây giờ một cậu bé 14 tuổi đứng lên nói rằng hệ thống giáo dục chúng ta “thối nát”? Đó là trách nhiệm của chúng ta. Chúng ta đang có lỗi, đang mang tội với bọn trẻ.

Người trồng cây tốt phải biết vun xới, chăm bẵm, bảo vệ cho mảnh đất của mình. Môi trường xã hội chính là mảnh đất của bọn trẻ. Đó là ngôi trường với thầy cô, bè bạn. Là mái nhà với ông bà, cha mẹ, anh chị em. Là làng xóm, là phố phường, là đất nước nơi bọn trẻ sinh ra và lớn lên. Những người trưởng thành trong xã hội đều phải có trách nhiệm vun xới, chăm bẵm cho mảnh đất này. Khi mảnh đất bị xấu cằn, bị chuột bọ phá phách, tấn công thì đó là lỗi của những người trưởng thành, những người chịu trách nhiệm trồng cây trong xã hội. Khi không thể mang đến cho bọn trẻ một mảnh đất tốt lành thì đó là tội của người lớn chúng ta.

Có bao giờ mỗi chúng ta tự đặt tay lên ngực mình và hỏi, ta đang làm gì để vun xới, chăm bẵm cho mảnh đất xã hội, cho bầu không khí mà con cái chúng ta đang hít thở và lớn lên hay chưa?

* Bài viết thể hiện văn phong và góc nhìn của tác giả, một nhà thơ, nhà báo, dịch giả sống tại TP.HCM

Tin liên quan