Hợp đồng giảng dạy bằng tiếng trung

Công ty luật Minh Khuê cung cấp dịch vụ luật sư tư vấn pháp luật qua điện thoại để giải đáp các vấn đề pháp lý trong lĩnh vực: Tư vấn pháp luật doanh nghiệp, sở hữu trí tuệ, đầu tư nước ngoài, thuế, đất đaitranh tụng tại tòa án. Thông tin pháp luật liên quan vui lòng liên hệ trực tiếp:

Hợp đồng giảng dạy bằng tiếng trung

.

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại gọi: 1900.6162

1.Mẫu hợp đồng giảng dạy

-------------------------------------------------------------------------------

BỘ ...

TRƯỜNG…..

----------------------

Số : / HĐ- ĐHGĐ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHŨ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

..., ngày tháng năm

HỢP ĐỒNG GIẢNG DẠY

(Cơ hữu)

BÊN A : TRƯỜNG ĐẠI HỌC ……………………………………

Địa chỉ : ………………………………………………………

Điện thoại: ………………….. - Fax : ………………………

Người đại diện :………………………………………………

Chức vụ : (Trưởng Khoa hoặc Trưởng cơ sở hợp tác đào tạo)

Theo uỷ quyền: ... của TS.LS …………, Hiệu trưởng trường đại học CNTT ……

BÊN B: Giảng viên:...

Chuyên ngành đào tạo:...

Học hàm, học vị:...

Địa chỉ...

Điện thoại... Email: ...

CMND : ... ,ngày cấp. , nơi cấp...

Mã số thuế...

Số tài khoản : ... , Tại ngân hàng :...

Hai bên thỏa thuận ký kết hợp đồng giảng dạy bao gồm các điều khoản sau đây:

Điều 1: THỎA THUẬN CHUNG

1.1 Hai bên thỏa thuận hợp tác đào tạo theo học chế tín chỉ đã được Hiệu trưởng bên A ban hành và áp dụng.

1.2 Bên A quản lý quá trình giảng dạy bên B theo chế độ giảng viên cơ hữu.

Điều 2: CÔNG VIỆC CỤ THỂ CỦA BÊN B

2.1. Bên B nhận giảng dạy cho bên A cụ thể như sau: (Lịch giảng chi tiết trên thư mời giảng)

Môn giảng dạy: ...

- Mã môn học:... Mã lớp:...

- Tổng số tiết:... (lý thuyết:... , thực hành:... , cố vấn sv tự học:... )

- Thời gian giảng dạy từ : ... đến:...

2.2. Bên B được nhận thù lao giảng dạy như sau:

(Môn giảng dạy hoặc mã môn học)

Sĩ số SV

Số tiết

Đơn giá/ tiết

Hệ số

Thành tiền

Sĩ số

Lớp đêm

- Lý thuyết

- Hướng dẫn học tập hoặc thực hành cho sv

- Cố vấn cho sinh viên tự học

Tổng cộng:

Bằng chữ:

Điều 3: TRÁCH NHIỆM CỦA BÊN B

3.1 Gởi cho bên A đề cương chi tiết môn học theo mẫu tại website, bản sao có công chứng văn bằng cao nhất, trong thời hạn 1 tuần tính từ buổi lên lớp đầu tiên.

3.2 Chịu trách nhiệm về nội dung giảng dạy môn học mình phụ trách trước nhà trường và pháp luật.

3.3 Thực hiện đầy đủ nội dung giảng dạy theo đề cương môn học và lịch trình giảng dạy, đúng theo thời khóa biểu, qui định của Khoa và nội qui về giờ giấc lên lớp, xuống lớp. Việc bố trí lịch giảng do Trưởng Khoa quyết định theo yêu cầu của Khoa.

3.4 Cùng với nhà trường theo dõi tình hình học tập và giáo dục đạo đức, tác phong của sinh viên, đánh giá điểm quá trình học tập của sinh viên (10% chuyên cần và 20% kiểm tra giữa kỳ hoặc tự học). Phải tham gia sinh hoạt Khoa, sinh hoạt bộ môn theo yêu cầu của Khoa.

3.5 Trước khi kết thúc môn học, bên B phải công bố bảng điểm thành phần trước lớp (gởi cho ban cán sự lớp 1 bảng photo để tạo cơ sở phúc khảo) và gởi về Khoa bảng chính.

3.6 Nộp hai bộ đề thi có đáp án kèm theo (theo mẫu qui định)về cho Khoa trước khi kết thúc môn học 02 tuần để Khoa duyệt và đưa ra Hội đồng thi bốc thăm tổ chức thi kết thúc môn học cho sinh viên.

3.7 Chủ yếu giảng viên chấm thi tại trường (nếu vì lý do bất khả kháng phải mang bài thi về nhà, phải có cam kết bằng văn bản gởi cho Trưởng Khoa và đảm bảo tối đa 1 tuần phải hoàn trả bài thi, bảng điểm về Khoa).

3.8 Nếu vì lý do đặc biệt không lên lớp được, phải báo cho khoa bằng văn bản trước ít nhất hai ngày.

3.9 Đảm bảo nghĩa vụ thuế thu nhập cá nhân theo qui định hiện hành của nhà nước.

Điều 4: TRÁCH NHIỆM CỦA BÊN A

4.1. Cung cấp cho giảng viên thời khóa biểu, danh sách lớp, bảng điểm thành phần.

4.2. Thanh toán thù lao giảng dạy sau khi trừ số tiết giảng nghĩa vụ theo qui định.

4.3. Đảm bảo các phương tiện, thiết bị phù hợp phục vụ giảng dạy cho bên B khi lên lớp, cũng như khi hướng dẫn thực sinh viên thực hành.

4.4. Ưu tiên bố trí cho bên B giảng dạy chủ động số tiết nghĩa vụ theo qui định.

4.5. Trả thù lao ra đề thi : 200.000 đ / 01 bộ đề thi .

4.6. Trả thù lao chấm bài kiểm tra giữa kỳ : 1.000 đ / 01 bài

4.7. Trả thù lao chấm bài thi : 4.000 đ / 01 bài cho một người chấm.

Điều 5: THANH TOÁN HỢP ĐỒNG (thanh toán thù lao giảng dạy)

5.1 Khi năm học kết thúc hoặc sau mỗi học kỳ (nếu đã hoàn thành đủ số tiết nghĩa vụ), căn cứ vào bảng tổng hợp số tiết thực dạy từ Khoa chuyển sang Phòng Đào tạo phối hợp với Phòng Tài vụ - kế toán sẽ tính toán số tiết chênh lệch. Nếu số tiết thực dạy vượt quá số tiết theo nghĩa vụ –có trừ phần số tiết miễn trừ theo qui định – thì được tính thù lao như giảng viên thỉnh giảng sau khi đã hoàn thành một số trách nhiệm đã qui định như: Ra đề thi, chấm thi, nộp đầy đủ bảng điểm thi của sinh viên ,nghĩa vụ sinh hoạt bộ môn mà mình được phân công về Khoa và được Trưởng khoa xác nhận đầy đủ.

5.2 Trường hợp không thực hiện đủ số giờ chuẩn trong năm, giáo viên phải thực hiện dạy bù khối lượng chênh lệch trên tại các Khoa khác hoặc tại các cơ sở hợp tác đào tạo do Khoa hoặc Phòng Đào tạo giới thiệu hoặc dạy bù theo phân công cho năm học tiếp theo. Phần thù lao dạy bổ sung theo nghĩa vụ, phòng Đào tạo phối hợp với phòng Kế toán thu hồi về cho ngân sách nhà trường.

Điều 6: Hợp đồng được lập thành 05 bản, bên A giữ 04 bản ( 01 cho phòng ĐT, 01 cho phòng Tổ chức hành chính, 01 cho Khoa, 01 cho phòng Kế toán), bên B giữ 01 bản. Hợp đồng có hiệu lực trong thời gian giảng dạy và hoàn tất chấm thi, kết thúc môn học, giao bảng điểm.

(Các đơn vị gởi đính kèm các mẫu đề cương chi tiết học phần, mẫu đề thi kết thúc học phần…)

BÊN B

GIẢNG VIÊN

BÊN A

TUQ. HIỆU TRƯỞNG

(Trưởng khoa hoặc trưởng cơ sở hợp tác đào tạo)

2.Căn cứ để ký hợp đồng lao động với giáo viên

Ngày 26/9/2020, Bộ Nội vụ ban hành Công văn 5075/BNV-TCBC năm 2020 về thực hiện Nghị quyết 102/NQ-CP về giải pháp đối với biên chế giáo dục và y tế.

Tại Nghị quyết 102, Chính phủ cho phép các trường công lập được ký hợp đồng lao động (dưới 12 tháng) đối với các vị trí việc làm là giáo viên trong phạm vi số lượng biên chế viên chức được cấp có thẩm quyền giao và theo định mức quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo để kịp thời thay cho số giáo viên nghỉ thai sản và nghỉ hưu theo chế độ (chưa kịp tuyển dụng thay thế) và để bố trí giáo viên dạy buổi thứ 02 trong ngày (đối với những cơ sở giáo dục dạy 02 buổi/ngày).

- Căn cứ để ký hợp đồng lao động:

+ Còn số lượng người làm việc chưa sử dụng so với số được cơ quan có thẩm quyền giao và không vượt định mức quy định hiện hành.

+ Kế hoạch tuyển dụng viên chức hằng năm đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

3.Thực hiện ký hợp đồng lao động

+ Các trường dựa vào các căn cứ nêu trên và xác định rõ thời điểm của số giáo viên sẽ nghỉ thai sản, nghỉ thôi việc (nếu có), nghỉ hưu theo chế độ trong năm mà chưa kịp tuyển dụng theo kế hoạch tuyển dụng đã được phê duyệt để thực hiện ký hợp đồng lao động (dưới 12 tháng) theo đúng phân cấp quản lý của Bộ, ngành, địa phương và quy định của pháp luật về hợp đồng lao động đối với các vị trí việc làm là giáo viên để kịp thời thay thế cho số giáo viên, viên chức y tế nghỉ thai sản, nghỉ thôi việc (nếu có), nghỉ hưu và giáo viên dạy buổi thứ 02 trong ngày (đối với cơ sở giáo dục dạy 02 buổi trong ngày).

+Cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng viên chức của Bộ, ngành, địa phương căn cứ kế hoạch tuyển dụng của các trường đã được cấp có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tuyển dụng viên chức phê duyệt, thực hiện tuyển dụng viên chức để bổ sung cho số giáo viên còn thiếu so với số lượng người làm việc được giao và để thay thế cho số giáo viên nghỉ thôi việc, nghỉ hưu theo chế độ, bảo đảm đúng quy định của pháp luật về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức.

4. Chế độ tiền lương

Việc xác định tiền lương làm căn cứ ký hợp đồng lao động và giải quyết chế độ, chính sách khi chấm dứt hợp đồng lao động do đơn vị sự nghiệp công lập xác định theo quy định của pháp luật về hợp đồng lao động trên cơ sở mức lương tối thiểu vùng và cần phải đảm bảo tương quan hợp lý giữa các vị trí việc làm trong đơn vị.

5. Được tuyển dụng vào viên chức, giáo viên ký hợp đồng thế nào?

Khoản 2 Điều 2 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019 quy định về loại hợp đồng làm việc áp dụng đối với người được tuyển dụng làm viên chức như sau:

- Hợp đồng làm việc xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong khoảng thời gian từ đủ 12 tháng đến 60 tháng. Do đó, hợp đồng làm việc xác định thời hạn áp dụng đối với người được tuyển dụng làm viên chức kể từ ngày 01/7/2020, trừ trường hợp:

+ Cán bộ, công chức được chuyển sang làm viên chức tại đơn vị sự nghiệp công lập khi đáp ứng các điều kiện theo quy định;

+ Người được tuyển dụng làm viên chức làm việc tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

- Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng. Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn áp dụng đối với các trường hợp sau đây:

+ Viên chức được tuyển dụng trước ngày 01/7/2020;

+ Cán bộ, công chức được chuyển sang làm viên chức tại đơn vị sự nghiệp công lập khi đáp ứng các điều kiện theo quy định;

+ Người được tuyển dụng làm viên chức làm việc tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

Bên cạnh đó, tại Điều 20 Nghị định 115/2020/NĐ-CP quy định viên chức được tuyển dụng trước ngày 01/7/2020 nhưng đang thực hiện hợp đồng làm việc xác định thời hạn thì tiếp tục thực hiện hợp đồng làm việc đã ký kết (kể cả trường hợp viên chức chuyển đến đơn vị sự nghiệp công lập khác), sau khi kết thúc thời hạn của hợp đồng làm việc đã ký kết thì được ký kết hợp đồng làm việc không xác định thời hạn nếu đáp ứng đầy đủ các yêu cầu theo quy định của pháp luật.

Như vậy, căn cứ theo quy định trên, giáo viên được tuyển dụng vào viên chức sau ngày 01/7/2020 nếu không làm việc tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thì sẽ ký kết hợp đồng làm việc xác định thời hạn (Lưu ý: thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong khoảng thời gian từ đủ 12 tháng đến 60 tháng). Ngược lại, giáo viên được tuyển dụng vào viên chức sau ngày 01/7/2020 làm việc tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thì sẽ ký kết hợp đồng làm việc không xác định thời hạn.

Mặt khác, trong trường hợp giáo viên được tuyển dụng vào viên chức trước ngày 01/7/2020 nhưng đang thực hiện hợp đồng làm việc xác định thời hạn thì tiếp tục thực hiện hợp đồng làm việc đã ký kết. Đồng thời, sau khi kết thúc thời hạn của hợp đồng làm việc đã ký kết thì giáo viên sẽ được ký kết hợp đồng làm việc không xác định thời hạn nếu đáp ứng đầy đủ các yêu cầu theo quy định của pháp luật.

----------------------------------------------------------------

THAM KHẢO DỊCH VỤ TƯ VẤN LIÊN QUAN:

1. Tư vấn pháp luật lao động;

2. Luật sư riêng cho doanh nghiệp;

3.Tư vấn pháp luật lĩnh vực dân sự;

4. Tư vấn luật hành chính Việt Nam;

5. Dịch vụ luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp tại tòa án.

6. Luật sư tranh tụng tại tòa án và đại diện ngoài tố tụng;