Hướng dẫn đặt vòng tránh thai

Ở Mỹ, hiện chỉ có một loại vòng âm đạo duy nhất. Vòng âm đạo này dẻo, mềm, và trong suốt; nó chỉ có một kích thước với đường kính 58 mm và độ dày 4 mm. Mỗi vòng giải phóng 15 mcg ethinyl estradiol (estrogen) và 120 mcg etonogestrel (progestin) hàng ngày. Những hormone này được hấp thu qua biểu mô âm đạo. Khi vòng âm đạo được sử dụng, lượng hormone trong máu tương đối ổn định.

Phụ nữ tự đặt và tháo vòng; không cần thiết đến bác sĩ. Vòng thường được để ở đúng vị trí trong 3 tuần, sau đó lấy ra trong 1 tuần để ra máu . Tuy nhiên, mỗi vòng chứa đủ hormone để ức chế hiệu quả sự rụng trứng trong 5 tuần. Vì vậy, vòng có thể được sử dụng liên tục và thay thế bằng một vòng mới mỗi 5 tuần. Với việc sử dụng liên tục, chảy máu đột ngột phổ biến hơn và khả năng có những tác dụng ngoại ý muốn này cần được giải thích đối với phụ nữ nếu họ muốn sử dụng liên tục.

Hiệu quả tránh thai và các tác dụng ngoại ý với các vòng âm đạo tương tự như của OCs, nhưng sự tuân thủ có thể tốt hơn với các vòng vì chúng được đặt vào hàng tháng thay vì uống hàng ngày.

Phụ nữ có thể muốn tháo vòng âm đạo vào những thời điểm khác nhau trong tuần để ra máu kinh Tuy nhiên, nếu vòng được lấy ra trong > 3 giờ, phụ nữ nên được khuyên sử dụng phương pháp ngừa thai dự phòng đồng thời trong 7 ngày.

Vòng tránh thai là dụng cụ được đặt vào lòng tử cung để tránh mang thai ngoài ý muốn. Đây là phương pháp dễ sử dụng, có chi phí thấp và đạt hiệu quả cao được nhiều phụ nữ lựa chọn.

Hướng dẫn đặt vòng tránh thai

Cơ chế hoạt động của vòng tránh thai:
Hiện nay có hai loại vòng tránh thai: Vòng tránh thai chứa đồng và vòng tránh thai nội tiết

  • Vòng tránh thai chứa đồng: Chất đồng được gắn lên vòng tránh thai sẽ tác động lên các enzym tham gia vào quá trình xâm nhập của tinh trùng vào lớp niêm mạc tử cung, ngăn cản quá trình thụ thai. Đồng thời, các ion đồng được giải phóng ra hàng ngày sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình di chuyển của tinh trùng và thay đổi môi trường tử cung, khiến tinh trùng không thể gặp trứng để làm tổ.
  • Vòng tránh thai chứa nội tiết: Lượng hormone nội tiết sẽ được giải phòng từ từ trong tử cung nhằm ngăn cản sự rụng trứng, đồng thời làm chất nhầy ở tử cung dày, đặc quánh tạo nên rào cản ngăn sự xâm nhập của tinh trùng; đồng thời làm lớp niêm mạc tử cung mỏng đi ngăn cản quá trình thụ thai.

Hướng dẫn đặt vòng tránh thai

Khi nào có thể đặt thực hiện đặt vòng tránh thai:

  • Thời điểm đặt vòng tránh thai thích hợp là ngày sau khi sạch kinh và chưa quan hệ tình dục.
  • Đối với những phụ nữ sau sinh thường: Đặt vòng sau 6 tuần trở lên
  • Đối với những phụ nữ sau sinh mổ:  Đặt vòng sau 3 tháng trở lên
  • Đối với những phụ nữ sau hút thai, sảy thai: Sau khi kinh nguyệt đều trở lại mới đặt vòng tránh thai

Ưu điểm của phương pháp đặt vòng tránh thai:

  • Đây là phương pháp ngừa thai có hiệu cao lên đến 97%, và có hiệu quả trong thời gian dài từ 5 – 10 năm.
  • Có thể tháo vòng ra nếu như có nhu cầu sinh con.
  • Giảm đau bụng kinh và điều hòa kinh nguyệt
  • Phụ nữ cho con bú vẫn có thể đặt vòng mà không ảnh hướng đến việc điều tiết lượng sữa

Nhược điểm của phương pháp đặt vòng tránh thai

  • Tăng nguy cơ viêm phụ khoa
  • Không có tác dụng ngăn ngừa các bệnh lây nhiễm thông qua đường tình dục.
  • Vẫn có nguy cơ mang thai ngoài tử cung.
  • Tăng tiết dịch âm đạo, cổ tử cung gây khó chịu vùng kín không được khô thoáng.

Trường hợp chống chỉ định đặt vòng tránh thai:

  • Chưa từng mang thai lần nào
  • Có thai hoặc nghi ngờ có thai
  • Mặc các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, các bệnh lý ác tính đường sinh dục, bị viêm vùng chậu, …
  • Tiền sử bị dị tật bẩm sinh tại tử cung hoặc u xơ tử cung
  • Xuất huyết đường sinh dục chưa được chẩn đoán và điều trị
  • Phụ nữ sau nạo hút, phá thai.

Quy trình đặt vòng tránh thai

  • Trước khi đặt vòng tránh thai: Bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng sức khỏe sinh sản, đảm bảo bạn đủ điều kiện thực hiện đặt vòng tránh thai và thảo luận với bạn về các ưu nhược điểm của phương pháp đặt vòng tránh thai.
  • Thực hiện thủ thuật: Bác sĩ sẽ thực hiện thủ thuật như sau: 

       - Bước 1: Đầu tiên, bác sĩ sẽ sát khuẩn sạch vùng âm đạo cổ tử cung.

       - Bước 2: Sau đó, bác sĩ sẽ tiến hành một thủ thuật nhỏ để đưa vòng tránh thai vào trong buồng tử cung của bạn. Lúc này bạn sẽ thấy tức nhẹ bụng dưới, sẽ hết sau khoảng 15 - 30 phút.

       - Bước 3: Bác sĩ sẽ sát khuẩn lại vùng âm đạo, cổ tử cung một lần nữa và bạn sẽ được hướng dẫn nằm nghỉ ngơi một lúc cho hết cảm giác tức nhẹ bụng dưới.

  • Sau khi đặt vòng: Bạn sẽ được tư vấn về các biểu hiện bất thường sau khi đặt vòng và các trường hợp phải gặp bác sĩ.

    Hướng dẫn đặt vòng tránh thai

Những lưu ý sau khi đặt vòng tránh thai:

  • Hạn chế thực hiện các vận động mạnh như bê, vác, không thụt rửa âm đạo nhiều lần, không quan hệ tình dục ít nhất từ 7 – 10 ngày sau khi đặt vòng.
  • Nên kiểm tra vòng tránh thai hàng tháng để đảm bảo vòng được đặt đúng chỗ. Đồng thời, mọi người có thể tự kiểm tra bằng cách rửa tay sạch, đặt ngón tay vào trong âm đạo đến khi cảm thấy cổ tử cung của mình. Nếu cảm thấy sợ dây cổ tử cung đó là vòng tránh thai đang được đặt ở vị trí thích hợp. 
  • Không phải ai cũng thực hiện được vòng tránh thai. Nếu không hợp, có thể khiến chị em đau bụng, đau lưng, dịch âm đạo có màu bất thường, mùi hôi hoặc ra máu kinh nhiều, thậm chí gây thiếu máu … cần tới cơ sở y tế có chuyên khoa để thăm khám và điều trị kịp thời.

Đặt vòng tránh thai là một biện pháp kế hoạch hóa gia đình được nhiều chị em tin tưởng và lựa chọn. Tuy nhiên để thưc hiện phương pháp này một cách an toàn và hiệu quả, chị em cần lựa chọn Bệnh viện có chuyên khoa với các Bác sĩ chuyên môn cao để được thăm khám và tư vấn, giảm thiểu được các rủi ro có thể xảy ra.
Để được tư vấn thêm thông tin, xin vui lòng tham gia Group Khoa Sản – Bệnh viện Quốc tế Vinh để được trực tiếp Bác sĩ chuyên khoa giải đáp mọi băn khoăn, thắc mắc.

Theo các bác sĩ, đây là phương pháp an toàn, có thể ngừa thai lên đến 98%, nhưng quy trình làm như thế nào thì vẫn là "ẩn số" với đa số mọi người.

  • Uống thuốc tránh thai khẩn cấp, mẹ Hải Phòng sững sờ khi thử que lên 2 vạch, càng sốc hơn khi nhận kết quả siêu âm
  • Góc vỡ kế hoạch: Yên tâm đã tránh thai, mẹ trẻ "rơi tim" khi biết mình mang thai đôi, hai bé ra đời kháu khỉnh ai nhìn cũng thích

Tránh thai an toàn là một trong những vấn đề được các chị em phụ nữ quan tâm nhiều nhất, đặc biệt là trong thời kỳ cần phải kế hoạch hóa gia đình. Trên thực tế có rất nhiều phương pháp tránh thai như bao cao su, thuốc tránh thai, miếng dán, tiêm thuốc tránh thai… Nhưng có lẽ việc đặt vòng tránh thai được nhiều chị em lựa chọn hơn cả.

Vòng tránh thai là gì?

Tiến sĩ Anita Sadaty, bác sĩ sản phụ khoa tại Bệnh viện Đại học North Shore, phó giáo sư lâm sàng tại Trường Y khoa Hofstra Northwell (Mỹ) cho biết vòng tránh thai là một dụng cụ hình chữ T được đặt vào tử cung nhằm ngăn cản trở quá trình thụ tinh. Biện pháp này mang lại hiệu quả tránh thai có thể đạt tới 98%.

Hướng dẫn đặt vòng tránh thai

Sử dụng vòng tránh thai mang lại hiệu quả tránh thai lên đến 98% (Ảnh minh họa).

Thông thường, trước khi tiến hành đặt vòng, các bác sĩ phân tích những ưu nhược điểm của phương pháp này và giải thích những thắc mắc của bạn để bạn có thể hiểu rõ hơn và suy nghĩ kỹ xem có nên thực hiện việc đặt vòng hay không.

Sau đó, bác sĩ sẽ tiến hành thực hiện việc đặt vòng bằng các bước sau:

Hướng dẫn đặt vòng tránh thai

Quy trình đặt vòng tránh thai.

Bước 1: Bác sĩ sẽ chèn 2 ngón tay vào âm đạo, còn tay kia sẽ đặt ở trên bụng bệnh nhân để cảm nhận các cơ quan vùng chậu, từ đó xác định được vị trí chính xác và kích thước của tử cung để đặt vòng tránh thai.

Bước 2: Bác sĩ sẽ mở âm đạo bằng một dụng cụ y tế gọi là mỏ vịt. Sau đó khử trùng và làm sạch cổ tử cung nhằm giảm nguy cơ bị nhiễm trùng. Lúc này, nếu bạn bị đau, bác sĩ sẽ tiến hành gây tê cục bộ giúp bạn giảm đau.

Hướng dẫn đặt vòng tránh thai

Bác sĩ tiến hành mở âm đạo bằng mỏ vịt và làm sạch cổ tử cung.

Bước 3: Bác sĩ sẽ sử dụng một cái kẹp thon dài kẹp vào cổ tử cung để giữ cho nó được ổn định. Tiếp theo, bác sĩ sẽ đưa một dụng cụ vô trùng vào âm đạo để đo chiều dài và hướng của ống cổ tử cung và tử cung.

Hướng dẫn đặt vòng tránh thai

Dùng kẹp giữ cho tử cung được ổn định.

Thủ thuật này làm giảm nguy cơ bị thủng tử cung do vòng tránh thai được đưa vào quá sâu hoặc sai góc. Bên cạnh đó, việc này còn giúp bác sĩ xác định được độ sâu của tử cung. Thông thường độ sâu của tử cung sẽ là từ 6 – 9cm. Nếu tử cung của bạn sâu dưới 6cm thì không nên đặt vòng tránh thai.

Hướng dẫn đặt vòng tránh thai

Một dụng cụ y tế được đưa vào để đo chiều dài của tử cung.

Bước 4: Bây giờ bác sĩ tiến hành đưa vòng tránh thai vào tử cung bằng một pít-tông. Khi ở đúng vị trí và độ sâu, bác sĩ sẽ đẩy vòng tránh thai ra khỏi pít-tông. Khi đó, hai cánh của vòng sẽ mở ra và tạo ra hình chữ T. Vậy là quá trình đặt vòng tránh thai đã hoàn thành.

Hướng dẫn đặt vòng tránh thai

Vòng tránh hai được đưa vào tử cung bằng một pít-tông.

Hướng dẫn đặt vòng tránh thai

Sau đó, nó được đưa vào đúng vị trí.

Hướng dẫn đặt vòng tránh thai

Cuối cùng, pít-tông được kéo ra ngoài. Quá trình đặt vòng kết thúc.

Mặc dù việc đặt vòng tránh thai chỉ diễn ra trong vòng vài phút nhưng nó có thể khiến một số chị em phụ nữ cảm thấy khó chịu. Có người bị chuột rút, có người sẽ bị đổ mồ hôi, nôn mửa, ngất xỉu. Nếu rơi vào trường hợp này, bạn cần phải lấy vòng tránh thai ra ngay lập tức.

Ngoài ra, vòng tránh thai sẽ có một sợi dây thò ra ngoài cổ tử cung. Đây là sợi dây giúp bác sĩ lấy vòng tránh thai ra dễ dàng khi bạn có nhu cầu có thai trở lại.

Những lưu ý sau khi đặt vòng tránh thai

Sau khi đặt vòng tránh thai, bạn có thể bị chảy máu một chút hoặc trong vài ngày sau khi thực hiện thủ thuật. Điều này là bình thường, bạn không cần phải lo lắng. Tuy nhiên, nếu máu chảy liên tục và nhiều thì bạn nên đến gặp bác sĩ để kiểm tra lại nhằm tránh nguy cơ bị nhiễm trùng.

  • Uống thuốc tránh thai khẩn cấp, mẹ Hải Phòng sững sờ khi thử que lên 2 vạch, càng sốc hơn khi nhận kết quả siêu âmĐọc ngay

Ngoài ra, kỳ kinh đầu tiên sẽ khi đặt vòng có thể sẽ ra nhiều máu hơn bình thường. Nó cũng có thể đến sớm hơn vài ngày. Tốt nhất, sau kỳ kinh đầu tiên này, bạn nên đặt lịch hẹn đi tái khám để đảm bảo vòng tránh thai vẫn ở nguyên vị trí cũ.

Tuy rằng việc đặt vòng tránh thai rất đơn giản lại mang đến hiệu quả ngừa thai cao nhưng không phải ai cũng có thể thực hiện được thủ thuật này. Có một số chị em sẽ không hợp với vòng tránh thai, nghĩa là khi đặt vòng xong, nó sẽ khiến bạn bị đau bụng, đau lưng dữ dội hoặc bị rong kinh khiến cơ thể mệt mỏi vì thiếu máu. Do đó, nếu sau khi đặt vòng, bạn cảm thấy cơ thể có những biểu hiện bất thường thì nên đi khám và tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ.