Hướng dẫn đi xe đạp địa hình

Trong một vài năm trở lại đây , việc sử dụng xe đạp thể thao đang là một trào lưu mới không chỉ là ở một bộ phận giới trẻ mà còn là xu hướng chung .Rất nhiều người sử dụng xe đạp thể thao để có thể rèn luyện sức khỏe và đi lại và phục vụ cho những nhu cầu hàng ngày . Việc đi xe đạp thể thao rất tốt cho sức khỏe nhất là việc cải thiện cơ xương và tim mạch . Nhưng trong rất nhiều trường hợp do người dùng không đi xe đạp thể thao đúng cách dẫn tới phản lại tác dụng khiến cho sức khỏe suy yếu hơn .

Với những hướng dẫn đi xe đạp thể thao đúng cách dưới đây, chúng tôi sẽ giúp bạn có thể có những chuyến đi tuyệt vời nhất với chiếc xe của mình nhé!

1.Xem xét tư thế ngồi trên xe đạp thể thao của bạn đã đúng chưa?

Tư thế ngồi có ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình lái xe , trong suốt quá trình ngồi cơ lưng và mông chịu ảnh hưởng trực tiếp do tác động với yên . Có rất nhiều trường hợp người lái ngồi sai cách đa phần do vị trí yên khiến cho lưng bị cong gù không được thoải mái trong một thời gian dài khiến cho những người này có nguy cơ bị đau cơ chằng ở lưng dần dần gây thoái hóa đốt sống . Hoặc nhẹ hơn thì bị ê mông do trường hợp ngồi lệch mông trên yên .

Hướng dẫn đi xe đạp địa hình
Các vị trí dễ bị trấn thương do tác động của xung chấn khi đi xe đạp

Đi xe đạp thể thao để thư giãn và để cải thiện được sức khỏe , chính vì thế mà bạn cần phải quan sát và điều chỉnh thích hợp để mang lại những gì tốt nhất ,tránh trường hợp làm tổn hại sức khỏe .

Điều chỉnh chiều cao yên cần thiết bằng cách ngồi thử sau đó xem xét sự phù hợp của vị trí ngồi với khoảng cách tay lái ghi đông có phù hợp hay không .

Một điều cần lưu ý nữa là để có thể có tư thế ngồi thoải mái thì việc lựa chọn quần áo phù hợp rất cần thiết . Nên lựa chọn loại quần áo có độ thoải mái cao , không bó sát , không gây kích do quá chật hẹp khiến các bộ phận trên cơ thể bị ép bức . Nên chọn những chất liệu vải co dãn , có độ thấm hút và đàn hồi cao để có thể cảm giác thoải mái nhất .

2.Xem xét về cách cầm ghi đông đã đúng hay chưa?

Rõ ràng một tay nắm thoải mái sẽ đem lại cho bạn những cảm giác tốt hơn cho tay lái giúp điều khiển tốt hơn, cảm thấy luôn thoải mái khi đi với chặng đường dài tránh gây tê mỏi .

Hướng dẫn đi xe đạp địa hình
Tay cầm có ảnh hưởng lớn đến tay , nó không chỉ là nơi truyền xung chấn mạnh mẽ nhất

Có rất nhiều trường hợp gặp phải do sử dụng ghi đông không có chống xốc khiến cho những xung chấn có cơ hội tác động lên bàn tay cổ tay gây mỏi . Lại có trường hợp cầm tay lái không đúng cách khiến cho tay không tận dụng được lợi thế mà nhanh chóng bị tê mỏi hoàn toàn dẫn tới uể oải trong quá trình đi .

Hướng dẫn đi xe đạp địa hình
Vị trí tay trên xe đạp Touring được bổ sung tay lái nghỉ

Hiện nay trên thị trường các nhà cung cấp phụ kiện đã sản xuất rất nhiều những loại tay nắm , trong đó có rất nhiều loại được cung cấp chức năng nghỉ cho tay . Nhờ có thế mà bàn tay của bạn trở nên thoải mái hơn và được nghỉ ngơi trong một khoảng thời gian nhất định để phục hồi. Việc sử dụng tay lái hợp lý giúp cho sự kết hợp với cơ vai và lưng đem lại hiệu quả tốt cho vận động cơ thể thêm nhịp nhàng hơn khi đi xe và làm giảm được lực đè vào phần cổ tay cũng như giảm xóc của xe khi gặp đường xấu  .

3.Xem xét sự phù hợp của tư thế chân khi ngồi trên yên xe đã phù hợp

Rất nhiều trường hợp mà chúng tôi đã gặp đó  ngay từ tư thế của chân người lái khiến từ bị tê mỏi chân , thậm chí mắc các bệnh về xương khớp lâu dần khiến cho việc đi lại trở nên khó khăn hơn .Bạn cần có những điều chỉnh phù hợp hơn với chiều dài chân , không nên để quá trùng gây tù chân và không phát huy được lực đạp khiến cho lực tác động vào crankset trở nên yếu ớt .

Để có thể điều chỉnh chiều cao phù hợp giúp chân co duỗi thoải mái , không bị mài mòn khớp , phát huy được lực đạp phải tiến hành đo đạc và thử nghiệm . Có rất nhiều công thức để có thể tính chiều cao của yên . Tuy nhiên một cách đơn giản mà người ta hay áp dụng dễ dàng nhất là ngồi hẳn lên yên  thấy chân tương đối thẳng đầu gối không bị gập khi bàn đạp nằm ở điểm thấp nhất thì khi đó vị trí này là phù hợp đối với tư thế ngồi

4.Cách sử dụng các bộ phận trên xe đạp thể thao đúng cách

Đa phần 90% người mới chơi chưa biết tận dụng hiệu xuất từ bộ phận này . Vậy làm sao để có thể đạp xe đạp thể thao đúng cách ? Cách đi xe đạp thể thao không hoàn toàn giống so với xe đạp thông thường . Những chiếc xe đạp thể thao thường được trang bị nhiều tốc độ còn với những chiếc xe đạp thường thuộc dạng đơn tốc độ .Cho nên với những ai bắt đầu chơi xe đạp thể thao , họ thường không biết cách sử dụng bộ đề xe đạp hoặc sử dụng lóng nga lóng ngóng và không tận dụng được chức năng này để đem lại được một hiệu quả tốt nhất .

Hướng dẫn đi xe đạp địa hình
Sử dụng đĩa kết hợp líp sau phạm vi rộng đem lại khả năng trải nghiệm tốt hơn

Tay đề có nhiệm vụ thực hiện những điều khiển đến dây cáp để tác động đến củ đề , thông thường củ để trước có tác dụng nâng hạ xích lên hoặc xuống đĩa . Còn đối với củ đề sau là nâng hạ xích lên xuống các bánh răng nằm ở cassette phía sau .

Ngày nay , trên bộ phận đĩa trước thường được trang bị đĩa đơn , có thể là đôi ( xe đạp đua )hoặc ba ( trên xe đạp leo núi )..Còn bộ phận cassette phía sau được trang bị phạm vi rộng có nhiều bánh răng có thể là 7,8,9, 10 , 11..

Với số bánh răng kết hợp của đĩa trước với líp sau tạo nên số tốc độ của bộ chuyển tốc . Ví dụ như : 1 đĩa trước kết hợp 7 líp sau tạo nên 7sp , 3 đĩa trước với 9 líp sau tạo nên 27sp…

Nhờ có phạm vi rộng mà chiếc xe của bạn có thể cải thiện được tốc độ tốt hơn , xử lý tốt hơn trên nhiều địa hình khác nhau . Nhưng dường như việc sử dụng những đĩa này đối với người mới chơi xe đạp thể thao không phải là điều dễ dàng .

Nếu như bạn là newbie thì chỉ cần chú ý tới chuyển số ở đề sau là được . Còn nếu bạn đã đi quen hãy kết hợp những chuyển đổi cả đề trước và đề sau nhé . Cụ thể sử dụng trong các tình huống :

4.2 Derailleur đằng trước 

Tay gạt đĩa trước thường nằm ở phía tay trái của ghi đông , khi thực hiện điều chỉnh số trên tay gạt đề cụ thể là :

-Số 1 tương ứng với đĩa nhỏ chỉ nên dùng để leo địa hình dốc , đồi núi lúc này xe đạp nhẹ hơn nhưng di chuyển chậm hơn

-Số 2 tương ứng với tốc độ đi xe vừa phải nếu như bạn đi ở địa hình đường bằng

-Số 3 phù hợp hơn với những cuộc đua và tốc độ cao

Số càng lớn thì chân lại cảm thấy sức đạp càng nặng nhưng bù lại tốc độ lại càng nhanh và vòng quay cho quãng đường được xa hơn . Nên căn cứ và dự đoán địa hình để chuyển đĩa đúng thời điểm .

4.3 Derailleur đằng sau

Tay gạt đề bên phải sẽ có nhiệm vụ điều khiển derailleur phía sau . Khi mà chỉnh đề thì nên căn cứ vào tình trạng địa hình để có thể sử dụng hợp lý hơn .

Một cassette phía sau bao gồm thường có 7-9 hoặc đến 10, 11 bánh răng tùy vào nhu cầu và loại xe . Khi sử dụng bạn nên biết cách sử dụng các líp này kết hợp với đĩa để tăng hiệu quả hơn .

-Đĩa số 1 thường kết hợp với các líp số 1,2, 3. Với sự kết hợp này bạn sẽ có thể di chuyển được với địa hình dốc trên một lực đạp rất nhẹ .

-Đĩa số 2  thường kết hợp với các líp 3,4,5 phù hợp với địa hình bằng phẳng như đồng bằng hay địa hình đi trong thành phố .

-Đĩa số 3 thường kết hợp với các líp số 5,6,7 phù hợp với nhu cầu đua hoặc bạn muốn đi với tốc độ cao . Ở trường hợp này tuy phải đạp chậm , lực đạp mạnh hơn để tăng tốc nhưng quãng đường đem lại khá dài và vòng quay nhanh hơn .

Đối với những dòng xe đạp thể thao có nhiều đĩa hơn thì cách kết hợp tương tự nhưng một lưu ý rằng không nên kết hợp giữa đĩa lớn nhất và líp lớn nhất hoặc đĩa nhỏ nhất với líp nhỏ nhất để tránh gặp phải trường hợp bị chéo sên . Lúc này sên ở vị trí chéo và vô cùng căng thẳng , do đó mà bạn hoàn toàn có thể gặp phải những trường hợp như đứt xích , tuột xích .

-Một số những lưu ý nho nhỏ trong quá trình chuyển tốc

  • Nên chuyển tốc ở ngay vòng đạp đầu tiên hay bắt đầu đi , nếu cảm thấy tốc độ cố định thì có thể tiến lui đạp tùy ý mà không sợ kẹt xích nữa.
  • Qúa trình chuyển tốc chỉ nên thực hiện trong quá trình bạn di chuyển , nếu bạn dừng lại và chuyển xích có thể bị mắc kẹt hoặc bị trật xích ra khỏi bánh răng
  • Khi xích bị kẹt không nên đạp vì dễ khiến cho bánh răng bị mòn , xích bị bung ra .Thực hiện đạp ngược lại pedal để xích vào vị trí cũ

Nắm được việc sử dụng xe đạp thể thao đúng cách sẽ đem lại cho bạn những hiệu quả thiết thực trong việc tập luyện thể dục thể thao hay cho chuyến đi của bạn đỡ mệt mỏi hơn . Nếu bạn là những người mới chơi xe đạp thể thao , bạn có thể tham khảo thêm những tư vấn từ người chơi xe có kinh nghiệm để có thể trau dồi cách đi tốt hơn nhé!

>>Có thể bạn quan tâm : Cẩm nang sử dụng xe đạp

Xe đạp thể thao, xe đạp địa hình hiện nay được sử dụng rất phổ biến. Không chỉ đối với với những người tay đua chuyên nghiệp; mà những người lớn tuổi; sinh viên và dân văn phòng cũng sử dụng xe đạp thể thao rất nhiều. Mặc dù đã phổ biến là thế, tuy nhiên không phải ai cũng biết cách sử dụng xe đạp thể thao thành thạo. Vậy cách đi xe đạp địa hình, cách đi xe đạp thể thao đúng cách là như thế nào? Mời bạn cùng Minh Hải đọc qua bài viết hướng dẫn đi xe đạp thể thao chuẩn nhất nhất cho người mới bắt đầu qua bài viết sau đây nhé!

Để có thể thay đổi được tốc độ khi di chuyển bằng xe đạp thể thao; thì bạn nên nắm rõ cấu tạo về bộ chuyển động của xe đạp. Bộ chuyển động thường bao gồm:

  • Tay đề
  • Cáp đề
  • Củ đề trước
  • Củ đề sau

Bộ chuyển động của xe đạp này sẽ giúp bạn có thể thay đổi được tốc độ của xe một cách nhanh chóng và tiết kiệm sức lực. Trong đó tay đề có thể giúp bạn điều khiển được dây cáp nhằm mục đích tác động được đến củ đề.

Hướng dẫn đi xe đạp địa hình
Để có thể thay đổi được tốc độ khi di chuyển bằng xe đạp thể thao thì bạn nên nắm rõ cấu tạo về bộ chuyển động của xe đạp

Sau đó củ đề nhận vai trò là nâng hoặc hạ xích lên xuống nhịp nhàng. Cụ thể là củ đề trước có nhiệm vụ điều khiển xích và bánh xe trước. Còn củ đề sau sẽ có nhiệm vụ nâng lên hoặc hạ xuống phần xích nằm ở các bánh răng cassette ở bánh xe sau.

Đối với những người mới bắt đầu sử dụng xe đạp thể thao thì bạn chỉ cần lưu ý đến việc sử dụng củ đề sau. Và khi đã quen dần thì bạn có thể phối hợp cả củ đề sau lẫn củ đề trước; để chủ động thay đổi tốc độ, tăng/giảm một cách dễ dàng hơn khi học cách sử dụng xe đạp thể thao.

Bạn nên tập luyện khởi động xe nhẹ nhàng trong 10 phút. Tiếp sau đó mới tăng dần tốc độ của xe lên.

Xe đạp thể thao thường bao gồm 2 phần chuyển tốc độ. Và được thiết kế nằm ở phía ghi đông xe đạp với 2 dạng đó là: dạng núm vặn; hoặc dạng cần gạt hay còn gọi là (tay đề xe đạp). Bên tay phải xe đạp thường là bộ chuyển đổi tốc độ của líp được gọi chung là đề líp. Còn bên tay trái xe đạp thường là bộ chuyển đổi tốc độ của đĩa, được gọi chung là đề đĩa.

Bộ chuyển tốc đĩa thường sẽ có 3 tốc độ. Và đóng vai trò quyết định trong việc thay đổi tốc độ đạp xe. Cụ thể như sau:

  • Đề số 1 là để nhỏ nhất và được dùng để giúp xe đạp địa hình leo dốc. Đề số 1 sẽ giúp cho xe di chuyển chậm và đạp xe nhẹ nhất.
  • Đề số 2 là đĩa vừa ở giữa sẽ giúp cho xe đạp có tốc độ vừa phải và đều đặn khi đi trên đường trường.
  • Đề số 3 cũng là đề lớn nhất được sử dụng trong trường hợp bạn muốn di chuyển nhanh hơn, hay sử dụng để tập luyện. Đề số 3 được dành để di chuyển trên những cung đường bằng phẳng; không gồ ghề; dễ đi và vẫn thường được sử dụng để tăng nhanh tốc độ khi đua xe.
Hướng dẫn đi xe đạp địa hình
Bộ chuyển tốc đĩa thường sẽ có 3 tốc độ. Và đóng vai trò quyết định trong việc thay đổi tốc độ đạp xe

Bộ líp thường sẽ có từ 7 đến 12 tốc độ nhằm mục đích để chia nhỏ tốc độ đạp. Ví dụ cụ thể khi sử dụng một đề đĩa 3 kết hợp với đề líp 9 như sau:

  • Đĩa số 1 sẽ kết hợp được với phần líp số 1, 2, 3 và 4. Ưu điểm khi sử dụng đĩa số 1 là giúp cho xe đạp nhẹ hơn. Đồng thời có thể di chuyển chậm và vượt qua những địa hình với độ dốc cao.
  • Đĩa số 2 có thể kết hợp với lip số 1 đến số 9. Nhưng tốt nhất là bạn chỉ nên kết hợp lip số 3 đến số 7 với đĩa số 2; để có thể di chuyển được dễ dàng nhất. Và sự kết hợp này sẽ được dùng cho người muốn di chuyển ở tốc độ bình thường trên những con đường bằng phẳng.
  • Đĩa số 3 có thể được kết hợp với lip số 5 đến số 9. Ưu điểm của việc kết hợp này là người sử dụng có thể đạp chậm và lấy đà cho xe tăng tốc. Và việc sử dụng này thường được dùng cho những quãng đường chạy nước rút; hay khi sử dụng với mục đích rèn luyện sức khỏe, tập luyện.
Hướng dẫn đi xe đạp địa hình
Bộ líp thường sẽ có từ 7 đến 12 tốc độ nhằm mục đích để chia nhỏ tốc độ đạp

Việc chuẩn bị trước khi học cách đi xe đạp thể thao đúng cách được xem là rất quan trọng. Bạn nên dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, nhằm đảm bảo sức khỏe cho việc đạp xe. Ví dụ như nên uống nước trước khi tập luyện. Đồng thời, nên khởi động cổ tay, cổ chân và làm nóng cơ thể. Và lựa chọn những bộ quần áo thể thao co giãn, thoáng mát…để thuận tiện cho việc lái xe đường dài.

Hướng dẫn đi xe đạp địa hình
Việc chuẩn bị trước khi học cách đi xe đạp thể thao đúng cách được xem là rất quan trọng. Bạn nên dành nhiều thời gian để ăn uống, nghỉ ngơi,…nhằm đảm bảo sức khỏe cho việc đạp xe.

Khi điều chỉnh phần yên của xe đạp, bạn nên chú ý sao cho bàn chân của bạn có thể nằm ngang ở vị trí thấp nhất của pedal xe đạp khi so với mặt đường. Đồng thời, khi ngồi trên yên xe và di chuyển bạn phải đảm bảo được độ cao của yên phù hợp với chiều cao cơ thể của mình. Và phần hông của bạn phải cao hơn đầu gối của mình một chút là ổn.

Để chạy xe được thoải mái nhất; thì bạn nên điều chỉnh sao cho chiều cao của xe phải thấp hơn 1 inch (25mm) so với phần ngắn nhất của đùi. Và khi điều chỉnh yên xe cần phải lưu ý đến ký hiệu độ sâu cho phép khi cắm yên vào phần thấp nhất của cọc yên và pô tăng. Để có thể tránh được nguy hiểm khi điều khiển xe.

Cuối cùng, sau khi đã điều chỉnh xong độ cao của yên xe; thì bạn cần hãy siết thật chặt phần tay quay cốt yên hoặc ốc khoá cốt yên để hoàn tất.

Bạn đứng ở phía trước ghi đông. Sau đó dùng hai đùi để kẹp chặt phần bánh trước. Tiếp đó, nắm lấy phần tay cầm của ghi đông, rồi tiến hành điều chỉnh ghi đông sao cho vuông góc 90 độ với phần thân xe. Cuối cùng là siết thật chặt phần cọc ghi đông.

Lưu ý khi bạn sử dụng ghi đông xe đạp thể thao là bạn nên cố gắng thả lỏng cổ tay và cầm tay một cách thoải mái. Tuy nhiên, vẫn phải đảm bảo được an toàn trong khi lái xe.

Bạn nên bóp thật chặt hai má phanh của xe đạp vào vành xe. Tiếp sau đó là nới lỏng ốc của phần bulông phanh. Rồi xoay vặn điều chỉnh bulông đồng thời điều chỉnh khoảng cách giữa má phanh và vành xe xe và khoảng 20m ơ cuối cùng là siết chặt gốc của phần bulông phanh.

Có rất nhiều người khi sử dụng xe đạp thể thao đều giữ cho lưng thẳng đứng theo bản năng. Tuy nhiên, nếu giữ ở tư thế như vậy trong suốt thời gian dài sử dụng xe đạp sẽ khiến bạn nhanh chóng bị đau mỏi lưng; và ê mông.

Tư thế đạp xe tốt nhất là hơi đổ người về phía trước đối với dòng xe đạp thể thao tay lái thẳng. Và giữ cho lưng song song với mặt đường đối với dòng xe đạp thể thao tay lái cuộc.

Ngoài ra, bạn cũng không nên ngồi trong suốt quá trình đạp xe. Mà khi tăng hoặc giảm tốc độ hoặc khi leo lên dốc thì bạn có thể hơi nhấc mông lên một chút; nhằm mục đích làm chủ tốc độ của xe.

Hướng dẫn đi xe đạp địa hình
Ngoài ra, bạn cũng không nên ngồi trong suốt quá trình đạp xe. Mà khi tăng hoặc giảm tốc độ hoặc khi leo lên dốc thì bạn có thể hơi nhấc mông lên một chút; nhằm mục đích làm chủ tốc độ của xe

Xem thêm: Nên Đạp Xe Bao Nhiêu Phút Mỗi Ngày Để Tốt Cho Sức Khỏe?

Người đạp xe chuyên nghiệp thường vẫn hay sử dụng chiến thuật 4-4-2 khi sử dụng xe đạp thể thao. Đây chính là quy luật:

  • 2 phút ngồi cân bằng ở giữa.
  • 4 phút ngồi trên xe và dồn trọng tâm vào phía mông phải.
  • 4 phút đổi tư thế và dồn trọng tâm sang bên mông trái.

Có một điều bạn cần lưu ý là khi người lái đang đạp xe thì mới có thể sử dụng bộ chuyển đổi tốc độ. Và cần lưu ý là khi đang đạp xe thì bạn không nên đạp ngược về phía sau. Vì điều đó sẽ rất dễ gây quấn và rối đề. Đồng thời dẫn đến trượt xích và bung líp.

Xe đạp khi đang trong trạng thái dừng hoặc đổ không thì sẽ không chuyển đề. Hoặc trong trường hợp có chuyển đề thì khi xuất phát bạn cần phải đạp tiến về phía trước ở vòng quay đầu tiên. Và khi bạn đang có tốc độ cố định thì có thể đạp xe tiến hoặc lùi tùy ý.

Trên đây là một số hướng dẫn cụ thể về cách sử dụng xe đạp thể thao thành thạo. Cùng một số tip về cách đi xe đạp địa hình, cách đi xe đạp thể thao đúng cách là như thế nào. Hy vọng qua những hướng dẫn đi xe đạp thể thao bên trên của Minh Hải sẽ giúp bạn có thêm kiến thức về xe đạp.

Đừng quên gọi ngay cho Minh Hải qua số hotline 0377 033 724 – 0947 356 257. Và theo dõi kênh fanpage https://www.facebook.com/xedapNhatbaiMinhHai của Minh Hải để cập nhật thêm những thông tin mới nhất về xe đạp nhé!