Khâu tầng sinh môn là gì

Mặc dù đã và đang sử dụng phổ biến, đặc biệt là trong quá trình sinh nở của các sản phụ, nhưng vẫn có nhiều mẹ không rõ chỉ khâu tầng sinh môn bao lâu thì tiêu? Liệu có xảy ra có trường hợp biến chứng gì không? Bài viết sau sẽ giải đáp những thắc mắc trên cho các mẹ bầu.

1. Chỉ tự tiêu là gì?

Chỉ tự tiêu là 1 loại chỉ khâu y tế làm bằng vật liệu đặc biệt như collagen trong ruột cừu, ruột bò và protein động vật hoặc polyme tổng hợp. Những thành phần này có thể được cơ thể phân hủy và hấp thụ. Trong quá trình sinh nở, thì chỉ tự tiêu cũng được sử dụng để khâu tầng sinh môn lại cho sản phụ. Khâu tầng sinh môn sau sinh bằng đường âm đạo là thủ thuật sản khoa nhanh chóng đơn giản, nhẹ nhàng. Thời gian khâu tầng sinh môn sẽ kéo dài khoảng 15 - 20 phút, thời gian khâu dài hay ngắn còn tùy thuộc vào độ sâu và rộng của vết rạch cũng như tay nghề của người bác sĩ hay nữ hộ sinh thực hiện.

Khâu tầng sinh môn là gì

2. Chỉ tự tiêu tầng sinh môn bao lâu thì tiêu?

Sau khi khâu tầng sinh môn xong, các vết rạch sẽ cần có thời gian để hồi phục và lành lại. Trong thời gian này, khoảng 70 -80% các bà mẹ sẽ gặp tình trạng chung là đau nhẹ, cảm thấy bứt rứt.

Thường các chị em sẽ mất khoảng 7 đến 14 ngày mới hết cảm giác khó chịu và sau 1 tháng thì sẽ hồi phục hoàn toàn, điều này còn tùy thuộc vào cơ địa của từng người. Bên cạnh đó, các mẹ cũng không cần lo lắng vấn đề phải tới bệnh viện cắt chỉ vì đã sử dụng chỉ tự tiêu trong quá trình thực hiện khâu tầng sinh môn.

Vết chỉ khâu tầng sinh môn sau sinh sẽ tiêu sau bao lâu còn tùy thuộc vào quá trình chăm sóc hậu phẫu tại nhà. Nếu chăm sóc đúng chỉ định của bác sĩ và sức khỏe đề kháng của người mẹ tốt thì tử cung sẽ hồi phục rất nhanh chóng và chỉ tầng sinh môn cũng tự tiêu. Bởi thế, bà mẹ cần thực hiện đúng chỉ dẫn của bác sĩ và tái khám định kỳ đảm bảo sức khỏe bình phục tốt.

Một số lưu ý của bác sĩ đối với những bà mẹ là tuyệt đối không lạm dụng sử dụng các loại thuốc giảm đau bừa bãi khi chưa có chỉ định của bác sĩ vì như vậy có thể gây ra các tác dụng không mong muốn.

3. Cách chăm sóc vết khâu tầng sinh môn tại nhà:

Vết khâu tầng sinh môn có thể khiến phụ nữ bị đau nhiều. Có một số biện pháp giúp các chị em giảm đau hiệu quả là:

  • Có thể sử dụng nước sạch đun sôi để nguội, pha muối loãng để rửa vệ sinh vùng kín hoặc rửa vùng kín bằng dung dịch rửa phụ khoa chuyên dụng cho phụ nữ sau sinh. Khi vệ sinh, cần rửa nhẹ nhàng, dội nước từ từ. Nên vệ sinh ít nhất 3 lần/ngày, nhất là sau khi tiểu tiện, sau khi vệ sinh nên thấm khô vùng kín bằng khăn mềm.

  • Không nên thụt rửa âm đạo quá sâu khi chưa được sự cho phép từ bác sĩ.

  •  Sử dụng quần lót dùng một lần hoặc quần lót bằng chất liệu cotton thấm hút tốt, rộng rãi thoải mái với eo cao.

  • Nếu bị đau vết khâu tầng sinh môn khi ngồi, sản phụ nên ngồi trên đệm hơi có thể điều chỉnh được sự căng phồng để giúp thoải mái hơn.

  • Vết khâu tầng sinh môn có thể gây ảnh hưởng đến chuyện “chăn gối” trong một vài tháng đầu. Vì thế, nếu gặp phải tình huống này, chị em hãy chia sẻ với chồng, tạm hoãn chuyện "gần gũi" đến khi vết khâu lành hoàn toàn.

  •  Nên ăn nhiều thức ăn nhuận tràng để tránh táo bón, bởi tình trạng táo bón có thể khiến sản phụ rặn mạnh và gây tổn thương đến vết khâu chưa lành.

  •  Cần hạn chế vận động mạnh để tránh gây tổn hại đến vết thương. Tuy nhiên, mẹ sau sinh có thể di chuyển xung quanh nhà một cách nhẹ nhàng để tăng lưu thông máu đến vùng tầng sinh môn, giúp vết thương mau lành hơn.

  • Chườm lạnh có thể giúp giảm đau và giảm sưng viêm, nhưng hãy hỏi bác sĩ về thời gian và cách làm để đảm bảo an toàn thực hiện.

  •  Một trong những cách giúp giảm đau vết khâu tầng sinh môn chính là dùng thuốc giảm đau. Nếu sản phụ bị đau nhiều, có thể yêu cầu bác sĩ kê thêm thuốc giảm đau mà không làm ảnh hưởng đến sữa mẹ.

Khâu tầng sinh môn là gì

4. Những biến chứng có thể xảy ra với vết khâu tầng sinh môn:

Với tình trạng bình thường, vết khâu tầng sinh môn sẽ liền hoàn toàn sau 2 - 3 tuần, tức là chỉ khâu cũng đã tự tiêu hết. Và khoảng 1 tháng sẽ ổn định hoàn toàn, các chị em sẽ cảm thấy bình thường như trước kia. Thi thoảng cũng có một số vấn đề có thể xảy ra với vết khâu tầng sinh môn như bị hở, bị rách, bục chỉ vết khâu tầng sinh môn, vết khâu có mủ, bị ngứa hoặc bị cứng...

Và sản phụ có những bất thường sau đây thì nên đi khám bác sĩ ngay:

  • Bị sốt hay ớn lạnh.

  • Bị đau bụng dưới nhiều

  • Có cảm giác nóng rát hay đau nhiều khi đi tiểu

  •  Vết khâu tầng sinh môn đau bất thường, mưng mủ hay có mùi hôi vì đó có thể là dấu hiệu nhiễm trùng vết khâu tầng sinh môn.

  •  Không kiểm soát được trung tiện, thường xuyên mắc đại tiện.

  •  Chảy máu nhiều hơn, hay ra máu cục

Lưu ý: Tuyệt đối không được sử dụng các loại, thuốc hay kem giảm đau theo mách bảo hay kinh nghiệm dân gian vì có thể khiến cho vết thương tại tầng sinh môn bị nhiễm trùng nghiêm trọng hơn, gây ra những hậu quả đáng tiếc.

Mẹ bầu có thể tham khảo dịch vụ Thai sản trọn gói tại Bệnh viện đa khoa Bảo Sơn với lộ trình thăm khám khoa học cho bà mẹ mang thai trước - trong - sau sinh với các bác sĩ giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực Sản phụ khoa, đảm bảo việc theo dõi sản phụ có 1 thai kỳ khỏe mạnh và cuộc chuyển dạ an toàn. Để được tư vấn gói dịch vụ Thai sản trọn gói tại bệnh viện và chương trình ưu đãi đặc biệt trong tháng, mẹ bầu vui lòng gọi tới Tổng đài 1900 599 858 hoặc Hotline 091 585 0770 để được tư vấn miễn phí.

>>>> Bài viết tham khảo: 
Mẹ phải làm gì khi vết khâu tầng sinh môn bị lồi 
Mẹ bầu cần biết khi nào thì rạch tầng sinh môn


Thủ thuật cắt tầng sinh môn để chủ động mở rộng cửa mình giúp đầu em bé lọt ra dễ dàng và nhanh chóng, tránh những tai biến như ngạt, sang chấn sản khoa, đồng thời tránh vết rách tầng sinh môn không“chủ động”, sẽ cho di chứng xấu: ảnh hưởng thẩm mỹ, sinh hoạt “vợ chồng” và lần sinh đẻ sau.


Những ai cần phải cắt tầng sinh môn?


Không phải ai khi sinh cũng cần phải rạch tầng sinh môn. Một số mẹ dễ sinh, hoặc do thai nhi nhỏ người, nên có thể bỏ qua thủ thuật này.
 

Ngành sản phụ có đưa ra những chỉ định cắt tầng sinh môn gồm:

- Độ linh hoạt của tầng sinh môn kém, đặc biệt với người sinh con so.

- Bị viêm âm đạo, đáy chậu, phù nề.

- Đầu thai nhi có đường kính lưỡng đỉnh lớn.

- Cơn co của mẹ không đủ mạnh.

- Mẹ lớn tuổi bằng hoặc trên 35 tuổi.

- Mẹ bầu mắc bệnh tim, nhiễm độc thai nghén.

- Có dấu hiệu suy thai.
 

Khâu tầng sinh môn là gì

Cắt tầng sinh môn như thế nào?


Việc cắt tầng sinh môn gồm 3 công đoạn:
 

(1) Cắt tầng sinh môn

Thông thường, bác sĩ sẽ cắt tầng sinh môn khi cơn co lên đến đỉnh điểm, thai nhi đang có dấu hiệu ra ngoài thuận lợi. Đường cắt nhỏ sẽ được rạch từ đáy âm đạo và thường hơi chếch sang một bên (hướng 4 hoặc 8 giờ). Lúc này, vì quá đau do cơn go “đau đẻ”, nên không còn cảm nhận được cái đau do thủ thuật cắt nữa. Tuy nhiên, một số trường hợp cũng cần tiêm thuốc tê để bớt đau hơn.
 

(2) Khâu tầng sinh môn

Sau khi em bé chào đời, bác sĩ sẽ tiến hành khâu tầng sinh môn. Tùy theo độ sâu, rộng của vết thương, thời gian kéo dài khoảng 20 phút. Thuốc tê thường được dùng lúc này để giảm đau, bớt lo lắng lúc này. Thông thường, lớp niêm mạc và cơ được khâu bằng chỉ tự tiêu sau 3 tuần, còn lớp da được khâu bằng chỉ nilon và chỉ được cắt sau 5 - 7 ngày.
 

(3) Chăm sóc tầng sinh môn

+ Mặc đồ lót thoáng, rộng rãi, sạch sẽ.

+Vận động nhẹ nhàng, giúp máu huyết lưu thông, vết thương bớt sưng.

- Vệ sinh vùng kín với nước ấm hay nước muối pha loãng, 3 lần/ngày.

- Đại hoặc trung tiện tránh dây bẩn và đông vết khâu gây buốt rát.

- Ăn nhiều rau quả, uống nhiều nước để tránh táo bón.

- Kiêng quan hệ tình dục cho đến khi vết khâu lành hẳn.

>> Xem thêm: Cách chăm sóc tầng sinh môn sau sinh mà phụ nữ nên biết


Những hệ lụy từ việc cắt tầng sinh môn


- Đau và lâu lành: vết cắt tầng sinh môn rất đau, đặc biệt 1-3 ngày sau sinh. Vết cắt đau lâu và khó lành hơn so với vết rách tự nhiên.

- Nhiễm khuẩn: Tầng sinh môn phía trước gần âm đạo và phía sau gần hậu môn là một vùng rất “dơ bẩn”, nhiều nguồn vi khuẩn. Khi da, hàng rào bảo vệ cơ thể, ở đây bị tổn thương do vết cắt vi trùng sẽ xâm nhập ngay. Dù đã cho kháng sinh phòng vệ kỹ lưỡng, thỉnh thoảng cũng ghi nhận có trường hợp nhiễm trùng sau cắt tầng sinh môn.

- Thường nhiễm trùng biểu hiện với sốt cao, vết cắt sưng, nóng, đỏ, đau. Vệ sinh tại chỗ và chọn kháng sinh thích hợp thường giải quyết dứt điểm nhiễm trùng này.

- Sẹo xấu ảnh hưởng sinh hoạt “vợ chồng”: Nếu được người hộ sản kinh nghiệm, sẹo thường rất nhỏ và không ảnh hưởng gì nhiều.
 

Đôi điều bàn luận
 

Trong y học, những gì chủ động thường cho kết quả như ý, ví dụ ca mổ “cấp cứu” không bao giờ tốt như mổ có “chương trình”. Cũng vậy, cắt tầng sinh môn đúng theo chỉ định, đem lại nhiều lợi ích cho sản phụ trước mắt và lâu dài. Về thẩm mỹ, trong quá trình rặn đẻ, nếu để tầng sinh môn rách tự nhiên có thể tạo ra những vết rách ngoằn ngoèo, rất xấu so với vết cắt chủ động can thiệp.


Nhưng cũng có sản phụ, bệnh viện không muốn sử dụng thủ thuật này. Trong trường hợp này, có thể chọn cách cách sinh đẻ như:

- Sinh con ở các tư thế thẳng đứng, ngồi xổm, quỳ, hay nửa nằm nửa ngồi

- Tập cách thư giãn các cơ sàn đáy chậu: Thả lỏng cơ đáy chậu, phình lớp mô âm đạo, hít thở khi có các cơn gò tử cung. Những bài tập thư giãn này cần học tiền sản một vài tháng trước khi sinh.

Mọi thắc mắc, thông tin chi tiết xin mời liên hệ 
Tổng đài CSKH: 02363 509 808 
Thư Ký khoa sản: 02363 991 451 
Email:

Ban tư vấn Khoa Sản
Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng

>> Bảng giá chi phí sinh Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng

>> Giới thiệu Khoa Sản Phụ Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng

>> Gói khám tiền sản Tam Cá Nguyệt – Cho một thai kỳ khỏe mạnh