Khi hạt nảy mầm, rễ hướng xuống đất phần thân hướng lên trên hay giải thích vì sao

Giải Bài Tập Sinh Học 11 – Bài 23: Hướng động (Nâng Cao) giúp HS giải bài tập, cung cấp cho học sinh những hiểu biết khoa học về đặc điểm cấu tạo, mọi hoạt động sống của con người và các loại sinh vật trong tự nhiên:

Trả lời câu hỏi Sinh 11 nâng cao Bài 23 trang 91: Quan sát hình 23.1, hãy nêu hiện tượng ở rễ và ở chồi khi để lệch hướng bình thường.

Lời giải:

– Rễ luôn hướng xuống dưới

– Chồi luôn phát triển lên phía trên

Trả lời câu hỏi Sinh 11 nâng cao Bài 23 trang 92: Quan sát các thí nghiệm ở hình 23.2, nêu hiện tượng của thí nghiệm.

Lời giải:

– Cây luôn phát triển hướng về phía ánh sáng

Trả lời câu hỏi Sinh 11 nâng cao Bài 23 trang 93: Quan sát hình 23.3, nêu hiện tượng của rễ đối với sự có mặt của nước.

Lời giải:

Rễ cây phát triển hướng tới nguồn nước

Trả lời câu hỏi Sinh 11 nâng cao Bài 23 trang 93: So sánh sự khác nhau giữa hai chậu cây trồng trong đất (hình 23.4)

Lời giải:

– Chậu 1: Rễ cây phát triển đến nơi có hầm lượng dinh dưỡng tốt.

– Chậu 2: Rễ phát triển tránh xa các hóa chất độc hại.

Lời giải:

Hướng động là hình thức phản ứng của một bộ phận của cây trước một tác nhân kích thích theo một hướng xác định.

Lời giải:

∗ Hướng đất:

– Ví dụ: Khi đặt một hạt đậu mới nảy mầm ở vị trí nằm ngang. Sau một thời gian rễ cong xuống còn thân cong lên. Lặp lại nhiều lần vẫn diễn ra hiện tượng đó.

– Giải thích: Do sự phân bố điện tích và auxin không đều ở hai mặt rễ. Mặt trên có lượng auxin thích hợp cần cho sự phân chia lớn lên và kéo dài tế bàọ làm rễ cong xuống đất. Rễ có hướng đất dương.

∗ Hướng sáng:

– Ví dụ: Khi cho cây mọc trong hộp kín có một lỗ tròn, thấy ngọn cây vươn về phía ánh sáng.

– Giải thích: Ánh sáng gây ra sụ phân bố lại hàm lượng auxin từ phía được chiếu sáng sang phía bị che tối, do đó tích lũy nhiều auxin ở phía bị che tối đã kích thích sự sinh trưởng của tế bào mạnh hơn phía được chiếu sáng. Kết quả ngọn cây uốn cong về phía ánh sáng.

∗ Hướng nước:

– Ví dụ: Khi gieo hạt vào một chậu thủng lỗ hay trên lưới thép có bông ẩm, treo nghiêng. Khi hạt nảy mầm, rễ và thân cây mọc đúng theo chiều hướng đất.

– Giải thích: Ở rễ có mặt các bào quan nhạy cảm với trọng lực gọi là sỏi thăng bằng, lực hấp dẫn làm lắng sỏi thăng bằng hướng xuống ngược với lưới nội chất được định hướng riêng biệt.

∗ Hướng hóa:

– Ví dụ: Khi đặt hạt nảy mầm trên lưới sát mặt đất: ở giữa chậu thứ nhất đặt một bình xốp đựng phân bón (đạm, lân, kali), chậu thứ hai đặt một bình xốp đựng hóa chất độc như arsenat, fluorua.

Lời giải:

Auxin có vai trò kích thích sự kéo dài của tế bào.

– Hướng đất: Hai mặt của rễ có auxin phân bố không đều. Mặt dưới tập trung nhiều auxin làm kìm hãm tăng trưởng. Mặt trên có lượng auxin thích hợp cần cho sự phân chia lớn lên và kéo dài tế bào làm rễ cong xuống.

– Hướng sáng: Auxin vận chuyển chủ động về phía ít ánh sáng ngược với hướng đất, lượng auxin nhiều kích thích sự kéo dài của tế bào, làm cây uốn cong về phía sáng.

Lời giải:

   A. các nhân tố môi trường

   B. sự phân giải sắc tố

   C. đóng khí khổng

   D. thay đổi hàm lượng axit nuclêic.

   D. Thay đổi cấu trúc tế bào.

Đáp án: A

Lời giải:

– Làm đất tơi, xốp, thoáng khí đủ ẩm rễ cây sinh trưởng ăn sâu.

– Tưới nước đều, nước thấm sâu, rễ đâm sâu.

– Trồng các loại cây ưa sáng chú ý mật độ trồng từng loại cây.

– Bón phân đủ liều lượng

– Trồng các cây leo cần các giá thể có hình theo nhu cầu làm cây cảnh nghệ thuật.

Giải bài 9, 10, 11, 12 trang 54, 55 Sách bài tập Sinh 11. Chương II Cảm ứng. Câu 9: Lấy một chậu có hạt đậu đã mọc thân và lá, treo ngược để thân quay, xuống đất…; Hãy theo dõi hệ rễ mọc vươn về phía phân bón và giải thích hiện tượng ?

Bài 9: – Lấy một chậu có hạt đậu đã mọc thân và lá, treo ngược để thân quay, xuống đất. Sau một thời gian, thân vẫn quay lên trên.

– Cho hạt đậu đã nảy mầm nằm trong một ống trụ bằng giấy dài 2 cm treo nằm ngang. Rễ và thân mọc dài ra khỏi ống trụ. Thấy rễ và thán mọc theo chiều nào? Giải thích

Khi hạt nảy mầm, rễ hướng xuống đất phần thân hướng lên trên hay giải thích vì sao

– Do ngọn cây hướng sáng dương và hướng trọng lực âm nên khi treo ngược để thân xuống đất thì sau một thời gian thân vẫn quay lên trên.

– Rễ sẽ mọc hướng xuống đất còn thân sẽ mọc hướng lên trên vì rễ hướng trọng lực dương nên quay xuống đất, còn ngọn thì hướng trọng lực dương nên quay lên trên.

Bài 10: Đặt cốc (hay chậu nhỏ) có cây đậu đã mọc thân, lá vào đáy hộp. Tuỳ theo lỗ ở vách ngăn, hãy nhận xét chiều hướng của ngọn cây theo vị trí lỗ thủng.

– Đặt cốc (hay chậu nhỏ) có cây đậu vào sát một nền đen (hay sát tường) sau một tuần, nhận xét chồi ngọn cây vươn ra theo hướng có ánh sáng. Giải thích.

Khi hạt nảy mầm, rễ hướng xuống đất phần thân hướng lên trên hay giải thích vì sao

– Ngọn cây sẽ hướng theo vị trí lỗ thủng của hộp vì ánh sáng sẽ qua lỗ thủng vào trong hộp và ngọn cây thì hướng sáng dương.

– Do ngọn cây hướng sáng dương, bức tường ngăn không cho ánh sáng qua nên ngọn cây sẽ không hướng về phía bức tường mà hướng về phía khác có ánh sáng.

Bài 11: Hạt đậu nảy mầm đặt vào khay nhỏ bằng lưới thép đựng mạt cưa ám cho kín hạt. Đem khay treo nghiêng 45°. Nhận xét các rễ mọc xuyên qua lồ thủng của khay. Xem xét rễ uốn cong quay về phía mạt cưa ẩm trong khay. Giải thích.

Khi hạt nảy mầm, rễ hướng xuống đất phần thân hướng lên trên hay giải thích vì sao

Do mạt cưa ẩm chứa hơi ẩm, cụ thể là nước, mà rễ luôn hướng tới nguồn nước vì vậy mà rễ sẽ uốn cong quay về phía mạt cưa ẩm trong khay.

Bài 12: Để cây đậu mọc bình thường ở giữa một hộp nhựa trong suốt, chỉ bón phân đạm ở một phía thành hộp (có thể dùng các loại phân bón khác). Theo dõi hệ rễ mọc vươn về phía phân bón. Giải thích. Có thể chỉ tưới nước ở một phía và theo dõi hướng nước của rễ.

Khi hạt nảy mầm, rễ hướng xuống đất phần thân hướng lên trên hay giải thích vì sao

Do rễ có tính hướng hóa dương đối với các chất hóa học cần cho sự phát triển của cây nên rễ sẽ mọc hướng về phía phân bón . Đồng thời do nước chỉ được tưới một phía nên một bộ phận của rễ sẽ hướng tới chỗ có nước.

Có ánh sáng Mặt Trời chiếu rọi, lá cây mơi sinh trưởng được. Nhờ có lá cây, cây mới dựa vào ánh sáng Mặt Trời để tạo nên nguồn dinh dưỡng cần thiết cho sự sống của chúng. Ánh nắng chiếu từ trên không xuống, do đó các loài thực vật luôn mọc lên từ dưới đất và không ngừng hướng lên trên.

2. Vì sao rễ cây cắm xuống dưới đất?

Rễ cây có tính hướng đất (geotropism) bởi vì trọng lực của Trái Đất kéo các hormone tăng trưởng của cây xuống phía dưới. Đương nhiên, rễ cây cũng cần cắm xuống đất để có thể hút được dinh dưỡng và nước tử dưới đất để nuôi cây. Ngoài ra, để cân bằng với việc lá cây hướng lên trên thì rễ cây cũng cần phải cắm xuống phía dưới đất để giữ cho cây cố định và có thể phát triển được chắc chắn. Kỷ lục về việc rễ cây cắm sâu xuống đất hiện nay thuộc về cây Banyan ở vùng Nam Phi. Rễ của loài cây này có thể cắm sâu xuống tới 120m dưới mặt đất. Trong khi đó, nếu tính tổng chiều dài thì một vài loài lúa mạch (rye) có thể có tổng chiều dài rễ cây lên tới 623 km.

3. Thí nghiệm chứng minh cây hướng về ánh sáng Mặt Trời:

Trồng cây ở cửa sổ và đợi sau khi lá cây bắt đầu vươn ra hướng mặt trời, bạn xoay ngược chậu cây lại về hướng trong nhà. Mấy hôm sau, bạn sẽ thấy lá mầm tự động xoay mình về hướng cửa sổ có ánh nắng mặt trời.

“Hạt cây trồng được rải xuống đất, có hạt đứng thẳng, có hạt đổ nghiêng, có hạt nằm sấp, có hạt lại nằm ngửa, lại có hạt bị chổng ngược, chúng ở mọi tư thế khác nhau, thế nhưng tại sao rễ của thực vật bao giờ cũng đâm xuống, còn thân thực vật lại hướng lên trên?

Điều này vốn là do tác dụng sức hút của tâm Trái Đất. Thực vật sau khi bị kích thích theo một hướng của môi trường bên ngoài, sẽ sản sinh ra sự phản ứng theo một hướng, hiện tượng này gọi là “tính hướng”. Ví dụ, lá cây bị ánh sáng Mặt Trời hướng vào sẽ sinh trưởng theo hướng của ánh sáng Mặt Trời, khiến cho mặt lá cây vuông góc với ánh sáng Mặt Trời. Điều đó được gọi là “tính hướng ánh sáng”. Rễ và thân cây chịu sức hút của tâm Trái Đất sẽ sinh trưởng theo hướng xuống đất hoặc theo hướng ngược lại, gọi là “tính hướng đất”. Nếu ta đặt nằm ngang một cây và để yên bất động thì sau một số ngày, rễ cây sẽ phát triển cong xuống (tính hướng đất dương), còn thân cây sẽ cong hướng lên trên (tính hướng đất âm). Nếu cùng ở tư thế đó, nhưng thường xuyên xoay quanh trục dọc, khiến cho các bộ phận xung quanh đều chịu tác dụng của sức hút Trái Đất, loại bỏ sự kích thích theo một hướng của sức hút thì bạn sẽ thấy cả rễ và thân cây đều mọc theo hướng nằm ngang chứ không cong.

Vậy sức hút của tâm Trái Đất tại sao lại có thể gây ra sự phát triển trái ngược của rễ và thân cây như vậy? Cơ chế của vấn đề này rất phức tạp. Có một cách giải thích như sau: tính hướng đất của rễ và thân cây là kết quả do một phía sinh trưởng tương đối nhanh, một phía lại sinh trưởng tương đối chậm, cong về phía sinh trưởng tương đối chậm, sự sinh trưởng nhanh chậm khác nhau của hai phía có liên quan đến nồng độ khác nhau của chất sinh trưởng; mà sự khác nhau về nồng độ của chất đó lại do tác dụng một chiều của sức hút tâm Trái Đất gây nên.

Chất sinh trưởng là một loại hooc môn thực vật, nồng độ thấp sẽ thúc đẩy sự sinh trưởng, nồng độ cao sẽ ức chế sự sinh trưởng. Sự phát triển của rễ và thân có phản ứng không giống nhau đối với nồng độ chất sinh trưởng, nồng độ chất sinh trưởng thấp sẽ thúc đẩy sự sinh trưởng của rễ, và ức chế sự sinh trưởng của thân, ngược lại nồng độ chất sinh trưởng cao sẽ ức chế rễ sinh trưởng và thúc đẩy thân sinh trưởng mạnh.

Khi cây đặt nằm ngang, do tác động của sức hút Trái Đất, chất sinh trưởng sẽ ngấm xuống phía dưới, nồng độ chất sinh trưởng ở phía dưới phần thân cây sẽ cao, sinh trưởng nhanh hơn phía trên, khiến cho phần đầu của thân cây cong lên trên, phía dưới của rễ nồng độ chất sinh trưởng cao gây tác dụng ức chế sinh trưởng chậm hơn phía trên, nên đầu rễ sẽ cong xuống dưới. Đây chỉ là một sự giải thích thông thường, còn trên thực tế phức tạp hơn nhiều.

Tính hướng của thực vật (tính hướng đất, tính hướng ánh sáng, tính hướng nước…) là một trong những hiện tượng thích nghi trong quá trình tiến hóa của thực vật. Nó đem lại sự thuận lợi rất lớn cho sản xuất nông nghiệp.

Do thân và rễ có tính hướng đất, nên khi gieo hạt ta không cần quan tâm đến vị trí của hạt. Nếu không, con người sẽ phải còng lưng mà gieo từng hạt từng hạt sao cho vuông góc với đất, thật là phiền phức biết bao nhiêu!”

Twitter Facebook LinkedIn