Khí hậu của nghệ An ảnh hưởng như thế nào đến sản xuất nông nghiệp của người dân

GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGHỆ AN

I. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ VÀ ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN:
I.1. Vị trí địa lý kinh tế:
Nghệ An nằm ở vĩ độ 180 33' đến 200 01' vĩ độ Bắc, kinh độ 1030 52' đến 1050 48' kinh độ Đông, ở vị trí trung tâm vùng Bắc Trung Bộ.
Nghệ An là tỉnh nằm ở trung tâm vùng Bắc Trung bộ, giáp tỉnh Thanh Hóa ở phía Bắc, tỉnh Hà Tĩnh ở phía Nam, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào ở phía Tây với 419 km đường biên giới trên bộ; bờ biển ở phía Đông dài 82 km. Vị trí này tạo cho Nghệ An có vai trò quan trọng trong mối giao lưu kinh tế - xã hội Bắc - Nam, xây dựng và phát triển kinh tế biển, kinh tế đối ngoại và mở rộng hợp tác quốc tế.
Nghệ An nằm trên các tuyến đường quốc lộ Bắc - Nam (tuyến quốc lộ 1A dài 91 km đi qua các huyện Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Nghi Lộc, Hưng Nguyên và thành phố Vinh, đường Hồ Chí Minh chạy song song với quốc lộ 1A dài 132 km đi qua các huyện Quỳnh Lưu, Nghĩa Đàn, Tân Kỳ, Anh Sơn, Thanh Chương và thị xã Thái Hoà, quốc lộ 15 ở phía Tây dài 149 km chạy xuyên suốt tỉnh); các tuyến quốc lộ chạy từ phía Đông lên phía Tây, nối với nước bạn Lào thông qua các cửa khẩu (quốc lộ 7 dài 225 km, quốc lộ 46 dài 90 km, quốc lộ 48 dài trên 160 km). Tỉnh có tuyến đường sắt Bắc - Nam dài 94 km chạy qua.
Nghệ An nằm trong hành lang kinh tế Đông - Tây nối liền My-an-ma - Thái Lan - Lào - Việt Nam - Biển Đông theo đường 7 đến cảng Cửa Lò. Nằm trên các tuyến du lịch quốc gia và quốc tế (tuyến du lịch xuyên Việt; tuyến du lịch Vinh - Cánh đồng Chum - Luang-pra-bang - Viêng Chăn - Băng Cốc và ngược lại qua đường 7 và đường 8).
Với vị trí như vậy, Nghệ An đóng vai trò quan trọng trong giao lưu kinh tế, thương mại, du lịch, vận chuyển hàng hoá với cả nước và các nước khác trong khu vực, nhất là các nước Lào, Thái Lan và Trung Quốc, là điều kiện thuận lợi để kêu gọi đầu tư phát triển kinh tế - xã hội.
I.2. Đất đai - Thổ nhưỡng:
Diện tích:
Nghệ An có diện tích tự nhiên là 16.481,62 km2. Với hơn 80% diện tích là vùng đồi núi nằm ở phía tây gồm 10 huyện, và 01 thị xã miền núi; Phía đông là phần diện tích đồng bằng và duyên hải ven biển gồm 07 huyện, 02 thị xã và thành phố Vinh.
Phân chia theo nguồn gốc hình thành thì có các nhóm đất như sau:
Thổ nhưỡng:
a - Đất thuỷ thành: Phân bố tập trung chủ yếu ở các huyện đồng bằng, ven biển, bao gồm 5 nhóm đất: đất cát; đất phù sa, dốc tụ; đất mặn; đất phèn mặn; đất bạc màu và biến đổi do trồng lúa.
Chiếm vị trí quan trọng trong số này có 189.000 ha đất phù sa và nhóm đất cát, có ý nghĩa lớn đối với sản xuất nông nghiệp của tỉnh. Sau đây là đặc điểm của hai loại chính:
- Đất cát cũ ven biển: 21.428 ha (tập trung ở vùng ven biển), đất có thành phần cơ giới thô, kết cấu rời rạc, dung tích hấp thụ thấp. Các chất dinh dưỡng như mùn, đạm, lân đều nghèo, kali tổng số cao, nhưng kali dễ tiêu nghèo, thích hợp và đã được đưa vào trồng các loại cây như: rau, lạc, đỗ, dâu tằm, ... .
- Đất phù sa thích hợp với canh tác cây lúa nước và màu: Bao gồm đất phù sa được bồi hàng năm, đất phù sa không được bồi, đất phù sa lầy úng, đất phù sa cũ có sản phẩm Feralit. Nhóm này có diện tích khoảng 163.202 ha, trong đó đất phù sa không được bồi hàng năm chiếm khoảng 60%. Đất thường bị chia cắt mạnh, nghiêng dốc và lồi lõm, quá trình rửa trôi diễn ra liên tục cả bề mặt và chiều sâu. Loại đất này tập trung chủ yếu ở vùng đồng bằng, phần lớn được dùng để trồng lúa nước (khoảng 74.000 ha). Các dải đất, bãi bồi ven sông và đất phù sa cũ có địa hình cao hơn thường trồng ngô và cây công nghiệp ngắn ngày khác.
- Ngoài hai loại đất chính trên còn có đất cồn cát ven biển và đất bạc màu, tuy nhiên, diện tích nhỏ và có nhiều hạn chế trong sản xuất nông nghiệp.
b - Đất địa thành: Loại đất này tập trung chủ yếu ở vùng núi (74,4%) và bao gồm các nhóm đất sau:
*) Đất đỏ vàng phát triển trên đá phiến thạch sét (Fs)
Tổng diện tích 433.357 ha, phân bố trên một phạm vi rộng lớn ở hầu khắp và tập trung nhiều ở các huyện Tương Dương, Con Cuông, Tân Kỳ, Anh Sơn, Thanh Chương, Nghĩa Đàn, Quỳ Hợp.
Đất đỏ vàng trên phiến sét có ở hầu hết tất cả các loại địa hình nhưng tập trung ở vùng núi thấp, độ dốc lớn, tầng đất khá dày. Đây là loại đất đồi núi khá tốt, đặc biệt là về lý tính (giữ nước và giữ màu tốt), phù hợp để phát triển các loại cây công nghiệp và cây ăn quả. Thời gian qua loại đất này đã được đưa vào sử dụng để trồng các loại cây như: chè, cam, chanh, dứa, hồ tiêu,... Diện tích loại đất này còn nhiều và tập trung thành vùng lớn, nhất là ở các huyện Anh Sơn, Thanh Chương, Nghĩa Đàn, Tân Kỳ, Quỳnh Lưu. Đây là một thế mạnh của Nghệ An so với nhiều địa phương khác ở miền Bắc để phát triển các loại cây công nghiệp và cây ăn quả.
*) Đất vàng nhạt phát triển trên sa thạch và cuội kết (Fq)
Tổng diện tích 315.055 ha, phân bố rải rác theo dải hẹp xen giữa các dải đất phiến thạch kéo dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam của tỉnh qua nhiều huyện miền núi và trung du như Thanh Chương, Anh Sơn, Tân Kỳ, Tương Dương, Kỳ Sơn.... Do thành phần cơ giới tương đối nhẹ hơn so với đất phiến thạch sét nên đất vàng nhạt trên sa thạch thường bị xói mòn mạnh, tầng đất tương đối mỏng và nhiều nơi trơ sỏi đá. Chỉ có một số nơi địa hình đồi núi cao, thảm thực vật che phủ khá mới có độ dày tầng đất từ 50-70 cm. Đất vàng nhạt trên sa thạch thường nghèo dinh dưỡng, khả năng giữ nước và kết dính kém, thành phần keo sét thấp, khả năng giữ màu, đến nay hầu như không sử dụng vào sản xuất nông nghiệp. Ở vùng cao có khả năng trồng một số cây công nghiệp nhưng phải có chế độ bảo vệ nguồn nước và chống xói mòn tốt mới duy trì được hiệu quả sử dụng đất.
*) Đất vàng đỏ phát triển trên các đá axít (Fa)
Tổng diện tích khoảng 217.101 ha, phân bố rải rác ở các huyện Anh Sơn, Con Cuông, Tương Dương, Quỳ Châu... Phần lớn đất vàng đỏ trên đá axít có thành phần cơ giới nhẹ, nghèo dinh dưỡng, bị xói mòn rửa trôi mạnh, độ chua lớn (PHKCL< 4), dùng để trồng rừng.
*) Đất đỏ nâu trên đá vôi (Fv)
Tổng diện tích khoảng 34.064 ha, phân bố rải rác ở các huyện: Tân Kỳ, Nam Đàn, Quỳ Hợp... Đất đỏ nâu trên đá vôi ở các vùng địa hình thấp thường có tầng dày hơn; ở vùng núi cao đất đá vôi bị phong hoá và rửa trôi mạnh nên tầng đất mỏng hơn. Tuy nhiên, phần lớn đất đá vôi có độ dày tầng đất khá thường trên 50 cm, độ phì ở đất đá vôi khá. Đất đỏ nâu trên đá vôi thích hợp cho việc trồng nhiều loại cây lâu năm như: cam, chè, cà phê, cao su... và có tầng đất dày, độ dốc thoải và độ phì khá. Tuy nhiên, diện tích đất đá vôi này không lớn mà phân bố manh mún, có thể kết hợp với những đất khác để tạo nên những vùng cây trồng có hiệu quả kinh tế cao.
*) Đất nâu đỏ trên bazan (Fk)
Tổng diện tích khoảng 14.711 ha, phân bố chủ yếu ở vùng kinh tế Phủ Quỳ. Đây là loại đất tốt, thoát nước tốt nhưng giữ nước kém, có tầng dày trên 1 m, địa hình khá bằng phẳng, ít dốc (độ dốc nhỏ hơn 10o), rất thích hợp với cây công nghiêp dài ngày. Hầu hết loại đất này đã được sử dụng vào sản xuất, chủ yếu là trồng cao su, cà phê, cam,... và cho hiệu quả kinh tế cao.
*) Đất Feralit đỏ vàng trên núi, đất mùn trên núi cao
Loại đất này chiếm gần 20% diện tích thổ nhưỡng. Tuy có độ phì cao song khả năng phát triển sản xuất nông nghiệp bị hạn chế do tập trung chủ yếu trên núi cao, địa hình dốc và bị chia cắt mạnh. Đây là địa bàn thích hợp cho sản xuất lâm nghiệp.
I.3. Địa hình:
Nghệ An nằm ở Đông Bắc dãy Trường Sơn có địa hình đa dạng, phức tạp, bị chia cắt mạnh bởi các dãy đồi núi và hệ thống sông, suối. Về tổng thể, địa hình nghiêng theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, với ba vùng sinh thái rõ rệt: miền núi, trung du, đồng bằng ven biển. Trong đó, miền núi chiếm tới 83% diện tích lãnh thổ. Địa hình có độ dốc lớn, đất có độ dốc lớn hơn 8o chiếm gần 80% diện tích tự nhiên toàn tỉnh, đặc biệt có trên 38% diện tích đất có độ dốc lớn hơn 25o. Nơi cao nhất là đỉnh Pulaileng (2.711m) ở huyện Kỳ Sơn, thấp nhất là vùng đồng bằng các huyện Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Yên Thành, có nơi chỉ cao 0,2 m so với mặt nước biển (xã Quỳnh Thanh, Quỳnh Lưu). Đặc điểm địa hình trên là một trở ngại lớn cho việc phát triển mạng lưới giao thông đường bộ, đặc biệt là các tuyến giao thông vùng trung du và miền núi, gây khó khăn cho phát triển lâm nghiệp và bảo vệ đất đai khỏi bị xói mòn, gây lũ lụt cho nhiều vùng trong tỉnh. Tuy nhiên, hệ thống sông ngòi có độ dốc lớn, với 117 thác lớn, nhỏ là tiềm năng lớn có thể khai thác để phát triển thuỷ điện và điều hoà nguồn nước phục vụ sản xuất và dân sinh.
I.4. Khí hậu, thuỷ văn:
Nghệ An nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh và chia làm hai mùa rõ rệt: mùa hạ nóng, ẩm, mưa nhiều và mùa đông lạnh, ít mưa.
Khí hậu:
a) Chế độ nhiệt:
Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 24 - 250 C, tương ứng với tổng nhiệt năm là 8.9000 C. Sự chênh lệch nhiệt độ giữa các tháng trong năm khá cao. Nhiệt độ trung bình các tháng nóng nhất (tháng 6 đến tháng 7) là 30-310 C, nhiệt độ cao tuyệt đối 42,70 C; nhiệt độ trung bình các tháng lạnh nhất (tháng 12 năm trước đến tháng 2 năm sau) là 190 C, nhiệt độ thấp tuyệt đối - 0,50 C.
Số giờ nắng trung bình/năm là 1.500 - 1.700 giờ. Tổng tích ôn là 3.5000C - 4.0000C.
b) Chế độ mưa:
Nghệ An là tỉnh có lượng mưa trung bình so với các tỉnh khác ở miền Bắc. Lượng mưa bình quân hàng năm dao động từ 1.200-2.000 mm/năm với 123 - 152 ngày mưa, phân bổ cao dần từ Bắc vào Nam và từ Tây sang Đông và chia làm hai mùa rõ rệt:
- Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa chỉ chiếm 15 - 20% lượng mưa cả năm, tháng khô hạn nhất là tháng 1, 2; lượng mưa chỉ đạt 7 - 60 mm/tháng.
- Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa tập trung chiếm 80 - 85% lượng mưa cả năm, tháng mưa nhiều nhất là tháng 8, 9 có lượng mưa từ 220 - 540mm/tháng, số ngày mưa 15 - 19 ngày/tháng, mùa này thường kèm theo gió bão.
c) Độ ẩm không khí:
Trị số độ ẩm tương đối trung bình năm dao động từ 80 - 90%, độ ẩm không khí cũng có sự chênh lệch giữa các vùng và theo mùa. Chênh lệch giữa độ ẩm trung bình tháng ẩm nhất và tháng khô nhất tới 18 - 19%; vùng có độ ẩm cao nhất là thượng nguồn sông Hiếu, vùng có độ ẩm thấp nhất là vùng núi phía Nam (huyện Kỳ Sơn, Tương Dương). Lượng bốc hơi từ 700 - 940 mm/năm.
d) Chế độ gió:
Nghệ An chịu ảnh hưởng của hai loại gió chủ yếu: gió mùa Đông Bắc và gió phơn Tây Nam.
- Gió mùa Đông Bắc thường xuất hiện vào mùa Đông từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, bình quân mỗi năm có khoảng 30 đợt gió mùa Đông Bắc, mang theo không khí lạnh, khô làm cho nhiệt độ giảm xuống 5 - 100C so với nhiệt độ trung bình năm.
- Gió phơn Tây Nam là một loại hình thời tiết đặc trưng cho mùa hạ của vùng Bắc Trung Bộ. Loại gió này thường xuất hiện ở Nghệ An vào tháng 5 đến tháng 8 hàng năm, số ngày khô nóng trung bình hằng năm là 20 - 70 ngày. Gió Tây Nam gây ra khí hậu khô, nóng và hạn hán, ảnh hưởng không tốt đến sản xuất và đời sống sinh hoạt của nhân dân trên phạm vi toàn tỉnh.
e) Các hiện tượng thời tiết khác:
Là tỉnh có diện tích rộng, có đủ các dạng địa hình: miền núi, trung du, đồng bằng và ven biển nên khí hậu tỉnh Nghệ An đa dạng, đồng thời có sự phân hoá theo không gian và biến động theo thời gian.
Bên cạnh những yếu tố chủ yếu như nhiệt độ, lượng mưa, gió, độ ẩm không khí thì Nghệ An còn là một tỉnh chịu ảnh hưởng của bão và áp thấp nhiệt đới. Trung bình mỗi năm có 2 - 3 cơn bão, thường tập trung vào tháng 8 – 10 và có khi gây ra lũ lụt.
Sương muối chỉ có khả năng xảy ra ở các vùng núi cao và một vài vùng trung du có điều kiện địa hình và thổ nhưỡng thuận lợi cho sự thâm nhập của không khí lạnh và sự mất nhiệt do bức xạ mạnh mẽ của mặt đất như khu vực Phủ Quỳ.
Nhìn chung, Nghệ An nằm trong vùng khí hậu có nhiều đặc thù, phân dị rõ rệt trên toàn lãnh thổ và theo các mùa, tạo điều kiện cho nhiều loại cây trồng phát triển. Khí hậu có phần khắc nghiệt, đặc biệt là bão và gió Tây Nam gây trở ngại không nhỏ cho sự phát triển chung, nhất là sản xuất nông nghiệp.
. Thuỷ văn:
Tỉnh Nghệ An có 7 lưu vực sông (có cửa riêng biệt), tuy nhiên 6 trong số này là các sông ngắn ven biển có chiều dài dưới 50 km, duy nhất có sông Cả với lưu vực 15.346 km2, chiều dài 361 km. Địa hình núi thấp và gò đồi chiếm tỷ trọng lớn nên mạng lưới sông suối trong khu vực khá phát triển với mật độ trung bình đạt 0,62 km/km2 nhưng phân bố không đều trong toàn vùng. Vùng núi có độ dốc địa hình lớn, chia cắt mạnh, mạng lưới sông suối phát triển mạnh trên 1 km/km2, còn đối với khu vực trung du địa hình gò đồi nên mạng lưới sông suối kém phát triển, trung bình đạt dưới 0,5 km/km2. Tuy sông ngòi nhiều, lượng nước khá dồi dào nhưng lưu vực sông nhỏ, điều kiện địa hình dốc nên việc khai thác sử dụng nguồn nước sông cho sản xuất và đời sống gặp nhiều khó khăn.
II. TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
II.1. Tài nguyên rừng:
Rừng Nghệ An mang nhiều nét điển hình của thảm thực vật rừng Việt Nam. Theo thống kê có đến 153 họ, 522 chi và 986 loài cây thân gỗ, chưa kể đến loại thân thảo, thân leo và hạ đẳng. Trong đó có 23 loài thân gỗ và 6 loài thân thảo được ghi vào sách đỏ Việt Nam. Rừng tập trung ở các vùng đồi núi với hai kiểu rừng phổ biến là rừng kín thường xanh, phân bố ở độ cao dưới 700m và rừng kín hỗn giao cây lá kim, phân bố ở độ cao lớn hơn 700m.
Rừng Nghệ An vẫn là nguồn nguyên liệu quan trọng cho khai thác và phát triển các ngành công nghiệp. Tổng trữ lượng gỗ hiện còn khoảng 52 triệu m3, trong đó có tới 42,5 vạn m3 gỗ Pơmu. Trữ lượng tre, nứa, mét khoảng trên 1 tỷ cây.
Cùng với sự đa dạng của địa hình, cảnh quan sinh thái đã tạo cho hệ động vật ở Nghệ An cũng đa dạng phong phú. Theo thống kê động vật Nghệ An hiện có 241 loài của 86 họ và 28 bộ. Trong đó: 64 loài thú, 137 loài chim, 25 loài bò sát, 15 loài lưỡng thê, trong đó có 34 loài thú, 9 loài chim, 1 loài cá được ghi vào sách đỏ Việt Nam.
Tổ chức Văn hoá, khoa học và Giáo dục Liên hợp quốc (UNESCO) đã công nhận và xếp hạng khu dự trữ sinh quyển Tây Nghệ An gồm rừng nguyên sinh - vườn quốc gia Pù Mát có diện tích 93.523 ha, khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống có diện tích 41.127 ha, khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt có diện tích trên 34.723 ha với nhiều loài động vật, thực vật quý hiếm có tiềm năng phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái. Khu dự trữ này trải dài trên 9 huyện miền núi của tỉnh.
Tổng diện tích đất lâm nghiệp toàn tỉnh: 1.148.453,6 ha. Trong đó:
- Rừng phòng hộ: 366.505,7 ha; đất có rừng tự nhiên phòng hộ: 255.845,26 ha; đất có rừng trồng phòng hộ: 19.898,61 ha; đất khoanh nuôi phục hồi rừng phòng hộ: 17.533,53 ha; đất trồng rừng phòng hộ: 6.813,42 ha.
- Rừng đặc dụng: 171.790 ha; đất có rừng tự nhiên đặc dụng: 158.286,83 ha; đất có rừng trồng đặc dụng: 529,80 ha; đất khoanh nuôi phục hồi rừng đặc dụng: 541,10 ha; đất trồng rừng đặc dụng: 26,10 ha.
- Rừng sản xuất: 447.850,81 ha: đất có rừng tự nhiên sản xuất: 272.566,74 ha; đất có rừng trồng sản xuất: 76.657,22 ha; đất khoanh nuôi phục hồi rừng sản xuất: 64.505,80 ha; đất trồng rừng sản xuất: 34.121,05 ha.

II.2. Tài nguyên biển:
Nghệ An có bờ biển dài 82 km và diện tích vùng biển 4.230 hải lý vuông, dọc bờ biển có 6 cửa lạch (lạch Cờn, lạch Quèn, lạch Thơi, lạch Vạn, Cửa Lò, Cửa Hội ) với độ sâu từ 1 đến 3,5 m thuận lợi cho tàu thuyền có trọng tải 50 - 1.000 tấn ra vào.
Từ độ sâu 40 m trở vào là vùng có đáy tương đối bằng phẳng, vùng phía ngoài có nhiều đá ngầm và chướng ngại vật, cồn cát, nơi tập trung nhiều bãi cá có giá trị kinh tế cao.
Theo điều tra của Viện nghiên cứu hải sản, trữ lượng hải sản các loại Nghệ An khoảng 80.000 tấn, khả năng khai thác cho phép khoảng 35-37 nghìn tấn/năm.
Trữ lượng cá ở vùng có độ sâu trên 30m trở ra chiếm 60%; cá nổi chiếm 30%, cá đáy chiếm 70%, lượng cá nổi có khả năng khai thác dễ hơn. Cá biển ở Nghệ An có tới 267 loài trong 91 họ, tập trung nhiều vào các loài như cá trích 30-39%, cá nục 15-20%, cá cơm 10 - 15%.
Tôm biển có 08 loài sống tập trung ở vùng nước nông 30m trở vào; tôm he khả năng khai thác lớn, chiếm 30% tổng số tôm. Có hai bãi tôm chính: bãi Lạch Quèn diện tích 305 hải lý vuông, trữ lượng 250 - 300 tấn, khả năng khai thác 50%; bãi Diễn Châu diện tích 425 hải lý vuông, trữ lượng 360 - 380 tấn, khả năng khai thác 50%.
Dọc bờ biển Nghệ An có 3.500 ha nước lợ sử dụng cho việc nuôi trồng thuỷ sản và sản xuất muối. Hiện (năm 2009), trong toàn tỉnh có khoảng 3.000 ha mặt nước mặn, lợ chuyên nuôi trồng thủy sản (nuôi tôm, cua xuất khẩu).
Bờ biển Nghệ An có nhiều bãi tắm đẹp và hấp dẫn như bãi tắm Cửa Lò, Nghi Thiết, Cửa Hiền, Quỳnh Bảng, Quỳnh Phương..., nước sạch, sóng không lớn, độ sâu thoải, độ mặn thích hợp, ở vị trí thuận lợi về giao thông. Tuy nhiên, chưa được đầu tư để khai thác tốt phục vụ du khách như Cửa Hiền, Quỳnh Phương, đảo Ngư, đảo Lan Châu...
Với bờ biển dài và nhiều cửa lạch, Nghệ An có nhiều tiềm năng phát triển vận tải biển, trong đó cảng hàng hoá Cửa Lò và cảng cá Cửa Hội. Cảng Cửa Lò (hiện tại tàu loại 10.000 tấn ra vào thuận lợi, sẽ tiếp tục được nâng cấp; khu vực kho bãi rộng khoảng 13.000 m2) đã được nhà nước quyết định đầu tư nâng cấp, mở rộng đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và vùng Bắc Trung Bộ trong tương lai.
II.3. Tài nguyên khoáng sản:
Nghệ An có nhiều loại khoáng sản khác nhau, phân bố tập trung, có trên địa bàn nhiều huyện. Các loại khoáng sản của Nghệ An có chất lượng cao, nguyên liệu chính gần nguyên liệu phụ, gần đường giao thông nên rất thuận lợi cho phát triển sản xuất xi măng, gốm sứ, bột đá siêu mịn, gach lát, sản phẩm thủ công mỹ nghệ... Đá xây dựng:
Đá xây dựng ở Nghệ An phân bố khá đồng đều trên hầu hết các huyện, chất lượng tốt, bao gồm nhiều chủng loại khác nhau với tổng trữ lượng khoảng 05 tỷ tấn.
* Đá Riolit: Phân bố ở nhiều huyện như: Đô Lương, Hưng Nguyên, Nghi Lộc, Nam Đàn, Thanh Chương. Đá riolit có cường độ kháng nén cao (>1000 Kg/cm2), có thể sử dụng rất tốt trong xây dựng. Một số điểm tập trung như Khu Mỹ Sơn, Nhân Sơn (Đô Lương), Hưng Yên, Hưng Tây (Hưng Nguyên); Nghi Công Nam, Nghi Yên, Nghi Lâm, Nghi Vạn, Nghi Kiều (Nghi Lộc); Thanh Ngọc (Thanh Chương) với tổng trữ lượng khoảng 262 triệu m3.
* Đá Granit: Phân bổ ở huyện Tân Kỳ, Quỳ Hợp, Con Cuông, Anh Sơn, trong đó đặc trưng nhất là khối granit Phu Loi - huyện Tân Kỳ và Bản Gié - huyện Quỳ Hợp. Đá Granit có cường độ kháng nén cao (>1000 Kg/cm2), hiện nay mới khảo sát khối Bản Gié - huyện Quỳ Hợp có trữ lượng 100 triệu m3.
* Đá vôi xây dựng: Phân bổ ở hầu hết các huyện trong toàn tỉnh. Các mỏ đá vôi và đá vôi đôlômit hoá có thành phần CaO thấp, MgO cao và không ổn định, không đảm bảo chất lượng để sản xuất ximăng, nhưng có thể sử dụng làm đá xây dựng. Trữ lượng đá vôi xây dựng rất lớn khoảng gần 2361 triệu m3.
* Cát kết: đã khảo sát 4 mỏ với trữ lượng 329 triệu m3. Lớn nhất là mỏ cát kết núi Cấm: 250 triệu m3. Cát kết có cường độ kháng nén trung bình 750-900 Kg/cm2, có thể khai thác các khối có kích thước 1 x 1 x 1m.
* Laterit: đã khảo sát 7 mỏ với trữ lượng 25,82 triệu m3. Laterit có cường độ kháng nén thấp 18-20 Kg/cm2, có thể khai thác làm vật liệu xây.
Đá vôi và sét làm xi măng:
Với tiềm năng sẵn có, Nghệ An có đủ điều kiện để phát triển mạnh ngành sản xuất vật liệu xây dựng, đặc biệt là sản xuất xi măng. Qua một số khu vực mỏ đã khảo sát, trữ lượng đá vôi làm xi măng của Nghệ An khoảng 04 tỷ tấn. Đá vôi sản xuất xi măng ở Nghệ An có chất lượng tốt, phân bố trên nhiều huyện. Trữ lượng này cho phép hàng năm sản xuất xi măng ở mức 15 đến 20 triệu tấn, nhưng hiện nay chỉ mới ở mức trên 2 triệu tấn/năm. Dưới đây là một số vùng có trữ lượng đá vôi lớn tập trung như sau:
* Vùng Hoàng Mai: đã thăm dò 2 mỏ là Hoàng Mai A và Hoàng Mai B với trữ lượng 338 triệu tấn. Chất lượng các mỏ này đạt tiêu chuẩn sản xuất ximăng (CaO=51-53%; MgO=1,56%).
* Vùng Tân Thắng - Quỳnh Lưu: ước tính ban đầu cho thấy vúng này có trữ lượng khoảng 200 triệu tấn đá vôi và 25 triệu tấn đá sét làm nguyên liệu sản xuất xi măng.
* Vùng Anh Sơn - Đô Lương: Trữ lượng đá vôi rất lớn, dự báo trên 300 triệu tấn. Tuy nhiên, đến nay mới có 4 mỏ được khảo sát với tổng trữ lượng 157 triệu tấn. Chất lượng đá vôi vùng Anh Sơn rất tốt (CaO>54%; MgO < 1%), điều kiện giao thông thuận lợi.
* Vùng Tân Kỳ: Đây là vùng có trữ lượng đá vôi và đá sét tập trung rất lớn. Trữ lượng đá vôi lên đến trên 2,7 tỷ tấn và đá sét là khoảng 760 triệu tấn.
Ngoài 2 vùng có trữ lượng lớn trên, đá vôi còn phân bố rải rác ở các huyện khác như Quỳ Châu, Quỳ Hợp, Yên Thành, Diễn Châu ...
Bên cạnh nguồn đá vôi làm xi măng, Nghệ An cũng có đá sét làm xi măng phân bố ở các huyện Nghĩa Đàn, Quỳnh Lưu, Anh Sơn, Đô Lương, Tân Kỳ với tổng trữ lượng khoảng 1,2 tỷ tấn.

. Cát, sỏi và các mỏ sét gạch ngói làm vật liệu xây dựng và đất san lấp:
Với nguồn nguyên liệu dồi dào sẵn có, Nghệ An có đủ điều kiện để khai thác và phát triển ngành sản xuất vật liệu xây dựng. Dưới đây là một số vùng có trữ lượng cát sỏi, mỏ sét làm gạch ngói và đất san lấp đã được quy hoạch, thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng:
* Cát sỏi: Tập trung ở điểm hầu hết trên tất cả các huyện trong tỉnh gồm: Quế Phong, Quy Châu, Kỳ Sơn, Tương Dương, Quỳ Hợp, Nghĩa Đàn, Thị xã Thái Hòa, Quỳnh Lưu, Con Cuông, Tân Kỳ, Yên Thành, Diễn Châu, Anh Sơn, Dô Lương, Thanh Chương, Nghi Lộc, Nam Đàn, Hưng Nguyên, Tp Vinh với trữ lượng đã được quy hoạch 24,3 triệu m3 và tài nguyện dự trữ là 36,31 triệu m3
* Mỏ sét gạch ngói: Tập trung ở điểm hầu hết trên tất cả các huyện trong tỉnh gồm: Quế Phong, Quy Châu, Kỳ Sơn, Tương Dương, Quỳ Hợp, Nghĩa Đàn, Thị xã Thái Hòa, Con Cuông, Tân Kỳ, Yên Thành, Diễn Châu, Anh Sơn, Dô Lương, Thanh Chương, Nam Đàn, Hưng Nguyên, Quỳnh Lưu với trữ lượng đã được quy hoạch 39,6 triệu m3 và tài nguyện dự trữ là 55,1 triệu m3
* Đất san lấp: Tập trung ở điểm hầu hết trên tất cả các huyện trong tỉnh gồm: Quỳ Châu, Tương Dương, Quỳ Hợp, Nghĩa Đàn, Thị xã Thái Hòa, Quỳnh Lưu, Nghi Lộc, Nam Đàn, Hưng Nguyên với trữ lượng đã được quy hoạch 87,1 triệu m3 và tài nguyện dự trữ là 32,6 triệu m3.

Đá trắng :
Trên cơ sở tài nguyên đã điều tra và tình hình phát triển cơ sở hạ tầng trên địa bàn, vùng tài nguyên đá vôi trắng có thể phân thành 4 vùng chính gồm:
Vùng I: Thuộc xã Châu Hồng và xã Liên Hợp (Quỳ Hợp) có đá hoa calcit màu trắng của vùng có tiềm năng lớn và chất lượng tốt, hạ tầng giao thông thuận lợi.
Vùng II: Thuộc xã Châu Lộc và xã Đồng Hợp (Quỳ Hợp)
Vùng III: Thuộc xã Châu Cường và Châu Quang (Quỳ Hợp). Đây là vùng có diện tích phân bố đá hoa trắng lớn và chất lượng tốt.
Vùng IV: Thuộc 1 phần xã Châu Quang, Châu Lộc, Châu Đình (Quỳ Hợp). Đặc điểm vùng này có diện phân bố đá hoa rộng. Tại đây có hai loại đá hoa: đá hoa calcit và đá hoa dolomit. Đá hoa calcit màu trắng là khoáng chất công nghiệp có 694,52 triệu tấn trong đó cấp C1+C2 là 123,14 triệu tấn, tài nguyên cấp P1+P2 là 571,11 triệu tấn; Đá hoa Dolomit màu trắng, trắng xám là khoáng chất công nghiệp nghèo MgO (nhỏ hơn 20%) tài nguyên cấp P1 + P2 là: 114,496 triệu tấn.
Cao lanh và sét làm gốm:
Đã khảo sát 5 mỏ sét gốm với trữ lượng khoảng 01 tỷ tấn và 4 mỏ cao lanh với trữ lượng 820.350 tấn. Ở những mỏ đã khảo sát cho thấy, cao lanh và sét gốm của Nghệ An có quy mô nhỏ, chất lượng không cao, dùng để làm nguyên liệu sản xuất các loại gốm sứ thông thường.
Đá Mable:
Cho đến nay, đã khảo sát 12 mỏ với trữ lượng 326,138 triệu m3. Các mỏ đá ốp lát đã được khảo sát bao gồm đá vôi hoa hoá, dăm kết, cuội kết và granit.
* Đá vôi hoa hoá: đã khảo sát 8 mỏ với trữ lượng 299,123 triệu m3. Đá hoa có nhiều màu: đen, xám trắng, trắng sữa thuần khiết, xanh vân trắng, vân màu... Đá hoa Làng Đò (huyện Quỳ Hợp) đã được nghiên cứu từ năm 1973 cùng với việc tìm kiếm đá ốp lát cho xây dựng Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh và đã được khai thác trên 20 năm. Độ nguyên khối của đá hoa thường đạt 0,5 - 0,8 m3. Đá hoa Làng Đò có những khối kích thước lớn 3 x 1,5 x 1 m được sử dụng trong nghệ thuật kiến trúc, tạo hình...
* Dăm kết, cuội kết: đã khảo sát ba mỏ với trữ lượng 22,025 triệu m3. Đá có nhiều màu sắc khác nhau: xanh lá cây, xanh lá mạ, xám đen, nâu... khối có kích thước 1 x 1 x 1 m. Hệ số thu hồi đạt 20 - 25%.
Than:
Là nguồn khoáng sản quan trọng của tỉnh Nghệ An. Cho đến nay có nhiều mỏ, điểm thiếc gốc và sa khoáng được phát hiện các mỏ, điểm, tập trung ở 3 vùng chính là Quế Phong, Quỳ Hợp và Tân Kỳ.
Đá Bazan:
Đá Bazan phân bố chủ yếu tại Nghĩa Đàn, Tân Kỳ, Quỳnh Lưu với diện tích khoảng 200 km2. Phần khoáng sản có điều kiện khai thác tương đối thuận lợi có diện tích gần 26 km2. Trữ lượng dự báo toàn vùng khoảng 260 triệu m3. Đá bazan có thành phần hoá học trung bình: SiO2 = 42,5 - 45 (%); Al2O3 = 15 (%); Fe2O3 = 12 (%); MgO = 6 - 7 (%).
Loại bazan đặc xít có cường độ trên 2.000 KG/cm2 có thể sử dụng rất tốt làm các loại đá xây dựng.
Loại bazan bọt có tỷ lệ độ rỗng cao (đến 79%) có thể làm cốt liệu bê tông nhẹ, vật liệu cách âm, cách nhiệt, phụ gia cho xi măng.
Đến nay, đã khảo sát 3 mỏ đá bazan (đều ở Thị xã Thái Hoà) với tổng trữ lượng 111,054 triệu m3, trong đó: bazan đặc xít là 107,000 triệu m3; bazan bọt là 4,054 triệu m3. Mỏ bazan bọt có trữ lượng lớn nhất là Hòn Nghén (đồi Trọc) ở huyện Nghĩa Đàn có trữ lượng cấp C1 + C2 = là 3,4 triệu m3


 10

Cảng Cửa Thơi

0,1

300

11

Cảng Cửa Quèn

0,1

500

12

Cảng Cửa Vạn

0,1

500

Các tuyến vận tải bằng đường biển nội địa:

- Tuyến Cửa Lò - Hải Phòng, Quảng Ninh; Sài Gòn, Nha Trang, Đà Nẵng,…và ngược lại mật độ 2 tàu/ngày vận chuyển hàng chủ yếu phân, than, nông sản, gỗ, xi măng, thiết bị,…

- Tuyến Bến Thuỷ (Cửa Hội) - Quảng Ninh, Nha Trang,... và ngược lại 5 tàu/tuần vận chuyển than, xi măng, VLXD,...

- Tuyến Diễn Châu (Lạch Vạn) - Nội địa trong nước: 4 tàu/tuần, mặt hàng chủ yếu là than, phân, VLXD,...

- Tuyến Quỳnh Lưu (Lạch Quèn) - Nội địa trong nước: 4 tàu/tuần, mặt hàng chủ yếu là than, xi măng, VLXD,...

Các tuyến vận tải bằng đường biển quốc tế:

Tuyến cảng Cửa Lò - Hồng Công; Singapo; Nhật Bản; Hàn Quốc; Đông Âu; Tây Âu; Châu Mỹ,... và ngược lại mật độ 2,1 tàu/tuần. Hàng hoá chủ yếu là thiết bị, phân bón, nhựa đường, hàng bách hoá điện tử,...

Hiện trạng và quy hoạch các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh đến năm 2020

TT

Tên cửa khẩu

Cấp, hạng

Quy

Năng lực

 thông quan

(tấn hàng

hoá/năm)

Cơ sở

hạ tầng

kỹ thuật

Địa điểm

1

Cửa khẩu QT Nậm Cắn

Quốc tế

11,60

500.000

Đầy đủ

Xã Nậm Cắn, huyện Kỳ Sơn

2

Cửa khẩu Thanh Thuỷ (1)

Quốc gia

25,8

300.000

Đang quy hoạch xây dựng KKT Cửa khẩu

Xã Thanh Thuỷ, huyện Thanh Chương

3

Cửa khẩu Thông Thụ (2)

Cửa khẩu phụ

4 - 5

100.000

Chưa có

Xã Thông Thụ, huyện Quế Phong

4

Cửa khẩu Cao Vều (2)

Cửa khẩu phụ

4 - 5

100.000

Chưa có

Huyện Anh Sơn

5

Cửa khẩu biển cảng Của Lò (3)

Quốc gia

21

1.500.000

Đầy đủ

Thị xã Của Lò

Ghi chú: (1) Cửa khẩu đang triển khai dự án nâng cấp từ cửa khẩu phụ thành cửa khẩu Quốc gia (2008 - 2015) với năng lực thông quan:300.000 tấn hàng hoá /năm.

              (2) Cửa khẩu đang quy hoạch và xây dựng đường giao thông QL 48 từ Phú Phương vào cửa khẩu.

               (3) Cửa khẩu đường biển cảng Cửa Lò quy hoạch đến năm 2020; Có năng lực thông quan: 3.000.000 tấn hàng hoá /năm.

II.2. Điện:                     

Năng lực hiện tại:

II.2.1.1. Tình trạng hệ thống điện ở Nghệ An:

Các phụ tải tỉnh Nghệ An được cấp điện từ hệ thống điện miền Bắc thông qua tuyến đường dây 220KV từ Thủy điện Hoà Bình tới trạm 500KV Hà Tĩnh (dây dẫn AC300 dài 271km) và 2 trạm biến áp 220/110KV: Hưng Đông và Nghi Sơn:

TT

TRẠM/PHỤ TẢI

CÔNG SUẤT

CẤP ĐIỆN CHO

1

Trạm 220KV Hưng Đông

(cấp cho Nghệ An 130MW, Hà Tĩnh 40MW)

(2x125)MVA - 220/110/10KV

Pmax 170MW

Phía 110KV có 7 lộ: 1 lộ đi Bến Thuỷ, 1 lộ đi Đô Lương, 2 ngăn lộ vào trạm 110KV nối cấp Hưng Đông, 1 lộ đi Cửa Lò và 1 lộ đi Linh Cảm, 1 lộ đi Thạch Linh (Hà Tĩnh)

2

Trạm 220KV Nghi Sơn công suất, nằm trên địa bàn huyện Tĩnh Gia - Thanh Hoá.

(1x125)MVA - 220/110/10KV

Pmax 65 MW

4 trạm 110KV phía Bắc tỉnh Nghệ An thông qua tuyến dây 110KV mạch kép

3

Trạm 220kV Đô Lương (E15.10)

( 1 x 125 ) MVA

220/110/22KV

Pmax  80MW

3 trạm 110kV bao gồm trạm 110kV Thanh Chương,110kV Đô Lương, 110kV Nam Đàn

Các phụ tải tỉnh Nghệ An được cấp điện từ 9 trạm 110KV với tổng dung lượng đặt là 379MVA

4

Trạm 110KV Hưng Đông

(E15-1):

(2x25)MVA điện áp 110/35/10KV

Pmax 52MW

phía Bắc TP Vinh và các huyện Hưng Nguyên, Nam Đàn, Nghi Lộc

5

Trạm 110KV Nghĩa Đàn

(E15-2)

(1x16)MVA-110/35/10KV

Pmax 9 MW

huyện Nghĩa Đàn và 1 phần các huyện Quỳ Hợp, Quỳnh Lưu

6

Trạm 110KV Quỳ Hợp

(E15-3)

công suất (1x25)MVA-110/35/10KV Pmax 6MW

huyện Quỳ Hợp, Quỳ Châu, Quế Phong

7

Trạm 110KV Đô Lương

(E15-4)

(2x25)MVA - 110/35/10KV

Pmax 40MW

huyện Đô Lương, Thanh Chương, Tân Kỳ, Anh Sơn, và 1 phần huyện Yên Thành

8

Trạm 110KV Quỳnh Lưu

(E15-5)

(2x25)MVA Pmax 28MW

huyện Quỳnh Lưu, Diễn Châu và 1 phần huyện Yên Thành

9

Trạm 110KV Hoàng Mai

(E15-6)

(2x25)MVA-110/6KV

Pmax 20MV

chuyên dùng cấp riêng cho dây chuyền sản xuất NM Ximăng Hoàng Mai - huyện Quỳnh Lưu

10

Trạm 110KV Bến Thuỷ

(E15-7)

(2x25)MVA-110/35/22KV

Pmax 30MW

phía Nam TP Vinh, huyện Nghi Lộc và huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh

11

Trạm 110KV Cửa Lò

(E15-8)

(1x25)MVA-110/35/22

Pmax 20MW

Thị xã Cửa Lò và 1 phần phía Nam huyện Nghi Lộc

12

Trạm 110KV Tương Dương

(E15-14)

(1x25)MVA-110/35/6KV

Pmax 5MW

các huyện: Con Cuông, Kỳ Sơn, và Tương Dương

13

Trạm 110kV Thanh Chương (E15.11 )

(2x25)MVA-110/35/10kV

Pmax 22MW

Huyện Thanh Chương, một phần huyện Đô Lương và Nam Đàn

14

Trạm 110kV Truông Bành (E15.12 )

(1x40)MVA

Pmax 5MW

Huyện Quế Phong

15

Trạm 110kV Diễn Châu (E15.13)

(1x16+1x25)

MVA-110/35/10KV Pmax 30MW

Huyện Diễn Châu

16

Trạm 110kV Nam Đàn (E15.15)

(1x25)MVA-110/35/10(22)KV Pmax 21MW

Huyện Nam Đàn

17

Trạm 110kV Hưng Hòa (E15.16)

1x40MVA-110/22kV

Pmax 15MW

Thành phố Vinh, Cửa Hội

II.4. Ngân hàng - Tài chính:

Tính đến nay, trên địa bàn tỉnh Nghệ An đã có tương đối đầy đủ chi nhánh của hầu hết các ngân hàng, tổ chức tài chính, tín dụng lớn trong nước với đủ các loại hình như: Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Thương mại cổ phần, chi nhánh bảo hiểm tiền gửi, chi nhánh quỹ tín dụng nhân dân trung ương, quỹ tín dụng nhân dân cơ sở.

ĐỊA CHỈ MỘT SỐ NGÂN HÀNG VÀ PHÒNG GIAO DỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

TT

TÊN ĐƠN VỊ

ĐỊA CHỈ

ĐIỆN THOẠI

HỘI SỞ CHÍNH

1

NH TM CP Bắc Á

117 Quang Trung - Tp Vinh

038 3844277

CHI NHÁNH CẤP I

1

NH NN &PTNT Nghệ An

Số 364 Đường Nguyễn Văn Cừ - Tp Vinh

038 3849680

2

NH CSXH tỉnh Nghệ An

125 Lê Hồng Phong - Tp Vinh

038 3847914

4

NH Công Thương Nghệ An

Số 7 Nguyễn Sỹ Sách - Tp Vinh

038 3.842.842

7

NH Đầu tư & PT Nghệ An

216 Lê Duẩn - Tp Vinh

038 3.841.325

11

NH Ngoại thương Vinh

Quang Trung - Tp Vinh

038 3.842.033

12

NH PT Nhà Đồng bằng Sông Cửu Long Nghệ An

Số 5 Nguyễn Sỹ Sách - Tp Vinh

038 3.595.473

13

CN VIB Vinh

Nhà C1 - Quang Trung-TP Vinh

038 3.588.228

14

Chi nhánh VPBank Vinh

Nhà C1 - Quang Trung- TP Vinh

038 3.582.523

16

CN Eximbank Nghệ An

99 Lê Lợi - TP Vinh

038 3.585.715

17

CN Techcombank Nghệ An

23 Quang Trung, TP Vinh

038 3.588.323

18

CN SCB Nghệ An

25 Quang Trung, Vinh

038 3.588.500

19

CN NH Quân đội

72 Lê Lợi, Tp Vinh

038 3.560.586

20

CN NH Á Châu ACB

Nhà C1 - Quang Trung-TP Vinh

 038 3.556.979

21

CN Nghệ An NH Phát triển

Số 10 Duy Tân, Tp Vinh

038 3.566.993

II.5. Y tế:

 Số bệnh viện đa khoa các cấp:

- Công lập: Năm 2016: 29 bệnh viện; năm 2020: 31 bệnh viện.

- Dân lập: Năm 2016: 10 bệnh viện; năm 2020: 12 bệnh viện.

Tổng số bác sỹ:

Năm 2016: 2.380 bác sỹ;

Số bác sỹ/vạn dân (công lập):

Năm 2016: 7,6 bác sỹ/vạn dân; năm 2020: 8 bác sỹ/vạn dân.

Số giường bệnh/vạn dân:

Năm 2016: 26,6 giường bệnh/vạn dân; năm 2020: 20 giường bệnh/vạn dân.

II.5.5. Số xã có trạm y tế:

 Năm 2016: 480 trạm, trong đó, tỷ lệ trạm y tế xã có bác sỹ: năm 2016: 90%; năm 2020: dự kiến 100%.

MỘT SỐ BỆNH VIỆN VÀ TRUNG TÂM Y TẾ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ VINH

TT

TÊN BỆNH VIỆN

ĐỊA CHỈ

ĐIỆN THOẠI

1

BV Hữu nghị đa khoa Nghệ An

Số 15, Nguyễn Phong Sắc

TP Vinh

038 3.844.528

2

BV Y học dân tộc Nghệ An

Khối Yên Hoà, P. Hà Huy Tập, TP Vinh

038 3.844.529

3

BV Giao thông Miền Trung

Đường Lệ Ninh, phường Quán Bàu, thành phố Vinh

038 3.849.304

4

BV Quân Y 4

Đường Lê Viết Thuật, thành phố Vinh

038 3.859.444

5

BV Nhi Nghệ An

Số 99 Tôn Thất Tùng, TP Vinh

038 3.844.129

6

Bệnh viện Thành An Sài Gòn

Đường Lý Thường Kiệt

7

Bệnh viện Hoàn Mỹ

Số 99 Phạm Đình Toái, Xã Nghi Phú, Tp. Vinh

0383.968.888

8

Bệnh viện mắt Sài Gòn

Đại lộ Lê Nin

9

BV Thành phố Vinh

Đường Trần Phú, Phường Hồng Sơn, thành phố Vinh

038 3.844.626

10

TT Y tế dự phòng Nghệ An

Số 140, Lê Hồng Phong, phường Trường Thi, thành phố Vinh

038 3.844.938

II.6. Giáo dục và đào tạo:

Số lượng trường đào tạo đại học: 06 Trường: Đại học Vinh; Đại học sư phạm kỹ thuật Vinh, Đại học Công Nghệ Vạn Xuân, Trường Đại học Công nghiệp Vinh, Đại học Y khoa Vinh, Đại học Kinh tế Nghệ An, Trường Đại học Điện lực, Cơ sở Nghệ An. Quy mô đào tạo hiện tại: 33.694 sinh viên.

Số lượng trường đào tạo cao đẳng: 08 Trường (Cao đẳng Sư phạm Sư phạm Nghệ An; Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật; Cao đẳng Văn hoá - Nghệ thuật; Cao đẳng Nghiệp vụ Du lịch: Cao đẳng nghề Việt Nam - Hàn Quốc; Cao đẳng kỹ thuật Việt Đức; Cao đẳng Giao thông Vận tải Miền trung; Cao đẳng Nghề Số 4), Quy mô đào tạo hiện tại: 13.508 sinh viên.

Số lượng trường Trung cấp chuyên nghiệp: 08 Trường với quy mô đào tạo 5.596 học sinh.

 Số lượng cơ sở đào tạo nghề và quy mô tuyển sinh trên địa bàn tỉnh Nghệ An có 61 cơ sở dạy nghề với quy mô tuyển sinh 66.000 người/năm.

 Số lượng trường phổ thông: 1.043 trường (Tiểu học 542, Trung học cơ sở 390, Trung học phổ thông 89, Phổ thông cơ sở 21, Trung học 1) với tổng số 514.286 học sinh

II.7. Văn hoá, thể thao và du lịch:

Văn hoá thông tin:- Số thư viện trên địa bàn tỉnh: 1051 thư viện, trong đó: 01 thư viện tỉnh, thành phố; 21 thư viện huyện, thị xã và 1029 thư viện của các trường đại học, cao đẳng, trường học, viện nghiên cứu.

- Số bảo tàng trên địa bàn tỉnh: 04 bảo tàng (Bảo tàng Quân khu IV, Bảo tàng Xô Viết Nghệ Tĩnh, Bảo tàng tổng hợp, Bảo tàng văn hoá các dân tộc huyện Quỳ Châu).

- Số nhà văn hoá, trung tâm triển lãm trên địa bàn tỉnh: 3.966 nhà văn hoá, trung tâm văn hoá thông tin (01 trung tâm văn hoá thông tinh cấp tỉnh, 20 trung tâm văn hoá thông tin cấp huyện, 381 nhà văn hoá (hội trường cấp xã), 3.565 nhà văn hoá cấp làng, bản, thôn, xóm.

- Số lượng các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, điểm tham quan: có 1.051 (trong đó: di tích lịch sử 914 điểm, di tích kiến trúc 54 điểm, danh lam thắng cảnh 67 điểm, di tích khảo cổ 16 điểm).

II.7.2. Thể dục, thể thao:

- Số cơ sở đào tạo: 04 cơ sở (Trung tâm đào tạo huấn luyện thể thao tỉnh, Câu lạc bộ Sông Lam Nghệ An; Câu lạc bộ T&T-VSH; Câu lạc bộ VST).

II.7.3. Du lịch - khách sạn:

        Hiện nay, trên địa bàn toàn tỉnh có hơn 1.000 di tích lịch sử - văn hoá được xếp hạng các cấp. Nổi bật trong số đó có Khu di tích Kim LIên - Hoàng Trù gắn liền với Chủ tịch Hồ Chí Minh - anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hoá kiệt xuất thế giới và khu mộ Bà Hoàng Thị Loan - mẹ Chủ tịch Hồ Chí Minh (huyện Nam Đàn); khu tưởng niệm chí sỹ yêu nước Phan Bội Châu (huyện Nam Đàn); khu tưởng niệm cố Tổng Bí thư Lê Hồng Phong (huyện Hưng Nguyên) ...

Trên địa bàn Nghệ An hiện nay có trên 827 cơ sở lưu trú, trong đó có 383 khách sạn và 440 nhà khách, nhà nghỉ; Các khách sạn và nhà nghỉ khác có mặt trên khắp địa bàn các huyện, thành, thị xã (phân bố nhiều nhất là tại TP Vinh và thị xã Cửa Lò).

MỘT SỐ KHÁCH SẠN TIÊU CHUẨN 02 SAO TRỞ LÊN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

TT

TÊN KS

ĐỊA CHỈ

ĐIỆN THOẠI

 SỐ PHÒNG

A

KS 4 sao

1

KS Sài Gòn Kim Liên Resort

Thị xã Cửa Lò

038 3.842.564

79

2

KS Phương Đông

Số 02, Trường Thi, thành phố Vinh

038 3.562.299

177

3

Bãi Lữ Resort

Xã Nghi Yên, huyện Nghi Lộc

038 2.226226

80

4

KS Sài Gòn Kim Liên

Số 25 ,Quang Trung, TP Vinh

038 3.838.899

75

5

KS Mường Thanh Cửa Lò

231 Đường Bình Minh

249

6

KS Mường Thanh Diễn Châu

Diễn Châu

60

B

KS 3 sao

1

KS Anphaan

Số 16 Đại lộ Lê nin, Nghi Phú

02383.525.552

75

2

KS. Avatar

Số 28- Nguyễn Sỹ Sách, Hưng Bình

02383.531.999

50

3

KS Hữu Nghị

Số 74 đường Lê Lợi

02383.844.633

75

4

KS. Mường Thanh- Thanh Niên

Số 74, Lê Hồng Phong

02383.508.686

77

5

KS Lam Giang

Số 43 Đường Quang Trung

02383.683.939

115

6

KS Thượng Hải

Số 2, Đốc Thiết, Hưng Bình

02383.589.486

83

7

KS Duy Tân

Số 09C đường Phượng Hoàng

02383.838.090

69

8

KS Mường Thanh Vinh

Số 01- Đường Phan Bội Châu

02383.535.666

66

9

KS Beijing

Số 110 Mai Hắc Đế

61

10

KS Thái Bình Dương

226 Đường BM Nghi Thu

0238.3824301

185


C

KS 2 sao

1

KS Giao tế

Hồ Tùng Mậu – TP Vinh

038 3.843.175

80

2

KS Bến Thuỷ

Tp Vinh

038 3.855.163

76

3

KS Hoa Phượng Đỏ

Số 72 ,Lê Lợi, thành phố Vinh

038 3.594.201

92

4

KS Hòn Ngư

Đường Bình Minh - Thị xã Cửa Lò

038 3.824.127

181

5

KS Thái Bình Dương

Đường Bình Minh - Thị xã Cửa Lò

038 3.824.164

155

  1. ĐỊNH HƯỚNG THU HÚT ĐẦU TƯ VÀO TỈNH NGHỆ AN

II.1. Định hướng đầu tư hạ tầng:

- Tập trung mọi nguồn lực của nhà nước, thu hút các nhà đầu tư phát triển hạ tầng thiết yếu các khu công nghiệp như: Thọ Lộc (250 ha còn lại), Đông Hồi, Hoàng Mai 2, Nghĩa Đàn, sông Dinh; Cụm Công nghiệp Dệt may Hàn Quốc; Cụm Công nghiệp điện, điện tử Hàn Quốc; Hạ tầng khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, khu công nghệ cao và các vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở khu vực miền Tây Nghệ An; Hạ tầng giao thông gồm các dự án đường bộ trọng điểm, cảng biển và đường sắt kết nối cảng biển, các khu logistics; Xúc tiến mở thêm một số tuyến bay trong nước và quốc tế đi và đến Sân bay quốc tế Vinh.

- Ưu tiên đẩy nhanh tiến độ đầu tư hoàn chỉnh hạ tầng KCN Đô thị và dịch vụ VSIP Nghệ An, Khu Công nghiệp Hemaraj (Thái Lan); Chú trọng thu hút các nhà đầu tư thứ cấp đầu tư vào các KCN này.

- Dịch vụ kho vận (Logistics), hệ thống cảng nước sâu phục vụ tốt cho các dự án đã đầu tư tại địa phương.

I.2. Định hướng ngành, lĩnh vực:

- Công nghiệp:

+ Công nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu, hàng tiêu dùng trong nước; Công nghiệp sạch, công nghiệp ứng dụng công nghệ cao; Công nghiệp hỗ trợ: sản xuất thiết bị, linh kiện điện tử, viễn thông, công nghệ thông tin, thiết bị tự động hóa;

+ Công nghiệp cơ khí chế tạo, sản xuất: luyện kim, lắp ráp các bảng mạch điện tử; sản xuất, lắp ráp ô tô, xe máy và thiết bị, phụ tùng ô tô, xe máy; dệt - may và công nghiệp hỗ trợ cho công  nghệ cao.

+ Công nghiệp chế biến gắn với phát triển vùng nguyên liệu nông lâm thủy sản; khai thác gắn với chế biến sâu khoáng sản; Công nghiệp đồ uống (mở rộng nhà máy bia, các dự án sản xuất đồ uống); Công nghiệp sản xuất trang thiết bị y tế, dược liệu, dược phẩm, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật; Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng: Xi măng, vật liệu xây dựng không nung, đá granite nhân tạo, chế biến đá trắng, đá ốp lát.

+ Công nghệ sinh học trong sản xuất các loại thuốc chữa bệnh, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, phát triển dược liệu và công nghiệp dược ở địa phương.

- Nông nghiệp: Xúc tiến đầu tư vào lĩnh vực phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao khu vực miền Tây Nghệ An,...; Tập trung vào thực hiện các dự án vùng sản xuất nguyên liệu gắn với chế biến nông sản và thị trường tiêu thụ, như cây lương thực, rau quả, rau thực phẩm, hoa cây cảnh, dứa, cam, cà phê, cao su, chè, sắn, mía, cây dược liệu theo hướng thâm canh để chuyển đổi sang nông nghiệp hàng hóa.

- Dịch vụ - Thương mại, du lịch: Các trung tâm thương mại, siêu thị có quy mô lớn, có thương hiệu; ưu tiên các nhà đầu tư có hệ thống kinh doanh trên cả nước và quốc tế. Dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm; Dịch vụ kho vận logistics; Khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, khách sạn cao cấp (tiêu chuẩn 5 sao); Khu vui chơi giải trí cao cấp; hệ thống nhà hàng sinh thái, đạt chuẩn phục vụ khách du lịch;

- Giáo dục - Dạy nghề: Trường Đại học, trung học phổ thôngchất lượng cao. Trung tâm đào tạo nghề tiêu chuẩn quốc tế phù hợp với nhu cầu của các nhà đầu tư.

- Y tế: Đầu tư xây dựng các bệnh viện: Ung bướu; Lão khoa; Bệnh viện tư nhân chuyên khoa và đa khoa tại các huyện có đông dân số. Nhà máy sản xuất thuốc từ dược liệu đạt tiêu chuẩn GMP-WHO nhằm tận dụng nguồn nhiên liệu tại chỗ của địa phương; Xây dựng nhà máy xử lý rác thải y tế quy mô tập trung.

- Thể thao: Đầu tư xây dựng các cơ sở đào tạo, thi đấu cho một số môn thể thao tại địa bàn TP Vinh, Thị xã Cửa Lò, Hoàng Mai, Thái Hòa.

II.3. Địa bàn trọng điểm ưu tiên thu hút đầu tư:

- TP Vinh - Khu kinh tế Đông Nam Nghệ An gắn gắn với vùng Nam Nghệ – Bắc Hà:

+ Tại thành phố Vinh thu hút các dự án đầu tư vào các lĩnh vực các loại hình thương mại, du lịch, giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, chăm sóc y tế hiện đại, tài chính, tín dụng, ngân hàng, vận tải, bảo hiểm, bưu chính viễn thông, công nghiệp sạch, sử dụng công nghệ cao.

+ Thu hút đầu tư vào Khu kinh tế Đông Nam Nghệ An theo hướng khu kinh tế đa ngành, đa chức năng gắn với thành phố Vinh trở thành địa bàn phát triển có tính đột phá của tỉnh Nghệ An.

- Hoàng Mai, Đông Hồi gắn với quy hoạch phát triển vùng Nam Thanh - Bắc Nghệ:

Tập trung thu hút đầu tư phát triển các ngành công nghiệp động lực: xi măng, nhiệt điện, luyện thép, công nghiệp cơ khí, hoá chất; Đầu tư xây dựng Cảng Đông Hồi, hạ tầng Khu công nghiệp Đông Hồi, Khu công nghiệp Hoàng Mai.

- Tân Kỳ - Đô Lương - Nghĩa Đàn - Thái Hòa - Quỳ Hợp gắn với miền Tây Nghệ An:

+ Định hướng phát triển chăn nuôi đại gia súc (đặc biệt là bò sữa), cây công nghiệp và kinh tế lâm nghiệp. Phát triển các ngành công nghiệp động lực là: thủy điện, xi măng, vật liệu xây dựng, chế biến nông, lâm sản, khai thác khoáng sản.

+ Xây dựng và thu hút đầu tư vào các KCN trên địa bàn: Phủ Quỳ, Nghĩa Đàn, Sông Dinh,  Tân Kỳ và một số KCN nhỏ khác trên địa bàn các huyện miền núi.

 PHẦN 4: CÁC ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH TỈNH NGHỆ AN

TT

Huyện/ Thành/Thị

Diện tích (km2)

Dân số (ngư­ời)

(đến 31/12/2016)

Số xã

Số phường,

thị trấn

ĐT liên hệ

(VP UBND)

Tổng cộng

16.648,16

1.552.395

431

49

1

Thành phố Vinh

105,10

155.423

9

16

0238 3842574

2

Thị xã Cửa Lò

27,93

28.094

7

0238 3824142

3

Thị xã Thái Hoà

134,93

32.081

6

4

0238 3881705

4

Huyện Quế Phong

1.888,43

34.275

13

1

0238 3885182

5

Huyện Quỳ Châu

1.057,46

29.580

11

1

0238 3884339

6

Huyện Kỳ Sơn

2.087,83

38.443

20

1

0238 3875236

7

Huyện Tương Dương

2.807,78

39.510

17

1

0238 3874121

8

Huyện Nghĩa Đàn

617,55

65.667

24

1

0238 3881402

9

Huyện Quỳ Hợp

939,74

64.134

20

1

0238 3883141

10

Huyện Quỳnh Lưu

440,69

133.913

32

1

0238 3864208

11

Huyện Con Cuông

1.738,08

35.415

12

1

0238 3873104

12

Huyện Tân Kỳ

725,82

69.072

21

1

0238 3882124

13

Huyện Anh Sơn

604,42

53.577

20

1

0238 3872166

14

Huyện Diễn Châu

306,90

138.829

39

1

0238 3862317

15

Huyện Yên Thành

547,67

136.983

39

1

0238 3863121

16

Huyện Đô Lương

355,58

97.385

32

1

0238 3871202

17

Huyện Thanh Chương

1.126,93

111.310

39

1

0238 3823142

18

Huyện Nghi Lộc

345,81

99.744

29

1

0238 3861284

19

Huyện Nam Đàn

291,99

78.147

23

1

0238 3822130

20

Huyện Hưng Nguyên

159,29

57.282

22

1

0238 3762781

21

Thị xã Hoàng Mai

171,78

55.531

5

5

0238 8647456

I. Khu kinh tế Đông Nam Nghệ An:

- Diện tích: 18.826,47 ha

- Địa điểm: Nằm ở phía Đông Nam tỉnh Nghệ An, bao gồm 18 xã của huyện Nghi Lộc, huyện Diễn Châu và thị xã Cửa Lò. KKT Đông Nam gồm 2 khu chức năng chính: khu phi thuế quan và khu thuế quan;

Trong KKT Đông Nam sẽ hình thành một số KCN tập trung có tổng diện tích khoảng 1.800 – 2.000 hecta, như: KCN Thọ Lộc, KCN Nghi Hoa và KCN Nam Cấm mở rộng.

- Ngành nghề ưu tiên: + Kinh doanh kết cấu hạ tầng; Phát triển đô thị; kinh doanh cảng biển và vận tải biển; Kinh doanh các dịch vụ hàng hoá, xúc tiến thương mại, kinh doanh các dịch vụ tài chính, ngân hàng, thương mại, du lịch, vui chơi, giải trí, bảo hiểm, y tế, giáo dục, nhà ở; Đầu tư xây dựng hạ tầng các KCN trong KKT; Dự án sản xuất thiết bị phụ trợ công nghệ cao; Các dự án về sản xuất cơ khí; Các dự án về dệt may, thêu và chế phẩm từ gỗ; Các dự án xây dựng Nhà máy điện tử, điện.

- Chính sách ưu đãi đầu tư: Được hưởng chính sách ưu đãi đầu tư đối với địa bàn có điều kiện đặc biệt khó khăn

II. Các khu công nghiệp:

II.1. Các KCN đang lập quy hoạch:

TT

Khu công nghiệp

Quy mô

Vị trí địa lý

1

KCN Hoàng Mai II

314 ha

Huyện Quỳnh Lưu

2

KCN Tân Kỳ

600 ha

Huyện Tân Kỳ

3

KCN Nghĩa Đàn

200 ha

Huyện Nghĩa Đàn

4

KCN Sông Dinh

300 ha

Huyện Quỳ Hợp

5

KCN Phủ Quỳ

300 ha

Thị xã Thái Hoà

6

KCN Tri Lễ

200 ha

Huyện Anh Sơn

Tổng cộng

1.914 ha

II.2. Các KCN đã thành lập:

2.2.1. KCN Bắc Vinh

Chủ đầu tư : Công ty đầu tư phát triển KCN Bắc Vinh ( thuộc Tổng công ty lắp máy Việt Nam – LILAMA)

Địa chỉ : Số 21 – Lê Doãn Nhã- Phường Trung Đô- Thành phố Vinh- Tỉnh Nghệ An.

Điện thoại : 0383.852.731  Fax : 0383.852.731.

Địa điểm : Phía Nam đường Đặng Thai Mai, xã Hưng Đông, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.

Diện tích : 60 ha

Hiện trạng : Đã lấp đầy 100% diện tích.

2.2.2. Khu công nghiệp Hoàng Mai

Chủ đầu tư : Công ty CP Đầu tư phát triển KCN Hoàng Mai

Địa chỉ : KCN Hoàng Mai - huyện Quỳnh Lưu - Nghệ An

ĐT: 0386.540.009   Fax: 0386.540.005

KCN Hoàng Mai I với diện tích là 291,86 ha, KCN Hoàng Mai I với diện tích là 343,69 ha

a/ Vị trí địa lý : Nằm ven quốc lộ 1A, cách Khu kinh tế Nghi Sơn 10 km, cách thành phố Vinh 80 km và cách nhà máy lọc dầu Nghi Sơn 7 km, cách ga Hoàng Mai 1 km, cách cảng Đông Hồi 7 km và cách cảng nước sâu Cửa Lò 75 km.

b/ Hạ tầng kỹ thuật : -Hệ thống giao thông nội bộ Trục đường trung tâm 43 km, trục đường chính 22,25 km.

- Nguồn điện được cấp từ lưới điện Quốc gia qua biến áp 110/22 KV(35KV) với công suất mỗi trạm 4 x 63 MW.

- Trạm cấp nước với công suất 7.400 m2

- Trạm xử lý nước thải công suất 25.000 m3/ ngày.

c/ Giá thuê đất:

- Thu tiền thuế đất 1 lần / cả đời dự án: 0,45 USD/1 m2

- Thu tiền thuê đất 10 năm/ 1 lần: 0,55 USD/1 m2

- Thu tiền thuê đất 5 năm/ 1 lần: 0,6 USD/1 m2

2.2.3. Khu công nghiệp Đông Hồi.

  1. Hiện trạng: KCN Đông Hồi mới thành lập và đang triển khai xây dựng.

Quy mô: 600 ha.

  1. Vị trí địa lý: Thuộc các xã Quỳnh Lập và Quỳnh Lộc, nằm phía Bắc huyện Quỳnh Lưu, thuộc khu đô thị mới Hoàng Mai, cách ga Hoàng Mai 1km, giáp cảng nước sâu Nghi Sơn – Thanh Hoá, cách quốc lộ 1A và đường sắt Bắc Nam 5 km, cách sân bay Vinh 80 km và cảng tổng hợp nước sâu Cửa Lò 75km.
  2. Tính chất chức năng: là KCN tổng hợp đa ngành như : Công nghiệp điện, công nghiệp phù trợ, điện, công nghiệp xi măng; công nghiệp đóng tàu phà; công nghiệp bện thừng, cáp , chảo và sản xuất ngư cụ; công nghiệp chế biến bột nêm; công nghiệp cơ khí sửa chữa.

2.2.4. Khu công nghiệp WHA Hemaraj 1 Nghệ An (Thái Lan).

Theo kế hoạch sẽ triển khai tại Khu Kinh tế Đông Nam thuộc địa bàn huyện Nghi Lộc, trên quy mô 3.200 ha với tổng vốn đầu tư lên tới hơn 22.000 tỷ đồng (tương đương 1 tỷ USD). Dự án được chia làm 7 giai đoạn phát triển, bắt đầu từ năm 2017 và hoàn thành vào năm 2038, giai đoạn 1 được thực hiện từ năm 2017 và hoàn thành vào năm 2023.

2.2.5. Khu công nghiệp Thọ Lộc

Diện tích 1.159,25 ha ( Bao gồm khu A: 783,2 ha; Khu B: 217,5 ha; Khu C: 158,57 ha).

Cách đường quốc lộ 1A khoảng 5 km; Cách sân bay Vinh 45 km; Cách ga Vinh 50 Km; Cách cảng nước sâu Cửa Lò 18km. Hạ tầng giao thông: Có đường giao thông vào KCN, có quốc lộ 7 chạy qua.

2.2.6. Khu công nghiệp Nam Cấm

Diện tích 1.914ha ( Bao gồm: Khu A, D: 1.637,2 ha; Khu B: 122,7ha; Khu C 154,7ha).

Nằm cạnh Quốc lộ 1A; Cách thủ đô Hà Nội 290km về phía Bắc. Cách thành phố Vinh 7 km, sân bay Vinh 10km, Ga Vinh 18km. Cách cảng nước sâu Cửa Lò 8km.

2.2.7. Tổ hợp KCN, Đô thị, Thương mại VSIP Nghệ An

Do Liên doanh giữa Tổng Công ty Becamex IDC với Tập đoàn Sembcorp – Singapore làm chủ đầu tư.

Vị trí: Nằm ven QL 1A, thuộc địa phận TP.Vinh cách sân bay Vinh 3 km, cách Ga Vinh  2 km và cách cảng  Cửa Lò 15 km.

Diện tích: 750 ha.

Tổng mức đầu tư giai đoạn I: 3.000 tỷ đồng.

Khởi công 16/9/2015 .

Hoàn thành 12/2018.

II.3. Cụm công nghiệp (CCN):

Đến nay, đã có 09 CCN diện tích khoảng 112 ha cơ bản đã lấp đầy gồm: Đông Vĩnh, Nghi Phú (Tp.Vinh), Diễn Hồng (Diễn Châu), Châu Quang, Thung Khuộc (Quỳ Hợp), Thị trấn Đô Lương và thị trấn Anh Sơn, Hưng Lộc (Tp Vinh).

07 CCN đang xây dựng hạ tầng kỹ thuật gồm: Nam Giang (Nam Đàn), Châu Hồng (Quỳ Hợp); Đồng Trộ, Trường Thạch (Nghi Lộc); Nghĩa Long (Nghĩa Đàn); Lạc Sơn (Đô Lương); Yên Thành (Yên Thành); Nghĩa Mỹ (Nghĩa Đàn).

09 CCN đã phê duyệt dự án đầu tư và thực hiện đầu tư: Đỉnh Sơn (Anh Sơn); Hưng Đông (TP Vinh); Đồng Văn (Tân Kỳ); Nghĩa Dũng (Tân Kỳ); Nghĩa Hoàn (Tân Kỳ); TT Quỳ Châu (Quỳ Châu); Na Khứu (Quế Phong); Thanh Ngọc (Thanh Chương); Thạch Giám (Tương Dương).

07 CCN đã lập xong qui hoạch chi tiết gồm: Nghi Kim (TP Vinh); Nam Thái (Nam Đàn); Vân Diên (Nam Đàn); Thanh Thủy (Thanh Chương); Chiêu Lưu (Kỳ Sơn); Đồng Trộ (Nghi Lộc); Bồng Khê (Con Cuông).

Đến 2020 trên địa bàn toàn tỉnh Nghệ An quy hoạch phát triển 47 CCN.

MỘT SỐ DỰ ÁN CÓ QUY MÔ LỚN ĐANG ĐƯỢC TRIỂN KHAI ĐẦU TƯ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

TT

Tên dự án

Chủ đầu tư

Địa điểm

Tổng mức

đầu tư

I

CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRONG NƯ­ỚC                                                                         (TỶ ĐỒNG)

1

Nhà máy sản xuất bao bì, lon nhôm 2 mảnh và bao bì carton

Tổng Công ty Bia Rượu  NGK Sài Gòn (SABECO)

KCN Bắc Vinh

690

Đã đi vào hoạt động

2

Nhà máy bia Sài Gòn - Sông Lam (100 triệu lít/năm)

Huyện

Hư­ng Nguyên

1.592

Đã đi vào hoạt động

3

Tổ hợp sân golf, khách sạn và biệt thự thị xã Cửa Lò

Công ty CP Golf biển Cửa Lò

Thị xã

Cửa Lò

1.527

Đã đi vào hoạt động

4

Khu du lịch sinh thái Bãi Lữ

Công ty CP Du lịch BãI Lữ

Huyện

Nghi Lộc

770

Đã đi vào hoạt động

5

Bệnh viện Thành An - Sài Gòn

Công ty TNHH Minh Khang (Sài Gòn)

TP Vinh

120

Đã đi vào hoạt động

6

Trung tâm đào tạo và phát triển nguồn nhân lực Miền Trung

Công ty CP đào tạo nguồn nhân lực miền Trung

TP Vinh

150

Đã đi vào hoạt động

7

Thuỷ điện Bản Vẽ (320 MW)

Công ty CP phat triển điện lực Việt Nam

Huyện Tương Dương

4.763

Đã đi vào hoạt động

8

Chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa quy mô công nghiệp tập trung

Công ty CP sữa TH

Huyện Nghĩa Đàn

6.300

Đã đi vào hoạt động

9

Khu Đô thị Smart City

Công ty CP Đầu tư Việt Long

TP Vinh

2.299

Đang triển khai xây dựng

10

Thuỷ điện Hủa Na (180 MW)

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam

Huyện

Quế Phong

4.255

Đang triển khai xây dựng

11

Nhà máy xi măng Sài Gòn – Tân Kỳ

Công ty CP xi măng Sài Gòn – Tân Kỳ

Huyện Tân Kỳ

1.477

Đang triển khai xây dựng

12

Nhà máy xi măng Tân Thắng

Công ty CP xi măng Tân Thắng

Huyện Quỳnh Lưu

3.643,7

Đang triển khai xây dựng

II

CÁC DỰ ÁN FDI                                                                                                           (TRIỆU USD)

1

Liên doanh mía đường Nghệ An Tate&Lyle

Công ty TNHH mía đường Nghệ An Tate&Lyle

Huyện Quỳ Hợp

90,0

Đã đi vào hoạt động

2

Công ty TNHH Shell Bitumen

Công ty TNHH Shell Bitumen

Thị xã Cửa Lò

16,0

Đã đi vào hoạt động

3

Siêu thị BigC

Công ty TNHH EB Vinh

TP Vinh

4,0

Đã đi vào hoạt động

4

Nhà máy sản xuất sắt xốp kobeco

Công ty thép Kobe Nhật Bản

KCN Đông Hồi

1.000

Đang triển khai xây dựng

DANH MỤC DỰ ÁN KÊU GỌI ĐẦU TƯ­ GIAI ĐOẠN 2017 – 2020

TT

Tên dự án

Địa điểm

Quy mô/ công suất

Vốn đầu tư
(Tỷ đồng)

Hình thức đầu tư

I

Cơ sở hạ tầng

1

Hạ tầng đô thị thị xã Hoàng Mai

TX Hoàng Mai

800

BT hoặc 100% vốn NĐT

2

Đầu tư xây dựng, kinh doanh hạ tầng Khu KCN Thọ Lộc

KKT Đông Nam

250 ha

1.600

100% vốn nhà đầu tư

3

Đầu tư xây dựng, kinh doanh hạ tầng Khu KCN Hoàng Mai II

KKT Đông Nam

343,69 ha

1.450

100% vốn nhà đầu tư

4

Đầu tư xây dựng, kinh doanh hạ tầng KCN Tân Kỳ

Huyện Tân Kỳ

6.00 ha

2.000

100% vốn nhà đầu tư

5

Dự án đầu tư xây dựng, kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp sông Dinh, huyện Quỳ Hợp

Huyện Quỳ Hợp

301,65 ha

1.354

Liên doanh hoặc 100% vốn nhà đầu tư nước ngoài

6

Đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu công nghệ cao

KKT Đông Nam

94 ha

1000

Liên doanh hoặc 100% vốn nhà đầu tư nước ngoài

7

Hạ tầng Cụm công nghiệp Nghĩa Mỹ

TX Thái Hòa

75 ha

500

100% vốn nhà đầu tư

II

Công nghiệp - Xây dựng

8

Đầu tư xây dựng Nhà máy nước phía Bắc

KKT Đông Nam

17.000 m3/ngày đêm

350

100% vốn nhà đầu tư

9

Đầu tư xây dựng Nhà máy nước phía Nam

KKT Đông Nam

26.000 m3/ngày đêm

500

100% vốn nhà đầu tư

10

Đầu tư xây dựng các đô thị mới (4 khu)

KKT Đông Nam

1.330 ha

30.000

100% vốn nhà đầu tư

11

Dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất, lắp ráp phụ tùng ô tô

KCN Nam Cấm

10 ha

950

Liên doanh hoặc 100% vốn đầu tư nước ngoài

12

Dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất thiết bị, vật tư y tế chất lượng cao

KKT Đông Nam

5 ha 

350

Liên doanh hoặc 100% vốn đầu tư nước ngoài

6

Dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất dược liệu và nguyên liệu thuốc kháng sinh

Khu công nghệ cao, KKT Đông Nam

5 ha

300

Liên doanh hoặc 100% vốn đầu tư nước ngoài

7

Dự án đầu tư nhà máy sản xuất và lắp ráp sản phẩm điện tử và điện dân dụng

Khu A, D - KCN Nam Cấm

5 ha

450

Liên doanh hoặc 100% vốn đầu tư nước ngoài

8

Dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất và lắp ráp các bảng mạch điện tử

Khu A, D - KCN Nam Cấm

 5 ha

500

Liên doanh hoặc 100% vốn đầu tư nước ngoài

9

Dự án sản xuất phần cứng, phần mềm

KKT Đông Nam

10 ha

550

Liên doanh hoặc 100% vốn đầu tư nước ngoài

10

Nhà máy sản xuất linh kiện điện tử, viễn thông

KKT Đông Nam

15 ha

350

Liên doanh hoặc 100% vốn đầu tư nước ngoài

11

Khu chế biến thực phẩm sạch

KCN Nam Cấm, KCN Nghĩa Đàn

10.000 tấn sản phẩm/năm

500

Liên doanh hoặc 100% vốn đầu tư nước ngoài

12

05 Nhà máy chế biến thủy hải sản tại khu chế biến thủy sản tập trung Lạch Quyên

Huyện Quỳnh Lưu

30 ha

150

Vốn nhà đầu tư

13

Dự án chợ đầu mối khu vực biên giới và khu kinh doanh tổng hợp, khu kinh tế cửa khẩu Thanh Thủy

Huyện Thanh Chương

13 ha

250

Vốn nhà đầu tư

14

Dự án nhà máy chất đốt sinh khối dạng viên nén công suất 300.000 tấn/năm tại xã Thanh Hương, huyện Thanh Chương

Huyện Thanh Chương

 9.2 ha

600

Vốn nhà đầu tư

III

Nông nghiệp

1

Chế biến sản phẩm thịt các loại

Khu Công nghiệp Nam Cấm

100.000 tấn/ năm

800

Liên doanh hoặc 100% vốn đầu tư nước ngoài

2

Chế biến sản phẩm từ Lạc

Khu Công nghiệp Nam Cấm

20.000 tấn / năm

100

Liên doanh hoặc 100% vốn đầu tư nước ngoài

3

Nhà máy chế biến ván nhân tạo từ nguyên liệu tre, nứa, mét

Huyện Đô Lương

20,000m3 SP/năm

90

Liên doanh hoặc 100% vốn đầu tư nước ngoài

4

Nhà máy chế biến hải sản xuất khẩu

Huyện Diễn Châu

10,000 tấn SP/năm

900

Liên doanh hoặc 100% vốn đầu tư nước ngoài

IV

Thương mại, dịch vụ, du lịch

1

Trung tâm hội chợ triển lãm Vinh

Đường Vinh – Cửa Lò, thành phố Vinh

15 ha

300

Liên doanh hoặc 100% vốn đầu tư nước ngoài

2

Khu du lịch sinh thái Thác Khe Kèm Vườn quốc gia Pù Mát

Huyện Con Cuông

427,4 ha

2.000

Liên doanh hoặc 100% vốn đầu tư nước ngoài

3

Khu du lịch Hồ Tràng Đen

Huyện Nam Đàn

130 ha

500

Liên doanh hoặc 100% vốn đầu tư nước ngoài

4

Khu du lịch sinh thái và tâm linh Làng Vạc

TX Thái Hòa

500 ha

500

Liên doanh hoặc 100% vốn đầu tư nước ngoài

5

Khu du lịch sinh thái Phà Lài huyện Con Cuông

Huyện Con Cuông

5 ha

300

Liên doanh hoặc 100% vốn đầu tư nước ngoài

6

Khu du lịch Lâm viên Núi Quyết – Bến Thuỷ

Thành phố Vinh

156 ha

2.000

Liên doanh hoặc 100% vốn đầu tư nước ngoài

7

Phát triển khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng (khu du lịch nước khoáng nóng Giang Sơn)

Huyện Đô Lương

10 ha

300

Vốn nhà đầu tư

8

Khu du lịch sinh thái Tạ Bó, Văn hóa cộng đồng bản Nưa, bản Tân Hương xã Yên Khê huyện Con Cuông

Huyện Con Cuông

5 ha

100

PPP

9

Thiền viện Trúc Lâm

Huyện Yên  Thành

365 ha

10,000

BT hoặc liên doanh hoặc 100% vốn NĐT

Tổng cộng: 34  dự án

62.394

Danh mục các dự án kêu gọi đầu tư cập nhật và thông tin về dự án xem tại: http://xtdt.nghean.gov.vn