Khi tiến hành chọn gà giống thì người ta thường sử dụng phương pháp chọn lọc nào sau đây

Tóm tắt lý thuyết

a. Ngoại hình

  • Ngoại hình là hình dáng bên ngoài của con vật mang đặc điểm đặc trưng riêng của giống, qua đó thể hiện nhận định tình trạng sức khoẻ, cấu trúc hoạt động của các bộ phận bên trong cơ thể và dự đoán khả năng sản xuất của vật nuôi.

  • Ví dụ: ​
    • Bò hướng thịt: Toàn thân giống hình chữ nhật, bề ngang, bề sâu phát triển, đầu ngắn, rộng, đầy đặn vùng vai tiếp giáp với lưng bằng phẳng, mông rộng chắc, đùi nở nang, chân ngắn, da mềm mỏng....
    • Bò hướng sữa: Thân hình phần sau phát triển hơn phần trước, bầu vú to hình bát úp, núm vú tròn cách đều nhau, tĩnh mạch vú nổi rõ, phần thân trứơc hơi hẹp, đầu thanh, cổ dài, lưng thẳng rộng, đùi sâu, da mỏng mỡ dưới da ít phát triển.

b. Thể chất

  • Thể chất là chất lượng bên trong cơ thể vật nuôi có liên quan đến sức sản xuất và khả năng thích nghi với điều kiện môi trường sống của con vật nuôi.

  • Thể chất được hình thành bởi:

    • Tính di truyền

    • Điều kiện phát triển cá thể của vật nuôi

  • Thể chất gồm 4 loại:

    • Thô, thanh, săn, sổi - Nhưng thực tế các loại hình thể chất thường ở dạng kết hợp: Thô săn, thanh săn, thô sổi, thanh sổi.

    • Ví dụ: Thể chất phối hợp:

      • Thô săn: thân hình vạm vỡ, thô kệch,…

      • Thô sổi: xương to, da dàu, thịt nhão, ít vận động,..

      • Thanh săn: xương nhỏ nhưng chắc, cơ rắn, không béo ị,…

      • Thanh sổi: da mỏng, mỡ dày, thịt nhiều,…

2. Khả năng sinh trưởng và phát dục

  • Sinh trưởng là cơ thể sinh vật tăng lên về khối lượng thể tích về chiều dài chiều rộng và chiều cao

    • Khả năng sinh trưởng được đánh giá dựa vào:

      • Tốc độ tăng khối lượng cơ thể (tính bằng g/ngày hay kg/tháng)

      • Mức tiêu tốn thức ăn (số kg thức ăn để tăng 1kg khối lượng cơ thể)

    • VD:    Khối lượng của lợn ngoại qua:

              - 6 tháng tuổi là 70kg

              - 10 tháng tuổi là 125kg

              - 12 tháng tuổi là 165 kg

  • Phát dục là quá trình hình thành những tổ chức bộ phận mới của cơ thể ngay từ giai đoạn đầu tiên của bào thai và quá trình phát triển cơ thể sinh vật.

    • Khả năng phát dục của vật nuôi được đánh giá bằng thời gian tính dục và thuần thục tính dục ở mỗi loài

    • VD: 

      • Gà mái bắt đầu đẻ trứng từ ngày 134 trở đi

      • Trâu đực 30 tháng thuần thục sinh dục

      • Bò lai Xinh đẻ lứa đầu khoảng 35 tháng tuổi

  • Sinh trưởng và phát dục là sự phát triển chung của cơ thể sống sự sinh trưởng và phát dục đều thực hiện song song và tồn tại trong cùng một bộ phận cơ thể.

3. Sức sản xuất

  • Là khả năng cho thịt, sữa, lông, trứng, sức cầy kéo và khả năng sinh sản.

  • Sức sản xuất phụ thuộc:

    • Phẩm chất giống.

    • Thức ăn dinh dưỡng.

    • Kỹ thuật chăn nuôi

    • Môi trường sinh thái

  • Ví dụ: 

    • Với gia súc lấy sữa sức sản xuất tức là sản lượng và chất lượng sữa càng cao càng tốt

    • Bò Hà Lan lượng sữa bình quân 1 chu kỳ 300 ngày đạt 5.000 kg. Tỷ lệ mỡ sữa 3,32%

    • Bò lai Xin sản lượng sữa bình quân 918,9 – 1.000 kg trong 1 chu kỳ 290 ngày. Tỷ lệ mỡ sữa cao 5,5 – 6%

II. Một số phương pháp chọn lọc giống vật nuôi:

1. Chọn lọc hàng loạt:

  • Là phương pháp dựa vào các tiêu chuẩn đã định trước rồi căn cứ vào sức sản xuất của từng vật nuôi để chọn lựa từ trong đàn vật nuôi những cá thể tốt nhất làm giống

  • Đối tượng:

    • Chọn giống thuỷ sản, tiêu gia súc và gia cầm sinh sản

    • Áp dụng để chọn nhiều vật nuôi một lúc

  • Cách tiến hành

    • Đặt ra các chỉ tiêu cụ thể và các chỉ tiêu chọn lọc đối với con  vật giống

    • Chọn lọc dựa vào số liệu theo dõi được trên đàn vật nuôi

  • Ưu, nhược điểm

    • Ưu điểm: Nhanh, đơn giản, dễ thực hiện, không tốn kém, có thể thực hiện ngay trong điều kiện sản xuất

    • Nhược điểm: Hiệu quả chọn lọc không cao.

2. Chọn lọc cá thể

  • Các vật nuôi tham gia chọn lọc được nuôi dưỡng trong cùng một điều kiện “Chuẩn” trong cùng một thời gian rồi dựa vào kết quả đạt được đem so sánh với những tiêu chuẩn đã định trước để lựa chọn những con tốt nhất giữ lại làm giống.

  • Đối tượng:

    • Chọn lọc đực giống.

    • Áp dụng khi cần chọn vật nuôi có chất lượng giống cao

  • Cách tiến hành

    • Chọn lọc tổ tiên

    • Chọn lọc bản thõn

    • Kiểm tra đờì sau

  • Ưu, nhược điểm

    • Ưu điểm: Hiệu quả chọn lọc cao

    • Nhược điểm : Cần nhiều thời gian phải tiến hành trong điều kiện tiêu chuẩn

Bài tập minh họa

Trình bày phương pháp chọn lọc cá thể và nêu ưu, nhược điểm của phương pháp này.

Hướng dẫn giải

  • Chọn lọc cá thể là hình thức nhà chọn giống chọn lọc theo kiểu gen của mỗi cá thể riêng biêt, quá trình gồm 3 bước:

a. Chọn lọc tổ tiên:

  • Mục tiêu là đánh giá con vật theo nguồn gốc để biết rõ phả hệ (lí lịch) của vật nuôi. Biết rõ phả hệ vật nuôi là rất cần thiết, vì nhờ biết rõ quá khứ, lịch sử của con vật, người chọn giống có thể dự đoán được những đặc tính di truyền của nó.

  • Trong trường hợp thông qua phả hệ mà có nhiều vật nuôi có những tiêu chuẩn ngang nhau thì cần xét bổ sung thêm các tiêu chuẩn ngoại hình, thể chất, sức sinh sản... con nào có tiêu chuẩn trôi hơn là con tốt hơn.

  • Có thể nói, chọn lọc phả hệ là một phương tiện giúp cho người chăn nuôi hoàn chỉnh việc đánh giá con vật được chọn làm giống. Vì vậy, các cơ sở sản xuất giống nhất thiết phải có phả hệ của các con giống.

b. Chọn lọc bản thân:

  • Nôi dung chủ yếu là đánh giá ngoại hình, thể chất con vật.

  • Đối với con cái, phải có thể chất tốt để đảm bảo mang thai trong một thời gian dài và sau khi đẻ đảm bảo nuôi dưỡng tốt con của nó sinh ra trong thời gian tiếp theo. Với con đực cần quan tâm đến các dấu hiệu bề ngoài thuộc giới tính như hình thái các cơ quan thuộc hệ sinh dục, màu sắc lông đặc trưng cho giống, trường mình, lưng thẳng, bụng không sệ, mông và vai nở, bốn chân thăng bằng, cứng cáp, móng gọn và đứng, hai tinh hoàn to và đều nhau...

  • Khi đánh giá bản thân con vật phải chú ý liên hệ, so sánh ngoại hình thể chất với bố mẹ, ông bà... để dự đoán khả năng sản xuất của con vật.

c. Kiểm tra qua đời sau:

  • Đây là phương pháp xem xét, đánh giá khả năng di truyền trực tiếp của con vật dùng làm giống.

Bài 2:

Trình bày phương pháp chọn lọc hàng loạt. Ứng dụng và ưu, nhược điểm của phương pháp này.

Hướng dẫn giải

  • Chọn lọc là khâu kĩ thuật quan trọng, là biên pháp đầu tiên để cải tiến tính di truyền nhằm tạo ra các giống mới.

  • Chọn lọc hàng loạt là phương pháp chọn lọc trong đó các nhà chọn giống chỉ tiến hành chọn các cá thể theo các tính trạng kiểu hình mà không kiểm tra theo gen.

  • Ví dụ: Trong 1 đàn gà lơgo chọn ra những con có sản lượng trứng cao từ 200 quả đến 250 quả/môt chu kì 300 ngày sẽ được giữ lại làm giống, những con đẻ số lượng trứng ít hơn bị loại thải.

  • Ưu điểm: Phương pháp này đơn giản, không đỏi hỏi phải có trình đô khoa học kĩ thuật và máy móc hiên đại, mà hiêu quả chọn lọc lại tương đối tốt.

  • Nhược điểm: Do khi chọn lọc chỉ căn cứ vào kiểu hình, không kiểm tra được kiểu gen vạt nuôi nên chỉ có hiêu quả với các tính trạng có hê số di truyền cao như màu lông, chân, đầu mạt, hình dáng con vạt. Các tính trạng có hê số di truyền thấp như năng suất sữa, trứng... không ổn định qua các thế hê nếu điều kiên ngoại cảnh thay đổi.

Lời kết

Như tên tiêu đề của bài Chọn giống vật nuôi, sau khi học xong bài này các em cần nắm vững các nội dung trọng tâm sau:

  • Biết được các chỉ tiêu cơ bản để đánh giá chọn lọc vật nuôi

  • Biết được một số phương pháp chọn lọc giống vật nuôi đang sử dụng phổ biến ở nước ta

  • Giúp học sinh nhận dạng được một số giống vật nuôi phổ biến trong nước và địa phương

Những yếu tố ảnh hưởng chất lượng con giống

Để có được con giống chất lượng phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó có một số yếu tố quan trọng sau người nuôi cần chú ý:

- Chất lượng giống bố mẹ

- Kỹ thuật sinh sản

- Cơ sở vật chất

- Vận chuyển con giống

Phương pháp kiểm tra

Nguyên tắc đầu tiên chính là chọn mua con giống có ở những cơ sở sản xuất uy tín, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, gà giống đã được tiêm phòng đầy đủ lịch vaccine, công thức lai tạo giống. Thời điểm chọn giống vào lúc gà được 1 ngày tuổi. Bắt từng con gà, cầm trên tay quan sát bộ lông và tất cả các bộ phận đầu, mỏ, cổ, chân, bụng, lỗ huyệt để phát hiện các khuyết tật.

Khi tiến hành chọn gà giống thì người ta thường sử dụng phương pháp chọn lọc nào sau đây

Dựa vào cân nặng tiêu chuẩn: Thông thường khi chọn giống, người nuôi cần lưu ý mỗi loại gà sẽ có trọng lượng tiêu chuẩn khi mới nở, trong lượng tiêu chuẩn của từng quả trứng khi vào lò ấp. Khi được một ngày tuổi, gà giống đạt tiêu chuẩn sẽ có cân nặng trong khoảng sau: Gà ri lai: 30 - 34 g/con; Gà ta lai: 32 - 36 g/con; Gà trắng, gà màu: 34 - 39 g/con. Thông thường, nếu gà khỏe mạnh sinh trưởng tốt thì cân nặng trong ngày thứ 7 - 10 sẽ bằng 4 - 4,5 lần cân nặng của gà lúc mới sinh.

Các đặc điểm về ngoại hình gồm

Mắt sáng

Mắt phải sáng, gà có mắt sáng thường có sức khỏe tốt, khả năng chống chịu bệnh tật cao, có khả năng tự kiếm mồi và phát triển một cách tự nhiên.

Mỏ gà

Mỏ gà là tiêu chuẩn vô cùng quan trọng, bởi mỏ là nơi bắt đầu cho dinh dưỡng của gà, mỏ phải đều, khép kín tốt thì mới ăn được nhiều, thì gà mới mau lớn và đẹp gà được. Tránh chọn những giống gà mỏ vẹo, bị dị tật…

Lông

Khi lựa chọn con gà giống, nên chọn những cá thể có lông mượt, bởi gà con càng mượt lông thì có nghĩa gà con được ấp đều, đảm bảo đúng nhiệt độ cho trứng, chăm sóc và cung cấp chất dinh dưỡng tốt.

Bụng thon

Gà chất lượng sẽ có bụng dưới phải thon gọn, nhanh nhẹn, di chuyển chạy đi chạy lại mới là gà tốt. Bụng dưới phía sau nếu phình to, nặng nề và chậm chạp chứng tỏ con gà đó bị kém về tiêu hóa.

Kiểm tra rốn

Thực tế cho thấy, rất nhiều người chăn nuôi thiệt hại do gà giống bị hở rốn. Vì rốn là bộ phận rất dễ nhiễm nấm và vi khuẩn. Gà tốt là khi rốn kín và lành lặn, phải khô, không bị ướt, không bị nhiễm trùng hoặc sưng đỏ. Tránh chọn gà có rốn bị sưng đỏ hoặc bị nhiễm, điều này sẽ ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa của gà và rất khó nuôi về sau. Những trường hợp hở rốn, loét rốn, còn dây rốn, rốn đen… đều cần phải loại bỏ.

Chân gà

Chân gà mập mạp, không bị dị tật bất thường, đứng vững và đi lại bình thường, chạy nhảy năng động. Cần loại bỏ những con gà có các dấu hiệu: chân choãi, khớp chân tụ máu, lệch khớp xương… Nếu gà bị tật hoặc khèo chân, dạng chân thì sẽ rất khó nuôi và khó có thể phát triển tốt được.

Thử mức độ phản xạ của gà

Đặt gà con nằm ngửa trên lòng bàn tay, nếu gà có thể đứng dậy được trong khoảng 3 giây là dấu hiệu gà có sức khỏe và phản xạ rất tốt. Trong vòng 10 giây là gà đạt yêu cầu. Nếu sau 10 giây không dậy được, gà giống có sức phản xạ kém và sức khỏe yếu.