Kho bạc nhà nước trung ương ở đâu

Nhân dịp kỷ niệm 31 năm Ngày tái thành lập hệ thống Kho bạc Nhà nước (01/4/1990 - 01/4/2021) và hướng tới ngày truyền thống Kho bạc Nhà nước (KBNN) (29/5).  Ngày 17/4/2021, KBNN Hà Nội tổ chức hoạt động “Về nguồn”  thăm lại Nha Ngân khố Quốc gia, nơi ghi dấu quá trình hình thành và phát triển của Nha Ngân khố tiền thân của KBNN ngày nay.

Đoàn tham gia gồm các cán bộ chủ chốt của KBNN Hà Nội và Ban Chấp hành Chi Đoàn thanh niên cơ quan.

Tại đây, Đoàn đã làm việc với KBNN Tuyên Quang cùng ôn lại lịch sử hình thành và những truyền thống tốt đẹp của hệ thống KBNN, một thời gian khổ nhưng đầy tự hào trước sự hy sinh và cống hiến của các thế hệ đồng nghiệp đi trước đã đặt nền móng xây dựng, phát triển nền Tài chính nói chung và hệ thống KBNN nói riêng.

Kho bạc nhà nước trung ương ở đâu

Đ/c Nguyễn Thị Thanh Hương, Giám đốc KBNN Hà Nội phát biểu tại buổi làm việc

Sau đó, Đoàn tham quan và nghe giới thiệu về Nha Ngân khố Quốc gia - tiền thân của hệ thống KBNN nằm ở thôn Dàm, xã Tứ Quận (Yên Sơn), tỉnh Tuyên Quang. Ngày 29/5/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh 75/SL thành lập Nha Ngân khố trực thuộc Bộ Tài chính. Trải qua bao năm xây dựng và phát triển, Nha Ngân khố đã trở thành Kho bạc Nhà nước (KBNN). Trong quãng thời gian từ 1946 - 1951, Nha Ngân khố đã được xây dựng chủ yếu bằng tre nứa và ở nhờ nhà sàn của người dân. Ngay sau khi được thành lập, Nha Ngân khố Quốc gia thực hiện nhiệm vụ: Tập trung các khoản thu về thuế, đảm bảo hoạt động quốc phòng; thu tiền công phiếu kháng chiến; quản lý cấp phát các khoản chi, xác nhận thanh toán cho các đơn vị sử dụng ngân sách, làm thủ tục quyết toán với cơ quan tài chính; tổ chức phát hành giấy bạc Việt Nam; thu hẹp và loại bỏ dần phạm vi lưu hành của tiền Đông Dương và các loại tiền khác của địch; thực hiện các nguyên tắc cơ bản về thể lệ thu, chi và kế toán đại cương nhằm tăng cường công tác quản lý tài chính ngay trong điều kiện đất nước đang có chiến tranh. Năm 2005, di tích Nha Ngân khố Quốc gia được trùng tu lại bằng nguồn kinh phí  phát triển ngành và đóng góp của cán bộ, công chức, viên chức hệ thống KBNN và được quản lý bởi KBNN Tuyên Quang.

Kho bạc nhà nước trung ương ở đâu

Tiếp theo đó, Đoàn thăm Khu di tích quốc gia Tân Trào- nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng các cơ quan Trung ương ở và làm việc trong thời kỳ tiền khởi nghĩa và thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, là nơi lưu trữ nhiều hiện vật liên quan đến quá trình hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh và các cơ quan Trung ương.

Kho bạc nhà nước trung ương ở đâu

Chuyến về nguồn là một hoạt động nhiều ý nghĩa đối với cán bộ, công chức Kho bạc Nhà nước Hà Nội, là cơ hội để tìm hiểu về lịch sử của ngành, giáo dục truyền thống uống nước nhớ nguồn, qua đó sẽ thêm yêu ngành, tự hào về truyền thống của ngành, nguyện hết mình phấn đấu gìn giữ và phát huy truyền thống tốt đẹp, góp phần xây dựng hệ thống Kho bạc Nhà nước ngày càng hiện đại và phát triển./.

Một số hình ảnh của đoàn:

Kho bạc nhà nước trung ương ở đâu

Kho bạc nhà nước trung ương ở đâu

Kho bạc nhà nước trung ương ở đâu

KHO BẠC NHÀ NƯỚC THANH XUÂN

Địa chỉ: Đường Lê Văn Lương, Thanh Xuân, Hà Nội

Điện thoại: 024.35584570 -  Fax: 024.35586400

Email: 

Giám đốc:

Phan Ngọc Lan

Phó Giám đốc:

Ngô Thế Xuyến      

Thái Đức Hạnh

CHỨC NĂNG:

Kho bạc Nhà nước ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh ( gọi chung là Kho bạc Nhà nước cấp huyện) là tổ chức trực thuộc Kho bạc Nhà nước ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ( gọi chung là Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh) có chức năng thực hiện nhiệm vụ của Kho bạc Nhà nước trên địa bàn theo quy định của pháp luật.

NHIỆM VỤ:

-  Tổ chức thực hiện thống nhất các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, chương trình, dự án, đề án thuộc phạm vi quản lý của Kho bạc Nhà nước cấp huyện sau khi được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

-  Quản lý quỹ ngân sách nhà nước và các khoản tạm thu, tạm giữ, tịch thu, ký cược, ký quỹ, thế chấp theo quy định của pháp luật.

- Thực hiện giao dịch thu, chi tiền mặt và các biện pháp bảo đảm an toàn kho, quỹ tại Kho bạc Nhà nước cấp huyện.

- Thực hiện công tác điện báo, thống kê về thu, chi ngân sách nhà nước, các khoản vay nợ, trả nợ của Chính phủ và chính quyền địa phương theo quy định; xác nhận số liệu thu, chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước cấp huyện.

- Quản lý ngân quỹ nhà nước tại Kho bạc Nhà nước cấp huyện theo chế độ quy định.

- Thực hiện công tác phát hành, thanh toán trái phiếu Chính phủ theo quy định.

- Thực hiện công tác tiếp công dân và giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo tại Kho bạc Nhà nước cấp huyện theo quy định.

- Thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin tại Kho bạc Nhà nước cấp huyện.

- Quản lý đội ngũ công chức, lao động hợp đồng; thực hiện công tác văn thư, lưu trữ, hành chính, quản trị, tài vụ tại Kho bạc Nhà nước cấp huyện theo quy định.

- Tổ chức thực hiện chương trình hiện đại hóa hoạt động Kho bạc Nhà nước; thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính theo mục tiêu nâng cao chất lượng hoạt động, công khai hóa thủ tục, cải tiến quy trình nghiệp vụ và cung cấp thông tin để tạo thuận lợi phục vụ khách hàng.

- Quản lý các điểm giao dịch thuộc Kho bạc Nhà nước cấp huyện theo quy định.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh giao.

QUYỀN HẠN:

- Trích tài khoản tiền gửi của tổ chức, các nhân để nộp NSNN hoặc áp dụng các biện pháp hành chính khác để thu cho NSNN theo quy định của pháp luật.

- Được từ chối thanh toán, chi trả các khoản chi không đúng, không dủ các điều kiện theo quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.

( Trích quyết định số: 695/QĐ-KBNN ngày 16/07/2015 của Tổng Giám Đốc Kho Bạc Nhà Nước)


Page 2

Kho bạc Nhà nước là cơ quan trực thuộc Bộ Tài chính, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về ngân sách nhà nước, các quỹ tài chính nhà nước. Vậy chức năng và nhiệm vụ của cơ quan này là gì?

Căn cứ pháp lý:

– Luật Ngân sách nhà nước 2015

– Quyết định 26/2015/QĐ-TTg

1.Vị trí của Kho bạc nhà nước

Kho bạc Nhà nước là cơ quan trực thuộc Bộ Tài chính, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính quản lý nhà nước về quỹ ngân sách nhà nước, các quỹ tài chính nhà nước; quản lý ngân quỹ nhà nước; tổng kế toán nhà nước; thực hiện việc huy động vốn cho ngân sách nhà nước và cho đầu tư phát triển thông qua hình thức phát hành trái phiếu Chính phủ theo quy định của pháp luật.

– Kho bạc Nhà nước có tư cách pháp nhân, con dấu có hình Quốc huy, được mở tài khoản tại Ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng thương mại theo quy định của pháp luật, có trụ sở tại thành phố Hà Nội.

2.Chức năng và nhiệm vụ của Kho bạc nhà nước

Kho bạc Nhà nước có các chức năng và nhiệm vụ sau đây:

+ Soạn thảo các văn bản qui phạm pháp luật về quản lí quĩ ngân sách Nhà nước, các văn bản qui phạm pháp luật khác thuộc phạm vi thẩm quyền của Kho bạc Nhà nước và tổ chức thực hiện thống nhất trong cả nước, hướng dẫn về nghiệp vụ hoạt động của Kho bạc Nhà nước.

+ Quản lí quĩ Ngân sách Nhà nước và các quĩ tài chính công khác bao gồm;

– Tập trung và phản ánh các khoản thu ngân sách Nhà nước, bao gồm cả thu viện trợ, vay nợ trong nước và ngoài nước. 

Thực hiện việc thu, nộp vào quĩ Ngân sách Nhà nước và thanh toán số thu ngân sách cho các cấp ngân sách theo qui định của Luật Ngân sách Nhà nước và của cấp có thẩm quyền.

– Thực hiện chi Ngân sách Nhà nước, kiểm soát, thanh toán chi trả các khoản chi Ngân sách Nhà nước theo qui định của pháp luật.

– Quản lí kiểm soát và thực hiện nhập, xuất các quĩ tài chính công và các khoản tạm thu, tạm giữ, tịch thu, kí cược, kí quĩ theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

– Quản lí các tài sản quốc gia quý hiếm được giao và quản lí tiền, tài sản các loại chứng chỉ có giá của Nhà nước và của các đơn vị, cá nhân gửi tại Kho bạc Nhà nước.

+ Thực hiện nghiệp vụ thanh toán và điều hành tồn ngân Kho bạc Nhà nước bao gồm:

– Mở tài khoản, kiểm soát tài khoản tiền gửi và thực hiện thanh toán bằng tiền mặt, chuyển khoản đối với các cơ quan, đơn vị, cá nhân có quan hệ giao dịch với Kho bạc Nhà nước. 

Mở tài khoản tiền gửi (có kì hạn và không có kì hạn) tại Ngân hàng Nhà nước hoặc Ngân hàng thưương mại Nhà nước để thực hiện các hoạt động nghiệp vụ của Kho bạc Nhà nước.

– Tổ chức quản lí điều hành tồn ngân Kho bạc Nhà nước tập trung thống nhất trong toàn hệ thống Kho bạc Nhà nước, bảo đảm các nhu cầu thanh toán, chi trả của Ngân sách Nhà nước và các đối tượng giao dịch khác.

– Được sử dụng tồn ngân Kho bạc Nhà nước tạm ứng cho Ngân sách Nhà nước theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

+ Tổ chức công tác kế toán, thống kê và chế độ báo cáo tài chính theo qui định của pháp luật.

+ Thực hiện một số dịch vụ tín dụng theo qui định hoặc được uỷ thác.

+ Tổ chức công tác thanh tra, kiểm tra, quản lí hệ thống thông tin trong toàn bộ hệ thống Kho bạc Nhà nước.

Kho bạc Nhà nước được tổ chức theo nguyên tắc tập trung thống nhất thành hệ thống dọc theo đơn vị hành chính từ trung ương đến địa phương với cơ cấu tổ chức như sau:

– Kho bạc Nhà nước ở trung ương trực thuộc Bộ Tài chính.

– Kho bạc Nhà nước các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trực thuộc Kho bạc Nhà nước trung ương.

– Kho bạc Nhà nước quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh trực thuộc Kho bạc Nhà nước tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

3.Cơ cấu tổ chức

Kho bạc Nhà nước được tổ chức thành hệ thống dọc từ Trung ương đến địa phương theo đơn vị hành chính, bảo đảm nguyên tắc tập trung, thống nhất.

– Cơ quan Kho bạc Nhà nước ở Trung ương:

+ Vụ Tổng hợp – Pháp chế;

+ Vụ Kiểm soát chi;

+ Vụ Kho quỹ;

+ Vụ Hợp tác quốc tế;

+ Vụ Thanh tra – Kiểm tra;

+ Vụ Tổ chức cán bộ;

+ Vụ Tài vụ – Quản trị;

+ Văn phòng;

+ Cục Kế toán nhà nước;

+ Cục Quản lý ngân quỹ;

+ Cục Công nghệ thông tin;

+ Sở Giao dịch Kho bạc Nhà nước;

+ Trường Nghiệp vụ Kho bạc;

+ Tạp chí Quản lý Ngân quỹ Quốc gia.

– Cơ quan Kho bạc Nhà nước ở địa phương:

+ Kho bạc Nhà nước ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh) trực thuộc Kho bạc Nhà nước.

+ Kho bạc Nhà nước ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là Kho bạc Nhà nước cấp huyện) trực thuộc Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh.

Kho bạc Nhà nước được tổ chức điểm giao dịch tại các địa bàn có khối lượng giao dịch lớn theo quy định của pháp luật.

Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh, Kho bạc Nhà nước cấp huyện có tư cách pháp nhân, con dấu riêng, được mở tài khoản tại Ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng thương mại theo quy định của pháp luật.

>>>Xem thêm Tổng cục hải quan là cơ quan nào? Chức năng, nhiệm vụ