Khoa y dược đại học huế

Khoa y dược đại học huế

Trường đại học Y - Dược, Đại học Huế

Trường đại học Y - Dược, Đại học Huế, khởi đầu là Khoa Y trong Viện Đại học Huế được hình thành trong những năm cuối thập niên 50, đầu thập niên 60 của thế kỷ trước. Khóa 1 Y khoa Huế có 48 sinh viên.

Với tất cả những nỗ lực nội tại và sự hỗ trợ quý báu của các đối tác quốc tế đến từ CHLB Đức về mặt chuyên môn và đào tạo, từ Canada về mặt tài chính, cơ sở vật chất trong thời gian đầu, đến nay Trường Đại học Y - Dược, Đại học Huế đã trải qua 65 năm xây dựng và phát triển với những đặc điểm riêng có của mình qua từng giai đoạn lịch sử.

Từ mái trường này, đã có hơn 32.000 bác sĩ, dược sĩ, cử nhân đại học và trên 13.000 học viên sau đại học các hệ đào tạo của Việt Nam và CHDCND Lào đã tốt nghiệp, tỏa đi khắp mọi miền đất nước, nước bạn Lào và nhiều quốc gia khác trên thế giới. Đội ngũ này đã phục vụ hữu hiệu cho công cuộc chăm sóc sức khỏe người dân, là một trong hai lĩnh vực công ích và an sinh xã hội quan trọng (giáo dục, y tế).

Hàng chục năm qua, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp trên, sự lãnh đạo sáng suốt và toàn diện của tập thể lãnh đạo và Ban giám hiệu qua các thời kỳ, sự nỗ lực cống hiến không biết mệt mỏi của nhiều thế hệ cán bộ, giảng viên, viên chức và người lao động, Trường đại học Y - Dược, Đại học Huế đã đạt được nhiều thành quả to lớn trong công cuộc thực hiện sứ mạng của mình, ở tất cả các lĩnh vực như đào tạo đại học, đào tạo sau đại học, nghiên cứu khoa học và ứng dụng thành quả khoa học công nghệ phục vụ đào tạo, khám chữa bệnh cho nhân dân.

Đội ngũ cán bộ giảng dạy, chuyên viên, cán bộ phục vụ đã không ngừng phát triển cả về số lượng và chất lượng, tăng từ 20-60% so với cách đây 10 năm. Đặc biệt là số lượng cán bộ khoa học, các thầy cô giáo có học hàm giáo sư, phó giáo sư, học vị tiến sĩ đã tăng trên 90% so với năm 2012. Số lượng và chất lượng các chương trình đào tạo, đặc biệt là việc thẩm định và mở mới các chương trình đào tạo bậc sau đại học đã tăng đều đặn trong 10 năm qua, với sự hình thành các chương trình đào tạo liên kết quốc tế với các đối tác đại học quốc tế có uy tín ở châu Âu và các chương trình đào tạo song ngữ tiếng Anh ở bậc sau đại học.

Trải qua 65 năm xây dựng và phát triển, Trường đại học Y - Dược, Đại học Huế là địa chỉ đào tạo bậc đại học và sau đại học khối ngành khoa học sức khỏe có uy tín của khu vực miền Trung - Tây nguyên và cả nước. Trong những năm qua, nhà trường đã tích cực đổi mới các chương trình đào tạo theo hướng giảng dạy tích hợp, dựa trên năng lực theo hướng hội nhập quốc tế, nhằm tạo ra năng lực chuyên môn tốt cho sinh viên khi tốt nghiệp; tập trung đầu tư hệ thống các phòng thực hành phục vụ cho việc dạy và học, duy trì một môi trường giáo dục lành mạnh, phục vụ hữu hiệu cho việc giảng dạy, học tập, rèn luyện; chú trọng chăm lo cho tất cả người học.

Từ năm 2018, với sự hỗ trợ kỹ thuật của Trường Đại học Y khoa Harvard (Hoa Kỳ), 2 chương trình đào tạo Y khoa và Răng - Hàm - Mặt của nhà trường đã được đổi mới toàn diện theo hướng hiện đại, tiệm cận với tiêu chuẩn giáo dục y khoa quốc tế, làm nền tảng vững chắc để tiếp tục đổi mới chương trình tất cả các ngành khác ở bậc đại học và các chương trình sau đại học của nhà trường trong những năm tiếp theo.

Khoa y dược đại học huế

Chủ tịch Hội đồng và Ban giám hiệu nhà trường năm 2022

Hướng đến tiêu chuẩn quốc tế

Tháng 3.2017, Trường đại học Y - Dược, Đại học Huế được công nhận đạt chuẩn kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục đại học theo tiêu chuẩn cấp quốc gia. Đến tháng 10.2019, các ngành đào tạo dược học, cử nhân điều dưỡng và cử nhân y tế công cộng được công nhận đạt chuẩn chất lượng chương trình.

Nhiều đề tài cấp quốc gia, đề tài nghị định thư hợp tác quốc tế và các cấp được thực hiện đạt kết quả cao, được ứng dụng trong giảng dạy, học tập, khám chữa bệnh cho người dân và từng bước thực hiện công tác chuyển giao công nghệ. Tạp chí Y Dược học của trường đã liên tục duy trì điểm số tối đa đối với các công trình được công bố, theo danh mục được Hội đồng Giáo sư Nhà nước ban hành hằng năm. Đặc biệt, lần đầu tiên ở khu vực miền Trung, đã có 1 cụm công trình của các nhà khoa học Trường đại học Y - Dược, Đại học Huế được trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học công nghệ trong đợt xét thưởng lần thứ 6, năm 2021.

Cơ sở vật chất của nhà trường đã được đầu tư khá đồng bộ, khang trang, sạch đẹp hơn thông qua các nguồn đầu tư công và các nguồn thu hợp pháp, đặc biệt là từ nguồn vốn ODA và viện trợ phát triển không hoàn lại.

Bệnh viện Trường đại học Y - Dược Huế là một trong những cơ sở đầu tiên trong hệ thống bệnh viện đại học y dược thực hiện theo mô hình Trường - Viện tiên tiến của các quốc gia phát triển, là bệnh viện công lập hạng 1, hoạt động theo cơ chế tự cân đối tài chính từ ngày thành lập đến nay. Bệnh viện đã được Bộ Y tế phê duyệt danh mục kỹ thuật với tổng số lên đến 20.650 kỹ thuật - thủ thuật được phép triển khai. Điểm số đánh giá chất lượng hằng năm trong những năm qua theo thang điểm của Bộ Y tế luôn đạt trên 4.0/5 điểm.

Những thành quả đó đã được Đảng, Nhà nước, các bộ, ngành ghi nhận và trao tặng các danh hiệu, các phần thưởng cao quý trong hàng chục năm qua. Đặc biệt, trường đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới từ năm 2011, và gần đây nhất là Cờ thi đua do Bộ GD-ĐT trao tặng trong năm 2022.

Từ năm 2022, nhà trường đã được giao tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính, là đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên, theo Quyết định số 399/QĐ-BGDĐT ngày 27.1.2022 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT.

Ngày 23.7 vừa qua, Hội đồng đánh giá các cơ sở giáo dục đại học thuộc Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục Đại học Quốc gia Hà Nội đã bỏ phiếu thống nhất 100% công nhận Trường đại học Y - Dược, Đại học Huế đạt chuẩn chất lượng Kiểm định chất lượng giai đoạn 2022-2027.

Thực hiện Nghị quyết 54/NQ-TW của Bộ Chính trị ban hành năm 2019, Nghị quyết số 83 của Chính phủ triển khai thực hiện Nghị quyết số 54 của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 69 của Tỉnh ủy Thừa Thiên - Huế và các nghị quyết, văn bản chỉ đạo của Đại học Huế, Trường đại học Y - Dược, Đại học Huế đã tích cực triển khai công tác xây dựng và hoàn thiện Đề án mô hình Trường - Viện đã được Bộ Chính trị chỉ đạo trong Nghị quyết 54/2019, nhằm xây dựng chỉnh thể Trường - Viện hoàn chỉnh đạt tiêu chuẩn cấp quốc gia và tiêu chuẩn khu vực vào năm 2030, hướng đến và tiệm cận tiêu chuẩn quốc tế vào năm 2045.

Lần đầu tiên ở khu vực miền Trung, đã có 1 cụm công trình của các nhà khoa học Trường đại học Y - Dược, Đại học Huế được trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học công nghệ trong đợt xét thưởng lần thứ 6, năm 2021.

Đại học Y - Dược Huế là một trường đại học chuyên ngành y khoa tại Việt Nam, trực thuộc Đại học Huế, được xếp vào nhóm đại học trọng điểm của quốc gia Việt Nam.

Hệ thống Đại học Huế
Trường Đại học Y Dược
Địa chỉ

06 Ngô Quyền - Huế

,

Huế

,

Thừa Thiên Huế

,

Việt Nam

Thông tin
Thành lập1957
Nhân viên429 [1]
Giảng viên334 [1]
Websitehttp://www.huemed-univ.edu.vn/
Thông tin khác
Thành viên củaĐại học Huế, trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo
Thống kê
Sinh viên đại học4.152 [2]
Sinh viên sau đại học1.288 [3]
Nghiên cứu sinh36

Mục lục

  • 1 Lịch sử
  • 2 Chất lượng đào tạo
    • 2.1 Bảng xếp hạng
  • 3 Năng lực
    • 3.1 Đội ngũ cán bộ
    • 3.2 Cơ sở vật chất
  • 4 Đào tạo
    • 4.1 Đại học
    • 4.2 Sau đại học
  • 5 Nghiên cứu khoa học
  • 6 Các đơn vị trực thuộc
    • 6.1 Khoa và Bộ môn
    • 6.2 Bệnh viện trường Đại học Y Dược Huế
  • 7 Xem thêm
  • 8 Tham khảo

Lịch sửSửa đổi

Trường Đại học Y Dược Huế tiền thân từ Trường Cán sự Y tế và Nữ hộ sinh Quốc gia từ tháng 3 năm 1957. Đến tháng 8 năm 1961 Trường được chính thức thành lập với tên gọi Trường đại học Y khoa Huế. Năm 1976, Trường được tách ra từ Viện Đại học Huế và trực thuộc Bộ Y tế. Năm 1979, Trường hợp nhất với Bệnh viện Trung ương Huế thành Học viện Y Huế kéo dài trong 10 năm. Đến tháng 4 năm 1994, trường trở thành cơ sở trực thuộc Đại học Huế cho đến nay.[3]

Chất lượng đào tạoSửa đổi

Bảng xếp hạngSửa đổi

Theo bảng xếp hạng Quacquarelli Symonds (QS) 2017 thì hệ thống đại học Đại học Huế nằm trong nhóm 351 - 400 đại học tốt nhất châu Á.[4] Theo bảng xếp hạng uniRank năm 2018, hệ thống đại học Đại học Huế đứng thứ 16 tại Việt Nam.[5] Còn theo bảng xếp hạng Webometrics năm 2018, hệ thống đại học Đại học Huế đứng thứ 13 tại Việt Nam.[6]

Năng lựcSửa đổi

Đội ngũ cán bộSửa đổi

Đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý và nhân viên là 763 (30/11/2009), trong đó, giảng viên là 391, và cán bộ quản lý và nhân viên là 429.[1] Trình độ Đại học: 179 45.78% Trình độ Bác sĩ chuyên khoa 1: 5 1.28% Trình độ Bác sĩ chuyên khoa 2: 33 8.44% Trình độ Thạc sĩ: 110 28.13% Trình độ Tiến sĩ: 35 8.95% Giáo sư và Phó giáo sư: 37 (Cập nhật vào ngày 29-02-2012)[7] Hiệu trưởng quan các thời kỳ:

  • GS. Lê Tấn Vĩnh (1961 - 1962);
  • BS. Lê Khắc Quyến (1962 - 1967);
  • GS. Bùi Duy Tâm (1967 - 1972);
  • BS. Lê Bá Vận (1972 - 1975);
  • PGS.TS. Lê Văn Phước (1976 - 1978);
  • BS. Hồ Văn Cung (1978 - 1982);
  • GS. Võ Phụng (1982 - 2000);
  • GS.TS Phạm Văn Lình (2000 - 2008);
  • GS.TS Cao Ngọc Thành (2008 - 2019);
  • GS.TS Nguyễn Vũ Quốc Huy (2019-nay).

Cơ sở vật chấtSửa đổi

Đào tạoSửa đổi

Đại họcSửa đổi

Đào tạo hệ chính quy và không chính quy gồm 9 ngành: Bác sĩ Đa khoa, Bác sĩ Răng Hàm Mặt, Bác sĩ Y học cổ truyền, Bác sĩ Y học Dự phòng, Dược sĩ, Điều dưỡng, Kỹ thuật Y học, Cử nhân Y tế công cộng và Hộ sinh

Sau đại họcSửa đổi

Nghiên cứu khoa họcSửa đổi

Nghiên cứu các ngành y khoa lâm sàng

Các đơn vị trực thuộcSửa đổi

Khoa và Bộ mônSửa đổi

Trường có 5 khoa và 27 bộ môn trực thuộc:

Khoa
  • Khoa Dược
  • Khoa Răng Hàm Mặt
  • Khoa Điều dưỡng
  • Khoa Y tế Công cộng
  • Khoa Y học cổ truyền
Bộ môn

Viện và trung tâm nghiên cứu:

  1. Viện nghiên cứu sức khỏe cộng đồng
  2. Viện nghiên cứu Y Sinh
  3. Viện Đào tạo và Bồi dưỡng cán bộ Quản lý y tế
  4. Trung tâm Carlo - Urbani
  5. Trung tâm nội tiết sinh sản và vô sinh
  6. Trung tâm sàng lọc - chẩn đoán trước sinh và sơ sinh
  7. Trung tâm nội soi tiêu hóa
  8. Trung tâm tim mạch
  9. Trung tâm Gamma
  10. Trung tâm thông tin thư viện
  11. Trung tâm y học gia đình

Bệnh viện trường Đại học Y Dược HuếSửa đổi

Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế được thành lập tháng 10/2002, trên cơ sở nâng cấp Trung tâm nghiên cứu y học lâm sàng, với 700 giường, hiện là bệnh viện công lập hạng 1 trực thuộc bộ Y tế. Bệnh viện thực hành là bệnh viện đa khoa có chức năng nhiệm vụ khám chữa bệnh, đào tạo, nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế và chăm sóc sức khỏe cộng đồng.[8]

Xem thêmSửa đổi

  • Danh sách trường đại học công lập tại Việt Nam

Tham khảoSửa đổi

  1. ^ a b c “Báo cáo ba công khai ĐHYD Huế”. Truy cập ngày 6 tháng 1 năm 2010.
  2. ^ “Giới thiệu Trường Đại học Y-Dược Huế”. Truy cập ngày 6 tháng 1 năm 2010.
  3. ^ a b “Giới thiệu về Đại học Y Dược Huế trong công tác Đào tạo Sau Đại học”. Truy cập ngày 6 tháng 1 năm 2010.
  4. ^ “QS Asia University Rankings 2018”.
  5. ^ “2018 Vietnamese University Ranking”21: Vietnam National University, Ho Chi Minh CityQuản lý CS1: postscript (liên kết)
  6. ^ “Vietnam | Ranking Web of Universities”.
  7. ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 4 năm 2012. Truy cập ngày 29 tháng 2 năm 2012.
  8. ^ “Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế”. Truy cập ngày 6 tháng 1 năm 2010.