Khoảng cách an toàn xe ô tô

Khi tham gia giao thông, các phương tiện phải chú ý giữ đúng khoảng cách an toàn với các xe phía trước. Việc duy trì khoảng cách an toàn sẽ hạn chế được những tai nạn đáng tiếc xảy ra, đặc biệt là trong những tình huống bất ngờ mà tài xế có đủ thời gian phản ứng nếu không rất dễ bị tai nạn hoặc liên lụy.

Để ngăn chặn tình trạng bất trắc xảy ra khi lưu thông như xe sau đâm xe trước, xe trước dừng lại đột ngột đụng vào xe sau,..., pháp luật đã có quy định mới nhất được ghi rõ tại Khoản 1 Điều 11 Thông tư 31/2019/TT-BGTVT: 

Không giữ khoảng cách an toàn là nguyên nhân hàng đầu gây tai nạn.

Theo tin tức pháp luật, tại Khoản 1 Điều 11 của Thông tư này nêu rõ: "Khi điều khiển xe tham gia giao thông trên đường bộ, người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải giữ một khoảng cách an toàn đối với xe chạy liền trước xe của mình; ở nơi có biển báo “Cự ly tối thiểu giữa hai xe” phải giữ khoảng cách không nhỏ hơn trị số ghi trên biển báo."

Như vậy, pháp luật quy định người điều khiển xe phải “giữ một khoảng cách an toàn đối với xe chạy liền trước xe của mình”, đặc biệt là những nơi có biển báo “Cự ly tối thiểu giữa hai xe”, lúc này tài xế phải giữ khoảng cách không nhỏ hơn trị số biển báo.

Tuy nhiên, nhiều người đặt câu hỏi có phải lúc nào bạn cũng phải giữ khoảng cách an toàn hay không? Câu trả lời là Không, bởi vì tại Khoản 2 Điều 11 Thông tư 31/2019/TT-BGTVT đã quy định việc duy trì khoảng cách an toàn này còn phải tùy thuộc vào mật độ phương tiện, tình hình giao thông thực tế, điều kiện thời tiết...

Điều này có ý nghĩa rằng, đối với những khu vực đông dân cư và có mật độ dân cư đông đúc, hay các đoạn đường đang thi công... thì việc giữ khoảng cách sẽ được linh hoạt và người dân không cần tuân thủ quy tắc này. 

Có thể bạn quan tâm: Cách đổi và cấp lại giấy phép lái xe nhanh nhất

Quy định khoảng cách an toàn giữa 2 xe

Trong điều kiện thời tiết khô ráo

Trong điều kiện thời tiết khô ráo và điều kiện tham gia giao thông thuận lợi: mặt đường khô ráo, địa hình bằng phẳng, mật độ phương tiện, tình hình giao thông bình thường thì khoảng cách an toàn ứng với mỗi tốc độ được quy định tại điểm a Khoản 2 Điều 11 Thông tư 31/2019/TT-BGTVT như sau:

Tốc độ lưu hành (km/h)

Khoảng cách an toàn tối thiểu (m)

V = 60

35

60 < V ≤ 80

55

80 < V ≤ 100

70

100 < V ≤ 120

100

Khi điều khiển xe chạy dưới tốc độ 60km/h, tài xế cần chủ động giữ khoảng cách an toàn với xe phía trước. 

Xem thêm: Đặc điểm và ý nghĩa hệ thống các loại biển báo giao thông đường bộ

Trong điều kiện khác

Khi điều kiện thời tiết phức tạp như mưa, sương mù, mặt đường trơn trượt, đường có địa hình quanh co, đèo dốc, có vật cản... đây là thời điểm khiến cho tầm nhìn của tài xế hạn chế. Do vậy, tại điểm b Khoản 2 Điều 11 Thông tư 31/2019/TT-BGTVT quy định người lái xe phải điều chỉnh khoảng cách an toàn thích hợp lớn hơn trị số ghi trên biển báo hoặc trị số được quy định trong trường hợp điều kiện thuận lợi như đã nêu ở trên.

Như vậy, pháp luật không quy định cụ thể khoảng cách an toàn trong các điều kiện thời tiết không thuận lợi. Người điều khiển phương tiện nên căn chỉnh khoảng cách giữa các phương tiện một cách hợp lý để đảm bảo an toàn giao thông.

(Nguồn ảnh: Internet)

Hoàng Vũ - Theo Nhà Quản Lý

Không ít người tham gia giao thông nghĩ rằng khoảng cách an toàn giữa 2 xe là do mỗi người tự ước lượng. Tuy nhiên, thực tế thì từ lâu luật đã có những quy định về vấn đề này.
 

Khoảng cách an toàn xe ô tô

 

Quy định về khoảng cách an toàn giữa 2 xe khi tham gia giao thông

Căn cứ vào Điều 11 Thông tư 31/2019/TT-BGTVT, khoảng cách an toàn giữa 02 xe khi lưu thông trên đường được quy định như sau:

Tại nơi có biển báo khoảng cách an toàn

Trên một số tuyến đường, biển áo cự ly an toàn (P.121) sẽ được lắp đặt để đảm bảo các tài xế luôn chú ý quan sát, giữ khoảng cách. Ở những tuyến đường này, khoảng cách giữa hai xe không được nhỏ hơn trị số ghi trên biển (tính bằng mét).

Biển P.121 có hiệu lực đến hết khoảng cách cấm ghi trên biển phụ S.501 hoặc đến vị trí đặt biển DP.135 "Hết tất cả các lệnh cấm".

Khoảng cách an toàn xe ô tô

Biển P.121 "Cự ly tối thiểu giữa hai xe"

Tại những tuyến đường không đặt biển báo hoặc điều kiện thời tiết đặc biệt

 Trong điều kiện mặt đường khô ráo:

Tùy thuộc vào vận tốc lái xe, khoảng cách an toàn sẽ được quy định cụ thể như sau:

- Vận tốc 60 km/h: Khoảng cách an toàn tối thiểu là 35m;

- Vận tốc từ trên 60 - 80 km/h: Khoảng cách an toàn tối thiểu là 55m;

- Vận tốc trên 80 - 100 km/h: Khoảng cách an toàn tối thiểu là 70m;

- Vận tốc từ trên 100 - 120 km/h: Khoảng cách an toàn tối thiểu là 100;

- Vận tốc dưới 60 km/h: Lái xe chủ động giữ khoảng cách an toàn phù hợp với xe chạy liền trước xe của mình. Khoảng cách này tùy thuộc vào mật độ phương tiện, tình hình giao thông thực tế.

Vậy khoảng cách an toàn giữa 2 xe trên đường cao tốc cũng sẽ phụ thuộc vào vận tốc của phương tiện và biển báo cự ly an toàn (nếu có). Trong đường đô thị, luật quy định vận tốc của phương tiện luôn phải dưới 60km/h nên người tham gia giao thông phải tự điều chỉnh khoảng cách an toàn sao cho đủ để xử lý tình huống khi xe phía trước phanh đột ngột. Tương tự với khoảng cách an toàn giữa 2 xe 40km/h hay khoảng cách an toàn khi dừng đèn đỏ.

>> Xem thêm: Quy định tốc độ tối đa của các loại xe cơ giới khi tham gia giao thông

► Trong điều kiện trời mưa, sương mù, mặt đường trơn trợt

Khi trời mưa, có sương mù, mặt đường trơn trượt, đường có địa hình quanh co, đèo dốc khiến tầm nhìn hạn chế, người lái xe phải điều chỉnh khoảng cách an toàn thích hợp lớn hơn trị số ghi trên biển báo hoặc trị số được quy định khi mặt đường khô ráo.

Mức xử phạt khi không giữ khoảng cách an toàn

Căn cứ theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP, mức phạt lỗi không giữ khoảng cách an toàn khi tham gia giao thông được quy định như sau:

Mức phạt đối với xe ô tô:

- Lỗi không giữ khoảng cách an toàn để xảy ra va chạm với xe chạy liền trước hoặc không giữ khoảng cách theo quy định của biển báo hiệu P.121: 800.000 đồng - 1.000.000 đồng.

- Lỗi không tuân thủ khoảng cách an toàn trước khi chạy trên đường cao tốc: 3.000.000 đồng - 5.000.000 đồng.

- Lỗi không giữ khoảng cách an toàn gây tai nạn giao thông: 10.000.000 đồng - 12.000.000 đồng.

Mức phạt đối với xe máy:

- Lỗi không giữ khoảng cách an toàn để xảy ra va chạm với xe chạy liền trước hoặc không giữ khoảng cách theo quy định của biển báo hiệu P.121: 100.000 - 200.000 đồng.

- Lỗi không giữ khoảng cách an toàn gây tai nạn giao thông: 4.000.000 đồng - 5.000.000 đồng.
 

Khoảng cách an toàn xe ô tô

 

Hi vọng sau khi tham khảo bài viết, bạn đã hiểu rõ hơn những quy định về khoảng cách an toàn giữa 2 xe khi tham gia giao thông, từ đó chú ý thực hiện đúng để đảm bảo an toàn cho bản thân cũng như mọi người.

Khi tham gia giao thông, không ít trường hợp xe phía trước vì một lý do nào đó đột ngột dừng lại. Nếu lái xe không kịp xử lý hoặc không đủ khoảng cách an toàn thì xe phía sau có thể sẽ đâm vào đuôi xe phía trước, gây ra nhiều thiệt hại, phiền phức.

Khoảng cách an toàn xe ô tô
Nhiều vụ tai nạn "dồn toa" xảy ra do các xe không giữ khoảng cách an toàn khi lưu thông

Các quy định hiện hành cũng nêu rõ khoảng cách an toàn giữa các xe. Cụ thể, tại điều 11 Thông tư số 31/2019/TT-BGTVT ngày 29/8/2019 của Bộ Giao thông vận tải có quy định:

Trong điều kiện mặt đường khô ráo, khoảng cách an toàn ứng với tốc độ của xe như sau:

- Vận tốc dưới 60 km/h: Người lái xe phải chủ động giữ khoảng cách an toàn phù hợp với xe chạy liền trước xe của mình; khoảng cách này tùy thuộc vào mật độ phương tiện, tình hình giao thông thực tế để đảm bảo an toàn giao thông;

- Vận tốc 60 km/h: Khoảng cách an toàn tối thiểu là 35 m;

- Vận tốc trên 60 đến 80 km/h: Khoảng cách an toàn tối thiểu là 50 m;

- Vận tốc từ trên 80 đến 100 km/h: Khoảng cách an toàn tối thiểu là 70m;

- Vận tốc từ trên 100 đến 120 km/h: Khoảng cách an toàn tối thiểu là 100m.

 
Đối với nơi có biển báo “Cự ly tối thiểu giữa hai xe”

Theo quy định, khi điều khiển xe tham gia giao thông trên đường bộ, lái xe phải giữ một khoảng cách an toàn đối với xe chạy liền trước xe của mình. Ở nơi có biển báo "Cự ly tối thiểu giữa hai xe" phải giữ khoảng cách không nhỏ hơn trị số ghi trên biển báo.

Khoảng cách an toàn xe ô tô
Biển P.121

Theo Quy chuẩn QCVN 41:2019/BGTVT có hiệu lực từ 01/7/2020, biển số P.121 với nội dung "Cự ly tối thiểu giữa hai xe" để báo xe ô tô phải đi cách nhau một khoảng tối thiểu bằng trị số ghi trên biển.

Biển P.121 có hiệu lực cấm các xe ô tô kể cả xe được ưu tiên theo quy định đi cách nhau một cự ly nhỏ hơn trị số ghi trên biển báo. Biển này hết hiệu lực khi hết khoảng cách cấm ghi trên biển phụ số S.501 hoặc đến vị trí đặt biển số DP.135 "Hết tất cả các lệnh cấm".

Cũng theo điều 11 Thông tư số 31/2019/TT-BGTVT: "Khi trời mưa, có sương mù, mặt đường trơn trượt, đường có địa hình quanh co, đèo dốc, tầm nhìn hạn chế, người lái xe phải điều chỉnh khoảng cách an toàn thích hợp lớn hơn,..."

Các phương tiện khi không thực hiện đúng quy định về khoảng cách an toàn có thể bị xử phạt rất nặng.

Khoảng cách an toàn xe ô tô
Mức xử phạt các lỗi về “Không giữ khoảng cách an toàn” theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP.

Quy tắc “3 giây” giữ khoảng cách an toàn cho lái xe

Trên thực tế, nhiều lái xe do cố tình hoặc vô ý mà không thể xác định được khoảng cách an toàn khi lưu thông trên đường. Mẹo được nhiều lái xe có kinh nghiệm ưa chuộng nhất để giữ khoảng cách an toàn, tránh va chạm đó là sử dụng quy tắc "3 giây".

Theo nhiều chuyên gia, 3 giây chính là khoảng thời gian cần và đủ để người điều khiển phương tiện dừng xe an toàn sau khi đạp phanh, dù là phanh gấp.

Khoảng thời gian này là kết quả của quá trình nghiên cứu dựa trên các tính toán tổng hợp về tốc độ phản xạ của người lái, quán tính của xe sau khi phanh để xe có thể dừng lại hoàn toàn mà không xảy ra va chạm với xe phía trước hoặc xe xung quanh.

Ví dụ như một phương tiện đang di chuyển với tốc độ 60km/h, tức là mỗi giây đi được 16,67 m. Trong 3 giây, chiếc xe đó di chuyển được 50 m. Đây là khoảng cách đủ an toàn để tài xế kịp xử lý, phanh và tránh va chạm xảy ra.

Khoảng cách an toàn xe ô tô
Trên nhiều tuyến cao tốc có những "thước đo" khoảng cách giữa các xe. (Ảnh: Cartimes)

Tại một số đường cao tốc có sẵn các tấm biển ghi số 50m,100m hoặc 70m, 140m;… chính là để giúp lái xe dễ dàng hơn trong việc căn khoảng cách giữ xe sau với xe trước, từ đó có sự điều chỉnh về khoảng an toàn cách cho phù hợp.

Nhiều chuyên gia cho rằng, việc căn và giữ khoảng cách theo quy định là cực kỳ cần thiết. Tuy nhiên, quan trọng hơn là mỗi lái xe cần nâng cao sự tập trung để phản xạ kịp thời với các tình huống bất ngờ trên đường.

Hoàng Hiệp

Bạn có kinh nghiệm gì để giúp lái xe an toàn? Hãy chia sẻ bài viết về Ban Ô tô Xe máy – Báo VietNamNet theo email: . Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!

Khoảng cách an toàn xe ô tô

Trước những chuyến đi xa, phanh xe (thắng) là bộ phận luôn cần phải chăm sóc thường xuyên để đảm bảo an toàn. Vậy, kiểm tra, bảo dưỡng bộ phận này thế nào cho đúng?