Không hợp tuổi xây nhà phải làm sao

Không hợp tuổi xây nhà phải làm sao

Phong thủy nhà ở ngày càng được quan tâm nhưng là dưới góc nhìn khoa học, thực tiễn. Ảnh minh họa: internet

Tuy nhiên, đây có phải là việc làm cần thiết và có giá trị thực tiễn hay không?

1. Chỉ xem tuổi đàn ông khi xây nhà

- Quan niệm dân gian

Quan niệm dân gian cho rằng, người đàn ông là trụ cột chính của gia đình nên những việc lớn như xây nhà phải do đàn ông gánh vác, lo liệu. Vì thế, các cụ xưa thường có câu "lấy vợ xem tuổi đàn bà làm nhà xem tuổi đàn ông".

- Góc nhìn phong thủy khoa học

Chuyên gia phong thủy Phạm Cương (KTS Công ty Nhà Xuân), cho biết theo thuyết Âm dương Ngũ hành thì "âm thuận tòng dương". Quy chiếu với thực thể là con người trong một gia đình, người vợ đại diện cho tính âm (mềm mại, nhu hòa…); người chồng đại diện cho tính dương (cứng rắn, quyết đoán), âm thuận theo dương, tức vợ thuận theo chồng thì mọi thứ sẽ suôn sẻ. Đây cũng là cơ sở giải thích vì sao nên dựa vào tuổi của chồng mà định cát - hung.

Thuyết Âm dương Ngũ hành cũng coi người đàn ông trong nhà là gốc rễ của cây phả hệ, là chủ thể đại diện, là đầu tàu trong một gia đình. Những thành viên còn lại, bao gồm cả người vợ đều nằm trong quan hệ phụ thuộc.

Người chủ gia đình có tốt, có thuận với gia đình thì mới giúp các thành viên trong nhà tốt hơn được. Cũng giống như trong một công ty, người chủ có tài có tâm thì mới giúp công ty phát triển tốt…

2. Xem tuổi xây nhà

- Quan niệm dân gian

Cha ông ta cho rằng, xây nhà phải tính tuổi, nếu phạm vào các hạn tam tai, kim lâu, hoang ốc thì không nên xây dựng nhà cửa vì sẽ gặp chuyện không may như khó hoàn thành ngôi nhà, người trong nhà bị ốm đau, bệnh tật, làm ăn khó phát đạt…

- Góc nhìn phong thủy khoa học

Trong phong thủy, các yếu tố có ảnh hưởng đến cuộc sống con người xếp theo thứ tự Thiên - Địa - Nhân. Tương ứng với việc xây nhà, yếu tố cần xem xét trước là thiên thời, địa lợi, rồi sau đó mới chiếu đến tuổi tác của gia chủ và chỉ là một phần nhỏ, không gây tác động lớn.

Dù chủ nhà có tuổi đẹp và hợp đến mấy mà chưa có sẵn các yếu tố thiên thời, địa lợi như tài chính, đất đai xây dựng… thì cũng không thể xây được nhà. Còn nếu đã có đủ tiền bạc, đất đai thuận lợi, thủ tục hành chính xong xuôi… thì tuổi nào cũng xây được nhà.

Theo chuyên gia phong thủy Tam Nguyên, làm nhà chỉ dựa vào xem tuổi là một sai lầm vì chỉ quyết định một phần rất nhỏ trong quá trình xây dựng cả ngôi nhà. Điều quan trọng nhất trong quá trình xây nhà là xác định được tọa hướng như thế nào.

Sau khi biết được tọa hướng, độ số của ngôi nhà sẽ lấy đó làm căn cứ để biết mảnh đất đó trong năm có "vượng" để làm nhà hay không.

Nếu đất vượng thì có thể khởi công xây dựng, và sau đó mới xét đến tuổi của chủ nhà, nhưng là "tuổi có nên động thổ hay không", chứ không cần xem xét tuổi đó có nên làm nhà hay không.

"Tuổi nào cũng làm được nhà, không có tuổi có nên làm nhà hay không mà chỉ có đất này, hướng này có nên làm nhà vào thời điểm đó hay không", chuyên gia phong thủy Tam Nguyên chia sẻ.

Không hợp tuổi xây nhà phải làm sao

Việc mượn tuổi làm nhà chỉ mang ý nghĩa về mặt tâm lý hơn là thực tiễn - Ảnh minh họa: TTO

3. Mượn tuổi xây nhà

- Quan niệm dân gian

Nếu tuổi của chủ nhà phạm phải các hạn tam tai, kim lâu, hoang ốc thì không nên xây dựng, động thổ vì sẽ gặp tai ương, bất trắc. Nếu chủ nhà vẫn muốn xây dựng thì phải mượn tuổi của người thích hợp. Nên chọn người "bách niên giai lão", con đàn cháu đống sẽ mang lại may mắn, phước lộc cho gia chủ.

- Góc nhìn phong thủy khoa học

Theo kiến trúc sư, chuyên gia phong thủy Phạm Cương, việc mượn tuổi xây nhà chỉ mang tính thủ tục, hoàn toàn không cần thiết. Việc nhờ người thân, bạn bè, hàng xóm, họ hàng đứng tên trong sổ đỏ, giấy tờ không có giá trị, chưa kể có thể phát sinh rắc rối bởi lẽ phong thủy của một ngôi nhà hoàn toàn nằm ngoài các loại giấy tờ, thủ tục hành chính.

Theo phái bát trạch thì phạm vi tác động của phong thủy ngôi nhà chỉ gồm các thành viên sinh sống trực tiếp, lâu dài trong đó. Vì vậy, việc mượn tuổi xây nhà theo kiểu "thay tên, đổi chủ" không thể hóa giải các bất lợi, thậm chí tốn kém thời gian, tiền bạc mà hoàn toàn vô nghĩa.

Chuyên gia phong thủy Tam Nguyên cũng cho rằng, không cần mượn tuổi xây nhà vì tuổi nào cũng làm được nhà, nếu đã chọn được đất vượng và đảm bảo các điều kiện kinh tế, thủ tục hành chính...

Trường hợp tuổi chủ nhà không thích hợp động thổ thì có thể nhờ người có vận khí tốt động thổ thay trạch chủ. Tuy nhiên, nên chọn người trung niên khỏe mạnh, vận khí tốt, vì người già "khí" đã suy kiệt. Đặc biệt, không cần nhờ người sang tên giấy tờ, làm thủ tục cất nóc, gác đòn dông… vì không có tác dụng.

Như vậy, xét dưới góc độ phong thủy, khi xây nhà, điều quan trọng là xem tọa hướng ngôi nhà và xác định "vận" đất có phù hợp để xây dựng không, còn tuổi nào cũng có thể xây nhà.

Có thể mượn người có vận khí tốt động thổ thay cho gia chủ và nên bỏ qua các thủ tục như mượn tuổi xây nhà, cất nóc, gác đòn dông…

Một số chủ nhà kỹ tính có thể thực hiện các thủ tục này vì cũng không gây tác hại gì, nhưng thực tế chỉ giải quyết được vấn đề về mặt tâm lý chứ không có tác dụng hóa giải như dân gian tương truyền.

NGỌC SƯƠNG

Khi xem tuổi xây nhà cần lưu ý nhất rất nhiều vấn đề phong thủy, nhằm đảm bảo bình an và may mắn cho ngôi nhà mới.

1. Xem tuổi xây nhà là xem tuổi của ai?

Theo quan niệm truyền thống “lấy vợ xem tuổi đàn bà, làm nhà xem tuổi đàn ông”, nguyên nhân là do việc làm nhà (dương trạch) cần phải chọn người nam (thuộc dương) để thuận lý âm dương.

Chỉ những gia đình không có người đàn ông thì mới xem tuổi của người nữ đóng vai trò chủ chốt cho sự tồn tại và phát triển của ngôi nhà đó. Ngoài tuổi, cần xem thêm thời điểm động thổ có phù hợp với các thành viên trong gia đình và người đàn ông đứng ra động thổ hay không.

Trên thực tế một số gia đình đã dùng phương pháp “không dính líu” để động thổ xây dựng, tức là không cần xem hợp hay không hợp với ai trong nhà, họ mượn tuổi người quen nào đó, thậm chí có thể là chính tuổi của người thầu xây dựng để nhờ làm lễ khởi công động thổ giúp, đến khi dọn về nhà mới thì xem ngày giờ nhập trạch.

2. Xem tuổi như thế nào?

Người được tuổi làm nhà năm đó là người có tuổi không phạm vào kim lâu, hoang ốc, tam tai. Mục đích chọn thời điểm đẹp nhất cho việc xây dựng là để mọi việc được thuận buồm xuôi gió, cuộc sống trong nhà được ôn hòa, tài lộc thịnh vượng sau này. Tuổi được tính là tuổi mụ = năm xây nhà – năm sinh + 1.

Làm nhà năm phạm tam tai dễ gặp điều không may hay gặp các tai họa không lường trước. Năm phạm kim lâu làm nhà, vào tuổi này thì bản thân người làm nhà sẽ bị hại, vợ con, súc vật, công việc sẽ bị tổn hại (tùy vào cung bị phạm). Hoang ốc có nghĩa là địa sát, ngôi nhà nếu phạm phải thì sẽ xấu.

Nếu tuổi của một người phạm tam tai mà không phạm kim lâu, hoang ốc thì cũng có thể chấp nhận được. Phạm vào kim lâu hoặc hoang ốc thì tuyệt đối không nên tiến hành xây dựng, sửa chữa nhà cửa mà nên đợi năm khác, hoặc tiến hành thủ tục mượn tuổi.

Tuy nhiên, có rất ít tuổi không phạm phải 3 hạn kiêng kỵ một lúc. Do vậy, khi chọn năm làm nhà cần phải cân nhắc kỹ xem năm rơi vào hạn có thực sự xấu hay không.

Không hợp tuổi xây nhà phải làm sao
Những lưu ý phong thủy khi xem tuổi xây nhà

3. Cách tính tuổi làm nhà: tránh hoang ốc, tam tai, kim lâu

Hoang ốc

Theo các tài liệu về Trạch cát dân gian, vòng tính tuổi hoang ốc chia ra làm 6 cung: nhất cát, nhì nghi, tam địa sát, tứ tấn tài, ngũ thọ tử, lục hoang ốc. Cách tính là khởi tuổi bắt đầu 10 tại nhất cát, 20 tại nhì nghi, 30 tại tam đại sát, 40 tại tứ tấn tài, 50 tại ngũ thọ tử, 60 tại lục hoang ốc, 70 lại bắt đầu từ nhất cát…

Lục cung hoang ốc có ý nghĩa như sau:

  • Nhất cát: Làm nhà tuổi này sẽ có chốn An Cư tốt, mọi việc hanh thông, thuận.
  • Nhì nghi: Làm nhà sẽ có lợi, nhà cửa hưng vượng, giàu có.
  • Tam địa sát: Làm nhà là phạm, gia chủ sẽ mắc bệnh tật.
  • Tứ tấn tài: Làm nhà phúc lộc sẽ tới.
  • Ngũ thọ tử: Làm nhà là phạm, trong nhà chia rẽ, lâm vào cảnh tử biệt sinh ly.
  • Lục hoang ốc: Làm nhà bị phạm, khó thành đạt được.

Nhìn vào đây có thể thấy, tuổi gia chủ ở vào các cung: nhất cát, nhì nghi, tứ tấn tài mà làm nhà thì thuận tốt. Còn nếu ở vào các cung: tam địa sát, ngũ thọ tử, lục hoang ốc thì bị phạm, cần kiêng tránh.

Kim lâu

Tuổi của con người được sắp xếp vào 9 cung gồm 8 cung trong bát quái là càn, đoài, ly, tốn, chấn, cấn, cung ngũ trung. Trong 9 cung đó nếu tuổi nào rơi vào cung càn là kim lâu thê gây họa cho vợ người chủ; Cung cấn lâu tử gây họa cho con người chủ: Cung tôn là kim lâu lục súc gây họa cho vật nuôi trong nhà; Cung khôn là kim lâu thân gây hại cho bản thân gia chủ; Các cung còn lại thì tốt hoặc trung dung.

Cách đơn giản để tính kim lâu là lấy tuổi mụ của người cần tính chia cho 9 nếu dư 1 là kim lâu thân, dư 3 là kim lâu thê, dư 6 là kim lâu tử, dư 8 là kim lâu lục súc.

Tam tai

Theo phong thủy ngũ hành, hạn tam tai tức là hạn của 3 năm liên tiếp đến với mỗi tuổi. Trong một đời người, cứ 12 năm thì có 3 năm liên tiếp gặp hạn tam tai.

  • Những người thân, tí, thìn: Tam tai tại các năm dần, mão, thìn.
  • Những người tuổi dần, ngọ, tuất: Tam tai tại các năm thân, dậu, tuất.
  • Những người tuổi hợi, mão, mùi: Tam tai tại những năm tỵ, ngọ, mùi.
  • Những người tuổi tỵ, dậu, sửu: Tam tai tại những năm hợi, tý, sửu.

4. Mượn tuổi làm nhà như thế nào cho đúng?

Quan điểm về mượn tuổi làm nhà của các Trường Phái:

  • Quan điểm của Duy Vật: Chúng ta đang sống trong vũ trụ, mọi sự vật, sự việc đều chịu sự tác động, chi phối của trường khí vũ trụ. Khí trường vũ trụ năm đó tác động lên nhà của bạn thì chính bạn chịu tác động của tương hỗ của khí đó. Còn người cho mượn tuổi không bị ảnh hưởng của trường khí đó và việc mượn tuổi để làm nhà sẽ chỉ là biện pháp trấn an tâm lý?
  • Quan điểm của Duy Tâm: Người cho mượn tuổi thay mặt chủ nhà thì các Thần Linh trong khu đất đấy sẽ chứng kiến việc người cho mượn tuổi xây nhà, khi đó Thần Linh sẽ giúp đỡ hay quở trách người cho mượn tuổi mà sẽ không ảnh hưởng đến chủ nhà. Vì vậy, nên mượn tuổi của người trong nhà hay trong nội tộc càng gần càng tốt.
  • Quan điểm của Dịch Học: Động thổ để xây nhà mới như là việc khai mở huyệt đạo. Nên lựa chọn Trạch thời cho đúng hay phù hợp sẽ nhận được cát khí của vũ trụ hỗ trợ cho Trạch vận.

Theo sự hiểu biết của chúng tôi thì khi bạn làm nhà mới sẽ rất vất vả, cuộc sống sẽ bị xáo trộn (đi thuê nhà, ở tạm…) nên cần chuẩn bị: Tâm Lý tốt (hòa hợp, nhất trí cao trong toàn thể gia đình), bố trí công việc khoa học, chuẩn bị chu đáo… thì mọi việc sẽ trở nên tốt hơn, tránh được những vấp váp trong quá trình làm nhà.

Kinh nghiệm “mượn tuổi làm nhà”

+ Nên mượn tuổi của người thân trong nhà, trong nội tộc, gần nhà bạn có dự định xây là tốt nhất sẽ thuận tiện cho bạn về các thủ tục sau này.

+ Người cho mượn tuổi không được cho người thứ 2 cùng mượn tuổi trong thời gian mà người mượn trước chưa làm nhà xong. Vì vậy, khi mượn tuổi ai đó bạn cũng nên hỏi kỹ vấn đề này trước khi bạn có ý định nhờ để giúp mình động thổ.

+ Chỉ được phép mượn tuổi để khởi công xây nhà mới. Không mượn tuổi khi sửa nhà.

Nếu bạn dự định sửa chữa nhỏ mà không động đến đất thì chỉ cần chọn ngày tháng đẹp để làm.

Nếu bạn sửa nhà mà động đến đất thì cần xem đến năm vì khi đó động chạm đến Thần Linh.

Nếu năm bạn định sửa nhà mà không được tuổi thì nên chọn năm khác.

Hướng dẫn thủ tục mượn tuổi làm nhà

+ Chủ nhà làm giấy bán nhà tượng trưng cho người mượn tuổi;

+ Khi động thổ, người được mượn tuổi làm lễ khấn vái và động thổ ( cuốc 5 hay 7 cái tượng trưng tại hướng đẹp).

+ Trong thời gian làm lễ, gia đình chủ nhà nên tránh đi chỗ khác khi làm lễ xong có thể về và làm các công việc bình thường.

+ Khi đổ mái ( làm nóc) người được mượn tuổi cũng làm các thủ tục thay chủ nhà và gia đình chủ nhà cũng tránh đi nơi khác trong quá trình làm lễ.

+ Khi nhập trạch người được mượn tuổi làm các thủ tục cần thiết như: Dâng hương, khấn hoàn thành nhà mới.

+ Bàn giao lại nhà cho gia chủ: Chủ nhà làm giấy mua lại nhà ( với giá tượng trưng cao hơn giá bán khi động thổ).

+ Chủ nhà làm lễ nhập trạch.

Thủ tục về nhà mới(nhập trạch) khi mượn tuổi

+ Nếu là 1 gia đình có vợ chồng con cái thì đầu tiên là vợ gia chủ cầm 1 cái gương tròn đem vào nhà trước( mặt gương soi vào nhà ), kế đến là gia chủ tự tay bưng bát nhang thờ Tổ Tiên, rồi lần lượt các người trong nhà mới đem vào Bếp lửa ( tốt nhất là Bếp còn đang cháy đỏ từ nhà cũ đem tới ), chăn nệm, gạo, nước……vv…

+ Nếu nhà vắng đàn ông thì người mẹ bưng bát nhang thờ Tổ Tiên vào trước, kế đến là con cái lần lượt mang Bếp, gạo, nước…vv…..Chuyển đồ đạc vào nhà trước, dọn đồ cúng sau.

+ Không ai được đi tay không vào nhà. Tuồi Dần không được phụ dọn. Phụ nữ có thai không được phụ dọn ( nếu muốn phụ, thì mua 1 cây chổi mới, dùng chổi quét qua 1 lượt các đồ vật thì không sao). Trong giờ tốt, gia chủ tự tay cầm tiền bạc nữ trang, tài sản quý giá cất vào tủ.

+ Lễ vật để đi Tân Gia mà người ta quý và có ý nghĩa tốt đẹp, mang lại điều lành cho gia chủ chính là: 1 nồi cơm điện ( theo quan niệm bây giờ cho tiện ), hay 1 bộ soong nồi ( bởi ngày xưa chưa có đồ điện mà ). Đây là những món quà mang ý nghĩa sung túc, no đủ, nên ta hãy đem tặng cho người thân, bạn hữu thân tình khi họ Tân Gia.

(Theo BaoDatViet)