Khổng Tử - nhà quản lý xuất sắc

Tên luận văn: "Tư tưởng đạo đức của Khổng Tử - đặc điểm và ý nghĩa lịch sử”

Chuyên ngành: Triết học Mã số: 62.22.03.01   Họ và tên nghiên cứu sinh: Phạm Thị Dinh   Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Anh Quốc                                                TS. Phạm Đình Đạt Cơ sở đào tạo: Trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TP. HCM 1.Tóm tắt nội dung luận án      Là một trong những hình thái ý thức xã hội, tư tưởng đạo đức của Khổng Tử không hình thành một cách ngẫu nhiên mà xuất phát từ điều kiện của xã hội Trung Quốc thời Xuân thu. Đó là thời kỳ quá độ chuyển từ chế độ chiếm hữu nô lệ sang chế độ phong kiến, mệnh lệnh thiên tử nhà Chu không còn được tuân thủ, trật tự thể chế xã hội bị đảo lộn; những giá trị tư tưởng, đạo đức của xã hội cũ bị băng hoại, nhưng giá trị tư tưởng, đạo đức mới còn đang trên con đường xác lập; nạn chư hầu chiếm ngôi Thiên tử, đại phu lấn quyền chư hầu, tôi giết vua, con giết cha, em hại anh, vợ lìa chồng,… thường xuyên xảy ra. Các nước chư hầu đua nhau động binh gây chiến tranh thôn tính lẫn nhau hòng làm bá thiên hạ. Do chiến tranh giữa các nước liên tục xảy ra trên quy mô lớn, tích chất tàn khốc của nó đã làm cho đời sống nhân dân ngày càng cùng cực, lòng dân lo sợ, bất an trước thời cuộc. Thực trạng xã hội trên đã đặt ra một loạt những vấn đề bức xúc, buộc các nhà tư tưởng phải quan tâm, lý giải. Trong đó, nổi bật là vấn đề làm thế nào để có thể ổn định trật tự xã hội và giáo hóa đạo đức con người, đưa xã hội từ “loạn” trở thành “trị”, con người từ “vô đạo” trở thành “có đạo”, “bất nhân” trở thành “nhân nghĩa”. Chính trong bối cảnh đó, tư tưởng đạo đức của Khổng Tử đã hình thành và phát triển. Ngoài ra, sự hình thành tư tưởng đạo đức của Khổng Tử còn dựa trên cơ sở tiếp thu, kế thừa những tư tưởng về đạo đức luân lý trong các thư tịch và kinh điển của Trung Quốc cổ đại như tư tưởng thiên mệnh, thiên lý. Bên cạnh đó, yếu tố không thể thiếu để hình thành tư tưởng đạo đức của Khổng Tử đó chính là phẩm chất cá nhân của ông. Trong đó, phẩm chất cao cả nhất theo suốt cuộc đời Khổng Tử đó là luôn đề cao nhân đức, lấy đạo đức làm trọng, luôn quan tâm tới sự tồn vong của đất nước, thấu hiểu nỗi khổ cực của người dân,... đã hun đúc lên tư tưởng đạo đức của ông.  Tư tưởng đạo đức của Khổng Tử là tổng hợp các nội dung: tư tưởng về vai trò của đạo đức; tư tưởng về các quan hệ đạo đức và các chuẩn mực đạo đức cơ bản. Khổng Tử cho rằng, trong xã hội có năm mối quan hệ đạo đức cơ bản gọi là “ngũ luân”, gồm quan hệ vua - tôi, cha - con, chồng - vợ, anh - em, bạn bè. Mỗi quan hệ có những tiêu chuẩn riêng cho từng đối tượng, như cha hiền, con thảo; anh tốt, em ngoan; chồng biết tình, vợ nghe lẽ phải; bề trên từ hiếu, bề dưới kính thuận; vua nhân từ, tôi trung thành. Vào thời mình, Khổng Tử đã đề cập đến những mối quan hệ và các tiêu chuẩn này, song ông nhấn mạnh nhiều hơn đến quan hệ vua tôi và cha con. Khổng Tử cũng cho rằng để thực hiện tốt các mối quan hệ đạo đức trên, con người cần phải lấy các chuẩn mực đạo đức nhân, nghĩa, lễ, trí, tín, trung, dũng, hiếu, kính đễ để điều chỉnh hành vi của mình. Các chuẩn mực đạo đức này tồn tại trong mối tương quan sâu sắc lẫn nhau, trong đó, nhân được xem là trung tâm.  Bên cạnh đó, Khổng Tử cũng chú trọng đến việc giáo dục đạo đức cho con người. Ông đã đưa ra những phương pháp giáo dục đạo đức hết sức tích cực và tiến bộ như: Phương pháp chính danh, phương pháp tùy nghi thuyết giáo; phương pháp nêu gương; thống nhất giữa học với hành, giữa tri thức và cuộc sống,… Chính điều này đã làm cho Khổng Tử không những trở thành nhà tư tưởng kiệt xuất, mà còn là một nhà giáo dục vĩ đại, người thầy của muôn đời. Những nội dung trong tư tưởng đạo đức của Khổng Tử, nhìn một cách khái quát, nổi lên những đặc điểm chủ yếu sau: Một là, tư tưởng đạo đức của Khổng Tử thể hiện sự thống nhất giữa đạo đức và chính trị. Hai là, tư tưởng đạo đức của Khổng Tử thể hiện tính thống nhất giữa ý thức cá nhân, gia đình và ý thức cộng đồng. Ba là, tư tưởng đạo đức của Khổng Tử thể hiện tính mâu thuẫn giữa quan điểm tiến bộ với quan điểm bảo thủ, lạc hậu.  Với những nội dung và đặc điểm như trên, tư tưởng đạo đức của Khổng Tử có những giá trị như: góp phần xây dựng một xã hội có trật tự kỷ cương, nền nếp từ trên xuống dưới, từ bản thân mỗi cá nhân đến gia đình và xã hội; đồng thời, hàm chứa giá trị nhân bản, nhân văn khá sâu sắc. Tuy nhiên, tư tưởng đó vẫn có những hạn chế nhất định, thể hiện quan điểm duy tâm, tiên nghiệm, phiến diện về lịch sử và còn mang dấu ấn đẳng cấp, danh phận. Song, nếu bỏ qua những hạn chế này, tư tưởng đạo đức của Khổng Tử có ý nghĩa to lớn cả về mặt lý luận và thực tiễn. Về mặt lý luận, Khổng Tử không chỉ cống hiến cho nền học thuật Trung Hoa nói riêng và nhân loại nói chung một hệ thống các phạm trù đạo đức khá phong phú và sâu sắc, mà ông còn đưa ra phương pháp giáo dục đạo đức cho con người hết sức tích cực, tiến bộ. Đây chính là một đóng góp to lớn và quý báu vào sự hình thành, phát triển lý luận về tâm lý và lý luận về giáo dục trong lịch sử tư tưởng của nhân loại. Về mặt thực tiễn, tư tưởng đạo đức của Khổng Tử có ý nghĩa trong việc xác định rõ yêu cầu và trách nhiệm của mỗi người trong các mối quan hệ xã hội; góp phần điều chỉnh hành vi đạo đức của con người; đồng thời có ý nghĩa trong việc cai trị, quản lý xã hội, ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống đạo đức xã hội ở một số nước phương Đông, trong đó có Việt Nam. 2. Những kết quả mới của luận án Một là, trên cơ sở xã hội và tiền đề hình thành, phát triển tư tưởng đạo đức của Khổng Tử, luận án đã tập trung làm rõ những nội dung cơ bản và những đặc điểm chủ yếu trong tư tưởng đạo đức của ông một cách có hệ thống và sâu sắc hơn. Hai là, luận án đã phân tích, đánh giá, chỉ ra những giá trị, hạn chế và ý nghĩa lịch sử trong tư tưởng đạo đức của Khổng Tử về mặt lý luận và thực tiễn, góp thêm một ý tưởng về mối liên hệ lịch sử và tầm ảnh hưởng của tư tưởng đạo đức Khổng Tử với lịch sử nhân loại nói chung và Việt Nam nói riêng. 3. Khả năng ứng dụng của luận án Việc nghiên cứu tư tưởng đạo đức của Khổng Tử một cách có hệ thống cả về nội dung, đặc điểm, giá trị, hạn chế và ý nghĩa lịch sử của nó, giúp chúng ta thấy rõ vai trò to lớn trong tư tưởng đạo đức của Khổng Tử đối với việc xác định yêu cầu, trách nhiệm của mỗi người trong các mối quan hệ xã hội, góp phần điều chỉnh hành vi đạo đức của con người và cai trị, quản lý xã hội. Kết quả của luận án có thể làm tài liệu nghiên cứu cho việc tìm hiểu lịch sử triết học Trung Quốc nói chung, triết học Khổng Tử nói riêng; đồng thời, cũng có thể làm tài liệu tham khảo cho việc học tập, nghiên cứu và giảng dạy của các cá nhân, tổ chức có liên quan.

Tiểu luận: Những điểm lợi và hại khi áp dụng tư tưởng Đức Trị của Khổng tử vào quản lý Doanh Nghiệp

Khổng Tử - nhà quản lý xuất sắc

TƯ TƯỞNG ĐỨC TRỊ CỦA KHỔNG TỬ VÀ

VẬN DỤNG TRONG QUẢN LÝ DOANH

TIỂU LUẬN...........................................................................................................................1

LỜI MỞ ĐẦU........................................................................................................................3

CHƯƠNG I............................................................................................................................4

TƯ TƯỞNG “ĐỨC TRỊ” CỦA KHỔNG TỬ.......................................................................4

I. Tư tưởng Đức Trị của Khổng Tử........................................................................................4

1. Khổng Tử - Nhà quản lý xuất sắc.......................................................................................4

2. Khổng Tử - nhà tư tưởng quản lý của thuyết Đức trị.........................................................5

2.1. Đạo nhân về quản lý........................................................................................................6

2.2. Khổng Tử với tầng lớp quản lý chuyên nghiệp.............................................................11

CHƯƠNG II.........................................................................................................................13

VẬN DỤNG TRONG QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP HIỆN ĐẠI.....................................13

I. Vận dụng trong thực tiễn..................................................................................................13

II. Những điểm lợi và hại của “Đức trị”...............................................................................14

III. Nhận xét.........................................................................................................................15

Kinh tế một thế giới động luôn phát triển không ngừng thay đổi,

nhất là vào thời đại ngày nay khi chạm ngõ thế kỷ XXI, trên thế giới chu trình

toàn cầu hoá tất yếu khách quan của tăng trưởng, nó tạo ra những khó khăn

thách thức mới cho các doanh nghiệp ở Việt Nam nói riêng thế giới nói

chung. Việc quản tốt hay không, luôn vấn đề ảnh hưởng đến sự tồn

vong của một doanh nghiệp. Nhưng để quản tốt cần phải những yếu tố

nào? yếu tố kinh doanh hiện đại hay yếu tố quản truyền thống. Quá trình

phát triển các học thuyết quản trải qua hàng nghìn năm những tích luỹ

của quá khứ của cải cho tương lai. Đặc biệt với phong thái quản lý phương

Đông - một phong thái gần gũi với Việt Nam vẫn đứng trong kinh doanh thời

đại “viễn thông - tên lửa”. Nổi bật nhất là chính sách, vị đức, trung dung trong

Đức trị - Khổng Tử. Người viết quyết định chọn đề tài: "Tư tưởng Đức Trị

của Khổng Tử vận dụng trong quản doanh nghiệp hiện nay" nhằm mục

đích giải thích, giới thiệu tìm hiểu liệu trong giai đoạn này còn đúng đắn

hay không hay đã lỗi thời.

Những khó khăn chồng chất do liệu ít, ít người đề cập hay quan tâm

đến vấn đề này. Đề tài quá rộng người viết không đủ khả năng khái quát hoặc

đưa ra nhận xét hợp khi kinh nghiệm thực tiễn không nhiều. Mặt khác do

thời gian gấp rút đã làm cho người viết lúng túng khi trong nhận định phân

giải. Vượt qua khó khăn, người viết quyết tâm theo đuổi đề tài này, những

mong có thể góp một phần nhỏ của mình vào việc nghiên cứu.

TƯ TƯỞNG “ĐỨC TRỊ” CỦA KHỔNG TỬ

I. Tư tưởng Đức Trị của Khổng Tử

1. Khổng Tử - Nhà quản lý xuất sắc

Khổng Tử một nhân vật lớn ảnh hưởng tới diện mạo sự phát

triển của một số dân tộc. Ở tổ quốc ông, Khổng học có lúc bị đánh giá là hệ tư

tưởng bảo thủ của (những người chịu trách nhiệm rất nhiều về sự trì trệ về

mặt hội của Trung Quốc”. những nước khác trong khu vực như Nhật

Bản, Hàn Quốc, Singapor... Khổng Giáo lại được xem xét như một nền tảng

văn hoá tinh thần tạo ra môi trường thuận lợi cho sự nghiệp công nghiệp hoá

các quốc gia theo mô hình xã hội “ổn định, kỷ cương và phát triển”.

Sự đánh giá về Khổng Tử rất khác nhau, trước hết những mập mờ

của lịch sử. Ông sống cách chúng ta hơn 2 nghìn năm trăm năm và sau ông có

rất nhiều học trò, môn phái phát triển hệ tưởng nho giáo theo nhiều hướng

khác nhau. Có khi trái ngược với tư tưởng của thầy. Ở Trung Quốc vai trò của

ông đã nhiều lần thăng giáng theo quan điểm xu hướng chính trị, song đến

nay, ông vẫn lại được đánh giá cao, UNESCO đã thừa nhận ông là một “danh

Việc tách riêng từng khía cạnh trong cái tài năng đa dạng thống nhất

của ông đã tìm ra một Khổng Tử nhà tưởng lớn về Triết học, chính trị

học, đạo đức học giáo dục học. Trong các lĩnh vực đó thật khó xác định

đâu là đóng góp lớn nhất của ông.thể nhận định rằng, tầm vóc của Khổng

Tử lớn hơn khía cạnh đó cộng lại, sẽ khiếm khuyết nếu không nghiên

cứu ông như một nhà quản lý.

Nếu thống nhất với quan niệm nhà quản nhà lãnh đạo của một tổ

chức, là người “thực hiện công việc của mình thông qua những người khác thì

Khổng Tử đúng là người như vậy.

2. Khổng Tử - nhà tư tưởng quản lý của thuyết Đức trị

Sống trong một xã hội nông nghiệp, sản xuất kém phát triển vào cuối đời

Xuân Thu, đầy cảnh “đại loạn” “vô đạo”, bản thân đã từng làm nhiều nghề

“bỉ lậu” rồi làm quan cai trị, Khổng Tử nhận thức được nhu cầu về hoà bình,

ổn định, trật tự và thịnh vượng của xã hội và mọi thành viên.

Khác với Trang Tử coi đời như mộng, kiếp người phù du chỉ cốt “toàn

sinh” cho bản thân, Khổng Tử một người “nhập thể” luôn trăn trở với

chuyện quản của hội theo cách tốt nhất. Song, ông không phải một

nhà cách mạng từ dưới lên, ông chỉ muốn thực hiện những cải cách hội từ

trên xuống, bằng con đường “Đức trị”.

hội tưởng Khổng Tử muốn xây dựng một hội phong kiến

có tôn ti, trật tự. Từ Thiên Tử tới các chư hầu lớn nhỏ, từ quý tộc tới bình dân,

ai phận nấy, đều quyền lợinhiệm vụ sống hoà hảo với nhau, giúp đỡ

nhau, nhất hạng vua chúa, họ phải bổn phận dưỡng dân- lo cho dân đủ

ăn đủ mặc, bổn phận giáo dân bằng cách nêu gương dậy lễ, nhạc, văn,

đức, bất đắc dĩ mới dùng hình pháp. hội đó lấy gia đình làm sở và hình

mẫu, trọng hiếu đễ, yêu trẻ, kính giá. Mọi người đều trọng tình cảm công

bằng, không có người quá nghèo hoặc quá giàu; người giàu thì khiêm tốn, giữ

lễ, người nghèo thì “lạc đạo”.

sao thì ý tưởng trên cũng được cả hai giai cấp bóc lột bị bóc lột

thời đó dễ chấp nhận hơn, dễ thực hiện hơn so với hình mẫu hội chính

phủ “ngu si hưởng thái bình” của Lão Tử mẫu “quốc cường quân tôn”

bằng hình phạt hà khắc và lạm dụng bạo lực của phái pháp gia.

Cái “cốt” lý luận để xây dựng xã hội trên, cái giúp cho các nhà cai trì lập

lại trật tự từ hội đạo chính đạo Nho - đạo Nhân của Khổng Tử. Cho

nên, nói về chính trị, giáo dục hay đạo đức thì Khổng Tử đều xuất phát

từ vấn đề nhân sự mục đích của ông chính xaay dựng một hội nhân

Với vũ trụ quan “thiên, địa, nhân - vạn vật nhất thể”, trời và người tương

hợp, Khổng Tử nhận thấy các sự vật của vạn vật tuân theo một quy luật khách

quan ông gọi trời “mệnh trời”. Con người theo Nho học “là cái đức của

trời, sự giao hợp âm ơng, sự hội tụ của quỷ thần, cái khí tinh của ngũ

hành”. Con người sinh ra đều bản chất Người (đức - nhân) nhưng do trời

phú khác nhau về năng lực, tài năng hoàn cảnh sống (môi trường) khác

nhau cho nên đã trở thành những nhân cách không giống nhau. Bằng sự học

tập, tu dưỡng không ngừng, con người dần dần hoàn thiện bản chất người của

mình - trở thành người Nhân. những người hiền này xứ mệnh giáo hoá

hội, thực hiện nhân hoá mọi tầng lớp. Nhờ vậy, hội tr nên nhân

nghĩa thịnh trị. Học thuyết Nhân trị của Khổng Tử cũng một học thuyết

quản hội nhằm phát triển những phẩm chất tốt đẹp của con người, lãnh

đạo - cai trị họ theo nguyên tắc đức trị: người trên noi gương, kẻ dưới tự giác

“Nhân yêu người” (Nhân ái nhân). Nhân giúp đỡ người khác

thành công “Người thân, mình muốn thành công thì cũng giúp người khác

thành công, đó phương pháp thực hành của người nhân”. Nhưng Khổng Tử

không nói đến tính nhân chung chung ông coi nó như đức tính cơ bản của nhà

quản lý. Nói cách khác, người nhân luôn tìm mọi cách đủ thu lợi về mình,

nhân nguyên tắc bản của hoạt động quản (trong quan hệ nhà quản

với đối tượng bị quản lý) vưà đạo đức hành vi của các chủ thể quản lý.

Khổng Tử nâng tưởng nhân lên thành đạo (nguyên tắc sống chung cho

hội) một nhà tưởng quản sâu sắc, ông thấy đó nguyên tắc chung

Khổng Tử - nhà quản lý xuất sắc