Luận văn giải quyết tranh chấp hợp đồng trong xây dựng

Luận văn giải quyết tranh chấp hợp đồng trong xây dựng
Tiểu luận pháp luật về giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng

Download bài mẫu Tiểu luận pháp luật về giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng. Tranh chấp hợp đồng tín dụng là một trong những dạng tranh chấp phổ biến hiện nay. Việc giải quyết các tranh chấp phát sinh từ hợp đồng tín dụng đóng vai trò quan trọng trong việc góp phần bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Xem thêm ==> dịch vụ viết thuê tiểu luận

Xem thêm ==> Tiểu luận thực hiện pháp luật về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh

Xem thêm ==> Tải 10 Bài Mẫu Báo Cáo Thực Tập Luật Quốc Tế Chọn lọc

Đề cương Tiểu luận pháp luật về giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng

  1. MỤC LỤC
  2. ĐẶT VẤN ĐỀ
  3. NỘI DUNG
  4. Tóm tắt bản án
  5. Xác định những vấn đề pháp lý cần nghiên cứu giải quyết
  6. Thực trạng quy định của pháp luật về giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng theo pháp luật dân sự
  7. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật đối với vấn đề nghiên cứu
  8. KẾT LUẬN.
  9. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Đặt vấn đề Tiểu luận pháp luật về giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng

Đất nước Việt Nam đang trong quá trình hội nhập và đổi mới trong mọi lĩnh vực như kinh tế, chính trị, xã hội cũng từ đó các giao dịch dân sự diễn ra ngày càng đa dạng pháp luật khó có thể điều chỉnh được toàn bộ quan hệ trong cuộc sống. Thông thường các bên lựa chọn hình thức giao dịch thông qua hợp đồng dân sự là sự ghi nhận thỏa thuận của các bên, cơ sở để bảo vệ quyền lợi khi xảy ra tranh chấp. Đặc biệt là tranh chấp liên quan đến hợp đồng tín dụng xảy ra phổ biến bởi nó chưa nhiều yếu tố phức tạp, nhạy cảm. Khi lợi ích giữa các bên bị ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp sẽ làm thủ tục khởi kiện ra Tòa án hoặc trọng tài thương mại để được pháp luật bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Bài viết trình bày những nội dung liên quan đến “Bản án 68/2020/DS – ST ngày 08 tháng 12 năm 2020 của Tòa án nhân dân quận Hải Châu, Thành phố Đà Nẵng” và những vấn đề pháp lý liên quan đến tranh chấp hợp đồng tín dụng. Tranh chấp hợp đồng tín dụng được hiểu là tranh chấp về các hợp đồng tín dụng gồm hợp đồng cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các hợp đồng tín dụng khác. Đây là loại tranh chấp khá phổ biến trong giai đoạn hiện nay.

Nội dung Tiểu luận hợp đồng tín dụng

Tên bản án: Bản án 68/2020/DS- ST ngày 08 tháng 12 năm 2020 về: “tranh chấp hợp đồng tín dụng”.

            – Cấp xét xử: Tòa án nhân dân quận Hải Châu, Thành phố Đà Nẵng.

– Cấp xét xử: Sơ thẩm.

– Tóm tắt nội dung vụ án: “Ngày 15/8/2015, bà Thái Thị B có ký với Ngân hàng TMCP Sài Gòn (gọi tắt là Ngân hàng) Hợp đồng sử dụng Thẻ tín dụng (bao gồm Giấy đề nghị cấp thẻ tín dụng kiêm hợp đồng và bản Điều khoản và Điều kiện phát hành và sử dụng thẻ tín dụng của Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn T – các tài liệu này được gọi chung là Hợp đồng). Căn cứ thu nhập của bà B, Ngân hàng đã đồng ý cấp Thẻ tín dụng với hạn mức sử dụng là 15.000.000 đồng, với mục đích tiêu dùng cá nhân, lãi suất: 2,5%/tháng, lãi quá hạn bằng 150% lãi trong hạn. Từ ngày kích hoạt thẻ 31/8/2015 đến ngày 30/11/2016, bà B đã nhiều lần thực hiện các giao dịch với tổng số tiền giao dịch gốc là 29.400.000đồng, bà B đã thanh toán cho Ngân hàng số tiền 16.599.000 đồng (Thứ tự thanh toán căn cứ theo Điều 20 của Bản Điều khoản và điều kiện phát hành sử dụng thẻ tín dụng của Ngân hàng). Qua nhiều lần làm việc nhắc nhở nhưng bà B vẫn không có thiện chí trả nợ. Do bà B vi phạm nghĩa vụ thanh toán, ngày 31/12/2016 Ngân hàng chuyển toàn bộ số dư nợ còn thiếu sang nợ quá hạn.

            Tính đến ngày 25/3/2020, bà B còn nợ Ngân hàng các khoản sau: Nợ gốc: 16.112.316 đồng; Lãi quá hạn: 20.975.731đồng; Tổng cộng: 37.088.047đồng, lãi phát sinh được tiếp tục tính từ ngày 26/3/2020 cho đến khi bà B trả hết nợ vay theo lãi suất quy định tại Hợp đồng. Mặc dù Ngân hàng đã yêu cầu bà B thanh toán, tuy nhiên bà B vẫn chưa thanh toán khoản nợ vay quá hạn cho Ngân hàng. Tại phiên tòa, người đại diện theo ủy quyền của Ngân hàng giữ nguyên yêu cầu khởi kiện[1]”.\

  2. Xác định những vấn đề pháp lý cần nghiên cứu giải quyết

            Qua nghiên cứu bản án trên cho thấy đây là tranh chấp liên quan đến việc vi phạm nghĩa vụ khi sử dụng thẻ tín dụng. Thẻ tín dụng theo tác giả Xuân Hiền (2021) là: “Thẻ tín dụng là thẻ cho phép chủ thẻ thực hiện giao dịch thẻ trong phạm vi hạn mức tín dụng đã được cấp theo thỏa thuận với tổ chức phát hành thẻ. Nói một cách đơn giản, thẻ tín dụng là loại thẻ giúp bạn mua hàng trước và thanh toán lại cho ngân hàng sau[2]”.

Luật các tổ chức tín dụng sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định như sau: “1. Tổ chức tín dụng được quyền ấn định và phải niêm yết công khai mức lãi suất huy động vốn, mức phí cung ứng dịch vụ trong hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng.

  1. Tổ chức tín dụng và khách hàng có quyền thỏa thuận về lãi suất, phí cấp tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật[3]”….

Theo đó căn cứ nội dung trong bản án: “Ngày 15/8/2015, bà Thái Thị B đã ký Giấy đề nghị cấp thẻ tín dụng kiêm Hợp đồng (gọi tắt là hợp đồng tín dụng) với Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn T (gọi tắt là Ngân hàng). Hạn mức sử dụng là 15.000.000đồng, lãi suất 2,5%/tháng, lãi quá hạn bằng 150% lãi trong hạn. Nhưng từ 31/12/2016 cho đến nay  à B không thanh toán cho Ngân hàng, mặc dù Ngân hàng đã nhiều lần nhắc nhở, như vậy bà B đã vi phạm nghĩa vụ trả nợ hàng tháng qui định tại Điều 23 trong Điều khoản và Điều kiện phát hành và sử dụng thẻ tín dụng của Ngân hàng TMCP Sài Gòn T mà bà B đã ký kết với Ngân hàng ngày 15/8/2015. Do đó, cần chấp nhận yêu cầu của Ngân hàng, buộc bà B phải trả cho Ngân hàng số tiền nợ gốc là: 16.112.316 đồng (Mười sáu triệu một trăm mười hai ngàn ba trăm mười sáu đồng), lãi quá hạn tính đến ngày 25/3/2020 là 20.975.731đồng (Hai mươi triệu chín trăm bảy lăm ngàn bảy trăm ba mốt đồng), tổng cộng tiền gốc và lãi là 37.088.047đồng (Ba mươi bảy triệu không tăm tám tám ngàn không trăm bốn bảy đồng), lãi phát sinh tiếp tục tính từ ngày 26/3/2020 đến khi bà B thanh toán hết số nợ vay theo Giấy đề nghị cấp thẻ tín dụng kiêm Hợp đồng ngày 15/8/2015[4]”.

Bên cạnh đó, Tòa án nhân dân quận Hải Châu, Thành phố Đà Nằng đã nhận định hợp đồng sử dụng thẻ tín dụng giữa bà Thái Thị B kí với ngân hàng TMCP Sài Gòn vào ngày 15/08/2015 là hợp đồng vay tài sản. Chính vì thế:

Căn cứ theo điều 463 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định: “Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định[5]”.

Bộ luật dân sự năm 2015 quy định: “Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

  1. Trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.
  2. Địa điểm trả nợ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay, trừ trường hợp có thỏa thuận khác[6]

            Hợp đồng bà B kí với ngân hàng là hợp đồng vay có lãi nên: “Trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau:

  1. a) Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật dân sự năm 2015.
  2. b) Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác[7]”.

Tại phiên tòa ngân hàng yêu cầu bà B phải thanh toán: “số tiền nợ gốc là: 16.112.316 đồng, lãi quá hạn tính từ ngày 31/12/2016 đến ngày 25/3/2020 là 20.975.731 đồng, tổng cộng tiền gốc và lãi là 37.088.047đồng, lãi tiếp tục tính đến khi bà B thanh toán hết số nợ vay theo Giấy đề nghị cấp thẻ tín dụng kiêm Hợp đồng ký ngày 15/8/2015[8]”.

Như vậy yêu cầu của ngân hàng TMCP Sài Gòn là có cơ sở phù hợp với những quy định của pháp luật đã nêu trên.

Luận văn giải quyết tranh chấp hợp đồng trong xây dựng
Tiểu luận pháp luật về giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng

   3. Thực trạng quy định của pháp luật về giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng theo pháp luật dân sự

            Trong thực tế qua nghiên cứu có thể thấy rằng trong những vụ án tranh chấp Hợp đồng tín dụng, những nội dung liên quan đến thỏa thuận lãi suất là vô cùng quan trọng, lãi suất được xác định đúng sẽ xem là căn cứ xác định đúng lãi suất điều chỉnh là căn cứ để bên vay vốn và bên thế chấp tài sản hoặc bên bão lãnh tài sản thực hiện nghĩa vụ trả nợ. Những thỏa thuận cụ thể về lãi suất được các bên ghi nhận trong hợp đồng tín dụng cũng là căn cứ để xem xét hợp đồng đó có phù hợp với yêu cầu của pháp luật hay không, xác định nghĩa vụ của đương sự trong các vụ án tranh chấp hợp đồng tín dụng.

Thông tư số 39/2016/TT – NHNN quy định về “phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại”: “1. Tổ chức tín dụng và khách hàng được thỏa thuận về việc phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật đối với trường hợp tổ chức tín dụng hoặc khách hàng không thực hiện đúng nội dung trong thỏa thuận cho vay, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 13 Thông tư này.

  1. Tổ chức tín dụng và khách hàng có thể thỏa thuận về việc bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm mà không phải bồi thường thiệt hại hoặc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại. Trường hợp tổ chức tín dụng và khách hàng có thỏa thuận về phạt vi phạm nhưng không thỏa thuận về việc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại thì bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm[9]”.

Mức phạt vi phạm cũng được quy định tại Thông tư này như sau: “Trường hợp khách hàng không trả đúng hạn tiền lãi theo quy định tại điểm a khoản này, thì phải trả lãi chậm trả theo mức lãi suất do tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận nhưng không vượt quá 10%/năm tính trên số dư lãi chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả[10]”.

Tuy nhiên trong thực tế vẫn có những vi phạm phổ biến liên quan đến lãi suất, điều chỉnh lãi suất trong quá trình giải quyết tranh chấp đó là:

– Tòa án không thu thập tài liệu về lãi suất hoặc không đánh giá tài liệu về lãi suất, chấp nhận yêu cầu số liệu tính lãi Ngân hàng cung cấp[11].

– Tòa án có yêu cầu Ngân hàng cung cấp bảng tính lãi của Hợp đồng tín dụng mà hai bên đã ký kết nhưng không đối chiếu thỏa thuận điều chỉnh lãi và cách tính lãi điều chỉnh của Ngân hàng[12].

– Tòa án đã yêu cầu Ngân hàng cung cấp bảng tính lãi cụ thể, nhưng Ngân hàng cung cấp không đầy đủ, không thể hiện rõ quá trình điều chỉnh lãi và cách áp dụng lãi suất  cụ thể[13].

Vì vậy, về vấn đề này Nghị quyết số 01/2019/NQ – HĐTP đã hướng dẫn như sau:

– Đối với hợp đồng tín dụng được xác lập trước thời gian là ngày 01 tháng 01 năm 2017 thì lãi suất trong trường hợp này được xác định như sau: “Một là, lãi trên nợ gốc trong hạn chưa trả được xác định theo lãi suất các bên thỏa thuận nhưng phải phù hợp với quy định của pháp luật tại thời điểm xác lập hợp đồng, thời điểm tính lãi suất tương ứng với thời hạn vay chưa trả. Hai là, lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả được xác định theo thỏa thuận của các bên nhưng phải phù hợp với quy định pháp luật về lãi suất áp dụng cho hợp đồng tín dụng tại thời điểm xác lập hợp đồng[14]”.

Đối với hợp đồng được xác lập kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2017 thì thì lãi suất trong hợp đồng này được xác định bao gồm: “Một là, lãi trên nợ gốc, lãi trên nợ gốc quá hạn được xác định theo như hợp đồng tín dụng xác lập trước ngày 1/1/2017 như trình bày trên. Hai là, trường hợp khách hàng không trả đúng hạn tiền lãi trên nợ gốc theo thỏa thuận tại hợp đồng tín dụng, thì phải trả lãi chậm trả theo mức lãi suất do tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận nhưng không vượt quá mức lãi suất giới hạn mà pháp luật quy định tương ứng với thời gian chậm trả lãi trên nợ gốc trong hạn[15]”.

Trở lại với bản án đã nêu trên thì hợp đồng tín dụng giữa bà Thái Thị B với ngân hàng được xác lập ngày 15/08/2015 trước thời hạn ngày 01 tháng 01 năm 2017 do đó lãi suất trong trường hợp này sẽ được xác định tại Khoản 1 điều 8 Nghị quyết số 01/2019/NQ – HĐTP ngày 11 tháng 01 năm 2019 hướng dẫn: “áp dụng một số quy định của pháp luật về lãi, lãi suất, phạt vi phạm”. Tuy nhiên, trong thực tế vẫn còn nhiều cách hiểu về nội dung phạt vi phạm bởi Nghị quyết 01/2019 chưa hướng dẫn cụ thể về vấn đề này để chấp thuận hay không chấp thuận yêu cầu của ngân hàng liên quan đến phạt lãi vi phạm dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau trong quá trình xét xử vụ án. Cũng còn những trường hợp Tòa án chưa chú trọng đến cách tính lãi suất trong hạn và lãi suất quá hạn; thiếu kiểm tra việc có hay không có thỏa thuận điều chỉnh lãi suất; không đối chiếu số liệu về lãi suất. Cấp xét xử sơ thẩm thường chỉ căn cứ vào số liệu tính lãi do ngân hàng cung cấp dẫn đến đây là một trong những nguyên nhân hủy án, sửa án.

  1. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật đối với vấn đề nghiên cứu

Đối với vấn đề lãi suất, trong trường hợp có đương sự đề nghị xem xét về lãi suất thì người nghiên cứu hồ sơ trong quá trình giải quyết vụ án cần thu thập những tài liệu về cách tính lãi suất của Ngân hàng đồng thời đối chiếu những văn bản Luật về cách tính lãi suất để có được những cách giải quyết vụ án một cách đúng đắn. Căn cứ quy định của Ngân hàng Nhà nước, căn cứ nội dung thỏa thuận của Hợp đồng tín dụng, các khế ước nhận nợ về lãi suất cho vay mà Ngân hàng cấp cho người vay, người nghiên cứu có thể xác định mức lãi suất, mức điều chỉnh lãi suất có phù hợp với quy định của Ngân hàng Nhà nước hay không? Trường hợp thấy lãi suất thỏa thuận cao hơn quy định, cần yêu cầu Ngân hàng tính lại trên cơ sở quy định của các Quyết định, Thông tư do Ngân hàng Nhà nước ban hành.

Nếu Ngân hàng không cung cấp bảng tính lãi, không cung cấp các quyết định áp dụng lãi suất trong hệ thống Ngân hàng… Tòa án không thể có cơ sở xác định tính chính xác số liệu lãi trong hạn và lãi quá hạn có phù hợp với quy định pháp luật không. Tòa án có quyền tuyên chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện về nợ gốc, xác định rõ trong bản án do Ngân hàng không cung cấp chứng cứ nên dành cho Ngân hàng quyền khởi kiện vụ án khác về lãi suất.

Về vấn đề lãi phạt vi phạm vẫn còn nhiều cách hiểu khác nhau, cho nên các cơ quan có thẩm quyền cần nghiên cứu đưa ra văn bản hướng dẫn thi hành rõ ràng để nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp liên quan.

Đồng thời để giảm thiểu những tranh chấp cần:

– Đối với giải quyết tranh chấp liên quan đến hợp đồng tín dụng cần phải chú trọng tới vấn đề hòa giải. Vấn đề này sẽ bảo đảm được quyền và lợi ích hợp pháp của các bên trong việc thực hiện nghĩa vụ của các đương sự khi tiến hành giải quyết.

– Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật nói chung, pháp luật hoạt động cho vay của các tổ chức tín dụng nói riêng, nâng cao ý thức pháp luật cho cán bộ, công chức và nhân dân. Tùy từng đối tượng để xác định chủ thể, nội dung, hình thức, phương pháp tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho phù hợp.

– Có các quy định chặt chẽ về nghĩa vụ của các tổ chức tín dụng trước khi ký hợp đồng thế chấp liên quan đến quyền lợi ích hợp pháp của bên bảo đảm, nhất là khi tài sản bảo đảm là tài sản có giá trị lớn, có ý nghĩa quan trọng với cuộc sống của bên bảo đảm để đảm bảo việc ký kết hợp đồng thật sự tự nguyện.

Kết luận bài tiểu luận tranh chấp hợp đồng tín dụng

            Tranh chấp hợp đồng tín dụng là một trong những dạng tranh chấp phổ biến hiện nay. Việc giải quyết các tranh chấp phát sinh từ hợp đồng tín dụng đóng vai trò quan trọng trong việc góp phần bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, giữ gìn an ninh trật tự xã hội. Bài tiểu luận đã nghiên cứu Bản án 68/2020/DS- ST ngày 08 tháng 12 năm 2020 về: “tranh chấp hợp đồng tín dụng” từ đó xác định những vấn đề pháp lý liên quan, phân tích thực trạng pháp luật và đưa ra kiến nghị hoàn thiện trong thời gian tới.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. DANH MỤC VĂN BẢN PHÁP LUẬT
  2. Bộ luật dân sự (Luật số 91/2015/QH13) ngày 24 tháng 11 năm 2015.
  3. Bộ luật tố tụng dân sự (số 92/2015/QH13) ngày 25 tháng 11 năm 2015.
  4. Luật các tổ chức tín dụng (số 45/2010/QH12) ngày 16 tháng 06 năm 2010.
  5. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật tổ chức tín dụng (17/2017/QH14) ngày 20 tháng 11 năm 2017.
  6. Nghị định 22/2017/NĐ – CP ngày 24 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ về: “Hòa giải thương mại”.
  7. Thông tư số 39/2016/TT – NHNN ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Ngân hàng Nhà nước về: “Hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng”.
  8. Nghị quyết số 01/2019/NQ – HĐTP ngày 11 tháng 01 năm 2019 hướng dẫn: “áp dụng một số quy định của pháp luật về lãi, lãi suất, phạt vi phạm
  9. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
  10. Bản án 68/2020/DS- ST ngày 08 tháng 12 năm 2020 về: “tranh chấp hợp đồng tín dụng”.
  11. Xuân Hiền (2021), “Vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng sử dụng thẻ tín dụng”, truy cập tại trang https://thuvienphapluat.vn/ , ngày truy cập 20/10/2021.
  12. Dáng Hương (2021), “Trao đổi kinh nghiệm về lãi suất trong vụ án “Tranh chấp hợp đồng tín dụng”, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh An Giang, truy cập tài đường link http://vks.angiang.gov.vn/, ngày truy cập 20/10/2021.
  13. Viện ngôn ngữ học (2005), Từ điển Tiếng Việt. Nxb Từ điển Bách Khoa.