Kinh nghiệm mở lớp dạy thêm tại nhà

Hiện nay để tìm thêm thu nhập trang trải cuộc sống cho bản thân nhiều bạn sinh viên, giáo viên mới ra trường tìm kiếm các công việc làm thêm để kiếm tiền. Trong các công việc đó thì việc làm gia sư tại nhà được nhiều lựa chọn. Vậy làm sao để làm gia sư cho tốt? Tác phong làm việc, phương pháp dạy học như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ nói rõ kinh nghiệm dạy gia sư cho bạn từ những người có kinh nghiệm lâu năm.

Kinh nghiệm mở lớp dạy thêm tại nhà

Tác phong sư phạm 

  • Bạn phải gọn gàng về cách ăn mặc, chỉnh chu, đứng đắn để tạo ra vẻ bề ngoài gần gũi với gia đình học sinh đồng thời tạo nên sự tự tin bản thân bạn. Gia sư trông dễ coi sẽ tạo được sự gần gũi với học sinh. 
  • Khi nói chuyện với gia đình phụ huynh bạn nên nghiêm túc nói chuyện, khi trao đổi với gia đình những câu hỏi thì tập trung trả lời, tự tin những gì mình nói, nói rõ ràng, to rõ. 
  • Khi gia đình phụ huynh đồng ý việc dạy của gia sư thì bạn không nên hỏi gia đình các vấn đề như: “Dạy như thế nào? Dạy từ đầu hay dạy tiếp?… những câu hỏi như thế sẽ tạo cho gia đình phụ huynh đánh giá về khả năng, kiến thức chuyên môn của bạn. 
  • Hướng dẫn về cách gọn gàng tại bàn học vì như vậy sẽ tạo cảm hứng học tập của học sinh, tạo cảm hứng dạy học của gia sư.

Trong buổi dạy đầu tiên của gia sư 

  • Trước khi đi dạy bạn cần chuẩn bị đầy đủ, cẩn thận những thứ cần thiết liên quan đến việc dạy học của gia sư như: tập, sách, viết, giáo án… Những sự chuẩn bị đó sẽ tạo ấn tượng tốt trong buổi dạy đầu với học sinh lẫn phụ huynh.  
  • Kiến thức học tập rất rộng có bài dễ bài khó nên bạn cần dạy từ bài đơn giản nhất cho học sinh quen dần. Sau đó bạn mới tiến hành cho các bài tập khó dần để tôi luyện khả năng làm bài của học sinh. Nếu bạn đầu chưa gì bạn đã dạy kiến thức khó thì học sinh sẽ không hiểu do nền tảng chưa vững, từ đó gia đình sẽ đánh giá về cách dạy của con bạn từ việc học sinh không hiểu bày. 
  • Trong những ngày đi dạy đầu bạn nên đi dạy sớm và nghỉ trễ một xíu để lấy được tình cảm gia đình phụ huynh.

Kinh nghiệm mở lớp dạy thêm tại nhà
 

Lấy lòng học sinh là cách để bạn có thể dạy lâu 

Khi bạn chọn làm gia sư để làm một nghề tay trái thì bạn phải hiểu rằng bạn là người làm thuê, tuy cũng là thầy nhưng khi đi dạy tại nhà nhiều học trò ít tôn trọng bạn như là thầy cô giáo dạy tại trường. Khi bạn dạy tại nhà các đối tượng học sinh mà bạn dạy thường rất nghịch ngợm, chậm tiếp thu,… Cha mẹ học sinh thường không có thời gian để theo dõi gia sư dạy thế nào nên mọi thông tin về việc dạy của gia sư: tốt hay xấu, dạy hiểu bài hay không, tính tình gia sư như thế nào… đều thông qua lời nói của con họ. Chính vì thế gia sư phải hiểu được học trò có tâm lý như thế nào để cải thiện tình cảm giữa thầy và trò. Trong lúc dạy phải làm sao để cho trò thấy mình giỏi, phải trò chuyện trao đổi để học trò có thiện cảm với mình. 

Dạy đúng giờ, nghỉ phải xin phép gia đình, tận tâm với việc dạy gia sư 

Để tạo được uy tín với gia đình phụ huynh điều đầu tiên là bạn nên đi dạy đúng giờ, nghỉ phải xin phép bởi vì nếu bạn không nói hay báo tin cho họ đến trễ hay là không đến dạy thì gia đình phụ huynh lẫn học trò không biết như thế nào vào bữa dạy hôm nay, đến dạy hay không dạy họ không biết được sẽ tạo cho họ cảm giác khó chịu từ đó mất lòng tin với người dạy. Một điều khác nữa là học sinh theo học gia sư vốn dĩ đã lười học trên trường, trường hợp bạn đến trễ sẽ tạo điều kiện cho chúng xin nghỉ học từ đó bạn mất đi bữa dạy hôm đó. Chắng những thế gia đình phụ huynh sẽ đánh giá sự nhiệt tình trong việc dạy của bạn. 

Để bạn có một buổi dạy chất lượng thì lời khuyên cho bạn là nên chuẩn bị bài trước mỗi buổi dạy để khi bắt đầu bữa dạy bạn có được sự tự tin. Bạn bỏ công sức ra tìm bạn sẽ nắm vững kiến thức dạy học đồng thời bạn sẽ rút ra được nhiều kinh nghiệm trong quá trình tìm hiểu. Đối với gia sư mới bắt đầu đi dạy thì kiến thức phổ thông không phải là khó với bạn bởi toàn bộ kiến thức đó bạn đã được học. Việc bỏ ra một ít thời gian tìm hiểu nó sẽ tốt cho bạn hơn thôi. 

Phương pháp dạy học 

Tùy theo từng đối tượng, trường hợp cụ thể mà gia sư chọn phương pháp dạy học khác nhau: 

  • Đối với dạng học sinh khá – giỏi: dạng học sinh này do khả năng học tập tốt nên thường tự giác được việc học, thích tự chủ việc học của mình. Những học sinh này bạn giảng dạy xong cho bài tập áp dụng. Bài tập cho làm sau khi học sinh làm xong bạn mới kiểm tra tính đúng sai của bài tập đó. Do sự nhanh nhẹn trong học tập nên bạn kiểm tra kĩ lưỡng bởi khi làm nhanh đương nhiên sẽ có sự sai sót. 
  • Dạng học sinh lười suy nghĩ: dạng này do tính lười sẵn nên chỉ muốn lời giảng bài chi tiết từ gia sư. Bạn nên kiên nhẫn dạy chi tiết vì nếu bạn không giữ được kiên nhẫn bạn sẽ la mắng chúng và chúng sẽ nói lại với phụ huynh làm ảnh hưởng tới việc dạy của bạn. 
  • Đối tượng học sinh chậm phát triển trí não: với đối tượng này việc dạy rất vất vả bởi khi bạn dạy đề tài hôm trước qua hôm sau đã quên đi kiến thức. Cho một bài tập khi chuyển hướng đề đi một xíu thì lại không biết làm. Dạng học sinh này bạn nên kiên nhẫn cho làm một dạng bài tập cố định cho chắc trước khi cho làm bài dạng khác. Bên cạnh đó bạn cần động viên chúng để chúng có tinh thần học tập tốt hơn.

Thử thách luôn ở quanh ta, để làm tốt được một việc thì trước hết bạn phải có lòng kiên nhẫn, dám đương đầu với nó, nghề gia sư là đòi hỏi bạn phải làm được điều đó. Trong cuộc sống các bạn phải dám trải nghiệm để xây dựng được các quan hệ, kinh nghiệm cho bản thân để trở thành một gia sư uy tín.

Ngày nay, nhu cầu học tập của các bạn học sinh ngày càng nhiều. Các trung tâm dạy thêm vì thế cũng được mở nhiều hơn và dễ tìm kiếm. Vấn đề xây dựng uy tín cho trung tâm luôn được đưa lên hàng đầu để thu hút người học. Vậy kinh nghiệm mở trung tâm dạy thêm là gì? Trong bài viết này, Luật sư X sẽ tư vấn cho các bạn về kinh nghiệm mở trung tâm dậy thêm.

Căn cứ quy định tại điều khoản 1, điều 2 của Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT củaBộ Giáo dục và Đào tạo quy định về dạy thêm, học thêm ban hành ngày 16/5/2012 thì dạy thêm là hoạt động dạy học phụ thêm có thu tiền của người học, có nội dung theo chương trình giáo dục phổ thông nhưng ngoài kế hoạch giáo dục của chương trình giáo dục phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

Kinh nghiệm mở lớp dạy thêm tại nhà
Kinh nghiệm mở trung tâm dạy thêm

Theo quy định tại khoản 2, điều 1 của Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT, việc phụ đạo cho những học sinh học lực yếu, kém, bồi dưỡng học sinh giỏi thuộc trách nhiệm của nhà trường, không thu tiền của học sinh, không coi là dạy thêm, học thêm.

Theo quy định khoản 2, 3 điều 2 của Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT thì dạy thêm, học thêm có hai hình thức:

  • Dạy thêm, học thêm trong nhà trường là dạy thêm, học thêm do cơ sở giáo dục công lập (gồm: cơ sở giáo dục phổ thông; trung tâm dạy nghề; trung tâm giáo dục thường xuyên; trung tâm học tập cộng đồng; trung tâm ngoại ngữ, tin học, sau đây gọi chung là nhà trường) tổ chức.
  • Dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường là dạy thêm, học thêm không do các cơ sở giáo dục trong quy định trên tổ chức.

Các trung tâm dạy thêm thực hiện hoạt động dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường do các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức kinh tế hoặc cá nhân đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và đảm bảo kinh phí hoạt động.

  • Đạt trình độ chuẩn được đào tạo đối với từng cấp học theo quy định của Luật Giáo dục.
  • Có đủ sức khỏe.
  • Không phải là công chức, viên chức ; Không trong thời gian bị kỉ luật, bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành án phạt tù, cải tạo không giam giữ, quản chế, bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục; không bị kỷ luật với hình thức buộc thôi việc.
  • Có 3 năm kinh nghiệm trở lên trong ngành Giáo dục; Tuổi từ 25 tuổi đến dưới 65 tuổi.
  • Đạt trình độ chuẩn được đào tạo đối với từng cấp học theo quy định của Luật Giáo dục.
  • Có đủ sức khoẻ.
  • Có phẩm chất đạo đức tốt, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ công dân và các quy định của pháp luật; hoàn thành các nhiệm vụ được giao tại cơ quan công tác.
  • Không trong thời gian bị kỉ luật, bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành án phạt tù, cải tạo không giam giữ, quản chế, bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục; không bị kỷ luật với hình thức buộc thôi việc.
  • Được thủ trưởng cơ quan quản lý hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận các nội dung quy định tại khoản 3, khoản 4 điều này; đối với trường hợp giáo viên đang hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập chỉ được dạy thêm ngoài nhà trường đối với học sinh mà giáo viên đang dạy chính khóa nếu được thủ trưởng cơ quan quản lý giáo viên đó cho phép.
  • Không dạy thêm đối với học sinh đã được nhà trường tổ chức dạy học 2 buổi/ngày.
  • Không dạy thêm đối với học sinh tiểu học, trừ các trường hợp: bồi dưỡng về nghệ thuật, thể dục thể thao, rèn luyện kỹ năng sống.
  •  Cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và trường dạy nghề không tổ chức dạy thêm, học thêm các nội dung theo chương trình giáo dục phổ thông.
  • Đối với giáo viên đang hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập:
    • Không được tổ chức dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường nhưng có thể tham gia dạy thêm ngoài nhà trường;
    • Không được dạy thêm ngoài nhà trường đối với học sinh mà giáo viên đang dạy chính khóa khi chưa được sự cho phép của Thủ trưởng cơ quan quản lý giáo viên đó.

Theo quy định tại khoản Điều 7 thông tư 17/2012/TT-BGDĐT, mức thu tiền học thêm do thỏa thuận giữa cha mẹ học sinh với tổ chức, cá nhân tổ chức dạy thêm, học thêm.  Tổ chức, cá nhân tổ chức dạy thêm, học thêm thực hiện các quy định hiện hành về quản lý tài chính đối với tiền học thêm.

Việc quan trọng nhất khi lên ý tưởng là đưa ra các ý tưởng khả thi, sát với thực tế: vận hành phát triển trung tâm như nào, khả năng quản lý trung tâm, thành tích trung tâm đạt được…

Vì vậy, khi đưa ra ý tưởng thì đồng thời hình dung ra các công việc, yếu tố cần thiết trong quá trình thành lập, duy trì hoạt động… Bên cạnh đó, khi lên ý tưởng thành lập trung tâm dạy thêm thì phải có thêm các ý tưởng về: cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực, chi phí mở trung tâm, các thủ tục cần hoàn thiện, tiếp cận khách hàng…

Cở hạ tầng là một tỏng những điều kiện quan trọng để mang lại kết quả học tập như ý. Địa điểm mở trung tâm phải bảo đảm cung cấp không gian làm việc, học tập tốt nhất. Cơ sở vật chất phải đảm bảo hiện đại, đầy đủ đáp ứng nhu cầu học tập: thiết bị máy chiếu, máy tính, diện tích lớp học, ánh sáng, bàn ghế…

Đại điểm trung tâm không nên là những nói ồn ào, đông người qua lại gây ảnh hưởng đến sự tập trung học tập. Tuy nhiên, trung tâm nên ở vị trí thuận lợi cho sự di chuyển của các học viên. Trung tâm cũng không cần phải bỏ ra một khoản tiền lớn để thuê được địa điểm đắc lợi vì còn chi phí cho việc mua sắm thiết bị, thuê nhân lực…

Việc lựa chọn, mua sắm các thiết bị phục vụ cho hoạt động dạy học cũng rất quan trọng. Các thiết bị này được dùng thường xuyên và lâu dài nên phải chọn lựa kỹ lưỡng, bảo đảm chất lượng và thời gian sử dụng lâu dài của thiết bị. Hạn chế mua đồ cũ thì thời gian sử dụng sẽ ít hơn và dễ hư hỏng hơn. Lúc đó sẽ phải tốn tiền, thời gian để sửa chữa hoặc sẽ phải mua thiết bị mới.

Văn phòng làm việc của trung tâm – nơi tiếp đón học viên thì nên đặt ở khu vực riêng để làm thủ tục đăng ký với nhân viên trung tâm. Các phòng học thì kê bàn ghế ngay ngắn, sách vở xếp ngăn nắp. Trung tâm luôn phải tạo ra không gian sáng sủa, sạch sẽ, gọn gàng để tinh thần học tập của học viên tốt hơn.

Mục đích ở trung tâm dạy thêm là truyền tải, bổ sung kiến thức cho học viên. Do đó, khi lên ý tưởng mở trung tâm, cần xác định đối tượng học sinh nào là đối tượng mà trung tâm hướng tới: các học sinh lớp 9 thi chuyển cấp hay học sinh lớp 12 ôn thi đại học hay các bạn học sinh tiểu học… Bởi mỗi đối tượng khác nhau thì sẽ tác động lớn đến việc tìm người dạy, sắp xếp, tổ chức lớp học…

Khi mở trung tâm, nếu có được đội ngũ giáo viên có kinh nghiệm, uy tín thì sẽ thu hút được nhiều học viên. Có thể tìm kiếm đội ngũ giảng dạy qua các trang tuyển dụng trên mạng xã hội, website… Tuy nhiên, trung tâm nên ước lượng trước ban đầu nên cần bao nhiêu giáo viên chứ không phải cứ tuyển dụng ồ ạt. Bởi vì làm như thế sẽ khó kiểm soát chất lượng của đội ngũ giảng dạy và còn gây nên lãng phí khi phải chi trả quá nhiều tiền lương cho họ.

Trung tâm nên tuyển những giáo viên trẻ có chuyên môn giỏi và nghiệp vụ sư phạm để đáp ứng được yêu cầu của học viên. Tùy vào đối tượng học viên mà trung tâm hướng tới để chọn giáo viên cho phù hợp. Với học sinh đang học cấp 1, 2 thì có thể tuyển giáo viên là người trẻ tuổi, không yêu cầu khắt khe quá về kinh nghiệm. Với học sinh đang ôn thi đại học thì cần chọn những giáo viên giỏi về chuyên môn và đã có nhiều năm kinh nghiệm ôn thi cho học sinh. Với trung tâm dạy ngoại ngữ thì nên thuê giáo viên là người nước ngoài, người bản xứ để dễ dàng truyền tải kiến thức…

Kinh phí để mở trung tâm bao gồm rất nhiều khoản như:

  • Chi phí thuê mặt bằng
  • Chi phí mua sắm thiết bị
  • Chi phí thuê nhân viên, đội ngũ giảng dạy
  • Chi phí marketing, quảng bá trung tâm
  • Chi phí khác

Theo quy định Điều 12 Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT quy định về hồ sơ cấp giấy phép tổ chức dạy thêm, học thêm ngoài bao gồm:

  • Đơn xin cấp giấy phép tổ chức dạy thêm;
  • Danh sách trích ngang người tổ chức dạy thêm, học thêm và người đăng ký dạy thêm;
  • Đơn xin dạy thêm, trong đó có dán ảnh của người đăng ký dạy thêm;
  • Bản sao hợp lệ các giấy tờ xác định trình độ đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm của người tổ và người đăng ký dạy thêm;
  • Giấy khám sức khoẻ của bệnh viện đa khoa cấp huyện trở lên hoặc Hội đồng giám định y khoa cấp cho người tổ chức dạy thêm và người đăng ký dạy thêm;
  • Bản kế hoạch tổ chức dạy thêm, học thêm trong đó nêu rõ các nội dung về: đối tượng, nội dung dạy thêm, địa điểm, cơ sở vật chất tổ chức dạy thêm, phương án tổ chức dạy thêm, học thêm, mức thu tiền học thêm.

Bước 1: Nộp hồ sơ

Tổ chức, cá nhân xin cấp giấy phép tổ chức dạy thêm, học thêm lập và gửi hồ sơ cấp giấy phép tổ chức dạy thêm, học thêm cho cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm. Trong đó:

  • Chủ tịch Uỷ ban nhân dân (UBND) cấp tỉnh hoặc Giám đốc Sở Giáo dục (nếu được chủ tịch UBND cấp tỉnh ủy quyền) cấp giấy phép tổ chức dạy thêm đối với trường hợp tổ chức dạy thêm có nội dung thuộc chương trình trung học phổ thông hoặc thuộc nhiều chương trình nhưng có chương trình cao nhất là chương trình trung học phổ thông.
  • Chủ tịch UBND cấp huyện hoặc Trưởng phòng Giáo dục (nếu được chủ tịch UBND cấp huyện ủy quyền) cấp giấy phép tổ chức dạy thêm, học thêm đối với các trường hợp tổ chức dạy thêm có nội dung thuộc chương trình tiểu học, trung học cơ sở hoặc thuộc nhiều chương trình nhưng chương trình cao nhất là chương trình trung học cơ sở.

Bước 2: Thẩm định hồ sơ

Cơ quan cấp giấy phép tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm tiến hành thẩm định hồ sơ và kiểm tra địa điểm, cơ sở vật chất tổ chức dạy thêm, học thêm.

Bước 3: Trả lời bằng văn bản về việc xin giấy phép

Trong 15 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan quyết định cấp giấy phép tổ chức hoạt động dạy thêm hoặc trả lời không đồng ý cho tổ chức dạy thêm, học thêm bằng văn bản.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư X về chủ đề “ Kinh nghiệm mở trung tâm dạy thêm“. Chúng tôi hi vọng rằng bài viết có giúp ích được cho độc giả. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của Luật sư X về thay đổi họ tên cha trong giấy khai sinh, thủ tục đăng ký bảo hộ logo, tạm ngừng kinh doanh … Hãy liên hệ qua số điện thoại: 0833.102.102

Mở trung tâm dạy thêm sẽ phải có những phương án chữa cháy, cứu hộ nào?

Có trang thiết bị  phòng cháy chữa cháy (PCCC) theo quy định;Có Biên bản kiểm tra PCCC;

Xây dựng Phương án PCCC và thoát nạn, cứu người (Công an PCCC phê duyệt); Có Nội quy PCCC và danh sách Đội PCCC.