Là 1 học sinh phổ thông em cơ quan điểm thế nào về việc xây dựng Luật an ninh mạng

PhuthoPortal - Luật An ninh mạng được Quốc hội khoá XIV thông qua tại kỳ họp thứ 5, gồm 7 chương, 43 điều, quy định các hoạt động về bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự an toàn xã hội trên không gian mạng, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. Luật có hiệu lực từ ngày 01/01/2019.

Là 1 học sinh phổ thông em cơ quan điểm thế nào về việc xây dựng Luật an ninh mạng

Thực tế trong những năm qua cho thấy, với sự phát triển của khoa học công nghệ, không gian mạng trở thành một bộ phận cấu thành không thể thiếu và đóng vai trò quan trọng trong xây dựng xã hội thông tin và phát triển kinh tế tri thức đối với thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng song cũng xuất hiện những nguy cơ tiềm ẩn vô cùng lớn. Ở nước ta, không gian mạng và một số loại hình dịch vụ, ứng dụng công nghệ thông tin đang bị các thế lực thù địch, phản động sử dụng để thực hiện các âm mưu xóa bỏ chế độ chính trị. Tình trạng thông tin sai sự thật, làm nhục, vu khống tổ chức, cá nhân bị đăng tải tràn lan. Khủng bố mạng nổi lên như một thách thức đe dọa nghiêm trọng tới an ninh Quốc gia. Hoạt động phạm tội trên không gian mạng ngày càng gia tăng về số vụ, thủ đoạn tinh vi gây thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế, ảnh hưởng đến tư tưởng, văn hóa, xã hội. Bên cạnh đó, hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia chưa được xác định và bảo vệ bằng các biện pháp tương xứng. Tình hình lộ, lọt bí mật nhà nước qua không gian mạng rất đáng lo ngại, nhiều văn bản thuộc bí mật nhà nước bị đăng tải trên không gian mạng…

Dù đã có các văn bản quy phạm pháp luật về các hành vi trên môi trường mạng như Luật An toàn thông tin mạng 2015, Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, nhưng vẫn có các trường hợp vi phạm thiếu chế tài xử phạt, chưa có khung pháp lý để điều chỉnh, hay các dữ liệu lưu trên hệ thống máy tính chưa được thừa nhận là bằng chứng pháp lý để xác định hành vi phạm pháp. Vì vậy, việc ban hành một văn bản pháp luật chuyên về an ninh mạng là vô cùng cần thiết nhằm đảm bảo công tác an ninh về chủ quyền Quốc gia, thiết lập trật tự an toàn xã hội trên không gian ảo; kịp thời bổ sung đầy đủ đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về an ninh mạng.

Về biện pháp bảo vệ, Luật An ninh mạng quy định biện pháp bảo vệ an ninh mạng gồm: Thẩm định, đánh giá điều kiện, kiểm tra, giám sát, ứng phó, khắc phục sự cố, đấu tranh bảo vệ an ninh mạng; sử dụng mật mã để bảo vệ thông tin mạng, ngăn chặn, yêu cầu ngừng cung cấp thông tin mạng; đình chỉ, tạm đình chỉ các hoạt động thiết lập, cung cấp và sử dụng mạng viễn thông công cộng, mạng viễn thông dùng riêng, mạng Internet, việc sản xuất và sử dụng thiết bị phát, thu phát sóng vô tuyến theo quy định của pháp luật; yêu cầu xóa bỏ, truy cập, xóa bỏ thông tin trái pháp luật hoặc thông tin sai sự thật trên không gian mạng xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; thu thập dữ liệu điện tử liên quan tới hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân trên không gian mạng; phong tỏa, hạn chế hoạt động của hệ thống thông tin; đình chỉ, tạm đình chỉ hoặc yêu cầu ngừng hoạt động của hệ thống thông tin, thu hồi tên miền theo quy định của pháp luật; khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, áp dụng các biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế, biện pháp thu thập chứng cứ theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự và các biện pháp khác theo quy định của pháp luật về an ninh Quốc gia, pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

Một trong những nội dung đặc biệt quan trọng của Luật là bảo vệ an ninh mạng đối với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh Quốc gia. Theo đó quy định đầy đủ các biện pháp, hoạt động bảo vệ tương xứng với mức độ quan trọng của hệ thống thông tin này, trong đó nêu ra tiêu chí xác định, lĩnh vực liên quan, quy định các biện pháp như thẩm định an ninh mạng, đánh giá điều kiện, kiểm tra, giám sát an ninh và ứng phó, khắc phục sự cố an ninh mạng đối với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh Quốc gia.

Để bảo vệ tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, Luật An ninh mạng đã dành 01 chương (Chương III) quy định đầy đủ các biện pháp phòng ngừa, đấu tranh, xử lý nhằm loại bỏ các nguy cơ đe dọa, phát hiện và xử lý hành vi vi phạm pháp luật, bao gồm: phòng ngừa, xử lý thông tin trên không gian mạng có nội dung tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; kích động gây bạo loạn, phá rối an ninh, gây rối trật tự công cộng; làm nhục, vu khống; xâm phạm trật tự quản lý kinh tế; phòng, chống gián điệp mạng, bảo vệ thông tin bí mật nhà nước, bí mật công tác, thông tin cá nhân trên không gian mạng; phòng ngừa, xử lý hành vi sử dụng không gian mạng, công nghệ thông tin, phương tiện điện tử để vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự; phòng, chống tấn công mạng; phòng, chống khủng bố mạng; phòng, chống chiến tranh mạng; phòng ngừa, xử lý tình huống nguy hiểm về an ninh mạng; đấu tranh bảo vệ an ninh mạng. Đây là hành lang pháp lý vững chắc để người dân có thể yên tâm buôn bán, kinh doanh hay hoạt động trên không gian mạng.

Chương IV của Luật An ninh mạng tập trung quy định về triển khai hoạt động bảo vệ an ninh mạng một cách đồng bộ, thống nhất từ Trung ương tới địa phương, trọng tâm là các cơ quan nhà nước và tổ chức chính trị, quy định rõ các nội dung triển khai, hoạt động kiểm tra an ninh mạng đối với hệ thống thông tin của các cơ quan, tổ chức này. Cơ sở hạ tầng không gian mạng quốc gia, cổng kết nối mạng quốc tế cũng là một trong những đối tượng được bảo vệ trọng điểm. Với các quy định chặt chẽ, sự tham gia đồng bộ của cơ quan nhà nước, doanh nghiệp và tổ chức, cá nhân, việc sử dụng thông tin để vu khống, làm nhục, xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác sẽ được xử lý nghiêm minh. Các hoạt động nghiên cứu, phát triển an ninh mạng, phát triển công nghệ, sản phẩm, dịch vụ, ứng dụng nhằm bảo vệ an ninh mạng, nâng cao năng lực tự chủ về an ninh mạng và bảo vệ trẻ em trên không gian mạng cũng được quy định chi tiết trong Chương này.

Hiện nay, dữ liệu của nước ta trên không gian mạng đã và đang bị sử dụng tràn lan với mục đích lợi nhuận mà Nhà nước chưa có đủ hành lang pháp lý để quản lý, thậm chí là bị sử dụng vào các âm mưu chính trị hoặc vi phạm pháp luật. Để quản lý chặt chẽ, bảo vệ nghiêm ngặt dữ liệu của nước ta trên không gian mạng, Luật An ninh mạng đã quy định doanh nghiệp trong và ngoài nước cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông, mạng Internet và các dịch vụ giá trị gia tăng trên không gian mạng tại Việt Nam có hoạt động thu thập, khai thác, phân tích, xử lý dữ liệu về thông tin cá nhân, dữ liệu về mối quan hệ của người sử dụng dịch vụ, dữ liệu do người sử dụng dịch vụ tại Việt Nam tạo ra phải lưu trữ dữ liệu này tại Việt Nam trong thời gian theo quy định của Chính phủ.

Nguồn nhân lực bảo vệ an ninh mạng là một trong những yếu tố quyết định sự thành bại của công tác bảo vệ an ninh mạng. Chương V của Luật đã quy định đầy đủ các nội dung bảo đảm triển khai hoạt động bảo vệ an ninh mạng, xác định lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng, ưu tiên đào tạo nguồn nhân lực an ninh mạng chất lượng cao, chú trọng giáo dục, bồi dưỡng, phổ biến kiến thức về an ninh mạng.

Với mục đích, ý nghĩa và tác dụng như vậy, Luật An ninh mạng ra đời không chỉ là khung pháp lý cần thiết trong thời đại công nghệ 4.0 mà còn là yêu cầu cấp bách để đảm bảo một môi trường an toàn trước các hiểm hoạ thường trực trên không gian mạng, cả về kỹ thuật và nội dung thông tin.

Là 1 học sinh phổ thông em cơ quan điểm thế nào về việc xây dựng Luật an ninh mạng

Học sinh dùng điện thoại để học tập, giải trí đã trở nên phổ biến - Ảnh: DUYÊN PHAN

Theo đó, nội dung môn học này ở bậc THPT gồm 105 tiết. Nội dung dạy học của từng khối lớp ở bậc học này được quy định chi tiết, nêu rõ yêu cầu cần đạt. Nhưng ở chương trình lớp 10 có những nội dung mới, đặc biệt rất gần với những vấn đề đang diễn ra xung quanh lứa tuổi học sinh bậc THPT. 

Nhiều nội dung mới 

Cụ thể, ở lớp 10 môn giáo dục quốc phòng và an ninh có 35 tiết. Ngoài các nội dung giới thiệu lịch sử, truyền thống của lực lượng vũ trang nhân dân, nội dung cơ bản một số luật về quốc phòng và an ninh Việt Nam, chương trình đưa vào những nội dung mới và thiết thực như: ma túy và tác hại của ma túy, phòng chống vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông, đảm bảo trật tự an toàn xã hội, kỹ thuật cấp cứu và chuyển thương. 

Đặc biệt có hai tiết dành cho nội dung tìm hiểu về an ninh mạng. Trong đó, yêu cầu của tiết học là nêu được khái niệm cơ bản về mạng, an ninh mạng, bảo mật thông tin cá nhân trên môi trường không gian mạng, nội dung cơ bản của Luật an ninh mạng; vấn đề bảo mật thông tin cá nhân, cảnh giác trước những thủ đoạn xâm nhập, phát tán mã độc, thông tin giả... 

Theo thông tư, việc dạy học môn giáo dục quốc phòng và an ninh phải kết hợp giữa dạy lý thuyết và thực hành. Trong đó, vận dụng phương pháp giáo dục một cách linh hoạt, sáng tạo. 

Giảm nguy cơ từ mạng cho học sinh 

Thầy Nguyễn Đức Toàn - chuyên gia giáo dục sáng tạo Microsoft, từng giảng dạy ở Trường THPT Thực nghiệm (Hà Nội) - cho biết trong một dự án của học sinh Trường THPT Thực nghiệm do ông hướng dẫn, học sinh đặt ra nhiều vấn đề đáng suy ngẫm như tình trạng bắt nạt qua mạng, xâm hại tình dục qua mạng và cách phòng chống, mua sắm trực tuyến như thế nào là thông minh. 

Trong một buổi trình bày kết quả nghiên cứu và thảo luận, học sinh lớp 10 đặt ra nhiều vấn đề rất đáng suy ngẫm. Kết quả khảo sát có 3/4 số người được hỏi cho rằng thấy tiềm ẩn rủi ro khi sử dụng mạng Internet. Đặc biệt, rất nhiều học sinh tỏ ra lúng túng khi không thể trả lời được các câu hỏi “Làm thế nào để không bị đánh cắp và lợi dụng thông tin cá nhân?”, “Khi bị chat sex, bạn sẽ phản ứng như thế nào?” hay “Những điều gì bạn cần ghi nhớ khi mua bán online để không bị lừa?”... 

Những vấn đề này, theo thầy Toàn, tưởng như không xuất hiện trong môi trường học đường nhưng thực ra xảy ra nhiều đối với lứa tuổi học sinh trung học. 

Theo các thầy cô bậc THPT, việc giới thiệu, cung cấp thông tin về các luật như an toàn giao thông, phòng chống ma túy hay Luật an ninh mạng trước đây chỉ lồng ghép vào các tiết dạy giáo dục công dân, hoạt động ngoại khóa. Vì thế trong môn giáo dục quốc phòng và an ninh có thể đưa những nội dung này vào chính khóa thì rất tốt. 

Cô Nguyễn Thị Nhiếp, hiệu trưởng Trường THPT Yên Hòa (Hà Nội), nói: “Tôi thấy rất hay nếu đưa vào từ lớp 10. Học sinh THPT có ba năm sẽ phải học tập và chung sống với môi trường sử dụng mạng Internet. Nếu có được những hiểu biết chung về việc này, các em sẽ giảm nguy cơ vấp phải những tai nạn không đáng có”. 

Cũng theo cô Nhiếp, năm học nào trường cũng phải “vào cuộc” vì những bức xúc, lo lắng, phản ảnh của phụ huynh khi con “nghiện” mạng xã hội, dành thời gian chủ yếu ở nhà để giao tiếp với chiếc điện thoại. 

Rồi thầy cô giáo nhiều phen đau đầu khi học sinh truyền nhau xem video xấu, bình luận thiếu văn hóa trên mạng xã hội. Nghiêm trọng hơn là tình trạng bạo lực học đường, quay clip tung lên mạng. Nếu hiểu biết về luật và những việc phải phòng tránh sẽ rất tốt. 

Giáo dục năng lực số 

Ông Nguyễn Xuân Thành, vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học Bộ GD-ĐT, cho biết các chủ đề xuyên suốt quá trình học tập của học sinh nhằm giáo dục năng lực số bám sát bảy lĩnh vực trong khung năng lực số của UNESCO. 

Đó là năng lực sử dụng thiết bị số, năng lực xử lý thông tin trong môi trường số, năng lực giao tiếp trong môi trường số, an toàn trong quá trình làm việc, học tập trong môi trường số và cách giải quyết vấn đề khi có sự cố, định hướng nghề nghiệp trong môi trường số. 

“Những nội dung trên được thiết kế đưa vào nhiều môn học, nhiều nhất là môn tin học. Môn giáo dục quốc phòng và an ninh chỉ có hai tiết về an ninh mạng nhưng sẽ tập trung vào việc phổ biến các quy định liên quan tới bảo đảm an toàn khi sử dụng thiết bị số. 

Đây là những nội dung rất quan trọng và cần thiết đối với học sinh trong bối cảnh chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ và ứng dụng công nghệ thông tin vào việc dạy, học trở nên phổ biến hơn” - ông Thành cho biết. 

Theo Bộ GD-ĐT, thông tư 46 ban hành chương trình môn giáo dục quốc phòng và an ninh cấp THPT sẽ được áp dụng vào năm học tới.

* Ông Nguyễn Việt An (49 tuổi, Phú Nhuận, TP.HCM):

Cần thiết

Tôi từng bắt gặp con mình tham gia nhóm “anti” (chống) một bạn trong lớp. Tôi rất sốc vì các em dùng những lời lẽ không chỉ nặng lời mà còn dung tục. Tôi phải nhắc nhở con mình rằng đó là hành vi xúc phạm người khác trên Internet và có thể bị xử lý vi phạm hành chính.

Việc đưa những kiến thức cập nhật về Luật an ninh mạng là cần thiết. Các em sẽ biết cách dùng, cách ứng xử trên môi trường mạng xã hội vốn có rất nhiều phức tạp. Tuy nhiên theo tôi, các bài học nên thực tiễn, các bài giảng không nên hình thức chỉ dẫn luật, dẫn quy định mà cần đưa ra nhiều ví dụ thực tế để các em hình dung rõ ràng về an ninh mạng ở Việt nam.

* Tô Minh Nhật (18 tuổi, học sinh Trường THPT Trương Định, Tiền Giang):

Phù hợp thực tiễn

Những kiến thức về an ninh mạng là thực tiễn vì học sinh ngày nay dùng rất nhiều Internet trong học tập và cuộc sống. Tôi mỗi ngày vào Facebook ít, từ 1-2 tiếng để học tập, giải trí, cập nhật tin tức. Về độ tuổi theo học, tôi thấy rằng lớp 10 là hợp lý, tuy nhiên sớm hơn cũng tốt.

Hiện nay học sinh lớp 6, lớp 7 cũng đã dùng điện thoại thông minh, thậm chí có bạn mới lớp 3, lớp 4 đã có tài khoản Facebook. Vì vậy có thể dạy những hiểu biết cơ bản cho các bạn về cách dùng mạng xã hội theo từng độ tuổi khác nhau, hướng dẫn các bạn đâu là những thông tin cá nhân nên được chia sẻ, đâu là những thứ bí mật để tránh bị lừa đảo.

Là 1 học sinh phổ thông em cơ quan điểm thế nào về việc xây dựng Luật an ninh mạng
Bộ GD-ĐT: Không bắt buộc học sinh trang bị điện thoại phục vụ học tập

VĨNH HÀ