Lãi suất ảnh hưởng như thế nào đến giá vàng

Fed tăng lãi suất, giá vàng sẽ theo hướng nào?

Thông thường khi lãi suất USD tăng giá vàng sẽ giảm. Tuy nhiên, nó cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố: lạm phát của Mỹ cũng như tình hình địa chính trị Nga - Ukraine trong thời gian tới.

Đó là nhận định của ông Andrew Naylor, Giám đốc điều hành khu vực Châu Á Thái Bình Dương (không bao gồm Trung Quốc) tại Hội đồng Vàng Thế giới - WGC. Phóng viên Báo điện tử Đầu tư - Baodautu.vn có cuộc trao đổi với ông Andrew Naylor về xu hướng giá vàng trong thời gian tới.

Nhận định của ông về xu hướng của giá vàng sau khi Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) tăng mạnh thêm 0,5% lãi suất USD trong ngày 4/5 vừa qua?

Thông thường khi lãi suất USD tăng thì giá vàng sẽ giảm. Tuy nhiên, nó cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố kinh tế như: tình hình kinh tế và lạm phát của Mỹ cũng như tình hình địa chính trị Nga – Ukraine trong thời gian tới... sẽ tác động lên mặt hàng kim quý vàng.

Nhưng với diễn biến của lạm phát Mỹ trong thời gian qua và dự báo chưa hạ nhiệt trong thời gian tới thì mặt hàng kim quý vàng vẫn còn được hưởng lợi, dự báo tăng trưởng khi nhà đầu tư tìm đến hầm trú ẩn vàng.

Liệu áp lực lạm phát có tiếp tục tác động tích cực lên giá vàng hay mặt hàng kim quý này sẽ bị ảnh hưởng bởi Fed tăng lãi suất, USD và lợi suất trái phiếu Mỹ tăng, thưa ông?

Lạm phát vẫn là áp lực lớn đối với mặt hàng kim quý vàng trên thị trường quốc tế. Tuy nhiên, điều quan trọng đối với thị trường vàng hiện nay vẫn là chính sách tiền tệ của các ngân hàng Trung ương trên thế giới.

Trong đó, có việc Fed thắt chặt chính sách tiền tệ để kiềm chế lạm phát. Mãi lực vàng của các ngân hàng trung ương trên thế giới trong thời gian tới cũng là yếu tố ảnh hưởng đến giá vàng.

Các yếu tố tác động lên thị trường vàng gồm có: lạm phát Mỹ tăng cao, tình hình địa chính trị Nga – Urainie. Chính điều này đã tác động mạnh mẽ lên giá vàng trong thời gian qua cũng như dự báo cho xu hướng tới đây chưa hạ nhiệt.

Quỹ ETF vàng đã có dòng tiền vào mạnh, nhất là từ quý III/2021 đến đầu năm nay trước áp lực lạm phát của Mỹ và một số nước Châu Âu tăng cao nên nhà đầu tư đã tìm đến vàng như hầm trú ẩn an toàn.

WGC cho biết, thị trường vàng toàn cầu đã có một khởi đầu vững chắc cho đến năm 2022, với nhu cầu quý đầu tiên (không bao gồm thị trường OTC) tăng 34% so với cùng kỳ năm trước, nhờ dòng vốn ETF mạnh mẽ. Điều này phản ánh trạng thái của vàng là một kênh đầu tư trú ẩn an toàn trong thời kỳ địa chính trị và kinh tế bất ổn, thưa ông? 

Các quỹ ETF vàng có dòng tiền vào hàng quý mạnh nhất là 269 nghìn tấn kể từ quý III/2020, đảo ngược dòng tiền ròng 173 nghìn tấn hàng năm từ năm 2021 và một phần do giá vàng tăng.

Trong khi đó, nhu cầu vàng thỏi và đồng xu vàng cao hơn 11% so với mức trung bình 5 năm ở mức 282 tấn. Tuy nhiên, các đợt gia hạn phong tỏa ở Trung Quốc và giá cao ở Thổ Nhĩ Kỳ đã góp phần làm giảm 20% so với cùng kỳ năm ngoái, so với mức rất mạnh trong quý I/2021.

Về cơ bản thì nhu cầu vàng của nhà đầu tư tăng do các yếu tố trên. Nhưng nếu tính tổng thể trên toàn cầu thì tổng số lượng vàng tiêu thụ có phần giảm.

Một phần, do tác động của việc thực hiện chính sách zero Covid-19 tại Trung Quốc. Trong khi, đây được xem là thị trường tiêu thụ vàng rất lớn.

Trong đó, phải kể đến là tình hình tiêu thụ nữ trang của Trung Quốc đã giảm khoảng 7% trong quý I/2022 do lệnh phong tỏa vì Covid-19 tại Trung Quốc.

Vả lại, do giá vàng thế giới tăng cao trong thời gian qua nên nhiều người cũng hạn chế mua nữ trang vàng và tâm lý kỳ vọng mặt hàng này sẽ điều chỉnh.

Tuy nhiên, nhu cầu tích trữ vàng của các Ngân hàng Trung ương trên thế giới lại tăng lên khoảng 84 tấn (tương đương tăng 22%) ở quý I/2022.

Đồng thời, nhu cầu vàng cho công nghệ trên toàn thế giới vào khoảng 7% qua các năm và nhu cầu vàng cho công nghệ trong quý I/2022 vừa rồi cũng gia tăng. Nguyên nhân do đại dịch Covid-19 được kiểm soát nên nhu cầu vàng tăng trong lĩnh vực như: nha khoa, vi mạch..

Tổng nhu cầu vàng trong quý đầu năm nay của người tiêu dùng Việt Nam đạt mức 19,6 tấn, tăng 6% so với cùng kỳ năm ngoái, theo WGC. Đánh giá của ông nhu cầu về vàng của người Châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng hồi phục sau khi dịch bệnh được kiểm soát?

Mãi lực vàng của Việt Nam tăng trong quý đầu năm nay do các lệnh phong tỏa đã được gỡ bỏ, kinh tế Việt Nam mở cửa trở lại đẩy nhu cầu vàng, trong đó có nữ trang tăng cao.

Mặt khác, quan ngại về lạm phát và không chỉ có lạm phát ở thế giới mà ngay cả Việt Nam cũng không ngoại lệ nên người tiêu dùng Việt Nam cũng nhận thấy trước áp lực lạm phát đi lên thì việc rót vốn vào vàng được xem là an toàn nên đẩy nhu cầu vàng lên cao.

Bên cạnh đó, nhu cầu tiêu thụ vàng cũng như nữ trang vàng cũng tăng mạnh theo mùa vụ như tháng 1-2 ở Việt Nam thì có nhiều lễ, hội, dịp tết cuối năm và đầu năm như: ngày Thần Tài, lễ Tình Nhân... nên nhu cầu về vàng cũng gia tăng.

Trong khi mãi lực vàng của Việt Nam, Singapore trong quý I/2022 tăng, nhưng ngược lại ở Malaysia, Indonesia giảm. Còn Trung Quốc như chúng ta đã biết do áp lệnh phong tỏa nên mãi lực vàng giảm, tương tự Hàn Quốc cũng không tăng.

Ngoài ra, giá vàng còn phụ thuộc vào một yếu tố nữa đó là khi giá vàng tăng cao nhiều người lại bán vàng để kiếm lợi nhuận như: ở Thái Lan và Nhật Bản...

Tuy nhiên, mỗi thị trường có một văn hóa và thói quen của người tiêu dùng khác nhau nên chúng ta cũng không thể nói các thị trường như nhau. 

Giá vàng thế giới tăng nhẹ trong phiên giao dịch ngày thứ Sáu, khi tỷ giá đồng USD đi xuống, khiến giá vàng miếng trong nước sáng nay (25/6) không có nhiều biến động. Cả tuần, giá vàng quốc tế giảm do nỗi lo lãi suất tăng, nhưng giá vàng trong nước đi ngang.

Lúc đóng cửa tại thị trường New York, giá vàng giao ngay tăng 4,1 USD/oz, tương đương tăng hơn 0,2%, chốt ở 1.827,4 USD/oz. Cả tuần, giá vàng giao ngay giảm khoảng 0,7%, sau khi giảm chừng 1% trong tuần trước.

Đồng USD giảm giá là động lực cho phiên tăng nhẹ này của giá vàng thế giới. Chỉ số Dollar Index chốt tuần ở mức 104,1 điểm, giảm 0,3% trong phiên và giảm gần 0,6% trong cả tuần. Tuy nhiên, chỉ số này đã tăng 8,5% từ đầu năm đến nay.

Gây áp lực giảm lên giá vàng trong tuần này chủ yếu là nỗi lo lãi suất tăng. Sau khi tăng lãi suất 0,75 điểm phần trăm - mạnh nhất kể từ năm 1994 – vào hôm 15/6, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell tuần này tiếp tục khẳng định cam kết thắt chặt chính sách tiền tệ mạnh mẽ để chống lạm phát.

Trong hai ngày điều trần trước Quốc hội Mỹ vào thứ Tư và thứ Năm, ông Powell nói rằng chống lạm phát là “vô điều kiện” và Fed quyết tâm đưa lạm phát về ngưỡng mục tiêu 2%, cho dù thừa nhận rằng nền kinh tế Mỹ có thể rơi vào một cuộc suy thoái.

Lạm phát cao và nguy cơ suy thoái là lý do để nhiều nhà đầu tư nắm giữ vàng trong danh mục, nhưng hiện tại, nỗi lo lãi suất tăng và áp lực từ xu hướng tăng giá của đồng USD đang có ảnh hưởng nhiều hơn đến giá vàng. Do kim loại quý này được định giá bằng USD và là một tài sản không mang lãi suất, nên đồng USD tăng giá và lãi suất tăng đều gây áp lực giảm lên vàng.

“Đang có một loạt yếu tố đồng thời tác động lên giá vàng theo cả hai hướng, khiến giá vàng giằng co trong vùng hẹp”, chiến lược gia Daniel Ghali của TD Securities phát biểu.

“Thị trường đang đối mặt với rủi ro suy thoái kinh tế Mỹ và những dấu hiệu rõ rệt về sự giảm tốc kinh tế toàn cầu. Điều này thúc đẩy nhu cầu mua vàng như một ‘hầm trú ẩn’. Nhưng mặt khác, chúng ta cũng có cam kết của Fed về chống lạm phát – nhân tố khiến lãi suất thực tăng lên”.

Lãi suất ảnh hưởng như thế nào đến giá vàng
Diễn biến giá vàng thế giới 1 năm qua. Đơn vị: USD/oz - Nguồn: TradingView.

Nhà phân tích Carsten Fritsch của ngân hàng Đức Commerzbank nhận định: “Chúng tôi thực sự cho rằng triển vọng của giá vàng trong nửa sau của năm nay nghiêng một chút về tăng, với dự báo giá có thể lên 1.900 USD/oz”, ông Fritsch nói. Tuy nhiên, vị chuyên gia nhấn mạnh thêm rằng trong ngắn hạn, việc Fed nâng lãi suất quyết liệt sẽ tiếp tục cản trở khả năng tăng giá của vàng.

Trên thị trường vàng vật chất tại châu Á, nhu cầu vàng ở Ấn Độ trầm lắng tuần này do mùa cưới đã kết thúc. Giá vàng bán lẻ ở Ấn Độ tiếp tục thấp hơn giá vàng chính thức tính bằng giá quốc tế cộng thuế nhập khẩu 10,75% và thuế tiêu thụ 3%.

Tại Trung Quốc, thị trường vàng vật chất cũng chưa thực sự sôi động trở lại sau thời gian dài trầm lắng vì dịch Covid-19, nhưng một số nhà đầu tư cá nhân đã mua vàng để phòng ngừa rủi ro kinh tế giảm tốc – hãng tin Reuters cho hay.

“Rủi ro suy thoái đang giúp giảm bớt việc bán vàng, nhưng chúng tôi cho rằng giá vàng sẽ bị ảnh hưởng nhiều bởi lãi suất thực trong thời gian còn lại của năm 2022, từ đó chịu áp lực giảm”, nhà phân tích Suki Cooper của Standard Chartered nhận định.

Trong nước, ngân hàng Vietcombank sáng nay báo giá USD ở mức 23.110 đồng (mua vào) và 23.390 đồng (bán ra), không thay đổi so với sáng qua.

Với tỷ giá USD bán ra này, giá vàng thế giới quy đổi hiện tương đương 51,5 triệu đồng/lượng. So với giá vàng thế giới quy đổi, giá vàng miếng SJC bán lẻ hiện đang cao hơn 17,1 triệu đồng/lượng, bằng mức chênh lệch vào sáng hôm qua.

Tập đoàn Phú Quý niêm yết giá vàng miếng SJC cho thị trường Hà Nội ở mức 67,85 triệu đồng/lượng (mua vào) và 68,55 triệu đồng/lượng (bán ra). So với sáng hôm qua, giá vàng miếng SJC tại doanh nghiệp này hiện tăng 50.000 đồng/lượng ở chiều mua vào nhưng không thay đổi ở chiều bán ra.

Nhẫn tròn trơn 999,9 hiệu Phú Quý có giá 53,7 triệu đồng/lượng và 54,5 triệu đồng/lượng, giảm 50.000 đồng/lượng ở cả hai đầu giá.

Tại thị trường Tp.HCM, Công ty SJC báo giá vàng miếng cùng thương hiệu ở mức 67,85 triệu đồng/lượng và 68,65 triệu đồng/lượng, tăng 50.000 đồng/lượng ở hai đầu giá so với sáng hôm qua.

So với sáng thứ Bảy tuần trước, giá vàng miếng bán lẻ hiện không thay đổi.