Làm cách nào để bàn tay nhỏ lại

Bàn tay, ngón tay là một trong những bộ phận rất quan trọng trong mọi hoạt động hàng ngày. Tập thể dục bàn tay không chỉ giúp cho khớp tay linh hoạt mà còn tăng độ dẻo dai. Hơn nữa các bài tập thể dục ngón tay còn giúp phòng ngừa tình trạng cứng khớp hay các bệnh lý về xương khớp khác. Dưới đây là 10 cách để tập thể dục bàn tay, ngón tay và khớp tay.

1. Thực hiện một nắm đấm

Tập thể dục cho bàn tay và ngón tay có thể giúp tăng cường sức mạnh và sự dẻo dai cho bàn tay và các ngón tay, tăng phạm vi chuyển động và giảm đau. Chỉ kéo căng cho đến khi bạn cảm thấy căng tức nhưng không được để đau. Bắt đầu với những động tác sau:

  • Nắm bàn tay nhẹ nhàng, sau đó quấn ngón cái qua các ngón tay.
  • Giữ động tác trong vòng 30 đến 60 giây.
  • Thả đồng thời dang rộng các ngón tay.
  • Lắp lại với cả hai tay ít nhất bốn lần.

2. Duỗi ngón tay

Bài tập duỗi ngón tay là cách kéo giãn các ngón tay. Trong bài tập thể dục ngón tay có tác dụng làm giảm đau và cải thiện phạm vi chuyển động của tay bạn:

  • Đặt lòng bàn tay trên mặt bàn hoặc đặt trên một bề mặt phẳng khác.
  • Duỗi thẳng các ngón tay nhẹ nhàng ra sao cho bằng phẳng nhất có thể so với bề mặt mà không được ép các khớp.
  • Giữ động tác trong vòng 30 đến 60 giây và sau đó thả ra.
  • Lặp lại động tác với mỗi tay ít nhất bốn lần.

3. Claw stretch

Sự kéo căng các ngón tay trong bài tập claw stretch sẽ giúp cải thiện phạm vi chuyển động của các ngón tay của bạn. Bài tập claw stretch bao gồm:

  • Đưa bàn tay ra phía trước mặt, đồng thời quay lòng bàn tay hướng về phía thân mình.
  • Cúi đầu ngón tay xuống sao cho đầu ngón tay chạm vào gốc của mỗi khớp ngón tay. Bàn tay của bạn sẽ có hình như một cái vuốt.
  • Giữ động tác trong 30 đến 60 giây và thả ra. Lặp lại bài tập claw stretch ít nhất bốn lần trên mỗi tay.

Làm cách nào để bàn tay nhỏ lại

Tập thể dục cho bàn tay và ngón tay có thể giúp tăng cường sức mạnh và sự dẻo dai

Bài tập sử dụng chất tăng cường độ bám có thể giúp bạn dễ dàng mở nắm đấm của và giữ đồ đạc mà không làm rơi. Các động tác được bắt đầu như:

  • Giữ một quả bóng mềm trong lòng bàn tay và thực hiện động tác bóp mạnh nhất có thể.
  • Giữ trong vài giây và thả ra.
  • Lặp lại bài tập này từ 10 đến 15 lần trên mỗi tay. Thực hiện bài tập này 2-3 lần mỗi tuần, nhưng nghỉ ngơi trong 48 giờ giữa các buổi tập. Không nên thực hiện bài tập này nếu như các khớp ngón tay cái của bạn bị tổn thương.

5. Pinch tăng cường

Bài tập pinch tăng cường giúp tăng cường các cơ của ngón tay và ngón cái. Nó có thể giúp bạn vặn chìa khóa hay mở gói thực phẩm và sử dụng bơm xăng dễ dàng hơn.

  • Giữa các đầu ngón tay và ngón cái kẹp một quả bóng xốp mềm hoặc một ít bột bả vào.
  • Giữ trong 30 đến 60 giây.
  • Lặp lại từ 10 đến 15 lần trên cả hai tay. Thực hiện bài tập này 2-3 lần mỗi tuần, nhưng nghỉ ngơi trong 48 giờ giữa các buổi tập. Nếu khớp ngón tay cái của bạn bị tổn thương không thực hiện bài tập này.

6. Nâng ngón tay

Sử dụng bài tập nâng ngón tay nhằm giúp tăng phạm vi chuyển động và tính linh hoạt của các ngón tay của bạn. Bài tập bao gồm các động tác sau:

  • Đặt bàn tay bằng phẳng và úp lòng bàn tay xuống, trên bàn hoặc trên một bề mặt phẳng khác.
  • Thực hiện động tác nhấc từng ngón tay lên khỏi bàn rồi hạ xuống một cách nhẹ nhàng.
  • Hoặc bạn cũng có thể nhấc đồng thời tất cả các ngón tay và ngón cái cùng một lúc rồi hạ xuống.
  • Lặp lại từ 8 đến 12 lần trên mỗi tay.

Làm cách nào để bàn tay nhỏ lại

Tập thể dục cho bàn tay với bài tập nâng ngón tay

7. Mở rộng ngón tay cái

Bài tập mở rộng ngón tay cái giúp tăng cường cơ bắp của ngón tay cái, từ đó có thể giúp bạn lấy và nâng những thứ nặng hơn như lon và chai. Bài tập mở rộng ngón tay cái bao gồm:

  • Đặt bàn tay của bạn phẳng trên bàn. Quanh bàn tay ở gốc các khớp ngón tay đặt một dây chun quấn quanh.
  • Di chuyển nhẹ nhàng ngón tay cái ra xa các ngón tay còn lại nhiều nhất có thể.
  • Giữ trạng thái trong vòng 30-60 giây và thả ra.
  • Lặp lại 10-15 lần với cả hai tay. Bạn có thể thực hiện bài tập này hai đến ba lần mỗi tuần, nhưng hãy để tay nghỉ ngơi trong 48 giờ giữa các buổi tập.

8. Rlex ngón tay cái

Bài tập ngón tay cái này giúp tăng phạm vi chuyển động của ngón tay cái và bắt đầu với những động tác như:

  • Bắt đầu với bàn tay ra phía trước mặt và lòng bàn tay hướng lên trên.
  • Mở rộng ngón tay cái ra xa các ngón tay khác hết mức có thể. Sau đó uốn cong ngón tay cái trên lòng bàn tay sao cho ngón tay cái chạm vào gốc của ngón tay nhỏ.
  • Giữ tư thế này trong khoảng thời gian từ 30 đến 60 giây.
  • Lặp lại bài tập ít nhất bốn lần với cả hai ngón cái.

9. Chạm ngón tay cái

Bài tập này giúp tăng phạm vi chuyển động của ngón tay cái, đồng thời giúp thực hiện các hoạt động như nhặt bàn chải đánh răng, thìa, nĩa và bút khi bạn viết.

  • Đưa tay ra phía trước mặt và đặt trong tư thế thẳng với cổ tay.
  • Chạm ngón tay cái vào từng đầu ngón tay trong bốn đầu ngón tay một cách nhẹ nhàng, lần lượt tạo thành hình chữ "O".
  • Giữ mỗi động tác trong khoảng thời gian từ 30 đến 60 giây. Lặp lại bài tập chạm ngón tay cái ít nhất bốn lần trên mỗi tay.

10. Duỗi ngón tay cái

Hãy thử hai động tác duỗi này cho các khớp ngón tay cái của bạn:

  • Đưa tay ra, lòng bàn tay hướng về phía thân mình. Nhẹ nhàng uốn cong đầu ngón tay cái xuống về phía gốc của ngón trỏ. Giữ tư thế này trong khoảng thời gian 30 đến 60 giây. Thả ra và lặp lại bài tập duỗi ngón tay cái bốn lần.
  • Đưa tay ra, lòng bàn tay hướng về phía thân mình. Nhẹ nhàng duỗi ngón tay cái trên lòng bàn tay chỉ bằng cách sử dụng khớp ngón tay cái dưới. Giữ tư thế này trong khoảng thời gian 30 đến 60 giây. Thả ra và lặp lại bài tập duỗi ngón tay cái bốn lần.

Tóm lại, bài tập thể dục cho ngón tay và bàn tay đúng cách sẽ phòng ngừa tình trạng cứng khớp hoặc những bệnh lý về khớp. Tuy nhiên nhiều người có thói quen bẻ khớp tay, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sụn và các khớp. Vì vậy, cần phải từ bỏ những thói quen không tốt và tập thể dục thường xuyên. Khi xuất hiện những dấu hiệu bất thường như đau nhức các khớp hay ngón tay thì cần tới ngay cơ sở y tế để được thăm khám và phát hiện sớm cũng như điều trị kịp thời.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để được giảm ngay 15% phí khám khi đặt hẹn khám lần đầu trên toàn hệ thống Vinmec (áp dụng từ 17/10 - 31/12/2022). Quý khách cũng có thể quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn tư vấn từ xa qua video với các bác sĩ Vinmec mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: webmd, healthline

XEM THÊM:

  • Điều gì xảy ra với cơ thể khi ngồi vắt chéo chân
  • Co cơ chân tay sau tụ máu não ngoài màng cứng là do đâu?
  • Thuốc Lexixryl Kit: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng