Làm giả con dấu ở đâu

Tôi năm nay 26 tuổi, tôi có thuê người làm lại chứng minh thư cho một người bạn. Hai hôm trước tôi được công an gọi lên để hợp tác điều tra. Họ quy cho tôi phạm vào tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức theo Điều 267 Bộ luật hình sự. Vậy luật sư cho tôi hỏi tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức được pháp luật quy định như thế nào. Mong luật sư tư vấn giúp tôi.

Người gửi: Trần Quang Đạt (Thái Nguyên)

Làm giả con dấu ở đâu

( Ảnh minh họa:Internet)
Tư vấn luật: 1900 6589

Xin chào bạn! cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình tới luật Việt Phong. Về câu hỏi của bạn, công ty luật Việt Phong xin tư vấn và hướng dẫn cho bạn như sau:
Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức là hành vi làm ra con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức giống con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức đó hoặc sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ giả đó nhằm lừa dối cơ quan, tổ chức hoặc công dân.

Điều 267 Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009 quy định như sau:

“1. Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu, giấy tờ đó nhằm lừa dối cơ quan, tổ chức hoặc công dân, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng hoặc bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến năm năm:

a) Có tổ chức;

b) Phạm tội nhiều lần;

c) Gây hậu quả nghiêm trọng;

d) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ bốn năm đến bảy năm.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng.”

Người phạm tội có thể thực hiện một trong hai hành vi khách quan đó là:

– Hành vi làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ của cơ quan, tổ chức. Theo đó là hành vi làm giả con dấu của cơ quan tổ chức được hiểu là hành vi khắc, đúc dấu giả, in, vẽ, photocopy màu hoặc bằng các thủ đoạn khác làm ra con dấu trái phép bắt chước theo mẫu con dấu đã được cơ quan có thẩm quyền cho phép sản xuất, lưu hành hoặc không theo mẫu đó. Còn hành vi làm giả tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức là hành vi in ấn, sản xuất trái phép các tài liệu hoặc giấy tờ khác theo mẫu gốc hoặc không theo mẫu gốc của cơ quan, tổ chức như giấy giới thiệu, giấy chứng nhận, giấy chứng minh nhân dân dân, hộ khẩu, hộ chiếu, bằng tốt nghiệp các bậc trong hệ thống giáo dục quốc dân, giấy chứng nhận gia đình liệt sĩ, gia đình có công với cách mạng, giấy chứng nhận thương binh, bằng tổ quốc ghi công… Trong quá trình làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác như nêu trên, người phạm tội có thể có hành vi thêm, bớt, sửa đổi nội dung… và đó chỉ là những dấu hiệu chứng minh thêm đối với hành vi phạm tội này.

– Hành vi sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ của cơ quan, tổ chức, nhằm lừa dối cơ quan, tổ chức không nhằm chiếm đoạt tài sản mà nhằm mục đích khác như dùng bằng tốt nghiệp để xin việc, bổ nhiệm, tăng lương, đi lao động nước ngoài; làm giả giấy chứng nhận gia đình liệt sĩ để hưởng chế độ theo quy định của Nhà nước…

– Hậu quả không phải là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm. Chỉ cần người phạm tội thực hiện một trong hai hành vi nêu trên là tội phạm đã hoàn thành. Tuy nhiên, cần xác định mức độ hậu quả vì “phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng” là một trong các tình tiết định khung tăng nặng.

Người phạm tội thực hiện hành vi của mình với lỗi cố ý. Động cơ không phải là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm nhưng có ý nghĩa quan trọng trong việc xét tính chất, mức độ của tội phạm.

Tội phạm xâm phạm trật tự quản lý hành chính của Nhà nước trong lĩnh vực quản lý con dấu, tài liệu, giấy tờ của cơ quan, tổ chức.

Chủ thể của tội phạm này không phải là chủ thể đặc biệt, chỉ cần người phạm tội là người đạt độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự và có năng lực trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật hình sự.

Về hình phạt cấu thành cơ bản của tội phạm quy định mức phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng hoặc bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm. Phạt tù từ hai năm đến năm năm khi có một trong các tình tiết định khung tăng nặng là có tổ chức; phạm tội nhiều lần; gây hậu quả nghiêm trọng; tái phạm nguy hiểm. Nếu phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ bốn năm đến bảy năm.

Ngoài hình phạt chính người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng.

Trên đây là tư vấn của công ty Luật Việt Phong về tội làm giả con dấu, giấy tờ, tài liệu của cơ quan, tổ chức. Chúng tôi hi vọng rằng quý khách có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn quý khách vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.

Trên thị trường xuất hiện nhiều con dấu giả không rõ nguồn gốc, xuất xứ được sử dụng tràn lan, bất kì ai cũng có thể khắc con dấu giả và sử dụng nó. Những con dấu giả, dấu tròn giả được làm ra để chuộc lợi và làm những việc bất chính, ví dụ như làm giấy tờ giả, bằng cấp giả, … Vậy đâu là cơ sở khắc dấu uy tín tại Hà Nội? Đây là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm, do vậy cần tố giác những địa chỉ, cơ sở sản xuất khắc dấu giả ở Hà Nội để mọi người cùng biết và tránh.

Làm giả con dấu ở đâu?

Trên địa bàn Hà Nội có rất nhiều cơ sở làm con dấu giả, dấu tròn giả được làm ra giống y hệt dấu tròn công ty thật khiến người dùng rất khó để phân biệt thật giả. Đặc biệt thủ tục khắc dấu công ty không cần giấy tờ, nhanh chóng, nhận dấu ngay sau khi đưa thông tin. Giá của khắc dấu tròn giả tại Hà Nội giao động từ 2 triệu đến 10 triệu đồng.

Thời gian gần đây cơ quan chức năng đã phát hiện và thu giữ, điều tra và xử lý nhiều vụ mua bán, làm giả giấy tờ sử dụng các dấu giả, dấu tròn công ty giả trên địa bàn thành phố Hà Nội. Tuy nhiên tình trạng làm con dấu giả chưa có dấu hiệu thuyên giảm nguyên nhân do việc mua bán các loại giấy tờ giả mạo này quá dễ dàng qua mặt cơ quan chức năng.

Bài viết mới:
Quy định về khắc dấu chức danh
Khắc dấu chức danh tại Cầu Giấy

Khắc con dấu giả ,dấu tròn giả bị xử phạt như thế nào

Sử dụng dấu giả, dấu tròn công ty giả là trái với pháp luật và làm ảnh hưởng đến một hoặc nhiều cá nhân có thể gây thiệt hại lớn như chiếm đoạt tài sản bằng cách làm hợp đồng giả, … Sử dụng dấu giả làm bằng cấp giả, giấy tờ giả, chứng minh thư và các giấy tờ tùy thân giả mạo người khác, …. làm giấy khám sức khỏe giả bán ra thị trường chuộc lợi.

Làm giả con dấu ở đâu
Làm dấu giả, dấu tròn giả

Theo Bộ luật hình sự sửa đổi bổ sung năm 2008 tại điều 267 quy định về tội khắc dấu giả như sau:

-Khắc dấu mà không có giấy xác nhận sử dụng dấu phạt 500k đến 1 triệu đồng -Khắc dấu giả và sử dụng vào mục đích riêng chuộc lợi bị phạt từ 5 triệu đến 10 triệu đồng -Cá nhân làm con dấu giả, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan và sử dụng dấu giả. Tùy thuộc vào mức độ vi phạm tịch thu dấu, …sẽ bị phạt tiền từ 5 triệu đến 50 triệu đồng hoặc bị phạt tù 6 tháng đến 3 năm. -Cá nhân phạm tội có tổ chức, phạm tội nhiều lần, phạm tội gây hậu quả nghiệm trọng thì bị phạt tù từ 2 năm đến 5 năm:

-Trong trường hợp cá nhân phạm tội gây hậu quả rất nghiệm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ 4 năm đến 7 năm.

Xin cám ơn Luật sư.

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mụcTư vấn luật doanh nghiệpcủa Công ty luật Minh Khuê.

Luật sư tư vấn luật doanh nghiệp gọi:1900.6162

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Cơ sở pháp lý:

Luậtdoanhnghiệpsố68/2014/QH13củaQuốchội

Nghịđịnh78/2015/NĐ-CPđăng ký doanh nghiệp

Vănbảnhợpnhất14/VBHN-BCAnăm 2014hợpnhấtNghị định về quản lý và sử dụng con dấu do Bộ Công an ban hành

Bộ luậthình sự năm 1999 (sửađổi bổ sung năm 2009)

Nghịđịnhsố167/2013/NĐ-CPquyđịnhxử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, antoàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng,chống bạo lực gia đình

Nội dung tư vấn:

Thứ nhất,về con dấu của chi nhánh:

Theo khoản 1 điều 45 Luật doanh nghiệp 2014:

"1. Chi nhánh, là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp kể cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp."

Căn cứ vàoNghị địnhsố 14/VBHN-BCAvề quản lý sử dụng con dấu.

Điều 4.Các cơ quan, tổ chức dưới đây được sử dụng con dấu không có hình Quốc huy:

[...]6. Các tổ chức kinh tế được quy định theo Luật Doanh nghiệp Nhà nước, Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam; Luật Khuyến khích đầu tư trong nước; Luật Hợp tác xã và các tổ chức kinh tế khác theo quy định của pháp luật; các đơn vị trực thuộc, Chi nhánh, Văn phòng đại diện của các tổ chức kinh tế này;[...]

Theo đó, Chi nhánh doanh nghiệp của anh trai bạn được phép sử dụng con dấu riêng không mang hình Quốc huyđể thuận lợi cho việc thực hiện các giao dịch.

Theo khoản 4 điều 10Nghị địnhsố 14/VBHN-BCA thủ tục,hồ sơ xin làm con dấu thực hiện như sau:

"4. Các tổ chức kinh tế được thành lập theo Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư không phải cấp giấy phép làm con dấu, nhưng phải đăng ký mẫu dấu tại cơ quan Công an trước khi sử dụng."

Theo điều 34 Nghị định 78/2015/NĐ-CP về thông báo sử dụng, thay đổi, hủy mẫu con dấu:

"1.Doanh nghiệp có quyền quyết định về hình thức, nội dung và số lượng con dấu của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện. Doanh nghiệp có thểcó nhiều con dấu với hình thức và nội dung như nhau.

2.Trước khi sử dụng, thay đổi, hủy mẫu con dấu, thay đổi số lượng con dấu của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, doanh nghiệp gửi thông báo đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện đặt trụ sở để đăng tải thông báo về mẫu con dấu trênCổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Nội dung thông báo bao gồm:

a)Tên, mã số, địa chỉ trụ sở của doanh nghiệp hoặc chi nhánh hoặc văn phòng đại diện;

b)Sốlượng con dấu, mẫu con dấu, thời điểm có hiệu lực của mẫu con dấu.

3.Khi nhận thông báo mẫu con dấu của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận cho doanh nghiệp, thực hiện đăng tải mẫu con dấu trênCổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

4.Phòng Đăng ký kinh doanh không chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác, hợp pháp, phù hợp thuần phong mỹ tục, văn hóa, khả năng gây nhầm lẫn của mẫu con dấu và tranh chấp phát sinh do việc quản lý và sử dụng con dấu.

5.Trường hợp doanh nghiệp đã được cấp thông báo về việc đăng tải thông tin về mẫu con dấu của doanh nghiệp, chi nhánh,vănphòng đại diện mới thì thông báo về việc đăng tải thông tin về mẫu con dấu của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện của các lần trước đó không còn hiệulực."

Như vậy, việc quy định con dấu của chi nhánh là do doanh nghiệpđăng ký, giám đốcchi nhánh không có quyền tự đăng ký con dấu.

Thứ hai, về việc thay đổi bên giao kết hợp đồng:

Theo như quy định tạikhoản 1 điều 45 Luật doanh nghiệp 2014 thì chi nhánh chỉ làđơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, cóchức năng đại diện theo ủy quyền. Cho nênGiám đốc chi nhánh chỉcó thể có quyền ký hợp đồng nhân danh chi nhánh hoặc công ty phụ thuộctheo ủy quyền của công ty.

Việc anh trai bạn có ý địnhtự ý làm hợp đồng riêng,thay đổi bên giao kết hợp đồng thành Giám đốc chi nhánh mang tên anh bạn, số điện thoại liên hệ trực tiếp là với anh bạnthay vì là giám đốc công ty, nếu thực hiện các hành vi như vậylà hành vi trái pháp luật.

Nếu anh trai bạn có hành vi làm giả con dấucó thể bị xử lý hành chính theo quy định tại Điều 12 Nghị định 167/2013/NĐ-CP:

Ví dụ: Phạt tiền từ 500 ngàn đến 1 triệu đồng đối với hành vi khắc các loại con dấu mà không có giấy phép khắc dấu hoặc các giấy tờ khác theo quy định (điểm a khoản 1); phạt tiền từ 3 - 5 triệu đồng đối với hành vi sản xuất con dấu pháp nhân không đúng thủ tục theo quy định (điểm d khoản 3); phạt tiền từ 5 - 10 triệu đồng đối với hành vi khắc dấu giả hoặc sử dụng con dấu giả (điểm d khoản 4). Tùy vào từng hành vi cụ thể, các đối tượng còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề trong thời hạn từ 3 - 6 tháng và biện pháp khắc phục hậu quả là buộc thu hồi con dấu.

Nếu hành vi làm giả con dấu, giả mạo giấy tờgây nguy hiểm cho xã hội, có đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì bị xử lý hình sự theocác tội danh tương ứng của Bộ luật Hình sự như: Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 139BLHS).Mức hình phạt thấp nhất là bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm và mức cao nhất là tù chung thân. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10 - 100 triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 - 5 năm; tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức (Điều 267 BLHS). Mức hình phạt thấp nhất là là bị phạt tiền từ 5- 50 triệu đồng hoặc bị phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm và mức cao nhất là đến 7 năm tù. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5 - 50 triệu đồng; tội giả mạo trong công tác (Điều 284 BLHS). Mức hình phạt thấp nhất là từ 1 - 5 năm tù và mức cao nhất là 20 năm tù. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định từ 1 - 5 năm, có thể bị phạt tiền từ 3 - 30 triệu đồng.

Ví dụ:Đối với tộilàm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức (Điều 267 BLHS).

Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức là hành vi làm giả con dấu, tài liệu hoặc bất kỳ giấy tờ nào khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ đó nhằm lừa dối cơ quan, tổ chức hoặc công dân.

Khi có đủ 4 yếu tố cấu thành tội này thì anh trai bạn sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự:

-Khách thể: tội phạm này xâm phạm trật tự quản lý hành chính Nhà nước, tổ chức và xâm phạm sự hoạt động bình thường, uy tín của cơ quan Nhà nước, tổ chức trong lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước về con dấu, tài liêu hoặc giấy tờ khác

Đối tượng phạm tội là con dấu, tài liệu giả hoặc giấy tờ giả.

- Mặtkhách quan:

Người phạm tội có một trong hai hành vi sau:

+ Làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan Nhà nước, tổ chức: là hành vi của người không có thẩm quyền cấp các giấy tờ đó nhưng đã tạo ra các giấy tờ đó bằng những phương pháp nhất định để coi nó như thật. Việc làm giả này có thể là giả toàn bộ hoặc chỉ từng phần (tiêu đề, chữ ký, con dấu, nội dung…). Hành vi phạm tội này hoàn thành kể từ khi người không có thẩm quyền tạo ra được con dấu, tài liệu, các giấy tờ giả của một cơ quan Nhà nước, tổ chức nhất định (kể cả cơ quan Nhà nước hay tổ chức đó không có thật hoặc đã bị giải thể). Điều luật không yêu cầu việc “làm” giả này phải nhằm sử dụng hoặc đã sử dụng vào mục đích gì.

+ Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ giả khác của cơ quan Nhà nước, tổ chức để lừa dối cơ quan, tổ chức hoặc công dân. Đây là trường hợp người phạm tội không có hành vi “làm” giả các đối tượng trên nhưng đã có hành vi “sử dụng” chúng để lừa dối cơ quan Nhà nước, tổ chức hoặc công dân. “Lừa dối” ở đây có nghĩa là người phạm tội sử dụng các đối tượng đó trong giao dịch với cơ quan Nhà nước, tổ chức hoặc công dân khiến cho các đối tác giao dịch tin đó là đối tượng thật.

Hành vi sử dụng con dấu, giấy tờ…trong Điều 267 là sử dụng các con dấu, giấy tờ…được tạo ra từ nguồn gốc không đúng thẩm quyền. Đối với hành vi sử dụng, tội phạm hoàn thành khi người phạm tội có hành vi sử dụng các đối tượng trên để lừa dối cơ quan Nhà nước, tổ chức hoặc công dân, không cần xảy ra hậu quả.

Điều luật chỉ quy định người sử dụng các giấy tờ, tài liệu vào mục đích lừa dối cơ quan, tổ chức hoặc công dân. Vì vậy, nếu hành vi “lừa dối” đã đủ yếu tố cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự thêm về tội phạm này.

- Mặtchủ quan:là lỗi cố ý trực tiếp. Đối với hành vi làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức thì không cần mục đích nhưng hành vi sử dụng chúng thì cần mục đích là để lừa dối cơ quan, tổ chức hoặc công dân.

- Chủ thể: bất kỳ ai có năng lực trách nhiệm hình sự theo luật định.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về vấn đề mà bạn đang quan tâm. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra bản tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo.

Trường hợp trong bản tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong bản tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề, rất mong nhận được phản ánh của quý khách tới địa chỉ emailTư vấn pháp luật doanh nghiệp qua Emailhoặc tổng đài tư vấn trực tuyến19006162.Chúng tôi sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng!

BỘ PHẬN TƯ VẤN LUẬT HÌNH SỰ.