Lịch ngày tết 2023

Nhiều bạn đọc bày tỏ quan điểm trước việc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội lấy ý kiến về số ngày nghỉ Tết Nguyên đán Quý Mão năm 2023.

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đang lấy ý kiến các bộ, ngành để trình Thủ tướng đề xuất nghỉ Tết Nguyên đán. Theo đó, bộ này đưa ra hai phương án nghỉ Tết Nguyên đán năm 2023, với số ngày nghỉ có thể kéo dài đến 9 ngày.

Cụ thể, phương án 1, công chức, viên chức nghỉ Tết Nguyên đán 2023 từ thứ Sáu ngày 20.1.2023 Dương lịch đến hết thứ Năm ngày 26.1.2023 Dương lịch (tức ngày 29 tháng Chạp năm Nhâm Dần đến hết ngày mùng 5 tháng Giêng năm Quý Mão).

Với phương án này, dịp nghỉ Tết Nguyên đán, công chức, viên chức sẽ được nghỉ 7 ngày, bao gồm 5 ngày nghỉ Tết Nguyên đán và hai ngày nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần theo quy định của Bộ luật Lao động.

Phương án 2, công chức, viên chức nghỉ Tết Nguyên đán 2023 từ thứ Bảy ngày 21.1.2023 Dương lịch đến hết Chủ nhật ngày 29.1.2023 dương lịch (tức ngày 30 tháng Chạp năm Nhâm Dần đến hết ngày mùng 8 tháng Giêng năm Quý Mão).

Với phương án này, dịp nghỉ Tết Nguyên đán công chức, viên chức sẽ được nghỉ 9 ngày. Trong đó, có 5 ngày nghỉ tết và hai ngày nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần theo quy định Bộ luật Lao động và hai ngày nghỉ hằng tuần.

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho rằng trong hai phương án trên, đơn vị đề xuất phương án 1. Vì phương án này đảm bảo tổng số ngày nghỉ liên tục không quá dài (7 ngày), đồng thời đảm bảo hài hòa thời gian nghỉ trước và sau tết.

Sau khi biết đến thông tin này, bạn đọc Bùi Nam cho hay: "Tôi nghĩ Tết Nguyên đán nên được nghỉ 9 ngày. Người dân làm việc quần quật cả một năm, Tết là thời điểm mọi người trong gia đình được sum họp, gặp gỡ, thư giãn sau cả năm làm việc vất vả. Vì vậy, nên nghỉ nhiều một chút".

Đồng tình với quan điểm trên, theo bạn đọc Nguyễn Bình, nghỉ Tết phải đủ thời gian để các gia đình mua sắm, chuẩn bị chu đáo nhất. Vì vậy mà nghỉ ít quá khiến không ít bà nội trợ những ngày 26, 27 Tết vừa phải đi làm và tranh thủ tan ca sấp ngửa đi mua sắm đồ cho gia đình.

"Đối với người lao động làm ăn xa quê thì ngày Tết là lúc để trở về, sum họp. Chúng tôi rất trân trọng những ngày này, được ăn bữa cơm gia đình cùng bố mẹ, anh em, trò chuyện năm qua có những vui buồn gì. Do vậy, phần đông muốn được nghỉ nhiều hơn" - bạn đọc Nguyễn Ly nói.

Bạn đọc Duy Phạm cũng cho rằng: "Quê chúng tôi ở xa Hà Nội, việc di chuyển về quê mất 6-7 giờ. Cả lượt đi, lượt về đã mất một ngày nghỉ. Vì vậy, số ngày nghỉ Tết còn lại không còn nhiều cho nên chúng tôi rất mong được nghỉ 9 ngày".

Bên cạnh đó, cũng có nhiều bạn đọc chỉ mong muốn nghỉ Tết Nguyên đán 7 ngày.

Bạn đọc Lê Bách nói: "Chúng tôi nghỉ những tháng ngày của dịch COVID-19 đã quá đủ rồi. Nên chọn nghỉ 7 ngày, thời gian còn lại là bắt tay vào "cày cuốc" cho năm mới".

Bạn đọc Xuân Mai cho hay: "Mấy năm do ảnh hưởng của dịch nên làm ăn chưa dư được nhiều. Nghỉ Tết đồng nghĩa phải tiêu nhiều tiền, đủ thứ phải lo lắng. Vì vậy, chúng tôi chỉ mong nghỉ Tết ít thôi".

"Khâu chuẩn bị Tết là ý nghĩa, quan trọng nhất. Sau khi dọn dẹp nhà cửa, sắm sửa đồ đạc chu tất thì chúng tôi coi như hết mùng 1 tháng Giêng là hết Tết rồi. Vì vậy Tết nghỉ 7 ngày thôi, để tinh thần sẵn sàng bắt tay vào công việc. Nghỉ dài quá khiến tâm lý ỷ lại, muốn "ăn chơi" hết tháng thì sao?" - bạn đọc Phan Quân nói.

Liên quan đến đề xuất số ngày nghỉ Tết Nguyên đán năm 2023, bạn đọc có thể bày tỏ quan điểm về vấn đề này bằng cách gửi email về Báo Lao Động: .

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội vừa gửi xin ý kiến các bộ, ngành để trình Thủ tướng Chính phủ đề xuất nghỉ Tết Nguyên đán năm 2023 với hai phương án nghỉ 7 ngày hoặc 9 ngày.

Trong đó, với phương án 1, Bộ này đề xuất nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày, bao gồm 5 ngày nghỉ Tết Âm lịch và 2 ngày nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần theo quy định của Bộ luật Lao động.

Người lao động sẽ nghỉ 2 ngày trước Tết và 3 ngày sau Tết, từ thứ Sáu ngày 20/1/2023 Dương lịch đến hết thứ Năm ngày 26/1/2023 Dương lịch (tức ngày 29 tháng Chạp năm Nhâm Dần đến hết ngày mùng 5 tháng Giêng năm Quý Mão).

Ở phương án 2, cơ quan này đề xuất tổng số ngày nghỉ là 9 ngày, từ thứ Bảy ngày 21/1/2023 Dương lịch đến hết Chủ nhật ngày 29/1/2023 Dương lịch (tức ngày 30 tháng Chạp năm Nhâm Dần đến hết ngày mùng 8 tháng Giêng năm Quý Mão). Với phương án này, người lao động sẽ nghỉ 1 ngày trước Tết và 4 ngày sau Tết.

Trong hai phương án, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội lựa chọn đề xuất nghỉ Tết Âm lịch theo phương án 7 ngày, nhằm đảm bảo tổng số ngày nghỉ liên tục không quá dài, đồng thời cũng đảm bảo hài hòa thời gian nghỉ trước và sau Tết.

Trao đổi với VnEconomy về vấn đề này, TS Nguyễn Thị Lan Hương, Nguyên Viện trưởng Viện Khoa học – Lao động và Xã hội (Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội) nói rằng, cả hai phương án nghỉ 7 ngày hay 9 ngày đều có ưu, nhược điểm, song cho rằng thời gian nghỉ trước Tết nên dài hơn ít nhất từ 2 – 3 ngày. Chẳng hạn như nếu nghỉ 7 ngày thì có thể nghỉ 2 ngày trước Tết, còn nghỉ 9 ngày nên có 3 ngày nghỉ trước để giãn thời gian nghỉ về sau, tránh phải hoán đổi ngày nghỉ.

Theo bà Lan Hương, trên thực tế nhiều năm thì nếu cho người lao động nghỉ cận Tết quá sẽ có tình trạng họ cũng xin nghỉ trước để về quê. “Thời gian nghỉ trước Tết rất quan trọng, đặc biệt là với những lao động xa quê cũng là để giảm sức ép trong việc đi lại, tàu xe, còn nếu chỉ nghỉ một ngày trước Tết thì rất có thể người lao động sẽ vi phạm mà xin nghỉ trước, đặc biệt tại các cơ quan hành chính sự nghiệp”, vị chuyên gia nhìn nhận.

Trong hai phương án, vị chuyên gia ủng hộ phương án nghỉ 7 ngày song nhắc lại nhất thiết phải tính toán thời gian nghỉ trước Tết dài hơn, tránh tình trạng “no dồn đói góp”, trước Tết phải nghỉ dài, công nhân có thể đổi ca sau. Ở góc độ doanh nghiệp, bà Lan Hương cho rằng nếu được hỏi chọn phương án nào chắc chắn họ sẽ ưu tiên lựa chọn nghỉ 7 ngày, bởi lẽ hầu hết doanh nghiệp vẫn làm việc theo chế độ thứ 7, nếu nghỉ 9 ngày thì không tránh khỏi tình trạng doanh nghiệp lại “kêu” là quá dài.

Tuy nhiên, về lâu dài theo vị chuyên gia, cũng cần tính toán để có phương án nghỉ lễ, Tết dài hơn. Bởi lẽ, so với nhiều quốc gia lân cận với Việt Nam như Trung Quốc thì số ngày nghỉ Tết của nước ta vẫn rất thấp. “Năm nay doanh nghiệp đang trong giai đoạn phục hồi, người lao động cũng vậy nên có thể chọn nghỉ 7 ngày, nhưng trong tương lai cần nghiên cứu nghỉ dài hơn, tạo điều kiện cho những lao động ở xa về quê. Doanh nghiệp thì lúc nào cũng kêu nghỉ dài quá sẽ ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh là điều hiển nhiên. Theo tôi năm nay trong giai đoạn phục hồi thì chỉ nên nghỉ 7 ngày thôi”, bà Lan Hương nêu quan điểm.

Trong khi đó, dưới góc độ chuyên gia của tổ chức công đoàn, ông Lê Đình Quảng, Phó trưởng Ban Chính sách pháp luật, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đề xuất nghỉ Tết Âm lịch 9 ngày, phương án này vừa giúp người lao động có nhiều thời gian cho gia đình, vừa giảm áp lực đi lại.

Về ý kiến doanh nghiệp cho rằng nghỉ Tết dài sẽ ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh, nhất là trong bối cảnh phục hồi, ông Quảng có chung nhận định với bà Lan Hương là số ngày nghỉ của Việt Nam so với nhiều nước ít hơn, mặt khác việc nghỉ Tết dài cũng góp phần kích cầu hoạt động du lịch, kinh tế.

Điều 112 về nghỉ lễ, Tết tại Bộ luật Lao động năm 2019 quy định, người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, Tết sau đây: Tết Dương lịch 1 ngày (ngày 1/1 Dương lịch); Tết Âm lịch 5 ngày; Ngày Chiến thắng 1 ngày (ngày 30/4 Dương lịch); Ngày Quốc tế lao động 1 ngày (ngày 1/5 Dương lịch); Quốc khánh 2 ngày (ngày 2/9 Dương lịch và 1 ngày liền kề trước hoặc sau); ngày Giỗ Tổ Hùng Vương 1 ngày (ngày 10/3 Âm lịch).

Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định trên còn được nghỉ thêm 1 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 1 ngày Quốc khánh của nước họ. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ theo quy định.