Lộc ăn là gì

Tư thế ngồi ăn đàng hoàng đĩnh đạc, ngay ngắn nghiêm chỉnh thường có tướng giàu sang phú quý, cuộc sống thư thái an nhàn. Ngược lại, ngồi ăn mà khom lưng cúi đầu thì là tướng vất vả, suy nghĩ cực đoan.

Giống như nhiều người khác đến đền Bà Chúa Kho vào dịp năm hết, tết đến, anh bạn tôi cũng đi với mục đích trả nợ thánh. Tôi cũng từng được nghe rất nhiều lời đồn đại về sự linh thiêng của ngôi đền này, đặc biệt là với giới kinh doanh, buôn bán. Theo đó, đầu năm người ta đến đây để xin lộc rơi, lộc vãi hoặc vay vốn của bà để làm ăn thì sẽ gặp nhiều may mắn, làm ăn phát tài, và cuối năm họ sẽ phải trở lại đền trả nợ bà cả vốn lẫn lãi, trước khi muốn vay tiếp vào năm mới.

Nhưng khi tôi hỏi bạn tôi: “Năm nay làm ăn có tốt không?” thì anh trả lời “buôn bán chật vật lắm, còn phải bỏ tiền túi ra bù lỗ”. Tôi thấy lạ, thua lỗ thì cần gì đi trả nợ, nhưng anh lại nói rằng đây là chuyện tâm linh, đã hứa với thánh trả nợ thì phải làm thôi.

Tôi không hiểu thủ tục vay nợ Bà Chúa Kho để làm ăn bắt nguồn từ đâu. Chỉ biết rằng khi đọc giới thiệu lịch sử ngôi đền này (được khắc tại đền) thì tôi thấy ngôi đền chẳng liên quan gì đến chuyện kinh doanh buôn bán. Tương truyền, Bà Chúa Kho xuất thân từ một gia đình nghèo khó ở làng Quả Cảm, có nhan sắc và đảm đang, bà được vua Lý chọn làm vợ. Trở thành cung phi, khi cuộc kháng chiến chống quân Tống xảy ra, bà đảm nhận trông coi kho lương thực của triều đình và đã mất trong cuộc chiến này vào ngày 12 tháng Giêng âm lịch năm Đinh Tỵ (1077). Tưởng nhớ công lao của bà, nhà vua đã phong cho là Phúc Thần và cho dựng đền thờ Bà ngay tại kho lương thực cũ của triều đình. Tên gọi Bà Chúa Kho bắt nguồn từ đó.

Như vậy, có thể thấy sự tích đền Bà Chúa Kho chẳng liên quan gì đến kim tiền và kinh doanh, buôn bán như cách người ta vẫn nghĩ hiện nay. Thế nên, cũng dễ hiểu, khi có nhiều người như anh bạn tôi dù đã cầu lộc, vay tiền Bà Chúa Kho, vẫn làm ăn thất bát. Nhưng theo tôi, có lẽ số đông người đi lễ cũng chẳng mấy bận tâm đến gốc tích lịch sử chính thống. Mà họ chủ yếu bị hấp lực những thứ tam sao thất bản mang sắc thái ma mị, kỳ diệu.

Với tôi, họ - những người đi lễ ở đền Bà Chúa Kho - chưa chắc là những người được hưởng lộc của bà. Ngược lại, chỉ có đội ngũ “cò” hùng hậu mới là những người trực tiếp ăn lộc. Hôm tôi và bạn tôi đến đền thì số người ăn theo thậm chí còn đông hơn cả người đi lễ. Họ tạo cảm giác khó chịu cho người đi lễ, khi liên tục đề nghị cúng khấn hộ hay yêu cầu người đi lễ phải đặt tiền ở chỗ này, chỗ kia. Tất nhiên, tôi không tin những người này có quyền năng hiểu ý Thánh để có thể chỉ bảo người khác phải làm thế nào mới đúng yêu cầu của Thánh. Họ chỉ đơn giản là đang tìm cách kiếm lợi từ Thánh. Chưa kể, trước đó, trên đường vào đền chúng tôi đã liên tục bị chèo kéo bởi những hộ bán vàng mã, lễ mặn, lễ ngọt.

Tôi nhẩm tính một mâm lễ đơn giản nhất cũng tốn kém vài trăm nghìn, thì một ngày số tiền họ kiếm được không hề nhỏ. Cùng với đó, hàng ngày cũng có một đống tiền lớn bị đốt thành tro bởi hóa vàng vàng mã. Đấy là một sự lãng phí lớn, trong khi lộc đâu thì chưa biết. Hơn nữa, tôi cho rằng đây không phải là câu chuyện ở riêng đền Bà Chúa Kho, mà nó diễn ra đầy rẫy ở những nơi thừa tự khác trong cả nước, nhất là những dịp đầu xuân, năm mới.

Đi lễ, bao gồm đi lễ đầu năm, là một phong tục tập quán đẹp của người Việt Nam. Nhưng để nó biến tướng thành hoạt động mê tín, gây lãng phí cho cả xã hội thì lại là một câu chuyện khác hẳn. Chắc chắn sẽ chẳng có ông thần, bà thánh nào đáp lại những lời thỉnh cầu, đảm bảo sự thành công cho bạn, nếu bản thân bạn không cố gắng và giữ cái tâm hướng thiện. Bằng không, niềm tin mù quáng sẽ chỉ là cơ hội để kẻ khác lợi dụng kiếm lời mà thôi!

Từ xa xưa trong văn hóa dân gian chữ Lộc tiếng Trung đã được sử dụng rộng rãi ngay cả khi giao tiếp hay tranh thư pháp tài lộc trong chữ Phúc Lộc Thọ đều có. Chữ Lộc có nguồn gốc từ chữ Hán nôm ngôn ngữ Trung Quốc và mang ý nghĩa như phước lộc, có đức có nghĩa trong nho giáo. Dưới đây trung tâm tiếng Trung sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về từ vựng tiếng Hoa này.

Xem thêm: Khóa học tiếng Trung cùng giáo viên bản xứ cho bạn lộ trình học tập bài bản.

Nội dung chính:


Lộc ăn là gì
Tiếng Trung về chủ đề Lộc

1. Trong tiếng Trung chữ Lộc có cội nguồn như thế nào?

Chữ lộc là biểu tượng của niềm hạnh phúc, mang theo nghĩa như chữ phúc trong từ vựng tiếng Trung, niềm mong ước lớn nhất cuộc đời con người. Lộc nằm ở vị trí trung tâm trong Tam Đa và là diễn tả cho may mắn, tốt lành trong cuộc sống. Tranh chữ Lộc thư pháp tiếng Trung được nhiều người treo trong nhà với mong muốn có tài lộc đến nhà, có cuộc sống sung túc, đầy đủ, ấm no. Cùng trung tâm Hoa Ngữ Tầm Nhìn Việt tìm hiểu về những điều liên quan tới chữ Lộc tiếng Hoa.

XEM NGAY: Phương pháp học tiếng Trung sơ cấp hiệu quả.

Lộc ăn là gì
Nguồn gốc của chữ Lộc

Lộc 禄 / lù / chữ này được bắt nguồn từ Trung Quốc. Từ xa xưa coi việc có thể hưởng bổng lộc triều đình là ước nguyện chính của mình. Đồng thời đây là một loại thay thế cho sự vinh dự. Văn hóa “Lộc” vẫn còn truyền đến đời nay. Ý nghĩa của nó ngày càng được mở rộng, không chỉ đại diện cho quan – tài lộc mà còn là cho của cải và địa vị.

Chữ “Lộc” thường đi kèm cụm Phúc – Lộc – Thọ được dùng và lưu truyền rộng rãi từ xưa tới nay. Trong cụm từ biểu hiện cho sự sung túc, giàu có.

Tương truyền, Ông Lộc sinh ra tại Giang Tây, sống thời Thục Hán Trung Quốc. Ông cũng là một vị quan lớn, dư giả tiền bạc. Ông rất hay mặc áo màu xanh lục vì chữ “Lộc” trong tiếng Hán phát âm tương tự “Lục” và tay cầm cái gậy như ý.

Từ xưa đến nay niềm tự hào luôn được nhiều người quan niệm việc hưởng các lộc của triều đình, vua ban là nguyện vọng và quan lộc cũng chính là thay mặt cho niềm vinh dự.

TÌM HIỂU NGAY: Cách học tiếng Trung nhanh chóng cho người mới bắt đầu.

2. Từ vựng tiếng Hoa có chữ Lộc

Chữ TrungPhiên âmTiếng Việt天禄/ tiān lù /Thiên lộc (Là lộc trời)避禄/ bì lù /Từ quan受禄/ shòu lù /Thụ lộc赋禄/ fù lù /Cấp lương thưởng禄气/ lù qì /Khí vận, số kiếp có lộc利禄/ lì lù /Lợi lộc财禄/ cái lù /Tài lộc大禄/ dà lù /Đại lộc, hậu lộc发禄/ fā lù /Phát tài, thăng chức算禄/ suàn lù /Tuổi thọ và tiền tài chức vị解禄/ jiě lù /Đình chỉ lương thưởng俸禄/ fèng lù /Bổng lộc禄食/ lù shí /Hưởng tiền thưởng辞禄/ cí lù /Từ bỏ, từ chối tước vị bổng lộc福禄/ fú lù /Phúc lộc倍禄/ bèi lù /Từ bỏ lợi lộc gấp bội有禄/ yǒu lù /Có lộc偷禄/ tōu lù /Để chỉ những kẻ làm quan không tận chức, chỉ lo hưởng bổng lộc给禄/ gěi lù /Ban thưởng phụ cấp求禄/ qiú lù /Cầu thu được bổng lộc加官进禄/ jiā guān jìn lù /Thăng quan tiến lộc福禄双全/ fú lù shuāng quán /Phúc lộc song toàn禄无常家,福无定门/ lù wú cháng jiā, fú wú dìng mén /Chỉ phúc và lộc không có con số nhất định贪位慕禄/ tān wèi mù lù /Tham quyền chức, lợi lộc高官厚禄/ gāo guān hòu lù /Chỉ chức vị cao, đãi ngộ tốt福禄长久/ fú lù cháng jiǔ /Có phúc có lộc lâu dài

Ví dụ cụ thể:

  • 贪禄 – / tān lù / : Tham lợi lộc.

既然“怀道”,就不该“贪禄”。

/ jì rán “ huái dào ”,jiù bù gāi “tān lù” /

Đã theo đạo thì không nên tham lợi lộc.

  • 功名利禄 – / gōng míng lì lù / : Công danh lợi lộc.

这个世界上能躲过功名利禄没有几个。

/ zhè gè shì jiè shàng néng duǒ guò gōng míng lì lù méi yǒu jǐ gè /

Trên cái thế giới này, có thể thoát khỏi công danh lợi lộc chả được mấy người.

  • 大难不死,必有后禄 – / dà nàn bù sǐ, bì yǒu hòu lù /: Đại nạn không chết, ắt có hậu lộc.

古人常说大难不死,必有后禄。

/ gǔ rén cháng shuō dà nàn bù sǐ, bì yǒu hòu lù /

Cổ nhân thường nói: “Đại nạn không chết, ắt có hậu lộc”.

  • 无功不受禄 – / wú gōng bú shòu lù / : Vô công bất thụ lộc, không có công lao gì thì không nhận quà, thưởng…

无功不受禄, 我也没帮你什么忙, 这份礼物我不能收下。

/ wú gōng bú shòu lù, wǒ yě méi bāng nǐ shén me máng,zhè fèn lǐ wù wǒ bù néng shōu xià /

Vô công bất thụ lộc, tôi không giúp gì cho cậu, món quà này tôi không thể nhận.

  • 怀禄贪势 – / huái lù tān shì/:Tham quyền chức lợi lộc

他是一个怀禄贪势的人。

/ tā shì yí gè huái lù tān shì de rén /

Hắn ta là một kẻ tham quyền chức lợi lộc.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Chữ Phúc tiếng TrungChữ Thọ tiếng TrungCách viết chữ Nhẫn tiếng TrungTừ vựng túi xách tiếng Trung

3. Kết cấu, ý nghĩa văn hóa của chữ Lộc tiếng Trung Quốc

Chữ 禄 có nghĩa gốc là phúc khí, tốt lành, bổng lộc. Lộc chính là một trong những biểu tượng, mong muốn của mỗi con người.

Cuộc sống hiện đại, chữ Lộc tại Trung Quốc hiểu theo nghĩa rộng hơn. Ngoài nghĩa là chỉ làm quan mới có nhiều tài lộc mà tất cả con người chịu khó học hỏi, làm việc, đúc kết, tích lũy tài năng, cống hiến, sáng tạo để tạo nên sản phẩm, dịch vụ chất lượng sẽ có được thành công, dư giả tiền bạc…

Ở phương diện khác, tài lộc cũng chính là chồi lộc non của mùa xuân. Mỗi mùa xuân tới, cây cối đâm chồi nảy lộc. Những lộc non là đại diện cho thành quả của sự cố gắng, sức sống mãnh liệt chịu đựng… Lộc như chồi non, qua đó là hàm ý muốn nhắc nhở con người muốn cố gắng, nỗ lực, vượt qua thử thách khó khăn sẽ đạt được thành quả.

Ý nghĩa đặc biệt của chữ Lộc trong tiếng Hán

Lộc ăn là gì
Bộ 3 cấu tạo nên chữ Lộc

Chữ 禄 gồm 12 nét được cấu tạo bởi 3 bộ thủ gồm:

Bên trái là bộ Thị 礻 / shì /: Nghĩa là thần quản đất đai, liên quan đến chúc phúc, lễ bái thờ cúng tế tự hoặc thần Tiền.

Bên phải là một chữ 录 / lù /: Niềm may mắn, tiền tài, điều tốt lành. Gồm 2 bộ:

  • Bộ Kệ 彐 / jì /: Nghĩa là hình tượng đầu lợn.
  • Bộ Thủy 水 / shuǐ /: Nghĩa là nước.

(禄) có kết cấu trái phải hài hòa. Bao gồm bộ Thị ( 礻) ở bên trái, chữ Lục (录) ở bên phải. Vì là loại chữ hình thanh, nên chữ Lộc trong tiếng Hán có ý nghĩa tế lễ trời đất, thần linh để công việc suôn sẻ, thuận lợi hanh thông phát tài phát lộc như chữ phát tiếng Hoa. Trong Tam Đa, chữ Lộc là ông Lộc – ông Thần Tài đại diện cho sự dồi dào, tràn đầy.

Ý nghĩa chữ Lộc trong Phúc Lộc Thọ

Lộc ăn là gì
Ý nghĩa của chữ lộc trong phúc lộc thọ

Từ xưa tới nay, ông cha ta vẫn có câu “Phúc – Lộc – Thọ”, là câu chúc sử dụng rộng rãi trong năm mới của nền văn hóa Trung Hoa và Việt Nam. Với mục đích để nói về 3 điều cơ bản cấu thành một cuộc sống tốt đẹp là: Điều lành (Phúc), sự thịnh vượng (Lộc) và trường thọ (Thọ).

Lộc thông thường hay đứng cùng Phúc và Thọ thành bộ Tam Đa. Phải chăng người ta không muốn cái ham muốn của mình nó thể hiện ra một cách lộ liễu quá? Cũng không ngẫu nhiên mà người xưa đặt Lộc vào vị trí ngay trung tâm, hai bên là Phúc và Thọ. Đấy chính là ý răn dạy sâu xa của tiền nhân với hậu thế: Hưởng Lộc phải nghĩ đến tạo Phúc, cầu Thọ. Nhắm mắt thu Lộc bất minh, bất chấp Phúc, Thọ thì thật là nguy hại.

Cội nguồn của Tài Lộc đến từ Phúc mà có, vậy người am hiểu tài vận chắc hẳn phải chăm lo cho Phúc phần, Phúc có lớn thì tài lộc mới bất tận. Ngược lại nếu không chăm lo cho Phúc mà chỉ biết hưởng thụ thì Phúc cũng dần tàn lụi.

Người xưa có câu “Thực lộc tận tắc mệnh tận” có nghĩa là ăn hết Lộc thì vận mệnh cũng hết. Ở đây vận mệnh không phải là hết đời, rời xa dương gian, mà ý nói là không làm nên việc gì, vận may cũng đã hết, sẽ giống như cây đèn hết dầu chập chờn ánh sáng nhỏ nhen trước khi tắt hẳn.

Chính vì hiểu rõ về đạo lý Phúc – Lộc mà các tỷ phú ngày nay đều vun trồng cho cây Phúc lớn mạnh bằng cách đem lộc được hưởng đi giúp đỡ những người nghèo khổ. Trong thương trường họ cũng làm ăn chân chính, không sử dụng những thủ đoạn tàn độc, khi đối thủ làm ăn thất bại, họ vẫn chừa cho một con đường sống. Vì vậy mà nhiều gia đình lộc trải dài qua nhiều thế hệ, con cháu được hưởng phúc với lộc viên mãn.

Do vậy chữ Lộc trong tiếng Hán chân chính có ý nghĩa:

Những điều may mắn, tốt lành mà con người xứng đáng được hưởng. Khi có tài năng, có chức có quyền, có phúc đức của gia đình, ông cha để lại thì sẽ xứng đáng được hưởng thụ tiền tài mà chính bàn tay khối óc và vận số của mình làm ra.

Ý nghĩa của chữ Lộc trong đời sống hiện nay

Lộc ăn là gì
Chữ Lộc trong đời sống thể hiện sự may mắn, tài lộc

“Lộc” biểu dương cho những hạnh phúc to lớn của đời người đó là tài lộc dồi dào, may mắn, hạnh phúc tốt lành. Vào dịp Tết nguyên đán, cùng với Phúc, chữ Thọ, nhiều người Việt Nam thường treo bộ tranh 3 chữ cái Phúc – Lộc – Thọ để cầu mong tài lộc. Người dân còn có tục lệ đi hái lộc trong những ngày đầu năm mới. Người ta hái những lộc non về như đem tài lộc, may mắn về với gia đình trong suốt cả năm.

Đại diện của chữ “Lộc” là con hươu, bởi ở chữ Hán, 鹿 / Lù / “Con hươu” đồng âm với chữ 禄 / Lu / “Lộc”. Con hươu được một ông quan có đủ áo mũ, cân đai cưỡi lên. Người xưa nói rằng, hươu có khả năng tìm được nấm Linh và cỏ Chi nên ai dùng được các thần dược này thì lúc nào cũng phấn chấn, lạc quan, mạnh mẽ và dĩ nhiên là Thọ lâu. Như vậy là vừa có Lộc vừa có Thọ.

Bên cạnh đó còn có hình tượng cá chép. Cá chép tiếng Trung cũng đồng âm với “Lộc” (Người Việt đọc là Lý chứ không đọc Lộc). Đây là lý do tranh Tết treo cá Chép nuốt Trăng. Đó là ước mơ vượt Vũ môn, hóa rồng để có quyền lực, có quyền ắt sẽ có lộc.

Hoa Mẫu Đơn là hoa phú quý cho nên người cầu lộc không được thiếu hoa này. Bộ 3 Mẫu Đơn – Ngọc Lan – Hải Đường gọi là “Ngọc đường phú quý”, nghĩa là “Giàu sang điện ngọc” khi kết hợp bộ tứ Sen – Cúc – Mận – Mẫu Đơn thì gọi là “Tứ quý bình an”, nghĩa là “Bình an bốn mùa”.

Ý nghĩa của chữ Lộc trong thư pháp tiếng Trung

Lộc ăn là gì
Chữ Lộc tiếng Hán thư pháp

Chữ Lộc thư pháp là cách viết nghệ thuật, đường nét họa tiết mang theo ý nghĩa tốt đẹp.

Những bức tranh chữ Lộc thư pháp được các nghệ nhân thể hiện sống động trên nhiều chất liệu khác nhau. Mỗi bức tranh được tạo ra giải thích từ tâm tư, tình cảm, ý nghĩa tốt đẹp mà người nghệ nhân muốn truyền tải.

Chữ Lộc thư pháp được chia làm 2 loại là chữ Hán và chữ Quốc Ngữ. Tại Việt Nam, do ít người biết chữ Hán nên thường sử dụng chữ Quốc Ngữ. Chỉ có thú chơi chữ thư pháp Trung Quốc thì mới có những nét ngang, nét dọc, nét sổ… uốn lượn, bay bổng hiện lên được cốt cách, khí chất của người nghệ nhân cũng như khẳng định được vai trò, vị trí của người sở hữu.

Trên là các chủ đề về chữ Lộc tiếng Hán cho những bạn du học sinh, sinh viên, những bạn cần trau dồi kiến thức truyền thống từ nước ngoài. Học tiếng Hán cùng trung tâm tiếng Trung Hoa Ngữ Tầm Nhìn Việt ngay. Chúc các bạn học tốt tiếng Trung.

5/5 - (16 votes)

Lộc ăn là gì

Dương Thị Hồng Nhung

Dương Thị Hồng Nhung, giáo viên tiếng Trung tại Hoa Ngữ Tầm Nhìn Việt, học đại Học sư phạm Thiên Tân – Trung Quốc, Thạc sĩ chuyên ngành giáo dục Hán ngữ Quốc tế.