Lợi ích của việc ăn sữa chua với sức khỏe còn người

Để giảm nguy cơ phát triển bệnh cao huyết áp, bạn có thể ăn ít nhất một cốc sữa chua ít chất béo mỗi ngày.

2.5 Công dụng của sữa chua làm giảm cholesterol

Probiotic liên kết với các axit mật, giúp giảm cholesterol. Nó có thể đặc biệt hữu ích trong việc giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch ở những người mắc bệnh tiểu đường loại 2.

Một nghiên cứu năm 2011 được công bố trên tạp chí Science cho thấy những người mắc bệnh tiểu đường loại 2 ăn khoảng 1,5 hũ sữa chua probiotics mỗi ngày có mức giảm cholesterol và mức lipoprotein mật độ thấp hơn nhiều so với những người ăn các loại khác.

>> Bạn xem thêm: 10 cách làm bánh trung thu healthy đơn giản và ít calo

2.6 Ngăn ngừa ung thư đại tràng

Ăn sữa chua không đường có tác dụng gì đối với trực tràng? Sữa chua là nguồn thực phẩm tuyệt vời để giữ cho ruột già của bạn khỏe mạnh. Lactobacillus trong sữa chua là một loại vi khuẩn thân thiện với ruột có mặt trong sữa chua thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn khỏe mạnh trong đại tràng và do đó làm giảm nguy cơ bệnh ruột kết.

Những vi khuẩn tốt này tiêu diệt các vi sinh vật có hại trong đại tràng trước khi chúng trở thành chất gây ung thư. Thêm vào đó, hàm lượng canxi cao trong sữa chua liên kết với các axit mật tạo ra ung thư và giữ chúng khỏi các bức tường ruột kết.

Để giữ cho ruột kết của bạn khỏe mạnh, bạn nên ăn sữa chua vào buổi sáng lúc đói, tránh ăn sữa chua vào bữa tối.

2.7 Lợi ích của sữa chua hỗ trợ sức khỏe răng miệng

Lợi ích của việc ăn sữa chua với sức khỏe còn người
Ăn sữa chua không đường có tác dụng gì?

Sữa chua cũng có thể cải thiện sức khỏe răng miệng của bạn. Sữa chua ít béo, không đường có thể bảo vệ bạn khỏi sâu răng. Điều này chủ yếu là do axit lactic trong sữa chua bảo vệ răng của bạn cũng như nướu răng.

Thêm vào đó, sữa chua là nguồn cung cấp canxi và protein tuyệt vời, hai chất dinh dưỡng quan trọng giúp thúc đẩy sức khỏe răng miệng. Các chuyên gia cũng tin rằng vi khuẩn tốt trong sữa chua giúp kiểm soát sự phát triển của vi khuẩn “không thân thiện” trong miệng có thể gây ra hơi thở hôi.

Chỉ cần hai hộp sữa chua mỗi ngày có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh nha chu và cũng thỏa mãn răng ngọt của bạn.

2.8 Ăn sữa chua không đường có tác dụng gì? Lợi ích của sữa chua ngăn ngừa loãng xương

Sữa chua chứa một số chất dinh dưỡng quan trọng để duy trì sức khỏe của xương, bao gồm canxi, protein, kali, phốt pho và đôi khi là vitamin D.

Tất cả các vitamin và khoáng chất này đặc biệt hữu ích để ngăn ngừa loãng xương, một tình trạng đặc trưng do xương suy yếu, phổ biến ở người cao tuổi. Những người bị loãng xương có mật độ xương thấp và có nguy cơ gãy xương cao hơn.

Tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy` dùng ít nhất ba phần thực phẩm từ sữa, chẳng hạn như sữa chua, hàng ngày có thể giúp duy trì khối lượng và sức mạnh của xương.

>> Bạn xem thêm: 17 tác dụng thần thánh của quả bơ đối với phụ nữ

3. Ăn sữa chua không đường có tác dụng gì cho ngoại hình?

3.1 Tác dụng của sữa chua không đường giúp giảm cân

Lợi ích của việc ăn sữa chua với sức khỏe còn người
Ăn sữa chua không đường có tác dụng gì? Sữa chua có thể giúp bạn giảm cân với tốc độ nhanh hơn.

Các vi khuẩn tốt trong sữa chua probiotic giúp cải thiện sự trao đổi chất và tiêu hóa, giữ cho bạn cảm thấy no lâu hơn.Ngoài ra, các axit amin trong sữa chua giúp đốt cháy chất béo trong cơ thể.

BVK - Sữa chua là một sản phẩm được chế biến từ sữa thông qua quá trình lên men lactose – một loại đường tự nhiên có trong sữa. Quá trình lên men này tạo ra acid lactic, chính là thành phần khiến protein trong sữa đông lại, tạo nên kết cấu đặc biệt và vị chua của sữa chua. Sữa chua được biết đến là một thức ăn thơm ngon, bổ dưỡng và ngày càng phổ biến hiện nay.

Trên thị trường có rất nhiều loại sữa chua, gồm những loại tách béo hay ít béo, sữa chua không đường hay ít đường, có đường, một số sản phẩm còn được bổ sung thêm protein hoặc phối hợp các nguyên liệu khác như các loại hoa quả, nha đam, nếp cẩm… Bởi vậy thành phần dinh dưỡng trong sữa chua cũng thay đổi nhiều. 100g sữa chua có thể cung cấp 47-122 kcal, 3-6,5g protein, 0,2-3,8g chất béo. Sữa chua cũng là nguồn cung cấp canxi, vitamin D, magie, vitamin B12, B2, Iod cho cơ thể. Ngoài ra sữa chua còn chứa nhiều loại lợi khuẩn có lợi cho sức khỏe đường ruột.

Lợi ích của việc ăn sữa chua với sức khỏe còn người

Sữa chua giúp giảm nguy cơ ung thư đại trực tràng

Một nghiên cứu năm 2020 tiến hành theo dõi 32 năm trên hơn 80.000 phụ nữ cho thấy việc tiêu thụ hơn 1 khẩu phần sữa chua mỗi tuần giúp giảm nguy cơ ung thư đại trực tràng so với việc không sử dụng sữa chua. Việc tiêu thụ thường xuyên sữa chua kéo dài từ 16 – 20 năm giúp ngăn ngừa ung thư đại trực tràng. Một nghiên cứu khác chỉ ra việc tiêu thụ sữa chua thường xuyên giúp làm giảm tỷ lệ HP (hyperplastic polyp) và AP (adenomatous polyp) là 2 loại polyp hay gặp ở đại trực tràng.

​Sữa chua là một lựa chọn cho người không dung nạp lactose do thiếu men lactase. Biểu hiện là tiêu chảy, đầy hơi, chướng bụng sau khi sử dụng sữa. Tình trạng này khá thường gặp đặc biệt là ở những người lớn tuổi. Thời kì nhũ nhi, cơ thể tổng hợp enzyme lactase để hấp thu lactose (loại đường có trong các loại sữa, trong đó có sữa mẹ), tuy nhiên sau 2-3 tuổi, lactase thường bị giảm dần, dẫn đến kém dung nạp lactose. Trong sữa chua hàm lượng lactose đã giảm một phần do lên men. Ngoài ra 2 loại vi khuẩn trong sữa chua là Streptococcus thermophilus và Lactobacillus delbrueckii subsp bulgarius sẽ tự tổng hợp lactase trong ruột non để sử dụng lactose, cũng giúp cơ thể chuyển hóa hấp thu lactose trong sữa chua. Từ đó giúp những người không dung nạp lactose có thể đưa sữa chua vào trong thực đơn. Nhưng cần chú ý trong chế biến sử dụng, tránh để chết các loại vi khuẩn có lợi trong đó.

​Nhiều nghiên cứu dịch tễ và phân tích tổng hợp cho thấy ăn sữa chua giúp giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2. Mối liên hệ này rõ rệt hơn khi tiêu thụ trong thời gian dài. Một số cơ chế có thể là do các lợi khuẩn trong sữa chua giúp cải thiện mỡ máu va tình trạng chống oxi hóa, giảm lượng cholesterol.

Tiêu thụ sữa chua cũng có thể giảm cân.

Một số loại sữa chua có chứa các vi khuẩn sống hoặc men vi sinh đã được chứng minh làm giảm các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích, hạn chế tiêu chảy khi sử dụng kháng sinh và làm giảm nguy cơ táo bón.

Việc sử dụng sữa chua thường xuyên giúp mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, nên sử dụng trung bình 100g sữa chua (tương ứng 1 hộp sữa chua) hàng ngày. Bảo quản sữa chua ở nhiệt độ lạnh để đảm chất lượng sữa chua tốt nhất.

Thông tin từ Trung tâm dinh dưỡng lâm sàng, bệnh viện K

Do có hàm lượng chất khoáng như canxi, magie, sắt cùng nhiều vitamin A, B12, C, D... có lợi có sức khỏe nên đây là thực phẩm được dùng phổ biến trong khẩu phần ăn hàng ngày. Hơn nữa, sữa chua còn có đa dạng vị ngon và màu sắc.

Thành phần của sữa chua có trong 200g loại nguyên chất không béo gồm:

- Năng lượng: 137 kcal

- Protein: 14 g

- Carbohydrate: 19 g

- Đường: 19 g

- Chất xơ: 0 g

- Hàm lượng béo: 5 g

- Năng lượng từ chất béo: 5 g

- Chất béo bão hòa: 0.3 g

- Cholesterol: 5 g

- Sodium: 189 mg

- Kali: 625 mg

- Vitamin A: 17 IU

- Vitamin B12: 1.5 ug

- Vitamin C: 2.2 mg

- Vitamin D: 0 IU

- Canxi: 488 mg

- Axit Folic: 29 ug

- Sắt: 0.2 mg

- Magie: 47 mg

- Phốt pho: 385 mg

- Thiamin: 0.12 mg

- Riboflavin: 0.57 mg

- Niacin: 0.3 mg

Sử dụng điều độ lượng sữa chua hàng ngày sẽ mang đến cho cơ thể sự tươi trẻ, xúc tiến quá trình trao đổi chất, ăn ngon miệng và ngủ tốt hơn… Không những vậy, thực phẩm này còn dễ sử dụng, là sở thích của nhiều người.

10 tác dụng của sữa chua đối với sức khỏe 

1. Giảm cholesterol trong máu

Cholesterol có vai trò quan trọng liên quan đến mạch máu, ảnh hưởng gián tiếp đến sức khỏe tim mạch của bạn. Nếu lượng cholesterol cao sẽ gây tắc mạch dẫn truyền máu, từ đó giảm hiệu quả bơm máu đến tim và các bộ phận trong cơ thể.

Bạn có biết sử dụng sữa chua rất có lợi khi vi khuẩn có khả năng phân hủy được axit mật. Axit mật là dịch tiêu hóa chứa cholesterol, đẩy lượng cholesterol dư thừa ra khỏi cơ thể, cân bằng giữa hai loại tốt và xấu đảm bảo sự vận hành tốt của lưu lượng máu khi thành mạch ổn định.

2. Ngăn ngừa loãng xương

Phát triển và duy trì sự rắn chắc của xương là điều quan trọng giúp bạn hoạt động, cử động tốt hơn. Các vi chất có tầm quan trọng lớn nhất là canxi và vitamin D trong sữa chua giúp bạn tăng cường mật độ xương. Tất cả các vitamin và khoáng chất này đặc biệt hữu ích để ngăn ngừa loãng xương.

Sữa chua cung cấp một lượng protein dồi dào với khoảng 12g trong 200g. Nghiên cứu cho thấy tiêu thụ ít nhất thực phẩm từ như sữa chua hàng ngày giúp duy trì khối lượng xương và sức mạnh nâng đỡ.

3. Thúc đẩy tiêu hóa tốt hơn

Lợi ích của việc ăn sữa chua với sức khỏe còn người

Sữa chua sẽ giúp bạn ăn ngon miệng, tiêu hóa dễ dàng hơn.

Một số loại men vi sinh được tìm thấy trong sữa chua chẳng hạn bifidobacteria và lactobacillus được chứng minh là làm giảm các triệu chứng khó chịu của hội chứng ruột kích thích (IBS) - một rối loạn phổ biến ảnh hưởng đến đại tràng.

Một nghiên cứu trên bệnh nhân mắc hội chứng ruột kích thích thường xuyên dùng sữa chua có chứa bifidobacteria, chỉ sau ba tuần họ đã cải thiện các chứng đầy hơi và số lần đi ngoài.

4. Nâng cao sức đề kháng, cải thiện hệ thống miễn dịch

Probiotic được chứng minh giảm viêm, những bệnh liên quan đến nhiễm virus, rối loạn đường ruột. Sử dụng sữa chua đặc biệt có chứa men vi sinh một cách thường xuyên có thể tăng cường hệ thống miễn dịch của bạn và giảm khả năng mắc bệnh.

Hơn nữa, đặc tính tăng cường miễn dịch của sữa chua từ magie, selen và kẽm - những khoáng chất vi lượng - rất tốt để chống lại bệnh tật xâm nhiễm. Sữa chua chứa vitamin D có thể tăng cường sức khỏe miễn dịch.

5. Tăng cường sức khỏe trái tim

Khám phá thành phần sữa chua, chúng ta thấy nó chứa hầu hết chất béo bão hòa với một lượng nhỏ axit béo không bão hòa đơn. Chất béo bão hòa trước đây được cho là gây ra bệnh tim, nhưng nghiên cứu gần đây cho thấy không phải như vậy.

Việc hấp thụ chất béo bão hòa từ các sản phẩm sữa nguyên chất làm tăng cholesterol HDL tốt, bảo vệ sức khỏe của tim. Các nhà khoa học đã tìm thấy sữa chua giúp giảm tỷ lệ mắc bệnh tim nói chung.

6. Kiểm soát cân nặng

Sữa chua là thực phẩm tốt, nhưng không phải thực phẩm giảm cân. Ăn sữa chua để cung cấp thêm đạm, canxi và vi chất dinh dưỡng để giảm nguồn năng lượng đưa vào từ các thực phẩm khác vì thế hạn chế tăng cân.

7. Bảo vệ răng lợi

Hiện nay có sữa chua không đường nên bạn có thể sử dụng một cách thoải mái vì không còn lo ảnh hưởng đến răng. Chất axit litic có trong sữa chua cũng góp phần bảo vệ nướu rất tốt. Mặt khác ngay cả loại sữa chua có đường thì loại đường đó cũng không gây hại cho răng của bạn.

8. Chữa cảm lạnh

Probiotic có lợi cho sức khỏe, tăng sức đề kháng, chống lại các bệnh cảm cúm thông thường. Bạn có thể ăn sữa chưa từ 2-3 hộp mỗi ngày sẽ khiến cơ thể khỏe mạnh hơn, tránh được các bệnh cảm cúm. Ngay khi bạn bị ốm cũng có thể dùng sữa chua để bổ sung vitamin A, B12, C… để mau phục hồi sức khỏe.

9. Chống loét dạ dày

Một trong những tác dụng của sữa chua là có chứa axit lactic với chức năng kìm hãm sự phát triển helicobacter pylori – nguyên nhân gây nên bệnh dạ dày. Ăn sữa chua điều độ giúp tăng cường vi khuẩn có lợi, thúc đẩy tiêu hóa tốt và giảm các triệu chứng về đau dạ dày.

10. Giảm nguy cơ ung thư đại trực tràng

Lợi khuẩn có trong sữa chua giúp bạn ngăn ngừa bệnh ung thư đại trực tràng. Tác dụng của sữa chua được thể hiện khi có một loại lợi khuẩn probiotics có công năng khử chất độc gây ung thư, trong đó có ung thư đại trực tràng. Ngoài ra, nghiên cứu của các nhà khoa học Nga cho biết, sữa chua có khả năng kích thích hoạt động miễn nhiễm, phòng chống ung thư.

Lợi ích của việc ăn sữa chua với sức khỏe còn người

Sự đa dạng trong tác dụng của sữa chua được khoa học công nhận.

5 tác dụng của sữa chua với làn da

1. Tẩy tế bào chết cho da

Sữa chua có chứa axit lactic - một loại axit alpha hydroxy hòa tan - giúp loại bỏ các tế bào da chết. Quá trình tẩy da chết nhẹ nhàng không chỉ giúp làm sáng tự nhiên mà con ngăn ngừa mụn cho da của bạn, làm giảm sự xuất hiện của các dấu hiệu lão hóa.

2. Trị vết thâm và giảm bớt mụn trứng cá

Hàm lượng vitamin C trong sữa chua có chức năng rất tốt giúp làm mờ vết thâm một cách hiệu quả. Khi tình trạng mụn trứng cá diễn ra trầm trọng là do tình trạng viêm của bạn ngày càng nặng nề hơn. Với hoạt chất giúp kháng viêm, sữa chua sẽ giúp làn da giảm tình trạng mụn, se khít lỗ chân lông.

3. Làm mờ nếp nhăn

Sữa chua chứa axit lactic, một hợp chất hữu cơ giúp làm giảm sự xuất hiện của nếp nhăn bằng cách se khít và thu nhỏ lỗ chân lông. Tác dụng của sữa chua giúp tẩy tế bào chết làm cho làn da của bạn từ khô và xỉn màu trở nên mềm mại hơn. Vitamin B giàu có trong sữa chua với 20 đến 30% giúp da sáng và hỗ trợ tăng trưởng, tái tạo tế bào.

4. Xóa mờ vết cháy nắng

Nếu da bạn thuộc nhóm dễ bắt nắng, đen sạm vì tiếp xúc môi trường nắng nóng nhiều thì sữa chua là một sản phẩm giúp bạn hóa giải được vấn đề này. Chất kẽm trong sữa chua giúp làm mát vết cháy nắng. Thêm một vài giọt tinh dầu hoa cúc làm dịu vào khoảng một ít sữa chua hữu cơ, thoa lên da bị cháy nắng giữ trong 10 đến 15 phút rồi rửa với nước sạch sẽ mang lại hiệu quả đáng kể.

5. Hạn chế tiến trình da lão hóa sớm

Các axit lactic trong sữa chua sẽ giúp làm tan da chết và se khít lỗ chân lông. Bạn có thể dùng một muỗng canh dầu ô liu kết hợp với 3, 4 muỗng sữa chua, thoa hỗn hợp lên mặt trong khoảng 30 phút, thực hiện khoảng 3 lần một tuần.

Một số món ngon từ sữa chua

1. Sinh tố sữa chua

Bạn có thể tạo nên một cốc sinh tố từ sữa chua vói các loại quả hấp dẫn. Lựa chọn quả bơ đã gọt vỏ bỏ hạt, nước cốt canh, đường, đá và không thể thiết 1 hộp sữa chua để tạo nên hỗn hợp sinh tố sữa chua bơ thơm ngon, mát lạnh. Không những thế bạn còn có thể biến tấu khi kết hợp với các loại quả khác như dứa, xoài, việt quất…

2. Sữa chua trong món salad

Những ngày nóng nực có được một bát salad thanh mát với các loại rau quả cùng sữa chua thơm ngon, bổ dưỡng thật không gì tuyệt vời hơn. Bạn có thể sử dụng nguyên liệu từ bắp cải bằng cách thái nhỏ, cắt nhỏ hành lá, thái sợi cà rốt sau đó, trộn cùng sữa chua với 1 muỗng nước cốt chanh, 2 muỗng giấm táo, 2 muỗng mật ong, tiêu, muối, đảo đều và thưởng thức thôi.

3. Sữa chua nếp cẩm, nha đam, mít…

Có thể nói, bạn có thể tạo ra bất cứ đồ ăn nào liên quan đến sữa chua, nhất là kết hợp các loại trái cây, thực vật giúp thanh mát, bổ sung dưỡng chất. Trong đó, sữa chua nếp cẩm, sữa chua nha đam hay sữa chua mít được nhiều chị em thực hiện bởi cách thực hiện dễ dàng, ngon miệng.

Những ai không nên ăn sữa chua?

Nhiều tác dụng hữu ích với sức khỏe là thế song không phải sữa chua thích hợp với mọi người.

- Người không dung nạp lactose: Không dung nạp lactose xảy ra khi cơ thể thiếu lactase. Những ai không tiêu hóa được chất này sẽ có các triệu chứng khác nhau chẳng hạn đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn...

- Người mẫn cảm, dễ bị dị ứng: Trong những trường hợp này, nó gây ra một phản ứng nổi mề đay, sưng hoặc sốc phản vệ.

- Người bệnh tiểu đường: Nhiều loại sữa chua có chứa lượng đường bổ sung khá cao. Lượng đường dư thừa có liên quan đến một số vấn đề sức khỏe bao gồm tăng đường huyết.

Bảo quản sữa chua đúng cách như thế nào? 

Để tác dụng của sữa chua được phát huy tối đa, chúng ta cần có chế độ bảo quản cẩn thận. Theo đó, nhiệt lượng để cất trữ sữa chua là từ 6 đến 8 độ. Ở mức nhiệt này sản phẩm luôn giữ được độ mịn, không bị mất nhiều chất dinh dưỡng. Tuyệt đối không để chúng ở nhiệt độ thường sẽ bị hỏng ngay.

Sữa chua nên được ăn sau bữa từ 30 phút đến 1 tiếng, không được ăn khi đói bụng. Khi mua về bạn nên sử dụng hết trong vòng 1 tuần vì càng để lâu thành phần dinh dưỡng trong sản phẩm sẽ hao hụt hay biến đổi chất. Tác dụng của sữa chua chỉ phát huy đầy đủ khi trong thời gian sử dụng với nhiệt độ thích hợp.

Hãy tận hưởng những lợi ích từ sữa chua mang lại bằng cách sử dụng thực phẩm này thường xuyên hơn nhé. Chúc bạn luôn vui khỏe!