Lớp cảm tình đảng là gì

Mục lục bài viết

  • 1. Điều kiện được học cảm tình đảng, kết nạp Đảng là gì ?
  • 2. Thắc mắc về xét lý lịch Đảng viên ?
  • 3. Hướng dẫn việc phân loại đảng viên cuối năm ?
  • 4. Thẩm tra lý lịch đối tượng kết nạp Đảng như thế nào ?
  • 5. Tư vấn đăng ký kinh doanh khi đang là Đảng Viên trong lực lượng vũ trang ?
  • 6. Hỏi về việc xóa tên đảng viên ?

1. Điều kiện được học cảm tình đảng, kết nạp Đảng là gì ?

Thưa Luật sư, cháu xin có một vài vấn đề muốn được hỏi luật sư! - Hiện tại cháu muốn được tham gia các hoạt động đoàn TNCS để sau một thời gian nữa phấn đấu vào ĐCS. Nhưng nếu như những cá nhân bình thường khác thì không có vấn đề gì.! Cháu có một số vấn đề nó hơi riêng tư sơ với các cá nhân khác!

1/ Cháu từng vi phạm vào luật hình sự, đó là cháu vướng vào tội "Chống người thi hành công vụ". Nhưng cháu được hưởng án treo và thời gian án treo của cháu cũng đã hết cách đây 3 năm. Cháu bị phạt án treo là 18 tháng từ ngày 16/06/2013.

2/ Bố cháu năm 2000 có vướng vào tội "Hiếp dâm", bố cháu bị phạt 8 năm tù, thời gian bắt đầu từ 15/09/2000, đến 30/04/2005 bố cháu được về trước thời hạn.

- Cháu muốn hỏi là từ năm 2005 đến nay bố cháu không vi phạm gì thì liệu bố cháu và cháu có được xóa án tích không ạ. Nếu cả bố cháu và cháu đều xóa án tích thì cháu có cơ hội được vào Đảng không ạ?

Cháu xin trân trong cảm ơn !

>> Luật sư tư vấn luật về điều kiện kết nạp Đảng, gọi: 1900.6162

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Thứ nhất, về vấn đề xóa án tích được quy định tại Điều 70 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017, cụ thể như sau:

"Điều 70. Đương nhiên được xóa án tích

1. Đương nhiên được xóa án tích được áp dụng đối với người bị kết án không phải về các tội quy định tại Chương XIII và Chương XXVI của Bộ luật này khi họ đã chấp hành xong hình phạt chính, thời gian thử thách án treo hoặc hết thời hiệu thi hành bản án và đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.

2. Người bị kết án đương nhiên được xóa án tích, nếu từ khi chấp hành xong hình phạt chính hoặc hết thời gian thử thách án treo, người đó đã chấp hành xong hình phạt bổ sung, các quyết định khác của bản án và không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn sau đây:

a) 01 năm trong trường hợp bị phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ, phạt tù nhưng được hưởng án treo;

b) 02 năm trong trong trường hợp bị phạt tù đến 05 năm;

c) 03 năm trong trường hợp bị phạt tù từ trên 05 năm đến 15 năm;

d) 05 năm trong trường hợp bị phạt tù từ trên 15 năm, tù chung thân hoặc tử hình nhưng đã được giảm án.

Trường hợp người bị kết án đang chấp hành hình phạt bổ sung là quản chế, cấm cư trú, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định, tước một số quyền công dân mà thời hạn phải chấp hành dài hơn thời hạn quy định tại các điểm a, b và c khoản này thì thời hạn đương nhiên được xóa án tích sẽ hết vào thời điểm người đó chấp hành xong hình phạt bổ sung.

3. Người bị kết án đương nhiên được xóa án tích, nếu từ khi hết thời hiệu thi hành bản án, người đó không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này.

4. Cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp có trách nhiệm cập nhật thông tin về tình hình án tích của người bị kết án và khi có yêu cầu thì cấp phiếu lý lịch tư pháp xác nhận không có án tích, nếu có đủ điều kiện quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều này".

Căn cứ điều Điều 69 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định cụ thể về xóa án tích như sau:

"Điều 69. Xóa án tích

1. Người bị kết án được xóa án tích theo quy định tại các điều từ Điều 70 đến Điều 73 của Bộ luật này.

Người được xóa án tích coi như chưa bị kết án.

2. Người bị kết án do lỗi vô ý về tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng và người được miễn hình phạt không bị coi là có án tích".

Trường hợp của bạn và bố bạn không thuộc các tội quy định tại Chương XI và Chương XIV của Bộ luật này mà bạn và bố bạn không mắc thêm tội mới kể từ khi chấp hành xong bản án nên thỏa mãn khoản 2 Điều này nên bạn và bố bạn đương nhiên được xóa án tích. Vì thế sau khi được xóa án tích và có giấy chứng nhận của tòa án thì bạn và bố của bạn được coi như chưa bị kết án và có thể xin làm việc vào cơ quan nhà nước bình thường và nếu đủ điều kiện bạn có thể xin kết nạp đảng.

Thứ hai, đối với vấn đề bạn có cơ hội để xét vào Đảng hay không?

Theo Điều 1, Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam:

>> Xem thêm: Quy định mới nhất năm 2022 về điều kiện kết nạp Đảng viên ?

“Công dân Việt Nam từ mười tám tuổi trở lên, thừa nhận và tự nguyện: thực hiện Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, tiêu chuẩn và nhiệm vụ đảng viên, hoạt động trong một tổ chức cơ sở đảng; qua thực tiễn chứng tỏ là người ưu tú, được nhân dân tín nhiệm, đều có thể được xem xét để kết nạp vào Đảng”.

Thêm vào đó, tại Mục 3, Điểm 3.2, Hướng dẫn số 03 của Ban Tổ chức TW về thi hành Điều lệ Đảng do Ban Tổ chức Trung ương ban hành về vấn đề lý lịch của người vào Đảng nêu rõ:

+ Đối với bản thân người vào Đảng, cần làm rõ vấn đề lịch sử chính trị; chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống.

+ Đối với cha mẹ đẻ hoặc người nuôi dưỡng từ nhỏ, vợ hoặc chồng, cần làm rõ vấn đề lịch sử chính trị; chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước ở quê quán, nơi làm việc, nơi cư trú, do cấp uỷ cơ sở xác nhận.

+ Đối với ông, bà nội, ngoại, cô, dì, chú, bác… cần làm rõ vấn đề lịch sử chính trị ở quê quán, nơi đang ở, do cấp ủy cơ sở xác nhận.

+ Nếu những người thân (ông, bà, nội, ngoại, chú, bác, cô, dì, cậu ruột…) có nghi vấn về lịch sử chính trị phức tạp thì phải xác minh rõ từng trường hợp.

Quy định số 57-QĐ/TW ngày 3-5-2007 của Bộ Chính trị về một số vấn đề bảo vệ chính trị nội bộ Đảng, tại Khoản 2, Điều 2 quy định người vào Đảng có người thân vi phạm một trong các điều sau đây thì không được kết nạp: “Có cha, mẹ đẻ, người trực tiếp nuôi dưỡng; vợ hoặc chồng; cha mẹ đẻ, người trực tiếp nuôi dưỡng của vợ hoặc chồng:

"2.1- Đã làm tình báo, gián điệp, chỉ điểm, mật báo viên, công tác viên hoặc làm việc cho các cơ quan an ninh, tình báo, cảnh sát đặc biệt của địch.

2.2- Tham gia bộ máy chính quyền, lực lượng vũ trang, bán vũ trang của địch có tội ác với cách mạng, với nhân dân; giữ chức vụ uỷ viên ban chấp hành, uỷ viên ban thư ký hoặc tương đương trong các đảng phái, tổ chức chính trị phản động, đứng đầu tổ chức chính trị-xã hội do địch lập ra từ cấp xã và tương đương trở lên.”

Như vậy, theo quy định của Bộ Chính trị nêu trên trường hợp của bạn nếu bạn và bố của bạn được xóa án tích rồi thì hoàn toàn đủ điều kiện để xem xét kết nạp Đảng

Về hồ sơ kết nạp Đảng

>> Xem thêm: Mẫu bản cam kết bản cam kết tu dưỡng, rèn luyện, phấn đấu của Đảng viên

Hồ sơ đề nghị xét kết nạp Đảng bao gồm:

1. Lý lịch của người xin vào Đảng

2. Đơn xin vào Đảng (viết tay gói gọn trong 2 mặt của 1 tờ giấy A4)

3. Giấy giới thiệu người ưu tú vào Đảng (2 đảng viên chính thức giới thiệu đối với người không còn tuổi sinh hoạt Đoàn thanh niên) hoặc Nghị quyết giới thiệu đoàn viên ưu tú vào Đảng (đối với người đang sinh hoạt Đoàn thanh niên)

4. Nhận xét của đoàn thể

5. Nhận xét của Đảng ủy địa phương nơi quần chúng đang cư trú (thường xuyên)

6. Tổng hợp ý kiến nhận xét của đoàn thể và địa phương nơi cư trú.

7. Giấy chứng nhận học lớp nhận thức về Đảng

8. Xác nhận thẩm tra lý lịch đối tượng kết nạp Đảng

9. Biên bản họp chi bộ xét kết nạp quần chúng ưu tú vào Đảng và Nghị quyết chi Chi bộ

>> Xem thêm: Năm 2022, Viên chức, Đảng viên, giáo viên sinh con thứ ba xử lý như thế nào ?

Sau khi được giới thiệu lên Chi bộ và được tán thành biểu quyết, bạn sẽ phải trải qua một giai đoạn đó là thẩm tra lý lịch cụ thể như sau:

Căn cứ Hướng dẫn 01 hướng dẫn một số vấn đề cụ thể thi hành Điều lệ Đảng:

3.4. Thẩm tra lý lịch của người vào Đảng

a) Những người cần thẩm tra về lý lịch gồm :

- Người vào Đảng.

- Cha, mẹ đẻ, cha, mẹ vợ (chồng) hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng bản thân; vợ hoặc chồng, con đẻ của người vào Đảng có năng lực hành vi dân sự đầy đủ (sau đây gọi chung là người thân).

b) Nội dung thẩm tra

- Đối với người vào Đảng : Làm rõ những vấn đề về lịch sử chính trị và chính trị hiện nay; về chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống.

- Đối với người thân : Làm rõ những vấn đề về lịch sử chính trị và chính trị hiện nay; việc chấp hành đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

c) Phương pháp thẩm tra


- Nếu người vào Đảng có một trong các trường hợp sau đây đang là đảng viên: cha, mẹ đẻ, anh, chị, em ruột, con đẻ và trong lý lịch người vào Đảng đã khai đầy đủ, rõ ràng theo quy định thì không phải thẩm tra, xác minh. Nếu vợ (chồng) người vào Đảng có một trong các trường hợp sau đây đang là đảng viên : cha, mẹ đẻ, anh, chị, em ruột và trong lý lịch của người vào Đảng đã khai đầy đủ, rõ ràng theo quy định thì không phải thẩm tra, xác minh bên vợ (chồng). Nội dung nào chưa rõ thì thẩm tra, xác minh nội dung đó; khi các cấp uỷ cơ sở (ở quê quán hoặc nơi cư trú, nơi làm việc) đã xác nhận, nếu có nội dung nào chưa rõ thì đến ban tổ chức cấp uỷ cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng để thẩm tra làm rõ.

- Những nội dung đã biết rõ trong lý lịch của người vào Đảng và những người thân đều sinh sống, làm việc tại quê quán trong cùng một tổ chức cơ sở đảng (xã, phường, thị trấn...) từ đời ông, bà nội đến nay thì chi uỷ báo cáo với chi bộ, chi bộ kết luận, cấp uỷ cơ sở kiểm tra và ghi ý kiến chứng nhận, ký tên, đóng dấu vào lý lịch, không cần thẩm tra riêng.

Khi trải qua quá trình theo dõi, cố gắng và hoàn thành tất cả các thủ tục trên bạn sẽ được kết nạp Đảng theo đúng nguyện vọng và sự phấn đấu của mình

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.6162 hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật dân sự miễn phí qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê. Rất mong nhận được sự hợp tác!

>> Xem thêm: Mẫu bản tự kiểm điểm Đảng viên, bản kiểm điểm cá nhân mới 2022

2. Thắc mắc về xét lý lịch Đảng viên ?

>> Xem thêm: Các hình thức xử lý kỷ luật Đảng viên theo quy định hiện nay ?

Chào công ty Luật Minh Khuê, Xin hỏi: Em là Phương Hà đang là sinh viên năm 2, gia đình em có ông nội từng làm trong chính quyền chế độ cũ. Bây giờ em xin xét lí lịch Đảng có được không? Vì em thấy chỉ xét có ba mẹ và bản thân người xét là em ?

Cảm ơn!

-Thị Phương Hà Lê

Trả lời:

Theo Điều 1, Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam 2011 quy định:

“Công dân Việt Nam từ mười tám tuổi trở lên, thừa nhận và tự nguyện: thực hiện Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, tiêu chuẩn và nhiệm vụ đảng viên, hoạt động trong một tổ chức cơ sở đảng; qua thực tiễn chứng tỏ là người ưu tú, được nhân dân tín nhiệm, đều có thể được xem xét đểkết nạp vào Đảng”.

Tại mục 3, điểm 3.2 Hướng dẫn số 04 của Ban Tổ chức TW về vấn đề lý lịch của người vào Đảng nêu rõ:

"+ Đối với bản thân người vào Đảng, cần làm rõ vấn đề lịch sử chính trị; chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống.

+ Đối với cha mẹ đẻ hoặc người nuôi dưỡng từ nhỏ, vợ hoặc chồng, cần làm rõ vấn đề lịch sử chính trị; chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước ở quê quán, nơi làm việc, nơi cư trú, do cấp uỷ cơ sở xác nhận.

+ Đối với ông, bà nội, ngoại, cô, dì, chú, bác… cần làm rõ vấn đề lịch sử chính trị ở quê quán, nơi đang ở, do cấp ủy cơ sở xác nhận.

+ Nếu những người thân (ông, bà, nội, ngoại, chú, bác, cô, dì, cậu ruột…) có nghi vấn về lịch sử chính trị phức tạp thì phải xác minh rõ từng trường hợp. Theo Mục 1 và 2 trong Điều 4 của Điều lệ Đảng về thủ tục kết nạp Đảng viên( kể cả kết nạp lại) có ghi: Người xin vào Đảng phải: có đơn xin vào Đảng; phải báo cáo trung thực lý lịch với chi bộ. Người giới thiệu phải báo cáo với chi bộ về lý lịch, phẩm chất, năng lực của người vào Đảng và chịu trách nhiệm về sự giới thiệu của mình. Có điều gì chưa rõ thì báo cáo để chi bộ và cấp trên xem xét".

Quy định số 57-QĐ/TW ngày 3-5-2007 của Bộ Chính trị về một số vấn đề bảo vệ chính trị nội bộ Đảng, tại khoản 2, Điều 2 (về quan hệ gia đình) đã quy định, người vào Đảng có người thân vi phạm một trong các điều sau đây thì không được kết nạp: “Có cha, mẹ đẻ, người trực tiếp nuôi dưỡng; vợ hoặc chồng; cha mẹ đẻ, người trực tiếp nuôi dưỡng của vợ hoặc chồng:

>> Xem thêm: Chi Đảng phí như thế nào là hợp lý ? Cách tính tiền Đảng phi cho cá nhân Đảng viên ?

|2.1- Đã làm tình báo, gián điệp, chỉ điểm, mật báo viên, công tác viên hoặc làm việc cho các cơ quan an ninh, tình báo, cảnh sát đặc biệt của địch.

2.2- Tham gia bộ máy chính quyền, lực lượng vũ trang, bán vũ trang của địch có tội ác với cách mạng, với nhân dân; giữ chức vụ uỷ viên ban chấp hành, uỷ viên ban thư ký hoặc tương đương trong các đảng phái, tổ chức chính trị phản động, đứng đầu tổ chức chính trị-xã hội do địch lập ra từ cấp xã và tương đương trở lên.”

Theo quy định của Bộ Chính trị nêu trên thì lịch sử chính trị người thân của người vào Đảng, chỉ xem xét từ đời cha mẹ đẻ, người trực tiếp nuôi dưỡng. Như vậy, trường hợp của bạn, việc ông nội bạn từng làm việc cho đế quốc sẽ không ảnh hưởng tới việc bạn xin kết nạp Đảng, tuy nhiên, liên quan đến vấn đề này bạn nên hỏi trực tiếp bên Chi bộ nơi bạn chuẩn bị kết nạp để được giải thích chi tiết hơn.

3. Hướng dẫn việc phân loại đảng viên cuối năm ?

Thưa luật sư, Giáo viên nghĩ thai sản nhưng trong quá trình công tác luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ có được phân loại đảng viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ hoặc hoàn thành tốt nhiệm vụ không ?

Cảm ơn!

-Nguyễn Thị Hằng

Trả lời:

>> Xem thêm: Hướng dẫn 09-HD/UBKTTW về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm

Hướng dẫn 27-HD/BTCTW năm 2014 quy định như sau:

"2.2.3. Phân loại chất lượng đảng viên

a). Đảng viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ: Là đảng viên phải hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao và phải có trên 2/3 số đảng viên chính thức bỏ phiếu tán thành. Nếu đảng viên là cán bộ, công chức, viên chức đang công tác thì phải được phân loại cán bộ, công chức, viên chức “Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ” hoặc được đề nghị đạt danh hiệu “Chiến sỹ thi đua cấp cơ sở” hoặc trong năm có thành tích xuất sắc được cấp bộ hoặc cấp tỉnh tặng “Bằng khen”.

Số đảng viên được phân loại “Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ” không vượt quá 15% số đảng viên được phân loại “Hoàn thành tốt nhiệm vụ” và đề nghị cấp trên khen thưởng; đối với chi bộ có dưới 07 đảng viên thì không quá 01 đồng chí; đảng bộ, chi bộ có thành tích đặc biệt xuất sắc thì số đảng viên xuất sắc có thể tăng thêm nhưng không quá 20% số đảng viên được phân loại “Hoàn thành tốt nhiệm vụ”.

Như vậy, nếu bạn đảm bảo tất cả các điều kiện: hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, có trên 2/3 số đảng viên chính thức bỏ phiếu tán thành, được phân loại cán bộ, công chức, viên chức " Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ" hoặc trong năm có thành tích xuất sắc được cấp bộ hoặc cấp tỉnh tặng " Bằng khen" thì bạn vẫn có khả năng được phân loại đảng viên "Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ" . Tuy nhiên, do số lượng đảng viên được phân loại " Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ" bị giới hạn nên thường thì đối với trường hợp nghỉ thai sản sẽ không được phân loại này.

4. Thẩm tra lý lịch đối tượng kết nạp Đảng như thế nào ?

Cho tôi hỏi, tôi là sinh viên năm 2, sắp tới tôi được cử đi học 1 lớp cảm tình Đảng, vậy sau bao lâu tôi sẽ kết nạp thành đảng viên, và thủ tục kết nạp như thế nào ạ. Tôi học ở HN và thuê trọ ở Hà Nội nhưng hiện nay tôi vẫn chưa đi làm tạm trú vậy có ảnh hưởng gì đến thẩm tra lý lịch không ạ? Cảm ơn Luật Minh Khuê!

-Nguyễn Thị Ngà

Trả lời:

>> Xem thêm: Mẫu đơn xin vào Đảng, giấy giới thiệu Đảng viên mới nhất 2022

Theo quy định của hiện nay thì tùy thuộc vào quá trình xem xét, thử thách tại từng trường đại học khác nhau mà khoảng thời gian từ lúc học cảm tình Đảng đến lúc được kết nạp sẽ khác nhau.

Tuy nhiên, thông thường thì quá trình được kết nạp Đảng sẽ gồm các giai đoạn sau:

- Giai đoạn phấn đấu và tham gia lớp cảm tình Đảng

- Chi bộ hoàn tất hồ sơ đề nghị gửi lên cấp trên

- Thẩm tra xác minh lý lịch

- Xét kết nạp, trở thành Đảng viên dự bị

- Chuyển Đảng chính thức

Như vậy, thông thường thì khoảng sau nửa năm kể từ ngày kết thúc lớp Bồi dưỡng nhận thức về Đảng thì bạn sẽ được kết nạp trở thành Đảng viên dự bị và sau 1 năm bạn sẽ được chuyển đảng chính thức. Bạn bắt buộc phải đăng ký tạm trú để hoàn thiện thông tin trong sổ xác minh lý lịch.

5. Tư vấn đăng ký kinh doanh khi đang là Đảng Viên trong lực lượng vũ trang ?

Nhờ anh chị tư vấn giúp. Hiện nay em đang làm kế toán lực lượng vũ trang, là đảng viên. Em muốn đăng ký kinh doanh tổng hợp các mặt hàng ( có hóa đơn đỏ) thì em có đủ tư cách pháp nhân để đứng tên kd không ạ? Và thủ tục đăng ký gồm những bước và giấy tờ gì ?

Em chân thành cám ơn!

-Phùng Hiền Lương

>> Xem thêm: Quy định mới nhất về xử lý kỷ luật Đảng viên sinh con thứ 3 ?

Trả lời:

Điều 18 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định: Quyền thành lập, góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp và quản lý doanh nghiệp

"...2. Tổ chức, cá nhân sau đây không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam:

a) Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;

b) Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức;

c) Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp;

d) Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;

đ) Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự; tổ chức không có tư cách pháp nhân;

e) Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành hình phạt tù, quyết định xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị cấm hành nghề kinh doanh, đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định, liên quan đến kinh doanh theo quyết định của Tòa án; các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản, phòng, chống tham nhũng.

Trường hợp Cơ quan đăng ký kinh doanh có yêu cầu, người đăng ký thành lập doanh nghiệp phải nộp Phiếu lý lịch tư pháp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh..."

Như vậy, theo như thông tin bạn cung cấp thì bạn đang là kế toán của 1 đơn vị lực lượng vũ trang, do đó căn cứ theo quy định trên, bạn thuộc trường hợp không được phép thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam, tuy nhiên bạn vẫn có thể kinh doanh dưới hình thức hộ kinh doanh cá thể.

6. Hỏi về việc xóa tên đảng viên ?

Em chào luật sư . Anh ( chị ) cho em hỏi. khi em chuyển hồ sơ đảng về địa phương sinh hoạt từ tháng 08/2015 mà địa phương ko nhận. hồ sơ để quá 3 tháng. khi hỏi lên thành ủy tphcm thì chỉ đạo về huyện Bình chánh . Huyen ủy bình chánh kêu em mang hồ sơ xuống roi ra quyết dinh xóa tên đảng viên. Em muốn hỏi em chưa la người thuoc tổ chức đảng ủy của bình chánh thì Bình chánh có quyền xóa tên em không ?

Em cảm ơn anh ( chị ) nhiều!

-Đỗ Thị Hợi

Trả lời:

Theo Điều 36, Điều lệ Đảng khóa XI quy định thẩm quyền thi hành kỷ luật của chi bộ và các cấp ủy đối với đảng viên như sau:

- Chi bộ quyết định khiển trách, cảnh cáo đảng viên trong chi bộ (kể cả cấp uỷ viên các cấp, đảng viên thuộc diện cấp uỷ cấp trên quản lý) vi phạm phẩm chất chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, sinh hoạt đảng, thực hiện nhiệm vụ đảng viên (trừ nhiệm vụ do cấp trên giao).

- Đảng uỷ cơ sở quyết định khiển trách, cảnh cáo đảng viên trong đảng bộ, cách chức cấp uỷ viên cấp dưới.

Đảng uỷ cơ sở được uỷ quyền quyết định kết nạp đảng viên thì có quyền quyết định khai trừ đảng viên, nhưng không phải là cấp uỷ viên cùng cấp và đảng viên là cán bộ thuộc diện cấp uỷ cấp trên quản lý.

>> Xem thêm: Đảng viên bị kỷ luật có tiếp tục được bổ nhiệm không ?

- Cấp uỷ tỉnh, thành, huyện, quận và tương đương quyết định các hình thức kỷ luật đảng viên, quyết định khiển trách, cảnh cáo cấp uỷ viên các cấp đảng viên thuộc diện cấp uỷ cấp trên quản lý vi phạm phẩm chất chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, sinh hoạt đảng, thực hiện nhiệm vụ đảng viên; quyết định khiển trách, cảnh cáo cấp uỷ viên cùng cấp vi phạm nhiệm vụ do cấp uỷ giao.

- Ban thường vụ cấp uỷ quyết định các hình thức kỷ luật đảng viên; quyết định khiển trách, cảnh cáo cấp uỷ viên các cấp, đảng viên thuộc diện cấp uỷ cấp trên quản lý vi phạm phẩm chất chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, sinh hoạt đảng, thực hiện nhiệm vụ đảng viên, cán bộ thuộc diện cấp uỷ cấp trên quản lý vi phạm nhiệm vụ chuyên môn được giao.

- Ban Chấp hành Trung ương quyết định các hình thức kỷ luật đảng viên, kể cả Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương, Uỷ viên Ban Bí thư, Uỷ viên Bộ Chính trị.

Bộ Chính trị, Ban Bí thư quyết định các hình thức kỷ luật đảng viên, kể cả đảng viên là cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý, khiển trách, cảnh cáo Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương vi phạm phẩm chất chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, sinh hoạt đảng, thực hiện nhiệm vụ đảng viên.

- Cấp uỷ cấp trên có quyền chuẩn y, thay đổi hoặc xoá bỏ hình thức kỷ luật do cấp dưới quyết định.

Căn cứ theo quy định trên thì Cấp ủy huyện Bình Chánh có quyền đưa ra các hình thức kỷ luật Đảng viên, trong đó có hình thức khai trừ- xóa tên đảng viên.

Mọi vướng mắc vui lòng gọi: 1900.6162 để được đội luật sư của Công ty luật Minh Khuê tư vấn và giải đáp trực tuyến qua điện thoại.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật dân sự - Công ty luật Minh Khuê

>> Xem thêm: Thẩm quyền thi hành kỷ luật Đảng viên vi phạm

>> Xem thêm: Quy định 101-QĐ/TW năm 2012 về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp