Lương của giáo sư là bao nhiêu?

Bài viết cung cấp thông tin về bảng lương, hệ số lương mới nhất của viên chức là giảng viên các trường đại học, cao đẳng theo quy định mới nhất tính đến ngày 30/6/2023 (áp dụng theo mức lương cơ sở 1.490.000 đồng/tháng) và dự kiến bảng lương mới (tăng khoảng 20,8%) từ ngày 01/7/2023 (áp dụng mức lương cơ sở 1,8 triệu đồng/tháng).

Lương của giáo sư là bao nhiêu?
Ảnh minh họa: Tấn Tài/giaoduc.net.vn

Bảng lương viên chức giảng viên trong các trường đại học

Theo quy định tại Thông tư 40/2020/TT-BGDĐT ngày 26/10/2020 về việc quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, bổ nhiệm và xếp lương đối với viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học công lập, hệ số lương của giảng viên cụ thể như sau:

- Giảng viên đại học cao cấp (hạng I) được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A3, nhóm 1 (A3.1) từ hệ số lương 6,20 đến hệ số lương 8,00;

- Giảng viên chính (hạng II) được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm 1 (A2.1) từ hệ số lương 4,40 đến hệ số lương 6,78;

- Giảng viên hạng III, trợ giảng (hạng III) được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1, từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98.

Giảng viên đại học cao cấp hạng I - Viên chức loại A3, nhóm 1 (A3.1):

Nhóm ngạchBậc 1Bậc 2Bậc 3Bậc 4Bậc 5Bậc 6Bậc 7Bậc 8Bậc 9Hệ số6,206,566,927,287,648,00


Mức lương 1.490.000 đồng/tháng9.2389.774,410.310,810.847,211.383,611.920


Mức lương 1,8 triệu đồng/tháng11.160.00011.808.00012.456.00013.104.00013.752.00014.400.000


Giảng viên chính hạng II - Viên chức loại A2, nhóm 1 (A2.1):

Nhóm ngạchBậc 1Bậc 2Bậc 3Bậc4Bậc 5Bậc 6Bậc 7Bậc 8Bậc 9Hệ số4,404,475,085,425,766,106,446,78
Mức lương 1.490.000 đồng/tháng6.5567.062,67.569,28.075,88.582,49.0899.595,610.102,2
Mức lương 1,8 triệu đồng/tháng7.920.0008.532.0009.144.0009.756.00010.368.00010.980.00011.592.00012.204.000

Giảng viên hạng III - Viên chức loại A1:

Nhóm ngạchBậc 1Bậc 2Bậc 3Bậc 4Bậc 5Bậc 6Bậc 7Bậc 8Bậc 9Hệ số2,342,673,003,333,663,994,324,654,98Mức lương 1.490.000 đồng/tháng3.486,63.978,34.4704.961,75.453,45.945,16.436,86.928,57,420,2Mức lương 1,8 triệu đồng/tháng4.212.0004.806.0005.400.0005.994.0006.588.0007.182.0007.776.0008.370.0008.964.000

Bảng lương viên chức giảng viên trong các trường cao đẳng sư phạm

Theo quy định tại Thông tư 35/2020/TT-BGDĐT ngày 01/10/2020 quy định về mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, bổ nhiệm và xếp lương đối với viên chức giảng dạy trong các trường cao đẳng sư phạm công lập (có hiệu lực từ ngày 20/11/2020), bảng lương giảng viên là viên chức trong các trường cao đẳng sư phạm công lập được xếp cụ thể như sau:

Lương của giáo sư là bao nhiêu?

Lương cơ sở lên 1,8 triệu/ tháng, tiền lương dạy thêm giờ của giáo viên ra sao?

- Giảng viên cao đẳng sư phạm cao cấp (hạng I) được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A3, nhóm 1 (A3.1) từ hệ số lương 6,20 đến hệ số lương 8,00;

- Giảng viên cao đẳng sư phạm chính (hạng II) được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm 1 (A2.1) từ hệ số lương 4,40 đến hệ số lương 6,78;

- Giảng viên cao đẳng sư phạm (hạng III) được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1, từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98.

Giảng viên cao cấp hạng I - Viên chức loại A3, nhóm 1 (A3.1):

Nhóm ngạchBậc 1Bậc 2Bậc 3Bậc 4Bậc 5Bậc 6Bậc 7Bậc 8Bậc 9Hệ số6,206,566,927,287,648,00


Mức lương 1.490.000 đồng/tháng9.2389.744,410.310,810,847,211,383,611,920


Mức lương 1,8 triệu đồng/tháng11.160.00011.808.00012.456.00013.104.00013.752.00014.400.000


Giảng viên chính hạng II - Viên chức loại A2, nhóm 1 (A2.1):

Nhóm ngạchBậc 1Bậc 2Bậc 3Bậc 4Bậc 5Bậc 6Bậc 7Bậc 8Bậc 9Hệ số4,404,475,085,425,766,106,446,78
Mức lương 1.490.000 đồng/tháng6.5567.062,67.569,28.075,88.582,49.0899.595,610,102,2
Mức lương 1,8 triệu đồng/tháng7.920.0008.532.0009.144.0009.756.00010.368.00010.980.00011.592.00012.204.000

Giảng viên hạng III - Viên chức loại A1:

Nhóm ngạchBậc 1Bậc 2Bậc 3Bậc 4Bậc 5Bậc 6Bậc 7Bậc 8Bậc 9Hệ số2,342,673,003,333,663,994,324,654,98Mức lương 1.490.000 đồng/tháng3.486,63.978,34.4704.961,75.453,45.945,16.436,86.928,57.420,2Mức lương 1,8 triệu đồng/tháng4.212.0004.806.0005.400.0005.994.0006.588.0007.182.0007.776.0008.370.0008.964.000

Một số điểm cần chú ý:

- Đối với viên chức giảng dạy được bổ nhiệm chức danh phó giáo sư thì được đặc cách bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp giảng viên đại học hạng I nếu đáp ứng đủ điều kiện, tiêu chuẩn quy định.

Ngày 26/10/2020, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư 40/2020/TT-BGDĐT quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, bổ nhiệm và xếp lương đối với viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học công lập.

Thông tư 40/2020/TT-BGDĐT có hiệu lực từ ngày 12/12/2020 và bãi bỏ Thông tư liên tịch 36/2014/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 28/11/2014, Thông tư liên tịch 28/2015/TT-BGDĐT-BNV ngày 06/11/2015.

Trong Thông tư 40 nói trên giảng viên tại các trường đại học công lập sẽ được xếp thành các hạng và xếp hệ số lương tương ứng cụ thể:

Chức danh nghề nghiệp giảng viên cao cấp (hạng I) được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A3, nhóm 1 (A3.1) từ hệ số lương 6,20 đến hệ số lương 8,00;

Chức danh nghề nghiệp giảng viên chính (hạng II) được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm 1 (A2.1) từ hệ số lương 4,40 đến hệ số lương 6,78;

Chức danh nghề nghiệp giảng viên (hạng III), trợ giảng (hạng III) được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1, từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98.

Một số bạn đọc là giảng viên đại học thắc mắc gửi về Tòa soạn về điều kiện, tiêu chuẩn để được bổ nhiệm giảng viên cao cấp hạng I có hệ số lương từ 6,2 đến 8,0.

Lương của giáo sư là bao nhiêu?

Tiêu chuẩn, điều kiện chuyển ngạch giảng viên cao cấp hạng I là gì? (Ảnh minh họa: KT/VOV)

Bằng kiến thức cá nhân căn cứ Thông tư 40/2020/TT-BGDĐT và các căn cứ pháp lý khác, người viết xin được cung cấp cho bạn đọc thông qua bài viết dưới đây.

Tiêu chuẩn chung của giảng viên về tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp

Tại “Điều 3. Tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp

1. Tâm huyết với nghề, giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự nhà giáo; có tinh thần đoàn kết, tôn trọng và hợp tác với đồng nghiệp trong cuộc sống và trong công tác; có lòng nhân ái, bao dung, độ lượng, đối xử hòa nhã với sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh (sau đây gọi chung là người học); bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của người học, đồng nghiệp và cộng đồng.

2. Tận tụy với công việc; thực hiện đúng nội quy, quy chế của cơ sở giáo dục đại học công lập và các quy định pháp luật của ngành.

3. Công bằng trong giảng dạy và giáo dục, đánh giá đúng thực chất năng lực của người học; thực hành tiết kiệm, chống bệnh thành tích, chống tham nhũng, lãng phí.

4. Các tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp khác theo quy định của pháp luật.”

Tiêu chuẩn của giảng viên cao cấp tại “Điều 7. Giảng viên cao cấp (hạng 1) - Mã số: V.07.01.01

Để được bổ nhiệm và xếp lương giảng viên đại học cao cấp hạng I có hệ số lương từ 6,2 đến 8,0, ngoài tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp, giảng viên cao cấp hạng I còn phải đạt các tiêu chuẩn sau đây:

Về nhiệm vụ:

a) Giảng dạy; hướng dẫn và chấm đồ án, khóa luận tốt nghiệp; hướng dẫn luận văn thạc sỹ, luận án tiến sỹ; chủ trì hoặc tham gia các hội đồng đánh giá luận văn thạc sỹ, luận án tiến sỹ;

b) Chủ trì xây dựng, phát triển chương trình đào tạo của chuyên ngành; đề xuất phương hướng, biện pháp phát triển của ngành hoặc chuyên ngành; chủ động cập nhật thường xuyên những thành tựu khoa học vào việc xây dựng, phát triển chương trình đào tạo; đổi mới phương pháp giảng dạy và phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của người học;

c) Chủ trì hoặc tham gia biên soạn sách phục vụ đào tạo; chủ trì hoặc tham gia thực hiện chương trình, đề tài nghiên cứu khoa học; định hướng nghiên cứu khoa học cho khoa, nhóm chuyên môn;

d) Chủ trì hoặc tham gia đánh giá các đề án, đề tài nghiên cứu khoa học; tổ chức và trình bày báo cáo khoa học tại các hội nghị, hội thảo khoa học.

Chủ trì hoặc tham gia nghiệm thu và công bố các báo cáo khoa học, các công trình nghiên cứu, trao đổi kinh nghiệm đóng góp vào sự phát triển của khoa và chuyên ngành; tham gia các hoạt động hợp tác quốc tế và bảo đảm chất lượng giáo dục đại học;

đ) Tổ chức hướng dẫn người học nghiên cứu khoa học; hướng dẫn người học phương pháp học tập, nghiên cứu có hiệu quả; phát hiện năng lực sở trường của người học để tổ chức đào tạo, bồi dưỡng tài năng;

e) Chủ trì hoặc tham gia bồi dưỡng, phát triển đội ngũ giảng viên theo yêu cầu phát triển chuyên môn, nghiệp vụ của khoa hoặc chuyên ngành;

g) Học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ và phương pháp giảng dạy; tham gia hoạt động thực tiễn để nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học;

h) Tham gia công tác quản lý, công tác Đảng, đoàn thể và thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy chế tổ chức, hoạt động của cơ sở giáo dục đại học công lập và quy định khác của pháp luật có liên quan.”

Về tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng

a) Có bằng tiến sỹ phù hợp với vị trí việc làm, ngành hoặc chuyên ngành giảng dạy;

b) Có chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên cao cấp (hạng I).

Về tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ

Lương của giáo sư là bao nhiêu?

Giảng viên đại học công lập được xếp lương mới như thế nào từ 12/12/2020?

a) Có kiến thức chuyên sâu về các môn học được phân công giảng dạy và có kiến thức vững vàng của một số môn học có liên quan trong chuyên ngành đào tạo được giao đảm nhiệm;

b) Nắm vững thực tế và xu thế phát triển của công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học của chuyên ngành;

c) Chủ trì thực hiện ít nhất 02 (hai) nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp cơ sở hoặc 01 (một) nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp cao hơn đã nghiệm thu với kết quả từ đạt yêu cầu trở lên;

d) Hướng dẫn ít nhất 02 (hai) học viên được cấp bằng thạc sỹ hoặc hướng dẫn chính hoặc phụ ít nhất 01 (một) nghiên cứu sinh được cấp bằng tiến sỹ;

Đối với giảng viên giảng dạy các ngành thuộc nhóm ngành khoa học sức khỏe, hướng dẫn 01 (một) học viên bảo vệ thành công luận văn chuyên khoa hoặc bác sỹ nội trú được tính như hướng dẫn 01 (một) học viên được cấp bằng thạc sỹ.

Đối với giảng viên giảng dạy các ngành nghệ thuật có thể thay thế việc hướng dẫn chính hoặc phụ 01 (một) nghiên cứu sinh bằng 01 (một) công trình nghiên cứu, sáng tác được giải thưởng có uy tín trong và ngoài nước.

Đối với giảng viên không tham gia hướng dẫn luận văn thạc sỹ, luận án tiến sỹ thi số lượng đề tài nghiên cứu khoa học đã được nghiệm thu phải gấp 02 (hai) lần số lượng đề tài nghiên cứu khoa học quy định tại điểm c khoản này;

đ) Chủ trì biên soạn ít nhất 01 (một) sách phục vụ đào tạo, được hội đồng khoa học (do thủ trưởng cơ sở giáo dục đại học hoặc cấp có thẩm quyền phê duyệt thành lập) thẩm định, nghiệm thu và đưa vào sử dụng trong đào tạo, bồi dưỡng từ trình độ đại học trở lên phù hợp với ngành, chuyên ngành giảng dạy hoặc đào tạo của giảng viên và có mã số chuẩn quốc tế ISBN;

e) Tác giả của ít nhất 06 (sáu) bài báo khoa học là công trình nghiên cứu khoa học của giảng viên đã được công bố trên tạp chí khoa học có mã số chuẩn quốc tế ISSN;

g) Có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin và sử dụng ngoại ngữ trong thực hiện các nhiệm vụ của chức danh giảng viên cao cấp (hạng I);

h) Viên chức dự thi hoặc xét thăng hạng từ chức danh nghề nghiệp giảng viên chính (hạng II), mã số V.07.01.02 lên chức danh nghề nghiệp giảng viên cao cấp (hạng I), mã số V.07.01.01 phải có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp giảng viên chính (hạng II), mã số V.07.01.02 hoặc tương đương tối thiểu đủ 06 (sáu) năm; trong đó phải có ít nhất 01 năm (đủ 12 tháng) giữ hạng chức danh nghề nghiệp giảng viên (hạng II), mã số V.07.01.02 tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng.

Cách xếp lương

Chức danh nghề nghiệp giảng viên cao cấp (hạng I) được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A3, nhóm 1 (A3.1) từ hệ số lương 6,20 đến hệ số lương 8,00;

Việc xếp lương chức danh nghề nghiệp thực hiện sau khi đã được cấp có thẩm quyền bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp quy định tại Thông tư này thực hiện theo hướng dẫn lại khoản 1 Mục II Thông tư số 02/2007/TT-BNV ngày 25 tháng 5 năm 2007 của Bộ Nội vụ hướng dẫn xếp lương khi nâng ngạch, chuyển ngạch, chuyển loại công chức, viên chức và theo quy định hiện hành của pháp luật.

Bổ nhiệm và xếp lương giảng viên là giáo sư, phó giáo sư

Việc bổ nhiệm và xếp lương của viên chức giảng dạy có chức danh phó giáo sư, giáo sư được thực hiện theo hướng dẫn tại Nghị định số 141/2013/NĐ-CP ngày 24 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục đại học và Nghị định số 117/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.

Tại “Điều 8. Chính sách đối với giảng viên của Nghị định số 141/2013/NĐ-CP

1. Hệ thống chức danh và tiêu chuẩn các chức danh giảng viên được làm căn cứ để xếp hạng chức danh nghề nghiệp và thực hiện các chế độ chính sách đối với giảng viên trong các cơ sở giáo dục đại học. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định tiêu chuẩn các chức danh giảng viên.

2. Thang, bậc lương đối với giảng viên được quy định cụ thể, có sự phân biệt khác nhau giữa năm chức danh: Trợ giảng, giảng viên, giảng viên chính, phó giáo sư, giáo sư theo quy định của Luật giáo dục đại học.

Chức danh phó giáo sư được xếp hạng I theo phân hạng chức danh nghề nghiệp viên chức và hưởng thang, bậc lương tương ứng ngạch chuyên viên cao cấp.

Chức danh giáo sư được xếp hạng I theo phân hạng chức danh nghề nghiệp viên chức và hưởng thang, bậc lương tương đương chuyên gia cao cấp.”

Còn tại Nghị định số 117/2016/NĐ-CP quy định: Đối với viên chức đang xếp lương ở chức danh giảng viên cao cấp được bổ nhiệm chức danh giáo sư thì được thực hiện xếp lương như sau:

Trường hợp chưa xếp bậc cuối cùng của chức danh giảng viên cao cấp thì được xếp lên 01 bậc trên liền kề từ ngày được bổ nhiệm chức danh giáo sư, thời gian xét nâng bậc lương lần sau kể từ ngày giữ bậc lương cũ.

Trường hợp đã xếp bậc cuối cùng của chức danh giảng viên cao cấp thì được cộng thêm 03 năm (36 tháng) để tính hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung kể từ ngày ký quyết định bổ nhiệm chức danh giáo sư.

Trên đây là một số quy định về việc bổ nhiệm, xếp lương giảng viên cao cấp hạng I, xếp lương khi được bổ nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư trong các trường đại học công lập.

Lương giáo sư bao nhiêu tiền?

1. Bảng lương giảng viên đại học.

Lương giảng viên bao nhiêu 1 tháng?

Hiện nay: căn cứ khoản 1 Điều 3 Nghị định 38/2019/NĐ-CP thì mức lương cơ sở hiện tại cho đến 30/6/2023 là 1.490.000 đồng/tháng; Theo đó, giảng viên chính hiện nay có thể nhận mức lương từ: 6.556.000 đồng/tháng đến 10.102.200 đồng/tháng.

Lương giáo viên cấp 3 là bao nhiêu?

2.1 Mức lương giáo viên trường công lập:.

Giảng viên đại học Sư phạm lương bao nhiêu?

2.1 Giảng viên là viên chức tại trường đại học, cao đẳng sư phạm.