Lượng khí vô ích nằm ở khoảng chết là bao nhiêu ml

Lượng khí vô ích nằm ở khoảng chết là bao nhiêu ml

40 điểm

NguyenChiHieu

Một người hô hấp bình thường là 18 nhịp/ 1 phút, mỗi nhịp hít vào với một lượng khí là 420 ml. Khi người ấy tập luyện hô hấp sâu 12 nhịp/ 1 phút, mỗi nhịp hít vào là 620 ml không khí. a. Tính lưu lượng khí lưu thông, khí vô ích ở khoảng chết, khí hữu ích ở phế nang của người hô hấp thường và hô hấp sâu được thực hiện trong mỗi phút?

b. So sánh lượng khí hữu ích giữa hô hấp thường và hô hấp sâu trong mỗi phút? (Biết rằng lượng khí vô ích ở khoảng chết của mỗi nhịp hô hấp là 150 ml ).

Tổng hợp câu trả lời (1)

a/ khi người ta hô hấp bình thường khí lưu thông trong 1 phút là : 18.420 = 7560 (ml) Lưu lượng khí ở khoảng chết mà người đó hô hấp thường trong 1 phút là( vô ích ) 18.150 = 2700 (ml) - Lượng khí hữu ích 1 phút hô hấp thường là: 7560 – 2700 = 4860 (ml) b/ Khi người đó hô hấp sâu: - Lưu lượng khí lưu thông trong 1 phút là: 12.620 = 7440 (ml) - Lưu lượng khí vô ích ở khoảng chết trong 1 phút là: 12.150 = 1800 (ml) - 1 phút người đó hô hấp sâu với lưu lượng khí hữu ích là : 7440 – 1800 = 5640 (ml). Trong 1 phút lượng khí hô hấp sâu hơn hô hấp thường là: 5640 – 4860 = 780 (ml)

Tham khảo giải bài tập hay nhất

Loạt bài Lớp 8 hay nhất

xem thêm

Dưới đây là một số bài tập của bài hệ hô hấp phục vụ cho những học sinh trong các kỳ thi học sinh giỏi, chuyên quốc gia…

Hướng dẫn trả lời

  • Khi người đó hô hấp bình thường:
  • Lưu lượng khí lưu thông trong 1 phút là:

18 X 450 ml = 8100 (ml)

  • Lưu lượng khí ở khoảng chết mà người đó hô hấp thường (vô ích) là:

18 X 150 = 2700 (ml)                                                                                       ^9

  • Lượng khí hữu ích trong 1 phút hô hấp thường là:

8100-2700 = 5400 (ml)

  • Khi người đó hô hấp sâu:
  • Lưu lượng khí lưu thông trong 1 phút là:

13 X 650 = 8450 (ml)

  • Lưu lượng khí vô ích ở khoảng chết là:

13 X 150= 1950 (ml)

  • Lượng khí hữu ích trong 1 phút hô hấp thường là:

8450- 1950 = 6500 (ml).

  1. Lượng khí hữu ích hô hấp sâu nhiều hơn hô hấp thường là:

6500 – 5400 = 1100 (ml)

  1. Ỹ nghĩa của việc của hô hấp sâu:
  • Hô hấp sâu sẽ làm tăng lượng khí hữu ích cho hoạt động hô hấp. Vì thế, cần phải rèn luyện để có thể hô hấp sâu và giảm nhịp thở.

Câu 9: Một ngưòi sống 80 tuổi và hô hấp bình thường là 18 nhịp/ 1 phút, mỗi nhịp hít vào vói một lượng khí là 450 ml.

  1. Tính lượng khí c>2 người đó đã lấy từ môi trường bằng con đường hô hấp?
  2. Tính lượng khí CƠ2 người đó đã thải ra môi trưòiig bằng con đường hô hấp?
c)                 Làm thế nào để trong tương lai con ngưòi vẫn đươc đảm bảo khí O2 để hô hấp?
1 phần không khí hít vào và thở ra như sau:
O2 co2 n2 Hoi nước
Khí hít vào 20,96% 0,03% 79,01% ít
Khí thở ra 16.40% 4,10% 79,50% Bão hòa

Hướng dẫn trả lời

  • Lượng khí lưu thông / phút: 450 ml X 18 = 8100 (ml)
  • Lượng khí lun thông / ngày:

24 X 60 X 8100 = 11664000 (ml) = 11664 (lít khí)

  • Lượng khí lưu thông / năm:

365 X 11664 = 4257360 (lít khí)

  • Lượng khí lưu thông / 80 năm:

80 X 4257360= 340588800 (lít khí)

  1. Lượng khỉ Ơ2 người đó đẫ lấy từ môi trường bằng 4,55% lượng khí lưu thông.

340588800 X 4,55% = 15496790,4 (lít khí 02)

  1. Lượng khí CO2 người đó đã thải ra môi trường bàng 4,07% lượng khí lưu thông.

340588800 X 4,07% = 13861964,16 (lít khí C02)

  1. Như vậy, con người đã phải lấy một lượng khí O2 rất lớn từ môi trường, đồng thời thải một lượng khí CO2 ra môi trường. Lượng khí O2 mà con người sử dụng được tạo ra từ hoạt động quang hợp của cây xanh, mà nguyên liệu của quá ứình quang hợp lại là CO2. Vì vậy cây xanh đã đảm đương một trọng trách rất lớn là tạo bầu không khí trong lành cho con người và các sinh vật khác tồn tại, hiện tại cây xanh đang bị thu hẹp diện tích do nạn chặt phá rừng, ô nhiễm môi trường, khai khoáng…

Để ứong tương lai con người vẫn đảm bảo được khí O2 để hô hấp thì ngay từ bây giờ, chúng ta hãy cùng chung tay để bảo vệ môi trường bằng các hành động cụ thể như:

  • Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
  • Chổng ô nhiễm môi trường.
  • Khôi phục những môi trường đã bị ô nhiễm.
  • Trồng nhiều cây xanh…

Câu 10. Tại sao khi tập thể dục người ta phải hít thở sâu?

Hướng dẫn trả lời

Khi tập thể dục người ta thường phải hít thở sâu là vì:

  • Hít thở sâu dẫn đến sự trao đổi khí diễn ra mạnh mẽ, làm không khí trong phổi được đổi mới (O2 tăng, CO2 giảm).
  • Tổng dung tích của phổi đạt tối đa, lượng khí càng giảm tới mức tối thiểu => Dung tích sống tăng lên.
  • Thở sâu sẽ làm giảm nhịp thở => Lượng khí có ích (khi tham gia trao đổi ở phổi) tăng lên, khí vô ích (khí nằm trong đường dẫn khí) giảm xuống => làm tăng hiệu quả hô hấp.
  • Khi tập thể dục kết hợp hít thở sâu sẽ làm lồng ngực và phổi nở rộng, cơ thể khỏe mạnh cường tráng, tinh thần sảng khoái => cơ thể luôn đảm bảo sức khỏe để học tập, làm việc đạt hiệu quả cao.

>> Xem thêm:  Đề thi học sinh giỏi phần 7: Bài tiết - Da - Sinh học 8

Câu 11:

Hướng dẫn trả lời

  1. Chỉ cần ngừng thở 3-5 phút thì máu qua phổi sẽ chẳng có O2 để mà nhận là vì: Trong 3-5 phút ngừng thở, không khí trong phổi sẽ ngừng lưu thông, nhưng tim vẫn hoạt động, máu vẫn lưu thông trong hệ mạch, trao đổi khí ở phổi vẫn không ngừng diễn ra (O2 trong phổi khuếch tán sang máu, CO2 trong máu khuếch tán vào phổi). Cho nên, nồng độ O2 trong phổi hạ thấp tới mức không đủ áp lực để khuếch tán vào máu nữa.
  2. Sự trao đổi khí ở phổi và trao đổi khí ở tế bào diễn ra nhờ các yếu tố sau:
  • Sự trao đổi khí ở phổi: Xảy ra giữa máu và phế nang

+ Sự chênh lệch nồng độ của từng chất khí (O2 và CO2) giữa máu và phế nang.

+ Màng phế nang và màng mao mạch rất mỏng.

  • Sự trao đổi khí ở tế bào: Xảy ra giữa máu và tế bào

+ Sự chênh lệch nồng độ của từng chất khí (O2 và CO2) giữa máu và tế bào.

  • Màng tế bào và màng mao mạch rất mỏng.

Câu 12: Hãy trình bày cơ chế tự điều hòa hô hấp ở cơ thể người?

Hướng dẫn trả lời

  • Cơ chế tự điều hòa hô hấp ở cơ thể người là nhờ cơ chế thần kinh và cơ chế thể dịch. Nhờ vậy mà người ta có thể thở bình thường ngay cả khi không để ý như: khi ngủ, vui chơi, làm việc…
  • Cơ chế thần kinh:

+ Trung khu hô hấp nằm ở hành tủy, gồm trung khu hít vào và trung khu thở ra.

+ Khi thở ra, phế nang dẹp xuống kích thích cơ quan thụ cảm nằm ở thành phế nang -> xuất hiện xung thần kinh truyền về trung khu hô hấp, sau đó theo dây li tâm đến làm co các cơ hít vào -> gây nên sự hít vào.

+ Khi hít vào, phế nang căng kìm hãm trung khu hít vào, kích thích trung khu thở ra, làm co các cơ thở ra —» gây động tác thở ra.

-> Như vậy, hít vào và thở ra cứ diễn ra nhịp nhàng, liên tục theo cơ chế tự điều hòa bằng cơ chế thần kinh.

  • Cơ chế thể dịch: Tác nhân chủ yếu kích thích trung khu hô hấp bằng cơ chế thể dịch là sự tăng nồng độ CO2 trong máu.

+ Khi nồng độ CO2 tăng sẽ gây phản xạ thở ra, sau đỏ là động tác hít vào.

—> Như vậy, hít vào và thở ra cứ diễn ra nhịp nhàng, liên tục theo cơ chế tự điều hòa bằng cơ chế thể dịch.

Câu 13:

Hướng dẫn trả lời

  1. Những đặc điểm cấu tạo của các cơ quan trong đường dẫn khí có tác dụng làm ẩm, làm ấm không khí đi vào phổi và đặc điểm tham gia bảo vệ phổi tránh khỏi các tác nhân có hại là:
  • Làm ẩm không khí: Do lớp niêm mạc có khả năng tiết chất nhầy lót bên trong đường dẫn khí (mũi, khí quản, phế quản).
  • Làm ấm không khí: Do lớp mao mạch máu dày đặc căng máu dưới lớp niêm mạc ở mũi và phế quản.
  • Tham gia bảo vệ phổi tránh khỏi các tác nhân có hại:

>> Xem thêm:  Bộ đề thi tuyển chọn môn Sinh học 8

+ Lông mũi và chất nhầy: Giữ lại các hạt bụi lớn và nhỏ.

+ Nắp thanh quản: Đẩy kín đường hô hấp, ngăn không cho thức ăn lọt vào khi nuốt.

+ Các tế bào limpho ở các hạch amiđan, V.A tiết ra các kháng thể để vô hiệu hóa các tác nhân gây nhiễm.

  1. Trong đường dẫn khí của hệ hô hấp đã có những cấu trúc và cơ chế chống bụi, bảo vệ phổi mà khi lao động vệ sinh hay đi đường vẫn cần đeo khẩu trang chống bụi là vì: Mật độ bụi và các tác nhân khác trên đường phố hay khi đang lao động vệ sinh là rất lớn, vượt quá khả năng làm sạch của đường dẫn khí trong hệ hô hấp, bời vậy nên đeo khẩu trang khi đi đường hay khi lao động vệ sinh để hệ hô hấp tránh khỏi các tác nhân gây hại.
  2. Khỉ ăn, ta không nên vừa nhai vừa cười nói, đùa nghịch là vì:
  • Dựa vào cơ chế của phản xạ nuốt thức ăn. Khi nhai, vừa cười vừa nói, đùa nghich thì thức ăn có thể không vào thực quản mà lọt vào đường dẫn khí (thanh quản, khí quản) làm ta bị sặc, thậm chí gây tắc đường dẫn khí, dẫn đến nguy hiểm…

Câu 14:

Hướng dẫn trả lời                                                      ‘

  1. Các tác nhân gây nhiễm không khí có thể gây tác hại đến hệ hô hấp như: Bụi, các khí độc (NO2, SO2, co, nicôtin,..) và các vi sinh vật gây bệnh.
  • Bụi: Khi lượng bụi quá nhiều trong không khí (> 100.000 hạt/cm3 không khí) sẽ vượt quá khả năng lọc của đường dẫn khí, có khả năng gây bệnh bụi phổi.
  • NO2 (ôxít nitơ): Có thể gây viêm, làm sưng niêm mạc mũi, gây cản trở sự trao đổi khí, có thể gây chết người ở liều cao.
  • SO2 (ôxít lưu huỳnh): Có thể làm cho các bệnh về hô hấp thêm trầm trọng.
  • CO (ôxít cacbon): Chiếm chỗ của ôxi trong hồng cầu, làm giảm hiệu quả hô hấp, có thể gây chết nếu nồng độ cao và kéo dài thời gian.
  • Nicôtin: Làm tê liệt các lông rung của phế quản, làm giảm khả năng lọc sạch bụi không khí. Nicôtin có thể gây ung thư phổi và rất nhiều bệnh khác.
  • Vi sinh vật gây bệnh: Gây các bệnh về đường dẫn khí và phổi, có thể gây

chết. Ví dụ: Bệnh lao, virut cúm gà (H5N1, H1N1…)

  1. Hút thuốc lá có hại cho hệ hô hấp vì:
  • Khói thuốc lá chứa rất nhiều chất độc có hại cho hệ hô hấp.

+ NO2 (ôxít nitơ): Có thể gây viêm, làm sưng niêm mạc mũi, gây            cản trở   sự

trao đổi khí, có thể gây chết người ở liều cao.

+ SO2 (ôxít lưu huỳnh): Có thể làm cho các bệnh về hô hấp thêm ừầm ừọng.

+ CO (ôxít cacbon): Chiếm chỗ của ôxi trong hồng cầu, làm giảm hiệu quả hô hấp, có thể gây chết nếu nồng độ cao và kéo dài thời gian.

+ Nicôtin: Làm tê liệt các lông rung của phế quản, làm giảm khả năng lọc sạch bụi không khí. Nicôtin có thể gây ung thư phổi và nhiều bệnh khác cho cơ thể.

  1. Công nhân làm việc dưới hầm than thường hay bị ngạt là vì:
  • Trong hầm than, hàm lượng O2 giảm, hàm lượng CO, CO2 tăng.
  • Hemoglobin kết hợp dễ dàng và chặt chẽ với co —> tạo cacboxyhemôglôbin.

Hb + co -» HbCO

  • HbCO là một hợp chất rất bền —» máu thiếu Hb tự do —> tế bào thiếu O2 nên có cảm giác ngạt thở.
  1. Những biện pháp bảo vệ hệ hô hấp tránh khỏi các tác nhân gây hại:
  • Xây dựng môi trường trong sạch: Trồng nhiều cây xanh, vệ sinh môi trường bằng các việc làm cụ thể hằng ngày.
  • Vệ sinh cá nhân sạch sẽ.
  • Không hút thuốc lá.
  • Hạn chế sử dụng thiết bị có thải khí độc.
  • Đeo khẩu trang khi lao động ở nơi có nhiều bụi, khi đi đường.
  • Cần rèn luyện để có hệ hô hấp khỏe mạnh.
  •  Cần nâng cao I thức tuyên truyền để mọi người cùng tham gia thực hiện.

Câu 15: Trình bày các giai đoạn phát triển của cơ quan hô hấp?

Hướng dẫn trả lời

  • Các giai đoạn phát triển của cơ quan hô hấp:
  • Từ tuần thứ tư của phôi: Xuất hiện mầm của cơ quan hô hấp ở mặt bụng của phần trước ông ruột nguyên thủy. Đầu tiên, mâm này là một ông nhỏ, ông này dài ra và đầu dưới ăn sâu vào phần trung mô bao quanh II biến đổi thành thanh quản và khí quản.
  •  Đầu ống rộng ra và phân chia thành 2 bọng sau —> thành 2 lá phổi chưa phân thùy.

+ Sau đó, phổi phải chia làm 3 thùy, phổi trái chia làm 2 thùy.

  • Đến tháng thứ bảy của phôi: Ở phổi hình thành tiểu phế quản và phế nang.

+ Tầng thượng bì lót trong ống hô hấp (thanh quản, khí quản, phế quản) có nguồn gốc từ nội phôi bì, các phần còn lại của cơ quan hô hấp (mô liên kết, các vòng sụn, lớp cơ) có nguồn gốc từ trung phôi bì.

  • Ngày thứ tư sau khi sinh ra: Phổi đã đạt được độ lớn đầy đủ.

+ Trước khi sinh ra: Phổi chiếm 1/2 thể tích lồng ngực.

+ Sau khi sinh ra: Phổi chiếm 2/3 thể tích lồng ngực.

  • Từ tháng thứ ba sau khi sinh: Phổi lớn rất nhanh.

+ Trẻ 8 tuổi: Phổi lớn gấp 8 lần ở trẻ sơ sinh

+ Người trưởng thành: Phổi lớn gấp 20 – 22 lần ở trẻ sơ sinh

Xem thêm: Phần 4: Hệ hô hấp – Sinh học 8

Bài viết trên chúng tôi đã đem lại cho các bạn những bài tập nâng cao của phần các Hệ hô hấp( tiếp),  đây là kho tài liệu ôn thi hữu ích, phục vụ cho các kỳ thi học sinh giỏi. Chúc các bạn học tập hiệu quả!