Mạng tính là gì

  • 1. Mạng máy tính là gì?
  • 2. Lợi ích của mạng máy tính là gì?
  • 3. Cách thức hoạt động của mạng máy tính?
  • 4. Mạng máy tính được phân ra làm mấy loại?
    • LAN (Mạng cục bộ – Bao gồm có dây và không dây)
    • MAN (Mạng đô thị Metropolitan area network)
    • WAN (Mạng diện rộng – wide area network)
  • 5. Một mạng máy tính gồm các thành phần nào?

Mạng máy tính là gì? Khái niệm này không mới, song thực tế không phải ai cũng có thể đọc hiểu tường tận. Trong cuộc sống 4.0, vai trò của mạng máy tính càng trở nên quan trọng. Để hiểu rõ hơn về khái niệm này cũng như lợi ích của mạng máy tính, một mạng máy tính gồm những thành phần nào… mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây.

Mạng máy tính (tên tiếng anh là Computer Network) là một hệ thống có ít nhất từ 2 máy tính trở lên được kết nối với nhau thông qua các đường truyền mạng.

Mạng máy tính kết nối với nhau để làm gì? Nhờ được kết nối mà các thiết bị máy tính (PC, Laptop, máy tính bảng, điện thoại thông minh…) có thể chia sẻ tài nguyên, trao đổi thông tin qua lại với nhau mà không cần sử dụng đến các thiết bị hỗ trợ, như: USB, Thẻ nhớ, CD…

Mạng tính là gì
Mạng máy tính là gì? Là hệ thống máy tính được kết nối với nhau qua đường truyền mạng

2. Lợi ích của mạng máy tính là gì?

Trong thời đại 4.0, mạng máy tính ngày càng bộc lộ rõ hơn vai trò của mình trong thúc đẩy phát triển công nghệ số và mang đến cho con người những lợi ích vô cùng thiết thực.

Chia sẻ thông tin: Trước đây, chúng ta phải sử dụng các thiết bị ngoại vi, như: USB, đĩa CD… để lưu trữ và truyền tải dữ liệu. Nhưng hiện tại, điều đó đã được hạn chế, do con người có thể lưu trữ đám mây; có thể chia sẻ, trao đổi thông tin trực tiếp với nhau một nhanh chóng mà không cần đến những thiết bị ngoại vi kể trên. Chưa kể, cùng lúc chúng ta có thể chia sẻ thông tin với rất nhiều người chỉ trong nháy mắt.

Mạng máy tính chia sẻ những gì? Đó là dữ liệu, là tài nguyên giữa các máy tính, giữa các người dùng. Người dùng dễ dàng xem, chỉnh sửa, sao chép dữ liệu từ máy tính khác như đang thực hiện trên máy của mình. Đồng thời họ cũng có thể chia sẻ nguồn tài nguyên ấy với người khác trên cùng mạng đó.

Tiết kiệm tài nguyên: Các thiết bị máy tính trên cùng một hệ thống mạng có thể dùng chung nhiều tài nguyên, như: Máy fax, máy in, webcam, modem, thiết bị lưu trữ (HDD, CD, FDD…) máy quét… Ngoài ra, các máy tính còn có thể dùng chung các phần mềm, từ đó giúp tiết kiệm chi phí mua bản quyền.

Mạng tính là gì
Không những chia sẻ thông tin, mạng máy tính còn giúp người dùng tiết kiệm được tài nguyên và linh hoạt hơn trong làm việc

Tiết kiệm thời gian, linh hoạt trong mọi hoàn cảnh: Bạn có thể sử dụng bất kỳ máy tính nào để truy cập vào tài khoản, kho dữ liệu cá nhân của mình. Đồng thời, có thể kết nối điện thoại (hay một thiết bị thông minh khác) với mạng máy tính, từ đó dễ dàng cập nhật, trao đổi thông tin và có thể làm việc ở bất cứ nơi đâu.

Thuận tiện trong quản lý: Với các công ty/ doanh nghiệp, việc quản lý, giám sát việc làm sẽ dễ dàng, thuận tiện và khoa học hơn thông qua mạng máy tính. Bên cạnh chia sẻ rộng rãi, bạn cũng có thể giới hạn truy cập, sử dụng các công cụ bảo mật để tránh bị đánh cắp dữ liệu.

3. Cách thức hoạt động của mạng máy tính?

Trong hệ thống mạng máy tính, có rất nhiều các thiết bị được sử dụng. Mỗi thiết bị lại đóng vai trò quan trọng khác nhau. Trong đó, các thiết bị như Router, Switch, Access Point (điểm truy cập) đóng vai trò nền tảng. Chúng được sử dụng để tạo ra một hệ thống truyền thông tiêu chuẩn thông qua giao thức TCP/IP.

Thiết bị chuyển mạch đóng vai trò kết nối các thiết bị đầu cuối (Máy tính, máy in, điện thoại…), giúp những thiết bị này bảo mật nội bộ với mạng trong công ty/ tổ chức hoặc gia đình. Điểm truy cập kết nối thiết bị với mạng mà không cần sử dụng dây cáp.

Mạng tính là gì
Router, Switch, Access Point được xem là các thiết bị nền tảng của mạng máy tính

Router (bộ định tuyến) có vai trò kết nối mạng này với mạng khác. Nó hoạt động với vai trò điều phối, chọn tuyến đường đi tốt nhất cho tập tin, đảm bảo gửi đúng đến địa chỉ đích. Ngoài ra, Router còn giúp bảo vệ các thông tin trong mạng khỏi các mối đe dọa bảo mật bên ngoài.

Bộ chuyển mạch và bộ định tuyến không giống nhau, điểm khác biệt lớn nhất là cách mà chúng xác định thiết bị đầu cuối.

Cụ thể: Switch Layer 2 xác định duy nhất một thiết bị bằng địa chỉ MAC “đã ghi sẵn” của nó; còn Router Layer 3 lại xác định duy nhất kết nối mạng của thiết bị bằng địa chỉ IP được chỉ định bởi mạng.

Ngày nay, hầu hết các thiết bị chuyển mạch đều được tích hợp thêm một số chức năng định tuyến. Ngoài khả năng kết nối, mạng máy tính hiện còn được nhiều tổ chức bắt tay vào chuyển đổi kỹ thuật số, nhằm khai thác tối đa hiệu quả mà nó có thể mang lại.

4. Mạng máy tính được phân ra làm mấy loại?

Thực tế chúng ta có rất nhiều cách phân loại mạng máy tính, như: Phân theo chức năng, phân theo mô hình kết nối… Trong bài viết, chúng tôi phân theo mô hình kết nối, cách phân loại này giúp người đọc dễ hiểu, dễ hình dung hơn.

LAN (Mạng cục bộ – Bao gồm có dây và không dây)

LAN (Local Area Network) là mạng cục bộ, phạm vi kết nối của chúng chỉ bó hẹp trong một khu vực bán kính nhất định, như trong một gia đình/ cơ quan/ tổ chức/ tòa nhà/ công ty… Phạm vi hoạt động của mạng LAN có thể nhỏ hoặc lớn. Nhỏ nhất thì chỉ sử dụng kết nối 2 máy tính với nhau, lớn nhất có thể kết nối hàng nghìn máy tính.

Song, dù nhỏ hay lớn thì loại mạng này cũng chỉ hoạt động trong một giới hạn khu vực nhất định, bởi vậy mà nó được gọi là mạng cục bộ.

Mạng tính là gì
Mạng LAN là mạng cục bộ, giới hạn trong một không gian nhất định

Mạng LAN cung cấp kết nối internet trong một không gian nhất định với một kết nối internet duy nhất, thường có băng thông lớn. Mạng LAN bao gồm có dây và không dây (WLAN).

Nhiều mạng LAN kết nối với nhau tạo thành mạng WAN, nói cách khác, mạng LAN chính là một tập hợp con của mạng WAN.

MAN (Mạng đô thị Metropolitan area network)

Đúng như tên gọi, mạng MAN được thiết kế cho phạm vi trong một thành phố hoặc thị xã, khoảng cách thường nhỏ hơn 100km. Xét về quy mô, mạng MAN có phạm vi lớn hơn mạng LAN, nhưng lại nhỏ hơn mạng WAN. Mạng này đóng vai trò kết nối giữa các mạng LAN với nhau, hoặc kết nối giữa mạng LAN và mạng WAN.

Đối tượng sử dụng mô hình mạng đô thị thường là các công ty/ doanh nghiệp/ tổ chức… có nhiều bộ phận hoặc nhiều chi nhánh kết nối với nhau. Mạng này có ưu điểm là tính khả dụng cao, dễ mở rộng, có thêm nhiều công cụ cho phép nhà điều hành mạng hoặc kỹ sư triển khai các ứng dụng chuyên nghiệp một cách dễ dàng.

Mạng tính là gì
Mạng MAN có phạm vi rộng hơn so với mạng LAN, nhưng hẹp hơn so với mạng WAN

WAN (Mạng diện rộng – wide area network)

WAN được gọi là mạng diện rộng vì phạm vi hoạt động của nó không bị giới hạn như mạng LAN. Nó có thể mở rộng ra nhiều vị trí, vượt biên giới quốc gia, trải dài trên một khu vực địa lý, thậm chí phủ sóng toàn cầu.

Ví dụ: Một công ty có hàng trăm văn phòng, phân bố ở khắp các quốc gia, châu lục trên thế giới. Họ sử dụng mạng WAN để kết nối các mạng văn phòng với nhau.

Có thể bạn chưa biết, mạng WAN lớn nhất trên thế giới là internet. Vì nó là tập hợp của rất nhiều mạng quốc tế liên kết với nhau. Mặc dù mạng WAN có khả năng truyền tín hiệu rộng, không bị giới hạn, song chi phí lắp đặt rất cao, cách thức quản trị cũng phức tạp.

Mạng tính là gì
Xét về quy mô địa lý thì mạng WAN chỉ đứng san mạng GAN

Ngoài 3 mạng máy tính kể trên, chúng ta còn có: Mạng GAN (Global Area Network), PAN (mạng cá nhân), Intranet, Extranet, Internet… tất cả các mạng này đều có phạm vi, hoạt động khác nhau và được ứng dụng trong môi trường nhất định.

5. Một mạng máy tính gồm các thành phần nào?

Một mạng máy tính có 4 thành phần cơ bản, gồm:

  • Các thiết bị đầu cuối: Máy in, máy fax, máy tính, điện thoại, tivi… có vai trò giải mã những tín hiệu, mã do trung tâm chuyển mạch hoặc tổng đài chuyển đến. Hoặc làm thao tác ngược lại là chuyển đổi các dữ liệu dạng thô (Như: Giọng nói, âm thanh…) sang tín hiệu để truyền đi. Tóm lại, bạn có thể hiểu đây là các công cụ mã hóa, thu – phát tín hiệu truyền đến và truyền đi.
  • Các thiết bị kết nối mạng: Vỉ mạng, bộ chuyển mạch (switch), HUB, modem, bộ định tuyến (router),… Các thiết bị này có nhiệm vụ giúp dòng dữ liệu giữa hai phần mạng có thể truyền qua lại được cho nhau.
  • Môi trường truyền dẫn: Gồm: Các loại dây dẫn, wifi, sóng điện từ, bức xạ hồng ngoại, sóng vệ tinh,… là môi trường xung quanh mạng máy tính; giúp các máy tính có thể kết nối với nhau thông qua các kết nối vật lý từ những vật dụng có tính chất đặc biệt.
  • Giao thức truyền thông (protocol): Hay còn được gọi là giao thức giao tiếp, giao thức tương tác, giao thức liên mạng hoặc giao thức trao đổi thông tin. Đây là tập hợp các quy tắc quy định việc trao đổi thông tin trong mạng giữa các thiết bị nhận và truyền dữ liệu.
Mạng tính là gì
Giao thức truyền thông bao gồm các quy tắc quy định việc trao đổi thông tin trong mạng

Trên đây là các thông tin cơ bản về mạng máy tính là gì? Lợi ích của mạng máy tính? Một mạng máy tính gồm những thành phần nào?… Còn có rất nhiều các nội dung khác liên quan đến khái niệm này, nếu bạn muốn tìm hiểu sâu hơn dưới góc độ chuyên môn, có thể tham khảo thêm các cuốn sách “Công nghệ mạng máy tính”, “Thiết kế mạng Intranet”…

Đường truyền mạng máy tính là gì?

Đường truyền là hệ thống các thiết bị truyền dẫn có dây hay không dây dùng để chuyển các tín hiệu điện tử từ máy tính này đến máy tính khác. Các tín hiệu điện tử đó biểu thị các giá trị dữ liệu dưới dạng các xung nhị phân (On – Off). Tất cả các tín hiệu được truyền giữa các máy tính đều thuộc một dạng sóng điện từ.

2 mạng máy tính là gì?

Khái niệm mạng máy tính Mạng máy tính là một hệ thống gồm nhiều máy tính và các thiết bị được kết nối với nhau bởi đường truyền vật lý theo một kiến trúc (Network Architecture) nào đó nhằm thu thập, trao đổi dữ liệu và chia sẽ tài nguyên cho nhiều người sử dụng.

Mạng máy tính dùng làm gì?

Kết nối mạng máy tính đề cập đến các thiết bị điện toán được kết nối với nhau để có thể trao đổi dữ liệu và chia sẻ tài nguyên với nhau. Những thiết bị kết nối mạng này sử dụng một hệ thống quy tắc, được gọi giao thức truyền thông, để truyền thông tin qua các công nghệ vật lý hoặc không dây.

Ý nghĩa cơ bạn của mạng máy tính là gì?

Mạng máy tính có nhiều ích lợi : - Tiết kiệm được tài nguyên phần cứng - Giúp trao đổi dữ liệu dễ dàng - Chia sẻ ứng dụng - Tập trung dữ liệu,dễ bảo mật,dễ sao lưu - Sử dụng internet…. truyền thông mạng được kết nối với nhau trong một khu vực nhỏ như tòa nhà cao ốc, trường đại học, khu giải trí...