Mặt hàng xuất khẩu chủ lực, mang lại giá trị kinh tế lớn nhất ở đnb là *

Những năm qua, các địa phương vùng ĐNB phát triển ngày càng năng động, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, bền vững ở nhiều lĩnh vực như điện tử, phần mềm, các dịch vụ thương mại, logistics, tài chính, viễn thông, du lịch; đi đầu trong hội nhập, mở rộng giao thông, hợp tác kinh tế có hiệu quả với các nước trong khu vực Đông - Nam Á và thế giới. Hiện, vùng ĐNB đứng thứ hai cả nước về số doanh nghiệp (DN) thành lập mới với hơn 3.370 DN (chiếm 69%). Chỉ riêng sáu tháng đầu năm 2016, vùng ĐNB thu hút đầu tư nước ngoài lớn nhất cả nước, chiếm 51,6% số dự án cấp mới, 62,5% lượt dự án tăng vốn và 42,2% tổng vốn đầu tư cả nước.

Có được kết quả này là do các tỉnh, thành phố vùng ĐNB không ngừng nâng cao chất lượng điều hành minh bạch môi trường kinh doanh, thực hiện cải cách trên nhiều lĩnh vực, thực thi nhiều chính sách hỗ trợ cho các DN đầu tư tại địa bàn, thường xuyên đối thoại trực tuyến chính quyền - doanh nghiệp, kịp thời tháo gỡ khó khăn cho DN.

Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), kim ngạch xuất khẩu của vùng chiếm gần 60% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước. Tính theo độ mở cửa kinh tế, đo bằng tỷ trọng xuất khẩu trên GDP, vùng ĐNB có chỉ số mở cửa đạt gần 110%, trong khi chỉ số cả nước chỉ khoảng 70%. Tỷ lệ đầu tư trên GDP chiếm 50%, gấp 1,5 lần so cả nước; có nhịp độ tăng trưởng kinh tế cao hơn khoảng 1,4 lần đến 1,6 lần so nhịp độ tăng trưởng bình quân chung cả nước.

Các dự án đầu tư nước ngoài (FDI) ở vùng ĐNB đi tiên phong trong hầu hết các ngành, lĩnh vực ưu thế của vùng. Tính đến tháng 8-2016, các nhà đầu tư nước ngoài đã tham gia 11.537 dự án với tổng vốn hơn 140 tỷ USD; trong đó, 55,8% số dự án và 58% số vốn đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp và chế tạo. Dự kiến trong giai đoạn 2016-2020, tổng vốn đầu tư FDI của toàn vùng đạt khoảng gần 60 tỷ USD vốn đăng ký.

Phó Cục trưởng Đầu tư nước ngoài Đặng Xuân Quang nhìn nhận: Vùng kinh tế ĐNB đã hình thành mạng lưới đô thị vệ tinh phát triển chung quanh TP Hồ Chí Minh, liên kết bởi các tuyến trục và vành đai thông thoáng. ĐNB là một vùng công nghiệp trọng yếu lớn nhất của cả nước, hình thành và liên kết mạng lưới các khu công nghiệp, các ngành công nghiệp mũi nhọn như: Khai thác và chế biến dầu khí, luyện cán thép, năng lượng điện, công nghệ tin học, hóa chất cơ bản, phân bón và vật liệu… làm nền tảng công nghiệp hóa của vùng và cả nước.

Thêm một “điểm cộng” nữa cho vùng ĐNB là trong năm 2015, cải cách thủ tục hành chính khu vực này ngày càng nhanh chóng, việc tiếp cận thông tin được đánh giá tương đối thuận lợi. Trưởng Ban Pháp chế Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Đậu Anh Tuấn thông tin: “Năm 2015 ghi nhận sự năng động, sáng tạo của chính quyền khu vực ĐNB. Cụ thể, UBND các tỉnh, thành phố đã linh hoạt trong khuôn khổ pháp luật nhằm tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho các DN tư nhân, sáng tạo trong việc giải quyết các vấn đề mới phát sinh”.

Theo Hiệp hội doanh nghiệp TP Hồ Chí Minh, giữa TP Hồ Chí Minh và các tỉnh miền đông đã ký hợp tác nhưng chưa có sơ kết đánh giá hiệu quả tác động, ngoại trừ giao thông, môi trường chung. Về liên kết cơ học, đã hình thành nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất tại TP Hồ Chí Minh và các tỉnh ĐNB. Điều này đã giúp các DN, các ngành sản xuất đầu tư chéo giữa các địa phương rất đa dạng, tích cực và khá hiệu quả...

Mặc dù vùng ĐNB hội tụ nhiều ưu thế nổi trội, nhưng theo Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Kinh tế Trung ương, Tiến sĩ Cao Đức Phát, sự phát triển này vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của vùng. Chất lượng tăng trưởng kinh tế vùng ĐNB chưa cao, thiếu bền vững; chất lượng nguồn nhân lực còn thấp so yêu cầu phát triển, kết cấu hạ tầng chưa phát triển kịp với nhu cầu. Bên cạnh đó, sự phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương còn nhiều hạn chế; vấn đề liên kết vùng còn yếu. Mặc dù đã được quy hoạch thành vùng kinh tế trọng điểm nhưng ĐNB vẫn thiếu thể chế đặc thù cũng như thể chế điều phối và liên kết kinh tế.

Đồng thuận với ý kiến nêu trên, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến đầu tư tỉnh Bình Phước Võ Văn Khoa dẫn chứng: Việc liên kết vùng chưa trở thành trọng tâm phát triển, các tỉnh chưa xây dựng được cơ sở dữ liệu vùng, thiếu sự hợp tác giữa các địa phương trong việc hoạch định chính sách, giới thiệu và phân bổ nhà đầu tư... Việc xúc tiến đầu tư vào các khu công nghiệp, cụm công nghiệp chủ yếu do DN tự tìm đến, sau đó mới thông qua địa phương. Hệ quả của việc thiếu liên kết dẫn đến tình trạng nơi thừa, nơi thiếu nhà đầu tư”.

Ở góc độ DN, Phó Chủ tịch Hiệp hội DN thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Băng Tâm nhận xét, nhiều hiệp hội DN tại các tỉnh hoạt động chưa mạnh, thiếu sự liên kết. Do đó, muốn liên kết vùng bền chặt, cần phải có một “nhà cầm quân” đứng ra điều phối và liên kết kinh tế các tỉnh, thành phố theo một cơ chế liên kết đặc thù, đồng thời phát huy hơn nữa vai trò của các hiệp hội DN.

Theo nhiều chuyên gia, thế mạnh vùng ĐNB là công nghiệp dệt may, hiện chiếm khoảng 60% kim ngạch xuất khẩu dệt may của cả nước. Để phát huy lợi thế đó, khu vực này cần liên kết và giải quyết hai vấn đề là nguồn nhân lực và nguyên liệu. Bởi nước ta chưa có đội ngũ thiết kế thời trang chuyên nghiệp cho nên giá trị gia tăng từ sản phẩm dệt may rất thấp. Hơn nữa, 95% nguồn nguyên liệu dệt may trong nước đều phải nhập khẩu từ nước ngoài.

Phó Chủ tịch VCCI, tiến sĩ Đoàn Duy Khương cho rằng: Hội nhập sâu vào thị trường quốc tế trong những năm tiếp theo sẽ là cơ hội mới, nhưng cũng cần một nguồn lực mới để cơ hội trở thành hiện thực. Muốn vậy, vùng ĐNB cần phải định vị là một khu vực thống nhất, liên kết kinh tế có sức cạnh tranh cao ở thị trường trong và ngoài nước, nhằm bảo đảm sự tăng trưởng khu vực; tạo ra nhiều công ăn việc làm. Đồng thời, xác định rõ lĩnh vực, ngành nghề, sản phẩm, phân khúc sản phẩm cốt lõi có khả năng liên kết và cạnh tranh ở thị trường trong nước cũng như quốc tế. Xây dựng các cơ sở hạ tầng cứng và hạ tầng mềm như: Thể chế, chính sách, giáo dục, nghiên cứu đào tạo… nhằm tăng cường sức liên kết và cạnh tranh của các ngành nghề cốt lõi…

Phương Vy

Vui lòng nhập tên!

Họ và tên (*)

Email không hợp lệ!

Điện thoại không hợp lệ!

Số điện thoại (*)

You are using an out of date browser. It may not display this or other websites correctly.
You should upgrade or use an alternative browser.

  • Người khởi tạo Lingg Ling
  • Ngày gửi 10/1/22

Mặt hàng xuất khẩu chủ lực, mang lại giá trị kinh tế lớn nhất là

A. đồ gỗ.

B. dầu thô.

C. thực phẩm chế biến.

D. hàng may mặc.

Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của Đông Nam Bộ là

Mặt hàng xuất khẩu chủ lực, mang lại giá trị kinh tế lớn nhất là

Tam giác công nghiệp mạnh của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là

Tỉnh nào sau đây không thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam?

Đâu không phải là đặc điểm của khu vực dịch vụ ở Đông Nam Bộ?

Đông Nam Bộ có sức hút mạnh đầu tư nước ngoài, nguyên nhân không phải vì