Môn thể chất là gì

(Last Updated On: 02/10/2021 by Lytuong.net)

Thể chất chỉ chất lượng thân thể con người. Đó là những đặc trưng tương đối ổn định về hình thái và chức năng của cơ thể được hình thành và phát triển do bẩm sinh di truyền và điều kiện sống (bao gồm cả giáo dục, rèn luyện).

Thể dục thể thao (TDTT) gắn bó chặt chẽ với quá trình phát triển thể chất. Đó là một quá trình hình thành, biến đổi tuần tự theo quy luật trong cuộc đời từng người (tương đối lâu dài) về hình thái, chức năng và cả những tố chất thể lực và năng lực thể chất. Chúng được hình thành “trên” và “trong” cái nền thân thể ấy.

Thể chất bao gồm thể hình, khả năng chức năng và khả năng thích ứng.

Thể hình gồm hình thái, cấu trúc của cơ thể, bao gồm trình độ phát triển, những chỉ số tuyệt đối về hình thái và tỷ lệ giữa chúng cùng tư thế. Còn năng lực thể chất lại chủ yếu liên quan với những khả năng chức năng của các hệ thống, cơ quan trong cơ thể thể hiện chính qua hoạt động cơ bắp. Nó bao gồm các tố chất thể lực (sức mạnh, sức nhanh, sức bền, độ dẻo, sự khéo léo vận động…) và những năng lực vận động cơ bản của con người (đi, chạy, nhảy, ném, leo trèo, bò, mang vác…). Khả năng thích ứng chỉ trình độ (năng lực) thích ứng chủ yếu về chức năng của cơ thể con người với hoàn cảnh bên ngoài, bao gồm cả sức đề kháng với các bệnh tật. Còn trạng thái thể chất chủ yếu nói về tình trạng cơ thể qua một số dấu hiệu về thể tạng, được xác định bằng các cách đo tương đối đơn giản về chiều cao, cân nặng, vòng ngực, dung tích sống, lực tay, chân, lưng… trong một thời điểm nào đấy.

Đặc trưng của sự phát triển thể chất phụ thuộc nhiều vào các nguyên nhân tạo thành (điều kiện bên trong và bên ngoài) và sự biến đổi của nó theo một số quy luật về tính di truyền và khả biến, sự phát triển theo lứa tuổi và giới tính, sự thống nhất hữu cơ giữa cơ thể và môi trường, giữa hình thức – cấu tạo và chức năng của cơ thể.

Từng người và xã hội không thể tuỳ ý thay bỏ hoặc làm ngược lại những quy luật khách quan này. Chỉ có thể đạt hiệu quả phát triển thể chất tốt nếu hiểu ra được và vận dụng, tác động thích hợp theo nhưng phương hướng, mục đích nhất định, nhằm đáp ứng những nhu cầu và lợi ích của từng cá nhân và xã hội. Xét từ ý nghĩa ấy, TDTT là một nhân tố xã hội chuyên môn nhằm tác động có chủ đích và hợp lý đến quá trình phát triển thể chất của con người, chủ yếu là về các tố chất vận động và những kỹ năng vận động quan trọng trong đời sống.

Liên quan với các khái niệm trên, sự hoàn thiện thể chất lại là mức tối ưu (tương đối với một giai đoạn lịch sử nhất định) của trình độ chuẩn bị thể lực toàn diện và phát triển thể chất cân đối, đáp ứng đầy đủ những yêu cầu của lao động và những hoạt động cần thiết khác trong đời sống, phát huy cao độ, đầy đủ những năng khiếu bẩm sinh về thể chất của từng người phù hợp với những quy luật phát triển toàn diện nhân cách và giữ gìn, nâng cao sức khoẻ để hoạt động tích cực, bền lâu và có hiệu quả.

Bước đầu tiên, phổ cập, cơ bản về hoàn thiện thể chất cho mọi người trong một số nước là tập luyện để đạt được các tiêu chuẩn rèn luyện thân thể chung trong từng thời kỳ.

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Môn thể chất là gì
Dụng cụ học môn Giáo dục thể chất ở Calhan, Colorado.
Môn thể chất là gì
Đám trẻ đang sử dụng chiếc dù trong tiết học Thể dục.

Giáo dục thể chất, thường gọi tắt là Thể dục, là một môn học được giảng dạy trong nhà trường ở trên khắp thế giới. Môn này thường được dạy ở cấp tiểu học và trung học, thậm chí ở cả bậc đại học, khuyến khích rèn luyện tâm thần vận động thông qua hoạt động chơi và môi trường khám phá vận động nhằm thúc đẩy sức khỏe và sự khỏe mạnh về thể chất.[1] Các hoạt động trong môn Thể dục có thể kể đến như: bóng đá, bóng lưới, khúc côn cầu, rounders, bóng gậy, four square, đua và vô số các trò chơi thiếu nhi khác. Môn Giáo dục thể chất còn dạy về dinh dưỡng, các thói quen có lợi cho sức khỏe và tính cá nhân của các nhu cầu.[2]

Chương trình giảng dạy bộ môn Giáo dục thể chất thì đa dạng trên quy mô toàn thế giới. Khi được dạy chính xác thì lớp học Thể dục có thể tạo ra tác động tích cực đến sức khỏe, hành vi và học lực của người học.[3]

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

  • Tiêu khiển
  • Thể dục

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Anderson, D. (1989). The Discipline and the Profession. Foundations of Canadian Physical Education, Recreation, and Sports Studies. Dubuque, IA: Wm. C. Brown Publishers.
  2. ^ Mitchell, Stephen (2016). The Essential of Teaching Physical Education. Shape America - Society of Health and Physical Educators. tr. 1 page cited (4 page). ISBN 978-1-4925-0916-5.
  3. ^ Wong, Alia (29 tháng 1 năm 2019). “Gym Class Is So Bad Kids Are Skipping School to Avoid It”. The Atlantic. Truy cập ngày 30 tháng 1 năm 2019.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

  • Môn thể chất là gì
     “Educational Athletics” . Encyclopedia Americana. 1920.
  • The Sociological Aspects of Physical Education