Một phân tử ADN ban đầu tự nhân đôi 5 lần thi thử được bao nhiêu ADN con

Quá trình nhân đôi ADN hay còn gọi là quá trình tự sao, mình hiểu là từ 1 phân tử ADN ban đầu qua quá trình tự sao sẽ tạo ra 2 phân tử ADN giống hệt nhau. Trong mỗi phân tử ADN mới được tạo thành đó sẽ có 1 mạch polinucleotit của ADN ban đầu và 1 mạch mới được tổng hợp từ các nucleotit lấy từ môi trường nội bào.


Tương tự như vậy qua lần nhân đôi thứ 2, tức là từ 2 phân từ ADN con mới được tạo thành lại tiếp tục nhân đôi lần nữa, như ta đã biết cứ 1 phân tử ADN qua quá trình nhân đôi sẽ cho ra 2 ADN con, vậy ở đây từ 2 phân tử ADN qua nhân đôi sẽ cho ra 4 phân tử ADN con. Tương tự như vậy qua lần nhân đôi thứ 3 sẽ cho ra 8 ADN con, . . . và qua lần nhân đôi thứ n sẽ cho ra $2^n$ phân tử ADN con.

Nói nhiều lắm sợ cái đầu không hình dung được, thôi thì mình đưa ra các ví dụ, các bạn cùng mình phân tích ví dụ và cùng nhau giải, các bạn sẽ tự tìm được công thức cũng như cách giải của riêng minh. Đối với bài tập môn sinh học, các bạn không được nôn nóng, đặc biệt là nhớ công thức sinh học một cách máy móc mà không hiểu công thức thì sẽ không thể vận dụng vào giải bài tập cụ thể đâu nhé!

Trong các bài tập mà mình đề cập ở đây đều xét trường hợp phân tử ADN có cấu trúc dạng B, mỗi phân tử ADN gồm 2 mạch polinu xếp song song và ngược chiều, các dạng khác ít gặp hơn và mình sẽ đề cập vào dịp khác ở chuyên một chuyên đề phù hợp hơn.


Ví dụ 1: Một phân tử ADN, qua 5 lần nhân đôi liên tiếp sẽ tạo ra tổng số phân tử ADN con là bao nhiêu?


Hướng dẫn giải Bài này bạn chỉ cần nhẩm là ra kết quả là 32 ADN con. Cách nhẩm là: 1 ADN qua nhân đôi lần 1 sẽ cho ra 2 ADN con, nhân đôi lần 2 sẽ cho 4 ADN con, lần 3 sẽ cho 8 ADN con, lần 4 sẽ cho 16 ADN con và lần thứ 5 sẽ cho 32 ADN con. Ra kết quả nhưng lại tốn thời gian, qua cách diễn giải ở trên các bạn có nhân thấy: $2^1=1$; $ 2^2=4$; $ 2^3=8$; $ 2^4=16$; $ 2^5=32$.

Ví dụ 2: Có 5 phân tử ADN ban đầu cùng nhân đôi liên tiếp 10 lần. Hãy tính:

a) Tổng số phân tử ADN con được tạo thành. b) Tổng số phân tử ADN con có mang mạch polinu của ADN ban đầu. c) Tổng số phân tử ADN con có nguyên liệu hoàn toàn mới từ môi trường nội bào.

Hướng dẫn giải:

Như ta đã nói ở trên, 1 phần tử qua 10 lần nhân đôi liên tiếp sẽ tạo ra $2^{10}$ phân tử ADN con. Vậy: a) Có 5 phân tử ADN ban đầu qua 10 lần nhân đôi liên tiếp sẽ tạo ra $5\times {{2}^{10}}=5120$ phân tử ADN con. b) Quá trình nhân đôi tuân theo nguyên tắc bán bảo tồn, nên trong tất cả 5120 phân tử ADN con luôn có 5*2=10 phân tử ADN con mang 1 mạch polinu của ADN ban đầu. c) Tổng số phân tử ADN con có nguyên liệu hoàn toàn mới từ môi trường nội bào, tức là cả 2 mạch đều mới được tổng hợp từ nguyên liệu của môi trường nội bào. Như vậy thì sẽ có 5012 – 10 = 5002 phân tử ADN con có nguyên liệu hoàn toàn từ môi trường nội bào.

Qua đây chúng ta có thể làm nhanh bài này bằng công thức:

- Tổng số phân tử ADN con được tạo thành từ x phân tử ADN ban đầu qua n lần nhân đôi là: $x\times {{2}^{n}}$. - Tổng số phân tử ADN con có chứa 1 mạch polinu của ADN mẹ ban đầu từ x phân tử ADN ban đầu qua n lần nhân đôi là: $x\times 2$. - Tổng số phân tử ADN con có nguyên liệu hoàn toàn từ nguyên liệu của môi trường nội bào từ x phân tử ADN ban đầu qua n lần nhân đôi là: $x\times {{2}^{n}}-2$.

Ví dụ 3: Người ta chuyển 1570 vi khuẩn E.coli từ môi trường nuôi cấy với $N^{14}$ sang môi trường nuôi cấy với $N^{15}$. Sau một thời gian khi phân tích ADN của E.coli thì tỉ lệ ADN mang hoàn toàn $N^{15}$ chiếm 93,75%. Số E.coli trong quần thể sau một thời gian nuôi cấy này là bao nhiêu?


Hướng dẫn giải: Ta có 1570 phân tử ADN ban đầu, qua n lần nhân đôi liên tiếp sẽ cho ra $2\times 1570=3140$ phân tử ADN con có chứa poliNu của ADN mẹ ban đầu [chứa $N^{14}$]. Số 3140 tương ứng với 100 -93,75=6,25 số vi khuẩn. Vậy tổng số vi khuẩn được tạo thành là: 3140*100/6,25=50240 vi khuẩn. Bạn cũng có thể suy luận cách khác, như bạn tính ra số lần nhân đôi của 1570 vi khuẩn ban đầu dựa vào số vi khuẩn có chứa $N^{14}$. Sau đó cũng tính được tổng số vi khuẩn được tạo thành.

Ví dụ 4: Có 3 phân tử ADN ban đầu, đều trải qua 4 lần nhân đôi liên tiếp. Hãy tính:

a) Tổng số mạch polinu trong các ADN được tạo thành. b) Tổng số mạch polinu mới được tổng hợp từ nguyên liệu của môi trường nội bào.

Hướng dẫn giải:

Bài này làm tương tự như ví dụ 3 nhưng thay vì tìm phân tử ADN con thì đề yêu cầu tìm số mạch polinu. Trong cấu trúc ADN ta biết cứ 1 phân tử ADN gồm 2 mạch. Như vậy: a) Tổng số mạch polinu trong các phân tử ADN con được tạo thành qua 4 lần nhân đôi liên tiếp từ 3 phân từ ADN ban đầu là: $3 \times 2^{4} \times 2 = 96$. b) Tổng số mạch polinucleotit được tổng hợp mớ là: 96 - 6 = 90. Vì trong tổng số 96 mạch polinu trong $3 \times 2^{4} \times 2 = 48$ ADN con thì luôn có 3x2 = 6 phân tử ADN con mạng 1 mạch polinu của ADN mẹ ban đầu, vậy nên ta trừ cho 6.

Ví dụ 5: Có 8 phân tử ADN tự nhân đôi một số lần bằng nhau đã tổng hợp được 112 mạch polinucleotit mới lấy nguyên liệu từ môi trường nội bào. Số lần nhân đôi của mỗi phân tử ADN trên là bao nhiêu?


Hướng dẫn giải Giả sử 8 phân tử ADN ban đầu đều nhân đôi n lần liên tiếp, thì tổng số ADN con được tạo thành là: $8 \times 2^n$. Ta cũng đã biết, 1 phân tử ADN qua n lần nhân đôi liên tiếp sẽ cho ra $2^n$ phân tử ADN con. Nhưng quá trình nhân đôi ADN tuân theo nguyên tắc bán bảo tồn, tức là 1 phân tử ADN ban đầu qua lần nhân đôi đầu tiên sẽ tạo ra 2 phân tử ADN con và 2 mạch polinu của phân tử ADN ban đầu vẫn được bảo tồn nhưng mỗi mạch sẽ đi về 1 phân tử ADN con, như vậy sẽ tạo ra 2 phân tử ADN con và trong mỗi phân tử ADN con có mang 1 mạch polinu của ADN mẹ và 1 mạch polinu mới được tổng hợp từ nguyên liệu của môi trường nội bào. Qua lần nhân đôi thứ 2 thì tạo ra 4 phân tử ADN con, nhưng chỉ có 2 phân tử ADN mang 1 mạch polinu của ADN mẹ ban đầu và một mạch polinu mới được tổng hợp, còn 2 phân tử ADN có cả 2 mạch đều mới được tổng hợp nguyên liệu của môi trường nội bào. Qua lần nhân đôi thứ 3 thì tạo ra 8 phân tử ADN con, nhưng chỉ có 2 phân tử ADN mang 1 mạch polinu của ADN mẹ ban đầu và một mạch polinu mới được tổng hợp, còn 6 phân tử ADN có cả 2 mạch đều mới được tổng hợp nguyên liệu của môi trường nội bào. Chung quy lại từ 1 phân tử ADN ban đầu, qua n lần nhân đôi liên tiếp sẽ tạo ra $2^n$ phân tử ADN con, trong đó có 2 phân tử ADN mang 1 mạch polinu của ADN ban đầu còn lại $2^n-2$ phân tử ADN có cả 2 mạch polinu hoàn toàn mới được tổng hợp từ nguyên liệu của môi trường nội bào. Như vậy theo đề bài có 112 mạch polinu mới được tổng hợp, tương đương với 112/2 + 8 = 64 phân tử ADN con. Và có 8 phân tử ADN ban đầu nên 1 phân tử ADN ban đầu sẽ cho ra 64/8=8 ADN con.

Vậy số lần nhân đôi của mỗi phân tử ADN con là: $2^n=8$, suy ra n=3

Vận dụng toán xác suất để giải nhanh các bài tập sinh học phần quy luật phân li độc lập như: xác định số loại kiểu gen, kiểu hình ở đời con hay tỉ lệ kiểu gen, kiểu hình ở đời con trong các phép lai khi biết kiểu gen của bố mẹ mà không cần viết sơ đồ lai. Theo quy luật phân li độc lập ta hiểu rằng: một phép lai có n cặp tính trạng, thực chất là n phép lai một cặp tính trạng. Như vậy khi đề bài cho biết kiểu gen có bố mẹ và tuân theo quy luật phân li độc lập thì ta chỉ cần dung toán xác suất để xác định nhanh số loại cũng như tỉ lệ kiểu gen, kiểu hình ở đời con theo quy tắc sau: Tỉ lệ KG khi xét chung nhiều cặp gen bằng các tỉ lệ KG riêng rẽ của mỗi cặp tính trạng nhân với nhau. Số KH khi xét chung nhiều cặp tính trạng bằng số KH riêng của mỗi cặp tính trạng nhân với nhau. Ví dụ:  Cho biết A - hạt vàng : a- hạt xanh; B- hạt trơn : b - hạt nhăn; D - thân cao : d- thân thấp. Tính trạng trội là trội hoàn toàn. Phép lai P: AabbDd x AaBbdd  sẽ cho số loại và tỉ lệ kiểu g

Loài ong mật có bộ NST lưỡng bội 2n=32. Hợp tử của loài trải qua nguyên phân. Hãy cho biết có bao nhiêu NST, crômatit, tâm động có trong một tế bào qua mỗi kì của quá trình nguyên phân? Để giải bài tập sinh học trên trước hết các bạn cần nhớ một số vấn đề sau: NST nhân đôi ở kì trung gian (pha S) trở thành NST kép, tồn tài trong tế bào đến cuối kì giữa. Vào kì sau, NST kép bị chẻ dọc tại tâm động, tách thành 2 NST đơn, phân li đồng đều về 2 cực tế bào. Crômatit chi tồn tại ở NST kép, mỗi NST kép có 2 crômatit. Mỗi NST dù ở thể đơn hay kép đều mang một tâm động. Vậy có bao nhiêu NST trong tế bào thì sẽ có bấy nhiêu tâm động. Do vậy, gọi 2n là bộ NST lưỡng bội của loài, số NST, số crômatit, số tâm động có trong một tế bào qua mỗi kì quá trình nguyên phân như bảng sau: Kì trung gian Kì đầu Kì giữa Kì sau Kì cuối Số NST đơn 0 0 0 4n 2n Sô NST kép 2n 2n 2n 0 0 Số crômatit 4n 4n 4n 0 0 Số tâm động 2n 2n 2n 4n 2n T

Bài tập về các quy luật di truyền là dạng bài tập tương đối khó nhưng lại có số câu trong đề thi khá nhiều, vì vậy chúng ta cần phải luyện thật nhiều dạng bài tập này để biết cách giải và tìm cho mình cách giải nhanh nhất phù hợp với hình thức thi trắc nghiệm. Ở bài này mình sẽ hướng dẫn các bạn giải một bài tập về cách tính số loại kiểu gen, số loại kiểu hình và tỉ lệ một loại kiểu hình nào đó một cách nhanh chóng trong trường hợp phép lai hai cặp tính trạng có xảy ra hoán vị gen . Ví dụ: Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng và tính trạng trội là trội hoàn toàn. Xét phép lai $\frac{AB}{ab}\times \frac{Ab}{aB}$, biết tần số hoán vị gen giữa hai gen A và B là 40% và diễn biến trong giảm phân tạo giao tử là như nhau ở hai giới. Tính số loại kiểu gen, số loại kiểu hình và tỉ lệ kiểu hình ở đời con? Hướng dẫn giải: Số kiểu gen ở đời con Bài này chúng ta có thể viết sơ đồ lai rồi ngồi điếm số kiểu gen trong trường hợp 2 gen cùng nằm trên một NST và có xảy ra hoán vị gen. Tu

Tìm xác suất xuất hiện số alen trội, lặn ở thế hệ con trong phép lai thuộc quy luật di truyền phân li độc lập là dạng bài tập sinh học khó . Nếu chúng ta dùng phương pháp chia riêng từng cặp gen để tính sau đó gộp lại thì  tốn khá nhiều thời gian mà dễ nhầm lẫn. Vì vậy hôm tôi cố gắng tìm công thức chung áp dụng cho mọi trường hợp của đề bài một cách nhanh chóng.  Ở dưới tôi đã đưa ra công thức chung (sẽ chứng minh công thức trong một chuyên đề khác để các bạn cần tìm hiểu chuyên sâu) có kèm theo 2 ví dụ điển hình. Sau khi hiểu công thức các bạn vận dụng để làm 5 bài tập vận dụng có đáp án kèm theo. Các bạn cần trao đổi thêm vui lòng phản hồi (comment) ở cuối bài viết. Toán xác suất trong di truyền học phân tử A. Phương pháp chung: Ở phép lai mà tổng số cặp gen dị hợp của bố và mẹ là n , thì ở đời con loại cá thể có k  alen trội chiếm tỉ lệ $\frac{C_{n}^{k-m}}{2^n}$. Trong đó m là số cặp gen đồng hợp trội ở cả bố và mẹ. Ví dụ 1: Ở phép lai AaBbdd x AabbDd, loại cá th

Sinh vật bình thường có bộ NST 2n, khi giảm phân sẽ cho giao tử bình thường n. Tuy nhiên trong thể đột biến như thể ba nhiễm, thể tứ bội thì giảm phân cho ra những loại giao tử như thế nào. Ở bài này sẽ hướng dẫn các em cách viết và các định tỉ lệ các loại giao tử được tạo ra trong quá trình giảm phân của thể tứ bội (4n). Ví dụ:  thể tứ bội có kiểu gen AAaa giảm phân bình thường sẽ tạo ra những loại giao tử nào và tỉ lệ bằng bao nhiêu? Để viết giao tử cho thể tứ bội các em sơ đồ hình chữ nhật như bên dưới. Ở mỗi góc của hình chữ nhật ta viết mỗi alen. Ví dụ ở trên cơ thể có kiểu gen AAaa nên ta viết 2 góc có alen A và 2 góc có alen a. Sau đó ta sẽ nối các cạnh và 2 đường chéo để được số loại và tỉ lệ giao tử như sau: Số giao tử AA = 1 Số giaotử aa = 1 Số giao tử Aa = 4 Vậy cơ thể tứ bội có kiểu gen AAaa giảm phân sẽ cho ra 3 loại giao tử lưỡng bội là AA, aa và Aa với tỉ lệ: 1/6AA : 4/6Aa : 1/6aa. Tất nhiên là ta chỉ xét một gen nào đó trong thể tứ bội và dạng này đề cũ

Câu 116 trong đề thi THPT Quốc Gia môn SINH HỌC 2019 hỏi về cách tính số loại giao tử tối đa trong trường hợp các cặp NST có xảy ra hoán vị không đồng thời. Cụ thể như sau: Cơ thể thực vật có bộ NST 2n=18, trên mỗi cặp NST xét 2 cặp gen dị hợp. Giả sử quá trình giảm phân ở cơ thể này đã xảy ra hoán vị ở tất cả các cặp NST nhưng mỗi tế bào chỉ xảy ra hoán vị gen nhiều nhất ở 1 cặp NST tại các cặp gen đang xét. Theo lí thuyết, số loại giao tử tối đa về các gen đang xét được tạo ra là A. 2048. B. 5120. C. 9216. D. 4608. Hướng dẫn phân tích và giải Số loại giao tử tối đa cần tìm = ${{2}^{n}}\times C_{n}^{1}x{{2}^{n}}$ (n là số cặp NST) = ${{2}^{9}}\times C_{9}^{1}x{{2}^{9}}$ = 2120 loại giao tử. Đấy là cách giải khi bạn làm bài, tuy nhiên bạn cần hiểu bản chất của bài toán này qua bài phân tích sau: Số loại giao tử tối đa = số giao tử bình thường (tối đa) + số giao tử hoán vị (tối đa). + Số giao tử bình thườngg (tối đa) = $2^9$= 512 loại giao tử. + Số giao tử hoán vị (

ADN là một đại phân tử sinh học được cấu trúc theo nguyên tắc đa phân các đơn phân là nucleotit. Trong tự nhiên thì phân tử ADN có nhiều dạng cấu trúc nhưng dạng phổ biến nhất là cấu trúc ADN theo dạng B ; Trong chương trình sinh học phổ thông thi chúng ta cũng chủ yếu bàn đến cấu trúc dạng B của ADN mà thôi. Nếu bạn chưa biết cấu trúc ADN dạng B như thế nào thì hãy xem trước bài viết cấu trúc dạng B của phân tử ADN ; Còn ở đây chúng ta chủ yếu bàn đến cách vận dụng lý thuyết về ADN vào giải những bài tập cụ thể liên quan đến cấu trúc ADN dạng B. Trước hết chúng ta bắt đầu với dạng bài tập đơn gian nhất trong series bài vết giải bài tập ADN cơ bản , và đây là bài đầu tiên sẽ hướng dẫn cách tính số nuclêôtit trong phân tử ADN (hay gen) khi biết một trong các đại lượng như: chiều dài ADN, khối lượng ADN, số liên kết hóa trị, số vòng xoắn. Sau đây chúng ta sẽ xem ví dụ về tính số nuclêôtit của ADN (có thể là phân tử ADN hoàn chỉnh hay chỉ là một đoạn ADN) cho từng trường hợp cụ thể:

Giả sử thế hệ xuất phát của một quần thể ngẫu phối có tần số alen A là p ; tần số alen a là q và chọn lọc tự nhiên loại bỏ hoàn toàn kiểu hình động hợp lặn (kiểu gen aa bị chết ở giai đoạn phôi) thì tần số alen và thành phần kiểu gen qua các thế hệ ngẫu phối như sau: Bài tập trắc nghiệm về quần thể ngẫu phối Quá trình ngẫu phối thì $F_1$ sẽ có thành phần kiểu gen là $p^2$ AA : 2pq Aa : $q^2$ aa . Do aa bị chết ở giai đoạn phôi nên tỉ lệ kiểu gen ở $F_1$ là: $p^2$ AA : 2pq Aa , suy ra tần số alen ở $F_1$ là: Tần số alen a = $\frac{pq}{p^2+2pq}=\frac{q}{1+q}$ n số alen A = $1-\frac{q}{1+q}=\frac{1}{1+q}$ Thành phần kiểu gen ở thế hệ F2 là: ${{\left( \frac{1}{1+q} \right)}^{2}}$AA : $2\frac{1}{1+q}\frac{q}{1+q}$Aa : ${{\left( \frac{q}{1+q} \right)}^{2}}$aa Vì aa bị chết ở giai đoạn phối nên thành phân kiểu gen của $F_2$ là: $\frac{1}{1+2q}$AA : $\frac{2q}{1+2q}$Aa, suy ra tần số alen ở $F_2$ là: Tần số alen a = $\frac{q}{1+2q}$ Tần số alen A = $\frac{1+q}{1+2q}$ Qu

Phiên mã là quá trình truyền thông tin di truyền từ phân tử ADN mạch kép sang phân tử ARN mạch đơn. Đây là quá trình tổng hợp ARN. Phiên mã diến ra ở kỳ trung gian, lúc nhiễm sắc thể ở dạng dãn xoắn. 1. Cơ chế phiên mã ở sinh vật nhân sơ: Quá trình phiên mã được phân thành 3 Giai đoạn: khởi động, kéo dài và kết thúc . Giai đoạn khởi động: Dưới tác động của enzim ARN-pôlimeraza một đoạn của phân tử ADN (gen) được tháo xoắn và tách 2 mạch đơn ra, trong đó một mạch đơn được dùng làm khuôn để tổng hợp ARN. Giai đoạn kéo dài: + Khi enzim ARN-pôlimeraza di động trên mạch khuôn, mỗi nuclêôtit trên mạch khuôn kết hợp với 1 ribonuclêotit trong môi trường nội bào theo nguyên tắc bổ sung (A-U, T-A, G-X, X-G) + Enzim di động theo chiều 3’ => 5’ và sợi ARN được tổng hợp theo chiều 5’ => 3’. Giai đoạn kết thúc: + Khi enzim ARN-pôlimeraza dịch chuyển gặp dấu hiệu kết thúc thì ngừng lại và nhã mạch khuôn ra, đồng thời mạch ARN được tổng hợp xong và tách khỏi enzim và mạch k

Một quần thể ngẫu phối xét 3 gen, gen 1 có 2 alen, gen 2 có 3 alen, gen 3 có 4 alen. Ba gen trên nằm trên nằm trên 1 cặp NST thường tương đồng (3 gen cùng nhóm liên kết). Hãy tính: a. Tổng số kiểu gen có thể có trong quần thể về 3 gen trên? b. Số kiểu gen đồng hợp và số kiểu gen dị hợp tử? c. Số kiểu giao phối trong quần thể về 3 gen trên? Thầy giúp em bài này với. ---Tuấn Anh---   Cách tính số kiểu gen tối đa trong trường hợp một gen nằm trên NST thường . Để giải bài này mình đưa ra công thức tính để các bạn có thể làm những bài tập sinh về cách tính số kiểu gen tối đa, kiểu gen đồng hợp, dị hợp và số kiểu giao phối trong quần thể của các gen cùng nằm trên một cặp NST thường (các gen cùng nhóm liên kết của NST thường). (còn công thức mình sẽ chứng minh sau nhé) Giả sử xét n gen nằm trên cùng một cặp NST thường, các gen có số alen lần lượt là $a_{1},a_{2},a_{3},...,a_{n}$ .   Ta có: Số loại tổ hợp gen trên một NST có t