Muốn tạo ra sự khác biệt có ý nghĩa, con người cần có những năng lực và phẩm chất nào sau đây

JavaScript isn't enabled in your browser, so this file can't be opened. Enable and reload.

Ý chí là khả năng giúp con người hoàn thành những hành vi đã định nhằm đạt được mục đích đề ra, đó chính là khả năng điều hòa và điều khiển có ý thức hành vi của bản thân mình. Cùng như ý chí chính là sự tập trung cao độ của tinh thần cho phép con người ức chế những yếu tố không liên quan hay không ảnh hưởng trực tiếp đến việc giải quyết vấn đề nhằm đạt được một mục đích nào đó. Ý chí như vậy chính là mặt năng động của ý thức, biểu hiện ở năng lực thực hiện những hành động có mục đích, đòi hỏi phải có sự nỗ lực khắc phục khó khăn bên ngoài và bên trong.

Một số phẩm chất của ý chí

Trong quá trình sống và hoạt động, con người sẽ dần hình thành những phẩm chất ý chí cần thiết để tồn tại và phát triển. Cũng chính nhũng phẩm chất này đặc trưng cho nhân cách của con người. Nó sẽ là nền tảng hay điều kiện thực hiện những mục đích hay lý tưởng sống của con người khi hỗ trợ con người vượt qua những khó khăn và thách thức. Có thể đề cập đến những phẩm chất sau của ý chí: tính mục đích, tính độc lập, tính quyết đoán, tính kiên trì và tính tự chủ.

Tính mục đích: Đây là một phẩm chất quan trọng của ý chí liên quan chặt chẽ đến khả năng đề ra mục đích trong hoạt động và trong cuộc sống của mình. Ngoài ra, tính mục đích giúp con người biết điều khiển hành vi của mình phục tùng vào định hướng đã được xác lập một cách tự giác, mạnh mẽ.

Tính độc lập: Tính độc lập liên quan đến khả năng đưa ra những quyết định và thực hiện hành động đã dự định mà không chịu ảnh hưởng bởi người khác. Tính độc lập trong ý chí còn thể hiện ở điểm chủ thể không bị ám thị hay áp đặt suy nghĩ, hành động bởi một đối tượng khác khi mình đã có suy nghĩ, cân nhắc và đưa ra những sự lựa chọn.

Tính quyết đoán: Tính quyết đoán là phẩm chất của ý chí liên quan chặt chẽ đến khả năng đưa ra những quyết định kịp thời, dứt khoát mà không có những tình trạng dao động không cần thiết hay phụ thuộc vào những tác động xung quanh. Tính quyết đoán được thể hiện vẫn dựa trên nền tảng của sự suy nghĩ, cân nhắc và phân tích một cách thấu đáo. Đó là lúc mà sự tham gia của nhận thức được thể hiện một cách rõ nét để con người đưa ra những quyết định hay những hành động có căn cứ.

Tính kiên trì: Tính kiên trì của ý chí liên quan đến khả năng vượt khó để đạt được mục đích dù rằng quá trình thực hiện ấy có thể ngắn nhưng cũng có thể rất dài. Tính kiên trì này thể hiện cường độ của ý chí mà đó chính là sự bền bỉ làm cho cá nhân không cảm thấy mệt mỏi, chán nản. Những thách thức và khó khăn dù có tác động cũng không làm cho cá nhân nhụt chí mà còn làm cho cá nhân có thêm sức mạnh và nghị lực để vượt qua tất cả những rào chặn phía trước hành trình thực hiện mục đích của chính mình.

Tính tự chủ: Tính tự chủ liên quan đến khả năng làm chủ được bản thân trong những trường hợp có sự xung đột tâm lý bên trong.

Hành động ý chí

Hành động ý chí hiểu một cách đơn giản là những hành động thực hiện theo sự nỗ lực của ý chí, sự cố gắng của nhận thức - hành vi.

Hành động ý chí được xác định dựa trên sự mong đợi của con người, những điều kiện thực hiện cũng như những tác động khác. Khi con người ý thức được mục đích và điều kiện thực hiện thì hành động ý chí mới trở nên mạnh mẽ vì nó sẽ thôi thúc con người đạt được mục đích. Nếu mất đi đặc điểm này thì hành động ý chí sẽ không thể tồn tại và không thể gọi đó là hành động ý chí. Trong hành động ý chí, con người luôn có quá trình lựa chọn phương tiện và biện pháp hành động sao cho thực hiện được mục đích và đạt được một kết quả như mong muốn.

Các giai đoạn của hành động ý chí

Giai đoạn chuẩn bị: Nhu cầu chính là yếu tố cơ bản thúc đầy cho hành động ý chí được chuẩn bị. Nhu cầu là yếu tố kích thích, gây ra mọi hành động.

  • Mức độ thấp - ý hướng: ở mức độ này mới chỉ phản ánh trong ý thức, nghĩa là còn mù mờ, chưa rõ ràng. Nhu cầu ở mức ý hướng là nhu cầu còn chưa rõ ràng, chưa phản ánh một cách đầy đủ.
  • Mức độ cao hơn ý muốn - so với ý hướng: thì nhu cầu biểu hiện rõ ràng hơn, xác định được đối tượng của nhu cầu, nhưng chưa xác định được phương pháp thực hiện mục đích.
  • Mức độ ý định: là nhu cầu đã được ý thức một cách đầy đủ, con người đã xác định được mục đích của hành động.

Giai đoạn quyết định thực hiện hoạt động: Kết quả của những đấu tranh trong chính bản thân là hành động đưa đến những quyết định. Giai đoạn quyết định thực hiện hoạt động dựa trên những suy nghĩ và cân nhắc của cá nhân. Quyết định là việc kết thúc giai đoạn chuẩn bị cho hành vi ý chí.

  • Quyết định thông thường là quyết định hầu như không tách rời khỏi các ý muốn cụ thể, thực hiện tiêu biểu qua các hành vi ý chí đơn giản, dễ dàng xảy ra, không có sự dao động gì và thường không có sự đấu tranh giữa các động cơ hoặc sự đấu tranh ấy bị hạn chế tối đa.
  • Quyết định không có đủ cơ sở là quyết định được đưa ra trong những tình huống khó khăn mà chủ thể chưa có sự chuẩn bị để vượt qua.
  • Quyết định có ý thức là quyết định tiêu biểu đối với những hành vi ý chí được thực hiện một cách độc lập sau khi đã phân tích kỹ các tình huống.
  • Nỗ lực ý chí thể hiện ở sự chú ý tập trung vào hoạt động cần thiết, hoặc ở sự kích thích chủ thể hoạt động, mặc dù có những khó khăn trở ngại nảy sinh trên con đường đạt tới mục đích.

Giai đoạn thực hiện: Quá trình thực hiện quyết định có thể có hai hình thức hành động bên ngoài - hành động bên trong, có thể gọi đó là hành động ý chí bên ngoài và hành động ý chí bên trong. Nếu con người ta đi chệch khỏi con đường đã định tức lệch mục đích thì đó là hành động thiếu ý chí. Việc thực hiện được tiến hành bằng các thao tác hoạt động nhất định nhằm đạt tới mục đích với những phương thức nhất định.

Giai đoạn đánh giá: Đánh giá kết quả hành động là đối chiếu kết quả đạt được với mục đích đã định. Sự đánh giá có thể xảy ra hai trạng thái: Đánh giá xấu thường kèm theo những rung cảm xấu hổ, hối hận, chưa thỏa mãn; Đánh giá tốt xảy với những rung cảm thỏa mãn, hài lòng, sung sướng.

Xu hướng

Xu hướng là hệ thống những thúc đẩy quy định tính lựa chọn của các thái độ và tính tích cực hoạt động của cá nhân. Xu hướng được biểu hiện ở các mặt chủ yếu: nhu cầu, hứng thú, lý tưởng, thế giới quan và niềm tin.

Nhu cầu: Nhu cầu là những đòi hỏi tất yếu mà con người thấy cần được thỏa mãn để tồn tại và phát triển. Nhu cầu bao giờ cũng hướng vào một đối tượng cụ thể, đối tượng ấy có thể là vật chất, tinh thần hay một hoạt động nào đó, chúng có khả năng làm thỏa mãn đòi hỏi cửa chủ thể. Chỉ khi nào nhu cầu gặp gỡ với đối tượng có khả năng thỏa mãn nó thì lúc đó nhu cầu trở thành động cơ của hoạt động. Vì thế, đối tượng của nhu cầu cũng được xác định rõ ràng cụ thể, càng kích thích, thúc đẩy hoạt động tích cực của con người vươn tới nó. Nhu cầu phản ánh những điều kiện kinh tế xã hội cũng như điều kiện của mỗi cá nhân. Sản xuất phát triển, xã hội ngày càng văn minh đã làm nảy sinh những nhu cầu và cách thức thỏa mãn đa dạng, phong phú. Đánh giá và tác động vào nhu cầu con người cần phải hướng vào cả nội dung cũng như cách thức thỏa mãn nó như thế nào. Khi nhu cầu được thỏa mãn, bản thân nhu cầu ấy sẽ bị suy yếu đi trong thời điểm đó, nhưng nó lại tiếp tục được lặp lại ở thời điểm khác theo một chu trình nhất định. Đặc biệt những nhu cầu về ăn, ở, mặc, học tập, giao tiếp thường xuyên tái diễn trong cuộc sống. Tuy nhiên, nhu cầu được tái hiện thường sẽ phong phú hoặc ở mức độ cao hơn. Không chỉ khác con vật ở nội dung phong phú của nhu cầu, mà còn khác ở chỗ con người chủ động sáng tạo một thế giới đối tượng để thỏa mãn chúng. Ở con người, ngoài những nhu cầu vật chất còn có những nhu cầu tinh thần, hơn nữa ngay cả những nhu cầu tự nhiên cũng được biến đổi đi và được thỏa mãn có đạo đức, văn hóa và thẩm mỹ.

Hứng thú: Hứng thú là thái độ đặc biệt của cá nhân với những đối tượng nào đó vừa có ý nghĩa trong đời sống vừa mang lại sự khoái cảm cho cá nhân trong hoạt động. Hứng thú được biểu hiện ở khuynh hướng hoạt động của cá nhân với những đối tượng, biểu hiện ở sự tập trung chú ý và ghi nhớ cao, biểu hiện ở tình cảm say mê với đối tượng lựa chọn.

Lý tưởng: Lý tưởng là mục tiêu cao đẹp, một hình ảnh mẫu mực tương đối hoàn chính có sức lôi cuốn con người vào hoạt động trong thột thời gian dài để vươn tới nó. Mỗi người trưởng thành đều có lý tưởng của mình như: trở thành một nhà khoa học, một kỹ sư tài năng, một nhà hoạt động xã hội, một nhà kinh doanh. Lý tưởng là cái chưa có trong hiện thực, là cái mà cá nhân muốn có, muốn phấn đấu trở thành, lý tưởng thuộc về tương lai mà cá nhân vươn tới.

Thế giới quan và niềm tin: Thế giới quan là hệ thống các quan điểm về tự nhiên, về xã hội và bản thân được hình thành ở mỗi người và xác định phương châm hành động của họ. Thế giới quan của cá nhân là sự kết hợp của nhiều thành phần như quan điểm chính trị, tri thức khoa học, chuẩn mực đạo đức, tôn giáo và thẩm mỹ, được hình thành trong cuộc sống dưới ảnh hưởng của giáo dục và sự tham gia tích cực vào các mối quan hệ xã hội. Thế giới quan cho con người bức tranh tổng thể về thế giới, từ đó quyết định hành vi thái độ của con người. Thế giới quan khoa học soi sáng và thúc đầy hành động trên bộ, hợp quy luật của cá nhân góp phần thúc đẩy xã hội phát triển. Niềm tin là một phẩm chất của thế giới quan, là sự kết tính các quan điểm, tri thức, rung cảm, ý chí đã được con người trải nghiệm trong hoạt động sống của mình, trở thành chân lý bền vững trong họ.

Năng lực

Để hoàn thành có kết quả một lĩnh vực hoạt động, con người phải có những đặc điểm, những thuộc tính đáp ứng được yêu cầu của chính hoạt động ấy. Những thuộc tính nhân cách nói lên hiệu quả hoạt động được gọi là năng lực. Mỗi cá nhân có những năng lực nhất định, người thì xuất sắc trong lĩnh vực âm nhạc, người lại giỏi tính toán với các con số, người thì tài tình trong cảm thụ và sáng tác văn học... Khi xem xét sự khác biệt cá nhân về năng lực, người ta căn cứ vào: tính dễ dàng của hoạt động, số lượng và chất lượng của hoạt động, tính chất độc lập và mức độ sáng tạo trong hoạt động. Thực tế ai cũng có năng lực, chỉ khác nhau ở loại năng lực, số lượng và mức độ của năng lực mà thôi.

Năng lực là tổ hợp những thuộc tính tâm lý độc đạo của cá nhân đáp ứng yêu cầu đặc trưng của hoạt động và đảm bảo cho hoạt động ấy đạt kết quả.

Năng lực bao gồm nhiều thuộc tính của cá nhân được kết hợp và tương tác thống nhất với nhau theo yêu cầu nhất định của một hoạt động, cùng tạo nên kết quả hoạt động. Trong đó có những thuộc tính giữ vai trò chủ đạo, có những thuộc tính hỗ trợ và có những thuộc tính làm nền.

Năng lực có tính độc đáo thể hiện ở sự khác biệt cá nhân về loại năng lực và mức độ năng lực, trong cùng một năng lực thì mỗi cá nhân cũng có sự khác nhau ở cấu trúc, quá trình và phương pháp hoạt động khác nhau, kết quả là tạo ra các sản phẩm đa dạng và sáng tạo.

Các mức độ của năng lực

Năng lực: Mức độ hoàn thành có kết quả một hoạt động nào đó. Ở mức này, nhiều người có thể đạt được.

Tài năng: Mức độ cao của năng lực, biểu thị sự hoàn thành công việc nhanh chóng, hoàn hảo, sáng tạo, với thành tích cao ít người sánh kịp. Sản phẩm làm ra thường có giá trị lớn, mang tính độc đáo và mới mẻ. Người tài năng thường có sáng kiến trong công việc, ở họ có sự kết hợp của nhiều năng lực trong nhiều hoạt động phức tạp.

Thiên tài: Mức độ cao nhất của năng lực, biểu thị sự hoàn thành một cách đặc biệt xuất sắc có một không hai trong một lĩnh vực hoạt động nào đó. Thành tựu mà thiên tài đạt được có ý nghĩa tạo ra những giá trị mới, một bước ngoặt mới của sự phát triển trong một hoặc nhiều lĩnh vực, mở ra con đường mới, thời kỳ mới cho nhân loại.