Năm 1992 tổ chức bộ máy tỉnh Trà Vinh có bao nhiêu sở Ban ngành đoàn thể tỉnh

Nguồn: https://tuyengiao.travinh.gov.vn/mDefault.aspx?catid=73292&catname=ky-niem-30-nam-tai-lap-tinh&gidzl=VHBPNMu7_Mrz2jrIRXZzOdu8tL9s6Fu-O0cE0N0R_6mo3jLSBKxpR3zOr58gIV1YRbdG2Z4c8n49Q07xRG&id=657772&pageid=6843&title=nhung-dinh-huong-lon-de-xay-dung-tinh-tra-vinh-tro-thanh-trung-tam-nang-luong-cua-dong-bang-song&sid=1458

Những định hướng lớn để xây dựng tỉnh Trà Vinh trở thành trung tâm năng lượng của đồng bằng sông Cửu Long

Tháng 5/1992, tỉnh Trà Vinh được tái lập với nhiều khó khăn chồng chất, kinh tế phụ thuộc chủ yếu vào nông nghiệp, công nghiệp chủ yếu tập trung vào ngành nghề truyền thống, công nghệ sản xuất lạc hậu, hạ tầng kinh tế – xã hội lạc hậu và xuống cấp, trong đó có hạ tầng về điện. Cuối năm 1992, toàn tỉnh chỉ có một trạm trung gian 110kV công suất 6MVA, 191 km đường dây trung thế, 40,5 km đường dây hạ thế, 127 trạm biến áp phân phối với tổng dung lượng 14,01 MVA, cung cấp điện cho 13.330 hộ, đạt tỷ lệ 8,6% hộ sử dụng điện, lưới điện cung cấp chủ yếu thắp sáng, sinh hoạt của hộ dân ở khu vực nội thị, việc tiếp cận nguồn điện năng phục vụ cho tiêu dùng và sản xuất còn hạn chế, sản lượng điện thương phẩm thấp khoảng 17,9 triệu kWh, việc cung cấp điện thường xuyên bị gián đoạn, bình quân không quá 20 kWh/người/năm.
Tháng 5/1992, tỉnh Trà Vinh được tái lập với nhiều khó khăn chồng chất, kinh tế phụ thuộc chủ yếu vào nông nghiệp, công nghiệp chủ yếu tập trung vào ngành nghề truyền thống, công nghệ sản xuất lạc hậu, hạ tầng kinh tế – xã hội lạc hậu và xuống cấp, trong đó có hạ tầng về điện. Cuối năm 1992, toàn tỉnh chỉ có một trạm trung gian 110kV công suất 6MVA, 191 km đường dây trung thế, 40,5 km đường dây hạ thế, 127 trạm biến áp phân phối với tổng dung lượng 14,01 MVA, cung cấp điện cho 13.330 hộ, đạt tỷ lệ 8,6% hộ sử dụng điện, lưới điện cung cấp chủ yếu thắp sáng, sinh hoạt của hộ dân ở khu vực nội thị, việc tiếp cận nguồn điện năng phục vụ cho tiêu dùng và sản xuất còn hạn chế, sản lượng điện thương phẩm thấp khoảng 17,9 triệu kWh, việc cung cấp điện thường xuyên bị gián đoạn, bình quân không quá 20 kWh/người/năm.

Vừa ổn định bộ máy, ngay sau đó, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Trà Vinh lần thứ V (1992 – 1995) được tổ chức và thành công tốt đẹp, Đại hội đã đưa ra các quyết định quan trọng về phát triển kinh tế – xã hội, trong đó có chỉ đạo việc cải tạo hệ thống cấp điện lưới quốc gia để cung cấp điện phục vụ phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh, giai đoạn 1992 – 1993 có 12 xã có điện lưới quốc gia. Giai đoạn 1993 – 1995, Tỉnh ủy chỉ đạo tiếp tục mở rộng các trạm truyền tải điện, cải tạo lưới điện thị xã, các huyện lỵ và các xã đã có điện, tăng thêm 16 xã có điện lưới quốc gia tới trung tâm xã nâng tổng số toàn tỉnh có 53/82 xã, phường, thị trấn có điện, gần 13% số hộ được sử dụng điện, bình quân đầu người đạt 34 kWh/năm.

Để phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh, nâng cao chất lượng cuộc sống của Nhân dân, Tỉnh ủy đã có những định hướng quan trọng để nâng cao tỷ lệ hộ sử dụng điện trong toàn tỉnh. Kết quả, số lượng hộ sử dụng điện tăng theo từng giai đoạn: 1996 – 2000 có 40 xã có điện lưới quốc gia, đạt tỷ lệ trên 50% số hộ dân toàn tỉnh; 2000 – 2005, tỉnh đã thực hiện chương trình điện khí hóa với 100% xã, phường thị trấn trong tỉnh có điện quốc gia. Đặc biệt, trong 02 năm 2004 – 2005 hỗ trợ ngành điện đầu tư kéo điện vượt sông Tiền để đưa điện lưới về 2 xã cuối cùng của tỉnh: Cù lao Hòa Minh và Long Hòa, huyện Châu Thành; kéo điện vượt sông Hậu cấp điện cho 2 ấp cù lao Tân Quy và Tân Quy 1, xã An Phú Tân, huyện Cầu Kè; kéo điện về cù lao Long Trị xã Long Đức thành phố Trà Vinh, góp phần nâng cao số hộ sử dụng điện ở nông thôn đạt trên 80% và thị trấn, thị xã đạt trên 90%.

Từ năm 2011 đến nay, Tổng công ty Điện lực miền Nam tiếp tục triển khai đầu tư các công trình/dự án như: Dự án cung cấp điện cho các hộ dân chưa có điện chủ yếu là đồng bào Khmer tỉnh Trà Vinh, với tổng vốn đầu tư là 469,7 tỷ đồng, gồm 3 giai đoạn, cấp điện cho 34.926 hộ dân địa bàn 83 xã của 07 huyện của tỉnh; Dự án cải tạo lưới điện nông thôn RD (vay vốn WB); Dự án Cải tạo, nâng cấp và phát triển lưới điện phục vụ nuôi tôm công nghiệp tỉnh Trà Vinh – DPL3 (vay vốn WB); Đầu tư 02 công trình cung cấp điện cho cồn Phụng, xã Long Hoà, huyện Châu Thành và cồn An Lộc, xã Hoà Tân, huyện Cầu Kè và 05 công trình cấp điện nuôi tôm công nghiệp các huyện Cầu Ngang, Châu Thành, Duyên Hải và thị xã Duyên Hải,… nhờ vậy mà lưới điện tỉnh Trà Vinh tiếp tục được nâng cấp, mở rộng đến tận ấp, khóm, vùng sâu, vùng đồng bào dân tộc.

Năm 1992 tổ chức bộ máy tỉnh Trà Vinh có bao nhiêu sở Ban ngành đoàn thể tỉnh
Lễ khởi công xây dựng nhà máy nhiệt điện Duyên Hải 3 – Ảnh: Bá Thi

Để đảm bảo cung cấp điện ổn định, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội của cả nước, ngày 18/7/2007, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 110/2007/QĐ-TTg về phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2006 – 2015 có xét đến năm 2025, trong đó phê duyệt Dự án Trung tâm Ðiện lực Duyên Hải với quy mô 04 nhà máy là Trung tâm điện lực lớn, có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo cung cấp điện cho khu vực miền Nam với tổng công suất 4.498 MW, trên diện tích hơn 640 ha, trong đó có 306 ha diện tích lấn biển và được mở rộng hơn 878,91ha với tổng vốn đầu tư hơn 5 tỷ USD. Ngày 19/9/2010, Nhà máy nhiệt điện Duyên Hải 1 được khởi công xây dựng, đến nay tất cả 04 nhà máy đã đi vào hoạt động. Đây là tiền đề quan trọng để tỉnh Trà Vinh phấn đấu xây dựng trở thành một trong những trung tâm năng lượng của vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Trước tình hình nhu cầu năng lượng để phục vụ phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Trà Vinh rất lớn, đặc biệt là nhu cầu điện của các phụ tải lớn tập trung tại khu, cụm công nghiệp, Khu kinh tế Định An, khu đô thị, các dự án sản xuất công nghiệp lớn khác ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, ngày 25/6/2020, Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Kế hoạch số 173-KH/TU về thực hiện Nghị quyết số 55-NQ/TW, ngày 11/02/2020 của Bộ chính trị về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm năm 2045 với những định hướng rất quan trọng về phát triển ngành năng lượng tỉnh Trà Vinh.

Sau hơn 15 năm thực hiện Kết luận số 26-KL/TW, ngày 24/10/2003 của Bộ Chính trị về Chiến lược và quy hoạch phát triển ngành điện lực Việt Nam, hơn 01 năm thực hiện Kế hoạch số 173-KH/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy ngành năng lượng tỉnh Trà Vinh đã có bước phát triển nhanh và đạt được nhiều kết quả quan trọng. Điện cơ bản đáp ứng đủ yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội với chất lượng ngày càng được cải thiện. Đến nay, Trà Vinh có 99,25% hộ sử dụng điện; đưa điện lưới quốc gia tới 106/106 xã, phường, thị trấn, hầu hết các vùng nông thôn, các xã cù lao đều có điện lưới quốc gia. Đặc biệt, trên địa bàn tỉnh có Trung tâm điện lực Duyên Hải với 04 nhà máy, công suất 4.498 MW; đường dây truyền tải điện 500 kV Duyên Hải – Mỹ Tho và các tuyến đường dây truyền tải điện 220 kV như: Duyên Hải – Trà Vinh; Duyên Hải – Mỏ Cày và Vĩnh Long – Trà Vinh kết nối đồng bộ hệ thống điện lưới quốc gia và khu vực; phát triển các dự án điện gió, điện mặt trời: 01 dự án điện sinh khối công suất 25 MW, 01 dự án điện năng lượng mặt trời đi vào hoạt động với công suất 140 MW; 05/09 dự án điện gió đã hoàn thành việc lắp đặt và đưa vào hoạt động với tổng công suất 320MW; nhiều tổ chức, cá nhân lắp đặt điện năng lượng mặt trời áp mái nhà với công suất hơn 41,8 MWp.

Trong những năm qua, với sự lãnh, chỉ đạo quyết liệt của Tỉnh ủy, sự điều hành của Ủy ban nhân dân tỉnh và sự vào cuộc của các ngành, các địa phương đối với lĩnh vực năng lượng, đã góp phần đưa Trà Vinh từ một tỉnh gặp rất nhiều khó khăn về năng lượng phục vụ phát triển kinh tế – xã hội với 12/82 xã và 13% số hộ được sử dụng điện năm vào năm 1992, đến nay, điện lưới quốc gia đã tới 106/106 xã, phường, thị trấn và hầu hết các vùng nông thôn, các xã cù lao, có 99,25% hộ dân được sử dụng điện. Hệ thống nhiệt điện, điện mặt trời, điện gió đã hòa vào lưới điện quốc gia cung cấp gần 5.000MW điện phục vụ cho nhu cầu sản xuất, công nghiệp và sinh hoạt cho tỉnh Trà Vinh và một số tỉnh khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Trà Vinh lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 – 2025 đã đưa ra mục tiêu phát triển ngành năng lượng của tỉnh trở thành một trong những trung tâm điện năng lượng của vùng, cụ thể:

Đến năm 2025: Sản lượng điện của tỉnh sản xuất đạt 43,8 tỷ KWh

Đến năm 2030: Bảo đảm đủ nhu cầu năng lượng đáp ứng cho các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh; ưu tiên khai thác, sử dụng triệt để và hiệu quả các nguồn năng lượng tái tạo, năng lượng mới, năng lượng sạch; đưa ngành năng lượng trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn, đóng góp quan trọng trong thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của tỉnh, tỷ lệ các nguồn năng lượng tái tạo trong tổng cung cấp năng lượng đạt khoảng trên 30%, trong đó:

+ Điện gió: giai đoạn 2021 – 2030 đạt 4.587 MW;

+ Điện mặt trời: giai đoạn 2021 – 2025 đạt 4.587 MW;

+ Điện khí: giai đoạn 2021 – 2030 đạt 2.000 MW;

Tầm nhìn đến năm 2045: Đáp ứng an ninh năng lượng của tỉnh và góp phần phát triển bền vững trong khu vực và quốc gia; sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên, bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu; phát triển hệ thống hạ tầng năng lượng đồng bộ và thông minh, đạt trình độ tiên tiến khoảng 40%, trong đó:

+ Điện gió: giai đoạn 2031 – 2045 đạt 29.200 MW;

+ Điện mặt trời: giai đoạn 2026 – 2045 đạt 3.000 MW;

+ Điện khí: giai đoạn 2031 – 2045 đạt 3.000 MW;

+ Điện sinh khối: giai đoạn 2031 – 2035 đạt 110 MW;

+ Điện rác: giai đoạn 2031 – 2035 đạt 21,13 MW;

Năm 1992 tổ chức bộ máy tỉnh Trà Vinh có bao nhiêu sở Ban ngành đoàn thể tỉnh
Lễ khánh thành Nhà máy Điện gió Hàn Quốc – Trà Vinh – Ảnh: Trường On

Năm 1992 tổ chức bộ máy tỉnh Trà Vinh có bao nhiêu sở Ban ngành đoàn thể tỉnh

Điện Mặt trời – Ảnh: Dương Văn Hưởng

Để đạt được mục tiêu trên, Tỉnh ủy đã đưa ra những nhiệm vụ giải pháp quan trọng:

Một là, phát triển nhanh và bền vững các nguồn phát điện với cơ cấu và phân bố hợp lý, bảo đảm an toàn, tin cậy, ổn định theo hướng đa dạng hóa để đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, trong đó chú trọng phát triển các nguồn năng lượng tái tạo điện gió, điện mặt trời; thúc đẩy kêu gọi các dự án điện gió ngoài khơi gắn liền với triển khai thực hiện Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển; khuyến khích đầu tư xây dựng các dự án đốt rác phát điện và các nhà máy sinh khối trên địa bàn tỉnh; khuyến khích phát triển điện mặt trời áp mái nhà và trên mặt nước đối với hộ dân, cơ sở doanh nghiệp và các cơ quan trên địa bàn tỉnh.

Hai là, khuyến khích phát triển các dự án nhiệt điện đồng bộ từ khâu cung ứng, lưu trữ nhiên liệu và xây dựng nhà máy, trong đó phát triển nhiệt điện than ở mức hợp lý theo hướng ưu tiên những tổ máy công suất lớn, hiệu suất cao, sử dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại; phát triển các nhà máy sử dụng điện khí, chú trọng sử dụng khí LNG, các nguồn khí trong nước.

Ba là, phát triển hạ tầng năng lượng bền vững, kết nối khu vực; tăng cường hiện đại hóa ngành điện từ khâu sản xuất, truyền tải đến phân phối góp phần đáp ứng yêu cầu phát triển của thị trường điện, có khả năng thích hợp quy mô lớn nguồn năng lượng tái tạo trên địa bàn tỉnh, nâng cao hơn khả năng bảo đảm an ninh mạng lưới điện và chất lượng dịch vụ điện; tham gia khuyến khích và hỗ trợ phát triển công nghiệp chế tạo và dịch vụ phục vụ ngành năng lượng theo hướng tăng cường nội lực, nâng cao tỷ lệ nội địa hóa trong ngành năng lượng.

Bốn là, triển khai thực hiện tạo lập môi trường thuận lợi, minh bạch; công khai quy hoạch, danh mục các dự án đầu tư, xóa bỏ mọi rào cản để thu hút, khuyến khích tư nhân tham gia đầu tư, phát triển các dự án năng lượng nhất là các dự án năng lượng xanh. Tiếp tục khuyến khích, thu hút đầu tư nước ngoài có quy mô, chất lượng và hiệu quả cho ngành năng lượng. Rà soát, đề xuất điều chỉnh và hoàn thiện các chính sách về đất đai, đền bù giải phóng mặt bằng, sử dụng mặt nước, chống đầu cơ, trục lợi, lợi ích nhóm trong lĩnh vực năng lượng.

Năm là, đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước trong lĩnh vực năng lượng; khuyến khích tư nhân tham gia xã hội hóa phát triển năng lượng.

Sáu là, phát triển khoa học – công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành năng lượng. Thực hiện tốt các biện pháp khuyến khích và bắt buộc đổi mới công nghệ, thiết bị trong ngành năng lượng cũng như những ngành, lĩnh vực sử dụng nhiều năng lượng theo quy định của Bộ, ngành Trung ương.

Năm 1992 tổ chức bộ máy tỉnh Trà Vinh có bao nhiêu sở Ban ngành đoàn thể tỉnh

Điện gió – Ảnh: Dương Văn Hưởng

Ngày nay, năng lượng luôn là yếu tố quan trọng để phục vụ quá trình phát triển kinh tế – xã hội và công nghiệp hóa – hiện đại hóa của đất nước, của tỉnh, do đó, vấn đề đảm bảo năng lượng, an ninh năng lượng là vấn đề được đặt lên hàng đầu để phát triển kinh tế – xã hội bền vững. Do đó, chủ trương xây dựng và phát triển ngành năng lượng của tỉnh trở thành một trong những trung tâm năng lượng của vùng gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, bảo đảm quốc phòng, an ninh, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội là chủ trương đúng đắn cần có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự góp sức của cộng đồng các doanh nghiệp, của các tổ chức cá nhân trong và ngoài tỉnh và sự đồng thuận của các tầng lớp nhân dân để sớm đưa mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Trà Vinh lần thứ XI trở thành hiện thực.

Sở Công Thương tỉnh Trà Vinh