Nếu ví dụ về phản xạ có điều kiện

- Chọn bài -Bài 43: Giới thiệu chung hệ thần kinhBài 44: Thực hành: Tìm hiểu chức năng(liên quan đến cấu tạo) của tủy sốngBài 45: Dây thần kinh tủyBài 46: Trụ não, tiểu não, não trung gianBài 47: Đại nãoBài 48: Hệ thần kinh sinh dưỡngBài 49: Cơ quan phân tích thị giácBài 50: Vệ sinh mắtBài 51: Cơ quan phân tích thính giácBài 52: Phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiệnBài 53: Hoạt động cấp cao ở ngườiBài 54: Vệ sinh hệ thần kinh

Giải Bài Tập Sinh Học 8 – Bài 52: Phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện giúp HS giải bài tập, cung cấp cho học sinh những hiểu biết khoa học về đặc điểm cấu tạo, mọi hoạt động sống của con người và các loại sinh vật trong tự nhiên:

Trả lời câu hỏi Sinh 8 Bài 52 trang 166: Hãy xác định xem trong các ví dụ nêu dưới đây, đâu là phản xạ không điều kiện và đâu là phản xạ có điều kiện và đánh dấu vào cột tưởng ứng ở bảng Trả lời:

STT Ví dụPhản xạ không điều kiện Phản xạ có điều kiện
1 Tay chạm phải vật nóng, rụt tay lại+
2 Đi nắng, mặt đỏ gay, mồ hôi vã ra +
3 Qua ngã tư thấy đèn đỏ vội dừng xe trước vạch kẻ
4 Trời rét, môi tím tái, người run cầm cập và sởn gai ốc +
5 Gió mùa đông bắc về, nghe tiếng gió rít qua khe cửa chắc trời lạnh lắm, tôi vội mặc áo len đi học
6 Chẳng dại gì mà chơi/đùa với lửa

3 ví dụ về phản xạ không điều kiện:

+ Khi hít phải luồng không khí có nhiều bụi ta hắt hơi.

Bạn đang xem: Ví dụ về phản xạ có điều kiện

+ Khi thức ăn chạm vào khoang miệng lưỡi thì nước bọt tiết ra.

+ Bị muỗi cắn ngứa chân. Ta đưa tay gãi chỗ ngứa ở chân.

3 ví dụ về phản xạ có điều kiện:

+ Chạy xe đạp.

+ Thấy thầy giáo bước vào, cả lớp đứng dậy chào

+ Nghe gọi tên mình, ta quay đầu lại.

Trả lời câu hỏi Sinh 8 Bài 52 trang 167: Dựa vào hình 52-3A và B kết hợp với hiểu biết của em về quá trình thành lập và ức chế phản xạ có điều kiện, hãy trình bày quá trình thành lập và ức chế phản xạ có điều kiện đã thành lập để thành lập một phản xạ mới qua một ví dụ tự chọn

Trả lời:

Vỗ tay mỗi khi thả mồi cho cá ăn, lặp đi lặp lại nhiều lần cho đến khi chỉ nhẹ vỗ tay nhưng không thả mồi cá vẫn nổi lên là ta đã thành lập phản xạ có điều kiện.

Trả lời câu hỏi Sinh 8 Bài 52 trang 167: Dựa vào sự phân tích các ví dụ nêu ở mục I và những hiểu biết qua ví dụ trình bày ở mục II, hãy hoàn thành bảng 52-2, so sánh tính chất của 2 loại phản xạ sau đây:

Trả lời:

Tính chất của phản xạ không điều kiện Tính chất của phản xạ có điều kiện
1. Trả lời các kích thích tương ứng hay kích thích không điều kiện. 1. Trả lời kích thích bất kỳ hay kích thích có điều kiện (đã được kết hợp với kích thích không điều kiện một số lần).

Xem thêm: Map Mới Pubg - Pubg Season 10 Adds New Haven Map With Ai Enemies

2. Bẩm sinh. 2. Được hình thành trong đời sống (qua học tập, rèn luyện).
3. Bền vững. 3. Dễ mất khi không củng cố.
4. Có tính chất di truyền 4. Có tính chất cá thể, không di truyền.
5. Số lượng hạn chế 5. Số lượng không hạn định
6. Cung phản xạ đơn giản 6. Hình thành đường liên hệ tạm thời trong cung phản xạ.
7. Trung ương nằm ở trụ não, tuỷ sống 7. Trung ương chủ yếu có sự tham gia của vỏ đại não.
Bài 1 (trang 168 sgk Sinh học 8) : Phân biệt phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện.

Lời giải:

Nếu ví dụ về phản xạ có điều kiện

Bài 2 (trang 168 sgk Sinh học 8) : Trình bày quá trình hình thành một phản xạ có điều kiện (tự chọn) và nêu rõ những điều kiện để sự hình thành có kết quả.

Lời giải:

Có thể lấy ví dụ : khi cho gà ăn kết hợp với gõ mõ nhiều lần sẽ hình thành ở gà phản xạ có điều kiện : “tiếng mõ là tín hiệu gọi ăn”, nên khi nghe mõ là gà chạy về ăn. Sở dĩ như vậy là do giữa vùng thính giác và vùng ăn uống trên vỏ não đã hình thành đường liên hệ tạm thời. Tuy nhiên, nếu gõ mõ, gà chạy về mà không được cho ăn nhiều lần thì về sau khi nghe tiếng mõ gà cũng không chạy về nữa. Đó là do đường liên hệ tạm thời giữa vùng ăn uống và vùng thính giác không được củng cố nên đã mất.

Bài 3 (trang 168 sgk Sinh học 8) : Nêu rõ ý nghĩa của sự hình thành và sự ức chế phản xạ có điều kiện đối với đời sống các động vật và con người.

Lời giải:

Ý nghĩa của sự hình thành và ức chế phản xạ có điều kiện đối với đời sống động vật và con người là :


– Đối với động vật : đảm bảo sự thích nghi với môi trường và điều kiện sống thay đổi.

– Đối với con người : Đảm bảo sự hình thành các thói quen, tập quán trong sinh hoạt cộng đồng.

Phản xạ có điều kiện là một trong những cụm từ xuất hiện thường xuyên trong đời sống hàng ngày. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết được khái niệm phản xạ có điều kiện? Hay những đặc điểm của phản xạ có điều kiện.

Trong bài viết lần này, chúng tôi sẽ cung cấp tới quý bạn đọc một số nội dung liên quan tới vấn đề: Phản xạ có điều kiện là gì?

Phản xạ là gì?

Phản xạ là phản ứng của cơ thể đối với kích thích của môi trường bên ngoài cũng như bên trong của cơ thể. Phản ứng này thực hiện nhờ hệ thần kinh, qua năm phần cơ bản hợp thành cung phản xạ:

+ Bộ phận cảm thụ: Các phân tử cảm thụ thường nằm trên da, bề mặt da, bề mặt khớp, thành mạch, bề mặt các tạng, cơ quan trong cơ thể.

+ Dây thần kinh truyền vào: Dây cảm giác hoặc dây thần kinh thực vật.

+ Trung tâm thần kinh.

+ Dây thần kinh truyền ra: Dây thần kinh vận động hoặc dây thần kinh thực vật.

+ Bộ phận đáp ứng là cơ hoặc tuyến.

Nếu ví dụ về phản xạ có điều kiện

Phản xạ có điều kiện là một phương thức phản xạ của dộng vật bậc cao, lần đầu tiên được nghiên cứu chi tiết và công bố bởi nhà khoa học Nga là I.P.Paplop thông qua các thí nghiệm với chó và được công bố năm 1897. Phương thức phản xạ này cũng xảy ra ở người.

Khoảng cuối những năm 1890, Pavlov nghiên cứu chức năng dạ dày của loài chó bằng cách quan sát sự tiết dịch vị của chúng, sau đó ông tính toán và phân tích dịch vị của chó và phản xạ của chúng dưới các điều kiện khác nhau. Ông để ý rằng chó thường tiết dịch vị khi phát hiện ra các tín hiệu báo hiệu sự xuất hiện của thức ăn.

Sau này Paclov đã xây dựng lên định luật cơ bản mà ông gọi là “phản xạ có điều kiện” dựa trên hàng loạt thí nghiệm mà ông tiến hành trước đó. Nhưng thí nghiệm này chỉ có tác dụng với những chú chó làm thí nghiệm đã được huấn luyện lâu dài, còn với những chú chó mới sinh ra và chưa qua huấn luyện thì không được.

Pavlov cho rằng đây là một loại phản ứng đối với sự kích thích từ bên ngoài, ông gọi nó là  “phản xạ có điều kiện” của động vật. Phản xạ có điều kiện dễ mất đi nếu không được củng cố thường xuyên. Sau này Pavlov còn đi đâu sâu nghiên cứu về những vấn đề này đồng thời đã viết ra tác phẩm nổi tiếng của mình. Vì những thành tựu này, ông đã nhận được giải thưởng Nobel năm 1904 (Nobel Prize in Physiology or Medicine).

Phản xạ có điều kiện là thuật ngữ dịch từ tiếng Nga do chính I.P.Paplop đề xuất, dùng để chỉ loại phản xạ chỉ có thể có sau khi cá thể động vật nào đã được tập luyện, hoặc trải qua, mặc dù sinh ra chưa có; còn cá thể nào không trải qua học tập thì không thể có.

Phản xạ có điều kiện là loại phản xạ không có cung phản xạ cố định vĩnh viễn, muốn gây được phản xạ phải có những điều kiện nhất định.

Vậy, phản xạ có điều kiện là gì?

Phản xạ có điều kiện là phản xạ được thành lập trong cuộc sống, sau quá trình luyện tập và phải dựa trên cơ sở của phản xạ không điều kiện, hay nói một cách khác muốn tạo phản xạ có điều kiện cần phải có tác nhân kích thích không điều kiện.

Hay, phản xạ có điều kiện là phản ứng linh hoạt của cơ thể, giúp có thể thích nghi với mọi sự biến đổi của môi trường, đảm bảo sự thăng bằng cơ thể và môi trường, giúp đề phòng trước những tai nạn, biết hướng tìm kiếm thức ăn, biết đường phát triển bản thân trong cuộc sống.

Ví dụ về phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện

– Phản xạ không điều kiện là phản xạ sinh ra đã có, không cần phải học tập. Ví dụ như: khi tay chạm phải vật nóng thì sẽ rụt tay lại; khi đi ngoài trời nắng mồ hôi vã ra,…

– Phản xạ có điều là phản xạ được hình thành trong đời sống, là kết quả của quá trình học tập, rèn luyện, rút kinh nghiệm,…

Ví dụ: Đi qua ngã tư thấy đèn đó vội dừng lại trước vạch kẻ đường; chẳng dại gì mà chơi với lửa,…

Cơ sở hình thành phản xạ có điều kiện

Điều kiện thứ nhất: Chọn kích thích, phải có sự phối hợp giữa kích thích trung tính và kích thích không điều kiện.

Thức ăn tác động lên khoang miệng là một kích thích không điều kiện. Việc cho ăn của Chó dược phối hợp với tín hiệu là ánh sáng mà trước đây không có quan hệ gì với thức ăn thì ánh sáng là kích thích trung tính, sau nhiều lần lặp lại phối hợp với thức ăn thì ánh sáng sẽ trở thành kích thích có điều kiện của phản xạ tiết nước bọt. Khi có ánh sáng, ở con chó thí nghiệm sẽ tiết nước bọt mà không cần phải có thức ăn (I.P.Paplop).

Điều kiện thứ hai: Tác động của kích thích có điều kiện phải xảy ra trước kích thích  không điều kiện, trong ví dụ trên ánh sáng phải xảy ra trước sau đó mới cho vật thí nghiệm ăn. Thời gian giữa hai kích thích phải hợp lý.

Điều kiện thứ ba: Là cơ thể phải ở trong tình trạng tỉnh táo, các trung tâm tương ứng của phản xạ phải có tính hưng phấn cao. Trạng thái hoạt động của vỏ não là điều kiện quan trọng để xây dựng các phản xạ có điều kiện ở con người, kể cả việc tập luyện các kỹ năng kỷ xảo và các động tác thể thao.

Điều kiện thứ tư: Là tránh kích thích không cần thiết để có thể gây những phản xạ không được dự định, các kích thích gây nhiễu như nói chuyện, tiếng ồn, nóng, lạnh… ảnh hưởng xấu tới việc hình thành phản xạ có điều kiện. Ví dụ: Đang gõ nhịp thì có tiếng động mạnh.

Cơ chế hình thành phản xạ có điều kiện

Cơ chế hình thành phản xạ có điều kiện là sự hình thành đường dây liên hệ tạm thời giữa các trung tâm của kích thích không điều kiện và có điều kiện trên vỏ não.

Trong phản xạ tiết nước bọt bằng ánh sáng đó là đường dây liên hệ tạm thời giữa trung tâm thị giác (thùy chẩm) và thức ăn (hành não đường dây liên hệ này được hình thành như sau: Khi có kích thích trung tính (ánh sáng) tác động vào cơ quan cảm thụ (võng mạc mắt), ở vùng cảm giác tương ứng trên vỏ não (thùy chẩm) xuất hiện hưng phấn, sau đó kích thích không điều kiện (thức ăn) sẽ gây một vùng hưng phấn trên vỏ não (hành não).

Theo nguyên tắc ưu thế vùng hưng phấn mạnh mẽ lôi cuống các trung tâm hưng phấn yếu hơn về phía mình và như vậy giữa hai trung tâm hình thành đường dây liên hệ tạm thời, chưa có từ trước, đường dây này được lặp đi lặp lại nhiều lần hình thành định hình động lực và khi bỏ thức ăn chỉ sử dụng ánh sáng thì chó vẫn tiết nước bọt.

Như vậy, phản xạ có điều kiện là gì? Là câu hỏi đã được chúng tôi trả lời một cách khá chi tiết trong bài phân tích trên. Với ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống thực tế, phản xạ có điều kiện vẫn luôn là một nghiên cứu có ý nghĩa lớn.