Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam

Tên đầy đủ: Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam

Tên tiếng Anh: Bank for Foreign Trade of Vietnam

Tên viết tắt:VIETCOMBANK

Địa chỉ: Số 198 Trần Quang Khải - P. Lý Thái Tổ - Q. Hoàn Kiếm - Tp. Hà Nội

Người công bố thông tin: Ms. Phùng Nguyễn Hải Yến

Điện thoại: (84.24) 3934 3137

Fax: (84.24) 3824 1395 - 3936 0049 - 3825 1322

Email:

Website://vietcombank.com.vn

Sàn giao dịch: HOSE

Nhóm ngành: Tài chính và bảo hiểm

Ngành: Trung gian tín dụng và các hoạt động liên quan

Ngày niêm yết: 30/06/2009

Vốn điều lệ: 47,325,165,710,000

Số CP niêm yết: 4,732,516,571

Số CP đang LH: 4,732,516,571

Trạng thái: Công ty đang hoạt động

Mã số thuế: 0100112437

GPTL: 138/GP-NHNN

Ngày cấp: 23/05/2008

GPKD: 0103024468

Ngày cấp: 02/06/2008

Ngành nghề kinh doanh chính:

Dịch vụ tài khoản; huy động vốn (tiền gửi tiết kiệm, trái phiếu, kỳ phiếu); cho vay (ngăn, trung, dài hạn); bảo lãnh; chiết khấu chứng từ; thanh toán quốc tế; chuyển tiền; thẻ; nhờ thu; mua bán ngoại tệ; ngân hàng đại lý; bao thanh toán; Các dịch vụ khác theo Giấy chứng nhân đăng ký
kinh doanh.

- Ngày 01/04/1963: Ngân hàng chính thức được thành lập theo Quyết định số 115/CP do Hội đồng Chính phủ ban hành ngày 30/10/1962.

- Ngày 01/04/1963: chính thức khai trương hoạt động như là một ngân hàng đối ngoại độc quyền.

- Năm 1978: Thành lập Công ty Tài chính ở Hồng Kông – Vinafico Hong Kong.

- Ngày 14/11/1990: chính thức chuyển từ ngân hàng chuyên doanh, độc quyền trong hoạt động kinh tế đối ngoại sang một NHTM Nhà nước hoạt động đa năng theo Quyết định số 403-CT ngày 14/11/1990 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng.

- Năm 1993: Thành lập ngân hàng liên doanh với đối tác Hàn Quốc - First Vina Bank, nay là ShinhanVina Bank.

- Ngày 21/09/1996: Thống đốc NHNN đã ký Quyết định số 286/QĐ-NH5 về việc thành lập lại Ngân Hàng Ngoại Thương theo mô hình Tổng công ty 90: 91 với tên giao dịch quốc tế Bank for Foreign Trade of Viet Nam, tên viết tắt là Vietcombank. Thành lập Văn phòng đại diện tại Paris (Pháp) và tại Moscow (Cộng hòa Liên bang Nga), khai trương Công ty liên doanh Vietcombank Tower 198 với đối tác Singapore.

- 26/12/2007: Phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO).

- 02/06/2008 chính thức chuyển thành Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam.

- 30/6/2009: cổ phiếu Vietcombank (mã chứng khoán VCB) chính thức được niêm yếttại Sở giao dịch Chứng khoán TPHCM.

- Ngày 30/9/2011: Vietcombank đã ký kết thoả thuận hợp tác chiến lược với Ngân hàng TNHH Mizuho (MHCB) - một thành viên của Tập đoàn tài chính Mizuho (Nhật Bản) – thông qua việc bán cho đối tác 15% vốn cổ phần.

- Ngày 15/7/2015: Vietcombank đã thực hiện Lễ khởi động triển khai Hiệp ước Vốn Basel II.

- Năm 2016: Vietcombank là ngân hàng đầu tiên trong ngành xử lý hết dư nợ tại VAMC.

- Năm 2017-2018: Thoái vốn đầu tư tại Ngân hàng TM CP Sài Gòn Công Thương (Saigonbank), Công ty TNHH Cao ốc Vietcombank 198, Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB).

- Ngày 16/01/2019: Tăng vốn điều lệ lên 37,088,774,480,000 đồng.

Chỉ tiêuĐơn vị
Giá chứng khoánVNĐ
Khối lượng giao dịchCổ phần
Tỷ lệ NN nắm giữ, Tỷ suất cổ tức%
Vốn hóaTỷ đồng
Thông tin tài chínhTriệu đồng
EPS, BVPS, Cổ tức TMVNĐ
P/E, F P/E, P/BLần
ROS, ROA, ROE%

1. Kỳ kế toán cho năm CPH được tính từ ngày thành lập công ty.2. F P/E: Tính toán dựa trên số liệu lợi nhuận kế hoạch do DN công bố

3. Đồ thị giá 3 tháng/6 tháng/12 tháng được vẽ bằng dữ liệu điều chỉnh.

Giới thiệu

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) được thành lập vào ngày 01/04/1963, tổ chức tiền thân của Vietcombank là Cục Ngoại hối (trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam).

Chính phủ lựa chọn thí điểm Vietcombank theo hình thức cổ phần hoá. Vì vậy, Vietcombank chính thức hoạt động với tư cách là một Ngân hàng thương mại cổ phần vào ngày 02/06/2008, kế hoạch được đánh giá thành công khi phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng. Cổ phiếu Vietcombank (mã chứng khoán VCB) chính thức được niêm yết tại Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM vào ngày 30/06/2009.

Với gần 60 năm hoạt động và phát triển, Vietcombank luôn là ngân hàng hàng đầu đóng góp nhiều cho sự phát triển kinh tế của đất nước, khẳng định vai trò là 1 ngân hàng chủ lực, vừa hiệu quả khi phát triển kinh tế trong nước, cũng có tiếng nói và sức ảnh hưởng với cộng đồng tài chính của khu vực và toàn cầu. Theo thời gian hoạt động, giờ đây Vietcombank không chỉ là ngân hàng chuyên phục vụ kinh tế đối ngoại, mà đã hoạt động đa năng, đa dịch vụ hơn, từ những hoạt động thương mại quốc tế, đồng thời vẫn đảm bảo các hoạt động tín dụng truyền thống như huy động vốn, kinh doanh, tài trợ dự án,…

Ngoài ra, mảng ngân hàng số, kinh doanh ngoại tệ, công vụ phái sinh, dịch vụ thẻ của Vietcombank cũng phát triển mạnh mẽ.

Vietcombank đã thực hiện chuyển đổi thành công hệ thống ngân hàng lõi (Core Banking) vào đầu năm 2020, với nhiều lợi thế khi ứng dụng công nghệ tiên tiến để xử lý các dịch vụ ngân hàng tự động, phát triển dịch vụ, sản phẩm dựa vào nền tảng công nghệ cao, có thể kể đến: VCB Digibank, VCB Pay, VCB - iB@nking, VCB CashUp... thu hút nhiều khách hàng lựa chọn sử dụng nhờ sự nhanh chóng, tiện lợi, hiệu quả và an toàn, tạo thói quen không sử dụng tiền mặt khi thanh toán.

Vietcombank - Một trong những ngân hàng thương mại lớn nhất tại Việt Nam hiện nay đã có đến gần 600 Chi nhánh/phòng giao dịch/văn phòng đại diện/đơn vị thành viên trong và ngoài nước: Trụ sở chính tại Hà Nội; 116 Chi nhánh; 474 phòng giao dịch; 04 Công ty con ở trong nước (Công ty Cho thuê tài chính, Công ty chứng khoán, Công ty Kiều hối, Công ty Cao ốc Vietcombank 198); 03 Công ty con ở nước ngoài (Công ty Vinafico Hongkong, Công ty chuyển tiền Vietcombank tại Mỹ, Ngân hàng con tại Lào); 01 Văn phòng đại diện tại TP. HCM; 01 Văn phòng đại diện tại Singapore, 01 Văn phòng đại diện tại Mỹ ; 03 Đơn vị sự nghiệp: Trường đào tạo và phát triển nguồn nhân lực; 01 Trung tâm xử lý tiền mặt tại Hà Nội và 01 Trung tâm xử lý tiền mặt tại Tp. Hồ Chí Minh; 03 Công ty liên doanh, liên kết.

Ngoài ra, Vietcombank còn phát triển một hệ thống Autobank với hơn 2.500 máy ATM và trên 60.000 đơn vị chấp nhận thanh toán thẻ trên toàn quốc. Hoạt động ngân hàng còn được hỗ trợ bởi mạng lưới 1.249 ngân hàng đại lý tại 102 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới…

Tất cả bộ máy trên được vận hành bởi hơn 20.000 cán bộ nhân viên trình độ cao, có kinh nghiệm và tận tâm với nghề. Chính vì vậy, Vietcombank luôn là lựa chọn hàng đầu của các đối tác, doanh nghiệp, khách hàng,…

Trong tương lai gần, Vietcombank phấn đấu phát triển ổn định và giữ vững vi trí ngân hàng số 1 Việt Nam năm 2025, là 1 trong 100 ngân hàng lớn nhất khu vực Châu Á, là 1 trong 300 tập đoàn tài chính ngân hàng lớn nhất thế giới, là 1 trong 1000 doanh nghiệp niêm yết lớn nhất toàn cầu, có đóng góp lớn vào sự phát triển của Việt Nam.

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (tên giao dịch quốc tế: Joint Stock Commercial Bank for Foreign Trade of Vietnam) tên viết tắt: "Vietcombank", là công ty lớn nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam tính theo vốn hóa.[1][2]

Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam

Loại hình

Ngành nghềThể loạiThành lập

Thành viên chủchốt

Sản phẩmTổng tài sảnSố nhân viênCông ty mẹKhẩu hiệuWebsite
Doanh nghiệp cổ phần
Ngân hàng
Tài chính
01/04/1963
Phạm Quang Dũng - Chủ tịch Hội đồng quản trị
Dịch vụ tài chính
>1.300.000 tỷ đồng (2021)
20.115 (2020)
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Chung niềm tin, vững tương lai
//vietcombank.com.vn

Mục lục

  • 1 Lịch sử
  • 2 Cơ cấu tổ chức
  • 3 Hoạt động kinh doanh
  • 4 Ban lãnh đạo
  • 5 Giải thưởng
  • 6 Danh hiệu
  • 7 Xem thêm
  • 8 Tham khảo
  • 9 Liên kết ngoài

Lịch sửSửa đổi

  • Ngày 01/04/1963, Vietcombank chính thức khai trương hoạt động theo Nghị định số 115/CP ngày 30/10/1962 do Hội đồng Chính phủ ban hành trên cơ sở tách ra từ Cục Ngoại hối trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Trong giai đoạn 1963 – 1975, thời kỳ chiến tranh chống Mỹ ác liệt, Vietcombank đã đảm đương thành công nhiệm vụ lịch sử lớn lao là một ngân hàng thương mại đối ngoại duy nhất tại Việt Nam, góp phần xây dựng và phát triển kinh tế miền Bắc, đồng thời hỗ trợ chi viện cho chiến trường Miền Nam.[3]
  • Để tiếp nhận nguồn vốn viện trợ ngoại tệ, tháng 4/1965 theo chỉ thị của Bộ Chính trị, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã thành lập một tổ chức chuyên trách nghiệp vụ thanh toán đặc biệt với bí danh B29 tại Vietcombank.[3]
  • Năm 1990, Đề án đổi mới hoạt động ngân hàng được Hội đồng Bộ trưởng thông qua, từ đây Vietcombank đã trở thành ngân hàng thương mại quốc doanh, kinh doanh trong lĩnh vực đối ngoại.[3]
  • Với chức năng thực hiện quản lí vốn ngoại tệ tập trung vào năm 1993, Vietcombank đã chính thức tham gia sâu rộng hơn vào thị trường tiền tệ thế giới, gia nhập tổ chức thanh toán quốc tế SWIFT, là thành viên của Hiệp hội ngân hàng châu Á vào năm 1995, gia nhập tổ chức thẻ quốc tế và là ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam phát hành các loại thẻ tín dụng quốc tế là Mastercard và Visa card năm 1996, đồng thời Vietcombank là ngân hàng sáng lập Hội thẻ ngân hàng Việt Nam, tiên phong trong ứng dụng công nghệ vào hoạt động ngân hàng. Trong giai đoạn này, Vietcombank đã tham gia đầu tư vào một loạt các dự án lớn trong các lĩnh vực trọng yếu của đất nước như đường ống khí đốt Nam Côn Sơn, Đạm Phú Mỹ, Đuôi hơi Phú Mỹ, Thuỷ điện Yaly…[3]
  • Năm 2007, Vietcombank tiên phong cổ phần hóa trong ngành ngân hàng và thực hiện thành công kế hoạch phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng.[3]
  • Ngày 2/6/2008, Vietcombank đã chính thức hoàn tất chuyển đổi và hoạt động theo mô hình ngân hàng thương mại cổ phần.[3]
  • Ngày 30/6/2009, cổ phiếu Vietcombank (mã chứng khoán VCB) chính thức được niêm yết giao dịch tại Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh, minh bạch hóa thông tin, thu hút sự quan tâm của đông đảo các nhà đầu tư trong và ngoài nước.[3]
  • Tháng 9/2011, Vietcombank ký kết Hợp đồng cổ đông chiến lược với Mizuho Corporate Bank.[3]
  • Ngày 01/04/2013, Vietcombank chính thức thay đổi bộ nhận diện thuơng hiệu mới.[4]

Cơ cấu tổ chứcSửa đổi

Tại ngày 30/06/2020, Vietcombank có 30.115 nhân viên, Ngân hàng có 1 Trụ sở chính, 1 Trường Đào tạo và Phát triển nguồn nhân lực Vietcombank, 2 Trung tâm xử lý tiền mặt, 116 chi nhánh trên toàn quốc, 4 công ty con tại Việt Nam, 3 Công ty con tại nước ngoài, 2 công ty liên doanh, 1 công ty liên kết, 1 văn phòng đại diện đặt tại Mỹ, 1 văn phòng đại diện đặt tại Singapore và 1 văn phòng đại diện đặt tại thành phố Hồ Chí Minh.

Bên cạnh đó, Vietcombank còn phát triển một hệ thống Autobank với hơn 2.100 máy ATM và trên 49.500 điểm chấp nhận thanh toán thẻ (POS) trên toàn quốc. Hoạt động ngân hàng còn được hỗ trợ bởi mạng lưới hơn 1.800 ngân hàng đại lý tại trên 155 quốc gia và vùng lãnh thổ.[3]

  • Công ty con
    • Công ty Cho thuê tài chính Vietcombank
    • Công ty Quản lý nợ và Khai thác tài sản Vietcombank
    • Công ty Tài chính Việt Nam (Vinafico) tại Hồng Kông
    • Công ty liên doanh TNHH Cao Ốc VCB 198.
    • Công ty Quản lý Quỹ đầu tư Chứng khoán Vietcombank[5]
  • Ngoài ra còn có các công ty góp vốn:
    • Góp vốn đầu tư dài hạn vào 15 đối tác (Ngân hàng và công ty).
    • Góp vốn liên kết với 5 đối tác (Ngân hàng và công ty)

Ngân hàng là thành viên của:

  • Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam
  • Hiệp hội Ngân hàng Châu Á
  • Tổ chức Thanh toán Toàn cầu Swift
  • Tổ chức Thẻ quốc tế Visa
  • Tổ chức Thẻ quốc tế Mastercard
  • Tổ chức Thẻ quốc tế JCB
  • Tổ chức Thẻ quốc tế American Express

Hoạt động kinh doanhSửa đổi

  • Cá nhân
    • Tài khoản
    • Thẻ
    • Tiết kiệm & đầu tư
    • Chuyển & Nhận tiền
    • Cho vay cá nhân
    • Bảo hiểm
  • Doanh nghiệp
    • Dịch vụ thanh toán
    • Dịch vụ séc
    • Trả lương tự động
    • Thanh toán Billing
    • Dịch vụ bảo lãnh
    • Dịch vụ cho vay
    • Thuê mua tài chính
    • Doanh nghiệp phát hành trái phiếu trong nước và nước ngoài
    • Kinh doanh ngoại tệ
  • Định chế tài chính
    • Ngân hàng đại lý
    • Dịch vụ tài khoản
    • Mua bán ngoại tệ
    • Kinh doanh vốn
    • Tài trợ thương mại
    • Bao thanh toán
  • SMEs Doanh nghiệp vừa và nhỏ
  • Ngân hàng điện tử
    • Ngân hàng số VCB Digibank
    • Ngân hàng số SME VCB DigiBiz
    • VCB-SMS B@nking
    • VCB-Phone B@nking
    • VCBPAY

Ban lãnh đạoSửa đổi

Chủ tịch HĐQT: Phạm Quang Dũng

Phó Tổng Giám đốc: Đào Minh Tuấn

Phó Tổng Giám đốc: Phạm Mạnh Thắng

Phó Tổng Giám đốc: Nguyễn Thị Kim Oanh

Phó Tổng Giám đốc: Đinh Thị Thái

Phó Tổng Giám đốc: Shojiro Mizoguchi

Phó Tổng Giám đốc: Phùng Nguyễn Hải Yến

Phó Tổng Giám đốc: Lê Quang Vinh

Phó Tổng Giám đốc: Đặng Hoài Đức

Giải thưởngSửa đổi

  • Giải thưởng Thương hiệu Quốc gia (7 lần liên tiếp)
  • Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
  • Top 500 doanh nghiệp lợi nhuận tốt nhất Việt Nam
  • Ngân hàng bán lẻ tốt nhất Việt Nam
  • Top 10 ngân hàng lớn nhất Việt Nam
  • Ngân hàng được quản trị tốt nhất trong đại dịch COVID-19
  • Ngân hàng quản trị trị rủi ro tốt nhất
  • Ngân hàng có quan hệ đầu tư tốt nhất trong ngành tài chính - ngân hàng
  • Giải thưởng Sao Khuê 2021
  • Top 50 công ty giá trị nhất Việt Nam
  • Top 100 công ty đại chúng lớn nhất Việt Nam
  • Giải thưởng Chuyển đổi số Việt Nam 2021

Cùng một số giải thưởng khác...

Danh hiệuSửa đổi

Huân chương Lao động hạng Nhất (năm 2018) kỷ niệm 55 năm Ngày thành lập.

Xem thêmSửa đổi

  • Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
  • Ngân hàng Thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam
  • Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam
  • Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam

Tham khảoSửa đổi

  1. ^ “Kiều hối về Vietcombank đạt gần 2 tỉ USD”. Tuổi Trẻ.
  2. ^ “Vietcombank và Viet Lotus ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược”. Thời báo Tài chính Việt Nam.
  3. ^ a b c d e f g h i “QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN”. Vietcombank.
  4. ^ VnExpress. “Vietcombank đổi logo từ 1/4”. vnexpress.net. Truy cập ngày 16 tháng 2 năm 2022.
  5. ^ “Các công ty thành viên”.

Liên kết ngoàiSửa đổi

  • Trang chủ của Vietcombank

Video liên quan

Chủ đề