Ngành chăm sóc sắc đẹp Tôn Đức Thắng

Chăm sóc sắc đẹp – một ngành học mới trong vài năm gần đây được khá nhiều bạn trẻ lựa chọn theo đuổi bởi thu nhập tốt, có cơ hội tự chủ kinh doanh, và có cơ hội phát huy thế mạnh về hội họa, trang điểm,… Vậy, ngành Chăm sóc sắc đẹp thi khối nào? – Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé!

Những đặc thù của ngành học Chăm sóc sắc đẹp

Chăm sóc sắc đẹp là ngành học đặc thù về thực hành với ngành nghề Thẩm mỹ. Tại các trường trọng điểm, có tới 06 bộ môn sinh viên được tiếp cận trong chuyên ngành Chăm sóc sắc đẹp, đó là: Chăm sóc da, Phun thêu thẩm mỹ, Vẽ móng nghệ thuật, Trang điểm nghệ thuật, Tạo mẫu và chăm sóc tóc, Nối mi nghệ thuật.

Ngành chăm sóc sắc đẹp Tôn Đức Thắng

Nói về ngành học Chăm sóc sắc đẹp, cần điểm tên những đặc thù cơ bản mà sinh viên và người làm nghề sẽ được trải nghiệm:

  • Chương trình học được thiết kế với tối thiểu 70% thực hành
  • Sinh viên được đào tạo hệ thống kiến thức nền tảng, thực hiện kỹ thuật trên mô hình tại phòng thực hành, thực tập tay nghề tại các cơ sở thẩm mỹ.
  • Sinh viên được trang bị kiến thức về quản lý, khởi nghiệp, có thể tự chủ kinh doanh hoặc các cấp quản lý tại hệ thống đơn vị về Thẩm mỹ (Spa, Nail, Mi, Tóc,…)

Ngành Chăm sóc sắc đẹp thi khối nào?

Ngành Chăm sóc sắc đẹp hiện được đào tạo tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp với bậc học cao nhất là cao đẳng. Ngành học Chăm sóc sắc đẹp hiện được triển khai tuyển sinh với hình thức xét tuyển học bạ Trung học phổ thông.

Với chuyên ngành học này, hầu hết các trường xét tuyển với tổng điểm trung bình môn của 03 năm học (tính đến hết học kỳ 1 lớp 12). Điểm sàn tiếp nhận hồ sơ tùy thuộc từng trường đào tạo, thường từ 16.5đ (đã bao gồm điểm ưu tiên/khuyến khích).

Ngành chăm sóc sắc đẹp Tôn Đức Thắng

Bên cạnh hệ đào tạo cao đẳng Chăm sóc sắc đẹp chính quy, một trường hệ trung cấp hiện tiếp nhận các thí sinh tốt nghiệp bậc Trung học cơ sở với thời gian đào tạo 03 năm, bao gồm cả nội dung học về văn hóa.

Những tố chất để dễ dàng theo học ngành Chăm sóc sắc đẹp

Ngành đào tạo Chăm sóc sắc đẹp được các trường triển khai tuyển sinh đơn giản, tạo điều kiện cho những bạn trẻ có đam mê với chuyên ngành này được học tập một cách bài bản, chuyên nghiệp.

Tuy nhiên, để theo học tốt và theo đuổi các bộ môn về Thẩm mỹ, bên cạnh kiến thức được học tại trường, các bạn cần trau dồi, tích lũy một số phẩm chất, tố chất sau đây.

Tỉ mỉ, khéo léo

Tỉ mỉ, khéo léo thường được nhắc đến như một bản năng thiên bẩm. Tuy nhiên, thực tế, những tố chất này có thể thiết lập và thiết lập theo thời gian. Đây chính là những yếu tố để “sống còn” với các ngành nghề về thẩm mỹ.

Ngành chăm sóc sắc đẹp Tôn Đức Thắng

Trong mọi khâu, mọi bộ môn Thẩm mỹ đều cần đến sự tỉ mỉ và khéo léo, đặc biệt là trong các đường đi kim phun xăm, thao tác pha màu nhuộm tóc, đường nét vẽ móng tay,…

Đam mê, yêu thích công việc làm đẹp

Đam mê là yếu tố quyết định sự “theo đến cùng” với các bộ môn thẩm mỹ. Thực tế, đam mê với Thẩm mỹ của các bạn học sinh, sinh có thể sẵn có hoặc “yêu dần đều” trong quá trình học.

Và trong thực tế đào tạo thiên hướng thực hành, các giảng viên luôn cố gắng để truyền tải kiến thức cũng như cầm tay chỉ việc, giúp sinh viên luôn nuôi dưỡng cho mình sự đam mê, tâm huyết với ngành nghề đang theo học.

Tinh thần cầu tiến cao

Nghề thẩm mỹ yêu cầu tay nghề chuyên sâu và cập nhật thường xuyên những kiến thức, công nghệ mới. Nếu chỉ hài lòng với những gì đã có, bạn sẽ hạn chế năng lực tự học, tự nghiên cứu, dẫn tới không được doanh nghiệp, khách hàng đánh giá cao, thu nhập thấp và không có cơ hội phát triển trong nghề.

Ngành chăm sóc sắc đẹp Tôn Đức Thắng

Tinh thần cầu tiến không chỉ giúp các sinh viên, chuyên viên phát triển sự nghiệp, có cơ hội thăng tiến, doanh thu kinh doanh cao mà còn là điều kiện cần để mỗi người làm Thẩm mỹ “tồn tại” trong nghề.

Bài viết trên đây đã giải đáp rõ ràng cho câu hỏi “Ngành chăm sóc sắc đẹp thi khối nào”. Các bạn yêu thích hay mong muốn theo học ngành nghề này hãy “mạnh dạn” đăng ký xét tuyển, đồng thời không ngừng trau dồi phẩm chất cần thiết, tích cực rèn luyện, cập nhật công nghệ mới để có cơ hội phát triển cao trong nghề nhé! Chúc các bạn thành công!

Chuyên ngành Chăm sóc sắc đẹp đào tạo những nội dung gì? Cơ hội việc làm cho cử nhân các ngành nghề về Làm đẹp

Mục lục nội dung

Chuyên ngành Chăm sóc sắc đẹp được đào tạo ở đâu, với những nội dung gì và mang đến cho cử nhân cơ hội việc làm ra sao là những vấn đề băn khoăn của nhiều phụ huynh và thí sinh trước kỳ tuyển sinh với một ngành học về Làm đẹp mới được triển khai đào tạo chính quy. Nếu bạn cũng đang quan tâm ngành học này và có những mối băn khoăn trên thì bài viết này dành cho bạn.

Khái quát về chuyên ngành Chăm sóc sắc đẹp

Chăm sóc sắc đẹp là một nhóm ngành nghề với những bộ môn mang sứ mệnh tô điểm cho vẻ đẹp con người về da, mi, móng, môi, mắt, tóc. Chăm sóc sắc đẹp còn được gọi với những cái tên không kém phần hoa mỹ như ngành Thẩm mỹ hay ngành Làm đẹp.

Thực tế, hệ thống việc làm về Chăm sóc sắc đẹp có sự phân bậc giữa cơ sở làm đẹp thông thường (ngoài da) và thẩm mỹ có thuốc tê, tác động thẩm thấu qua da. Tuy nhiên, khi triển khai giảng dạy thì Làm đẹp hay Thẩm mỹ đều là thuật ngữ chỉ chung về các ngành đào tạo Chăm sóc sắc đẹp.

Ngành chăm sóc sắc đẹp Tôn Đức Thắng
Chăm sóc sắc đẹp còn được gọi với những cái tên không kém phần hoa mỹ như ngành Thẩm mỹ hay ngành Làm đẹp

Ngành Chăm sóc sắc đẹp hiện được triển khai đào tạo chính quy hệ cao đẳng và trung cấp với 06 bộ môn: Chăm sóc da – Spa; Phun thêu thẩm mỹ; Nối mi nghệ thuật; Vẽ móng nghệ thuật; Trang điểm nghệ thuật; Tạo mẫu và chăm sóc tóc.

Một số trường đào tạo chuyên ngành Chăm sóc sắc đẹp tiêu biểu tại Việt Nam có thể điểm tên như:

Hệ cao đẳng:

  • Trường Cao đẳng Y Hà Nội
  • Trường Cao đẳng Ngoại ngữ và Công nghệ Hà Nội
  • Trường Cao đẳng Công nghệ Bách khoa Hà Nội
  • Đại học Tôn Đức Thắng

Hệ trung cấp:

  • Trường Cao đẳng Ngoại ngữ và Công nghệ Hà Nội
  • Trường Trung cấp Nguyễn Tất Thành
  • Trường Cao đẳng Viễn Đông

Nội dung đào tạo ngành học Chăm sóc sắc đẹp

Tại các trường được cấp phép giảng dạy chuyên ngành Chăm sóc sắc đẹp, chương trình đào tạo đều được sự kiểm duyệt bởi Bộ Lao động Thương binh & Xã hội và Bộ Y tế với đầy đủ những nội dung của từng phân ngành:

Các môn học cơ sở: Tổng quan về ngành Chăm sóc sắc đẹp, Hóa sinh, Hóa chất và mỹ phẩm, Mỹ thuật, Kỹ năng giao tiếp, Đạo đức nghề nghiệp và chăm sóc khách hàng.

Ngành chăm sóc sắc đẹp Tôn Đức Thắng
Sinh viên ngành Chăm sóc sắc đẹp được đào tạo bài bản 06 bộ môn thẩm mỹ

Các môn học chuyên môn:

  • Chăm sóc da – Spa: Dịch tễ và các bệnh truyền nhiễm, Chăm sóc Da, Chăm sóc da nâng cao, Massage dưỡng sinh, Ứng dụng công nghệ Laser trong thẩm mỹ và chăm sóc sắc đẹp, Thực hành chăm sóc da tại cơ sở thẩm mỹ.
  • Phun thêu thẩm mỹ: Phun thêu thẩm mỹ cơ bản, Phun thêu thẩm mỹ nâng cao, Ứng dụng công nghệ Laser trong thẩm mỹ và chăm sóc sắc đẹp, Thực hành phun thêu thẩm mỹ tại cơ sở làm đẹp.
  • Nối mi nghệ thuật: Nối mi nghệ thuật, Nối mi nghệ thuật nâng cao, Thực hành nối mi nghệ thuật tại cơ sở thẩm mỹ.
  • Vẽ móng nghệ thuật: Chăm sóc và vẽ móng nghệ thuật, Thực hành vẽ móng nghệ thuật tại cơ sở thẩm mỹ.
  • Trang điểm nghệ thuật: Trang điểm nghệ thuật cơ bản, Trang điểm nghệ thuật nâng cao, Thực hành trang điểm nghệ thuật tại cơ sở thẩm mỹ.
  • Tạo mẫu và chăm sóc tóc: Tạo mẫu và chăm sóc tóc, Thực hành thẩm mỹ và chăm sóc sắc đẹp tại Salon.

Cơ hội việc làm cho cử nhân các ngành nghề Làm đẹp

Khác với hình thức đào tạo truyền nghề hay ngắn hạn, cử nhân tốt nghiệp cao đẳng, trung cấp chính quy chuyên ngành Chăm sóc sắc đẹp mang đến giá trị bằng cấp hợp lý để đứng tên chủ kinh doanh cơ sở Làm đẹp, đồng thời được trang bị đầy đủ hệ thống kiến thức, kỹ năng, tư duy, đáp ứng yêu cầu công việc ngày càng hiện đại.

Cụ thể, với mỗi phân ngành, cử nhân có cơ hội việc làm rộng mở cùng mức lương hấp dẫn tại các Spa, cơ sở làm đẹp từ thành thị tới nông thôn với các hạng mục công việc sau:

Ngành chăm sóc sắc đẹp Tôn Đức Thắng
Với mỗi phân ngành, cử nhân có cơ hội việc làm rộng mở cùng mức lương hấp dẫn tại các Spa, cơ sở làm đẹp từ thành thị tới nông thôn
  • Phân ngành Chăm sóc Da – Spa: Kỹ thuật viên Spa; Chuyên viên tư vấn khách hàng tại cơ sở thẩm mỹ; Quản lý bộ phận hoặc cơ sở dịch vụ chăm sóc da; Làm chủ Spa của riêng mình.
  • Phân ngành Phun thêu thẩm mỹ: Kỹ thuật viên cơ sở Phun xăm thẩm mỹ; Chuyên viên tư vấn khách hàng; Quản lý bộ phận hoặc cơ sở dịch vụ Phun xăm thẩm mỹ; Làm chủ cơ sở Phun xăm của riêng mình.
  • Phân ngành Nối mi nghệ thuật và Vẽ móng nghệ thuật: Kỹ thuật viên tại cơ sở thẩm mỹ Nail – Mi; Chuyên viên tư vấn khách hàng hay quản lý bộ phận tại một cơ sở dịch vụ làm đẹp; Làm chủ cơ sở dịch vụ thẩm mỹ của riêng mình, làm đẹp tại nhà cho khách hàng.
  • Phân ngành Trang điểm nghệ thuật: Chuyên viên, quản lý hoặc chủ cơ sở Làm đẹp; Chuyên viên trang điểm tại cửa hàng váy cưới, áo dài, hay làm việc độc quyền cho các công ty giải trí.
  • Phân ngành Tạo mẫu và chăm sóc tóc: Kỹ thuật viên, quản lý hay chủ Salon tóc, Chuyên viên tạo mẫu tóc tại ảnh viện lớn hay các công ty giải trí.

Bài viết trên đây của chúng tôi chắc hẳn đã giúp bạn nắm được những thông tin cơ bản về ngành học, hệ thống đào tạo và cơ hội việc làm của chuyên ngành Thẩm mỹ. Nếu bạn đang và sẽ theo đuổi các ngành nghề về làm đẹp thì hoàn toàn có thể yên tâm với triển vọng phát triển sự nghiệp và cơ hội nhận mức thu nhập cao khi có đủ năng lực chuyên môn. Chúc các bạn trẻ có niềm đam mê sẽ vững tâm học tốt và thành công với sự nghiệp của mình!