Ngành công nghiệp mũi nhọn của Nhật Bản là gì?

 Nhật Bản – đất nước được biết đến với ngành công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới, là một ‘con rồng châu Á’ với nền kinh tế phát triển vượt bậc.

 Những ngành công nghiệp mũi nhọn của Nhật Bản là gì? Các vùng phát triển mạnh công nghiệp là ở đâu tại Nhật Bản? Hãy cùng bài viết dưới đây giải đáp những câu hỏi trên, cũng như có được cái nhìn rõ hơn về nền công nghiệp phát triển đỉnh cao của Nhật Bản nhé.

Mục lục

Tình hình phát triển ngành công nghiệp Nhật Bản

- Diện tích: 378 nghìn km2

- Dân số: 127,7 triệu người (năm 2005)

- Thủ đô: Tô ki ô


2. Vị trí địa lý và đặc điểm tự nhiên của Nhật Bản

- Nhật Bản là một quần đảo nằm ở Đông Á

- Lãnh thổ kéo dài theo hướng vòng cung với 4 đảo lớn: Hôn su, Kiu xiu, Sicôcư, Hôccaiđô.

- Khí hậu: thuộc khí hậu gió mùa, mưa nhiều. Phía Bắc có khí hậu ôn đới, phía Nam khí hậu cận nhiệt => Đa dạng cây trồng, vật nuôi.

- Nghèo khoáng sản, chỉ có than, đồng

* Thuận lợi:

- Nằm ở Đông Á, gần với Trung Quốc và các nước Đông Nam Á có nền kinh tế đang phát triển với tốc độ tương đối cao (Trung Quốc, Việt Nam,...), gần kề các nước và lãnh thể công nghiệp mới.

- Đồng bằng nhỏ, hẹp nhưng đất đai màu mỡ.

- Bờ biển: dài (khoảng 29750km), bị chia cắt tạo thành nhiều vinh, thuận lợi cho xây dựng hải cảng, tàu bè trú ngụ. Tại các vùng biển quanh quần đảo Nhật Bản có các dòng biển nóng và lạnh gặp nhau, tạo nên những ngư trường lớn giàu tôm, cá....

- Nằm trong khu vực khí hậu gió mùa, mưa nhiều. Phía bắc có khí hậu ôn đới, phía nam có khí hậu cận nhiệt đới, tạo điều kiện cho đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp.

- Sông ngòi: chủ yếu là sông nhỏ, ngắn, dốc, tập trung ở miền núi, có giá trị thủy điện.

* Khó khăn:

- Nằm ở Đông Á, giữa Thái Bình Dương, gồm 4 đảo lớn: Hô-cai-đô Hôn-su, Xi-cô-cư, Kiu-xiu và hàng nghìn đảo nhỏ, cách xa đại lục, khó khăn cho giao lưu đường bộ với các nước và giữa các bộ phận của lãnh thổ đất nước.

- Địa hình chủ yếu là núi, có nhiều núi lửa, động đất; ít đồng bằng, thiếu đất trồng trọt (phải canh tác cả trên những vùng có độ dốc tới 15o).

- Nghèo khoáng sản.

- Có nhiều bão, mưa lớn gây ngập lụt và sóng thần.


3. Dân cư của Nhật bản

- Là nước đông dân.

- Tốc độ gia tăng thấp và giảm dần => Dân số già.

- Tỉ lệ người trên 65 tuổi trong dân cư ngày càng lớn (năm 1970: 7,1%; năm 1997: 15,7%; năm 2005: 19,2%).

- Tỉ lệ nhóm tuổi dưới 15 ngày càng ít (năm 1970: 223,9%; năm 1997: 15,3%; năm 2005: 13,9%).

- Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên thấp (0,1% năm 2005).

- Dân cư tập trung tại các thành phố ven biển.

- Người lao động cần cù, làm việc tích cực, tự giác và trách nhiệm cao.

- Giáo dục được chú ý đầu tư.


4. Đặc điểm của người lao động Nhật Bản

- Người lao động Nhật Bản cần cù, làm việc tích cực, với ý thức tự giác và tinh thần trách nhiệm rất cao. Người Nhật rất chú trọng đầu tư cho giáo dục.

- Những đức tính đó trở thành động lực quan trọng trong việc phát triển nền kinh tế Nhật Bản. Với một đất nước có rất nhiều khó khăn về tự nhiên, thì ý chí, nghị lực và các đức tính quý báu trên đã đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc phát triển đất nước. Nền kinh tế Nhật Bản đã phát triển theo hướng sử dụng triệt để các đặc tính đó.