Ngành du lịch của Đại học Văn hóa Hà Nội

Tại ĐH Văn hóa Hà Nội, một số ngành có mức điểm chuẩn cao như như Văn hóa truyền thông thuộc khoa Văn hóa học, Báo chí, Luật, Du lịch - Lữ hành, hướng dẫn du lịch, Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành.

Cụ thể, mức điểm chuẩn các chuyên ngành như sau:

Ngành du lịch của Đại học Văn hóa Hà Nội
Ngành du lịch của Đại học Văn hóa Hà Nội

ĐH Văn hóa Hà Nội lưu ý thí sinh trúng tuyển xác nhận nhập học trực tuyến trên Cổng thông tin tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo từ ngày 16/9 đến trước 17h ngày 30/9. Trường sẽ thông báo chi tiết hướng dẫn nhập học sau khi thí sinh hoàn thành xác nhận nhập học./.

Đại học Văn hóa Hà Nội thông báo tuyển sinh năm 2019. Các chỉ tiêu xét tuyển nguyện vọng 1 NV1 và Nguyện vọng 2 NV2. Trường  ĐHVH Hà Nội – là nơi đào tạo, nghiên cứu khoa học hàng đầu trong lĩnh vực văn hóa ở Việt Nam. Trường cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao, bồi dưỡng nhân tài, tham gia hoạch định chính sách của Nhà nước về văn hóa và hội nhập quốc tế

Trường Đại học Văn hóa Hà Nội tuyển sinh (HUC)

Thông tin chung:

Tên tiếng Anh: Hanoi University Of Culture

Mã trường: VHH

Địa chỉ: 418 Đê la Thành, Chợ Dừa, Đống Đa, Chợ Dừa Đống Đa Hà Nội

Ngành du lịch của Đại học Văn hóa Hà Nội

Chương trình đào tạo:

Bậc đại học:

Thời gian đào tạo: 4 năm

Loại hình đào tạo

Đào tạo chính quy tập trung

Đào tạo không chính quy

Vừa học vừa làm (tại chức)

Bằng: Cử nhân văn hoá

Chuyên ngành đào tạo:

 Ngành Bảo tàng

Chuyên ngành Bảo tàng

Chuyên ngành Bảo tồn di tích

Chuyên ngành Quản lý di sản văn hóa

 Ngành Phát hành Xuất bản phẩm

Ngành Văn hoá Dân tộc

– Chuyên ngành Quản lý Nhà nước về văn hóa dân tộc thiểu số

– Chuyên ngành Tổ chức các hoạt động văn hóa dân tộc thiểu số

Ngành Quản lý Văn hoá

– Chuyên ngành Chính sách văn hóa và quản lý nghệ thuật

– Chuyên ngành Quản lý các hoạt động âm nhạc

– Chuyên ngành Quản lý hoạt động Mỹ thuật quảng cáo

– Chuyên ngành Quản lý nhà nước về gia đình

 Ngành Văn hoá Du lịch

– Chuyên ngành Văn hóa du lịch

– Chuyên ngành Lữ hành – Hướng dẫn du lịch

– Chuyên ngành Quản lý du lịch

Ngành Khoa học Thư viện

Ngành Thông tin học

Ngành Văn hoá học

– Chuyên ngành Nghiên cứu văn hóa

– Chuyên ngành Văn hóa truyền thông

 Ngành Sáng tác văn học

– Chuyên ngành Viết văn

– Chuyên ngành Viết báo

Bậc sau đại học:

Thạc sỹ:

– Thời gian đào tạo: Chính quy tập trung 2 năm hoặc chính quy tập trung theo định kỳ 3 năm

– Bằng Thạc sỹ

– Ngành đào tạo:

 Khoa học Thông tin – Thư viện

 Văn hoá học

 Quản lý Văn hoá

Tiến sỹ:

– Thời gian đào tạo: 5 năm đối với người có bằng đại học và 3-4 năm đối với người có bằng thạc sỹ

– Bằng Tiến sỹ

– Ngành đào tạo:

 Khoa học Thông tin – Thư viện

 Văn hoá học

 Quản lý văn hóa

Đào tạo ngắn hạn :

– Thời gian: Từ 1 tuần đến 6 tháng (tuỳ theo từng lớp) – Cấp chứng chỉ

Chuyên ngành đào tạo: Một số chuyên ngành và chuyên đề của bậc đào tạo đại học

Chức năng Nghiên cứu khoa học: Gồm các hướng nghiên cứu

– Thư viện học

– Chính sách và Quản lý văn hóa

– Bảo tồn bảo tàng

– Kinh doanh Xuất bản phẩm

– Du lịch học

– Văn hóa Dân tộc thiểu số

– Văn hóa học

– Lý luận phê bình văn học

– Văn hoá Đương đại

– Di sản văn hoá

– Xã hội học văn hoá

– Văn hóa Thế giới

Điểm chuẩn:

Xem điểm chuẩn

Thông tin liên hệ:

Địa chỉ: 418 Đường La Thành – Quận Đống Đa – Hà Nội – Việt Nam

Tel:(84-4)38511971 * Fax:(84-4)35141629

 Email:

Website: huc.edu.vn

Ngành đào tạo của  Đại học Văn hóa Hà Nội

1. Các ngành đào tạo

I. Trình độ Đại học chính quy

TT Mã ngành Tên ngành/ Chỉ tiêu Tổ hợp môn xét tuyển 1 Tổ hợp môn xét tuyển 2 Tổ hợp môn xét tuyển 3
chuyên ngành (dự kiến) Mã tổ hợp Môn chính Mã tổ hợp Môn chính Mã tổ hợp Môn chính
1 7220201 Ngôn ngữ Anh(1) 80 D01 Tiếng Anh D78 Tiếng Anh D96 Tiếng Anh
2 7810103 Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành 110 C00 Văn D01 Tiếng Anh D78 Tiếng Anh
3 7380101 Luật 80 C00 Văn D01 Tiếng Anh D96 Tiếng Anh
4 7320101 Báo chí 80 C00 Văn D01 Tiếng Anh D78 Tiếng Anh

7229045 – Gia đình học

5 7229045 Quản trị dịch vụ gia đình 35 C00 Văn D01 Tiếng Anh D78 Tiếng Anh
6 7320402 Kinh doanh xuất bản phẩm 80 C00 Văn D01 Tiếng Anh D96 Tiếng Anh
7 7320201 Thông tin – Thư viện 50 C00 Văn D01 Tiếng Anh D96 Tiếng Anh
8 7320205 Quản lý thông tin 50 C00 Văn D01 Tiếng Anh D96 Tiếng Anh
9 7320305 Bảo tàng học 50 C00 Văn D01 Tiếng Anh D78 Tiếng Anh

7229040 – Văn hóa học

  7229040A Nghiên cứu văn hóa 40 C00 Văn D01 Tiếng Anh D78 Tiếng Anh
7229040B Văn hóa truyền thông 80 C00 Văn D01 Tiếng Anh D78 Tiếng Anh
7229040C Văn hóa đối ngoại 40 C00 Văn D01 Tiếng Anh D78 Tiếng Anh

7220112 – Văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam

  7220112A Tổ chức và quản lý văn hóa vùng DTTS 30 C00 Văn D01 Tiếng Anh D78 Tiếng Anh
  7220112B Tổ chức và quản lý du lịch vùng DTTS 35 C00 Văn D01 Tiếng Anh D78 Tiếng Anh

7229042 – Quản lý văn hóa 

12 7229042A Chính sách văn hóa và quản lý nghệ thuật 160 C00 Văn D01 Tiếng Anh D78 Tiếng Anh
7229042B Quản lý nhà nước về gia đình 35 C00 Văn D01 Tiếng Anh D78 Tiếng Anh
7229042C Quản lý di sản văn hóa 60 C00 Văn D01 Tiếng Anh D78 Tiếng Anh
7229042D Biểu diễn nghệ thuật(2) 25 N00 Năng khiếu        
7229042E Tổ chức sự kiện văn hóa 40 N00 Năng khiếu C00 Văn D01 Tiếng Anh

7810101 – Du lịch

13 7810101A Văn hóa du lịch 180 C00 Văn D01 Tiếng Anh D78 Tiếng Anh
7810101B Lữ hành – Hướng dẫn DL 100 C00 Văn D01 Tiếng Anh D78 Tiếng Anh
7810101C Hướng dẫn DL Quốc tế 100 D01 Tiếng Anh D78 Tiếng Anh D96 Tiếng Anh
  1. Trình độ Liên thông Cao đẳng lên Đại học chính quy

Xét tuyển theo kỳ thi riêng

TT Mã ngành Tên ngành/ Chỉ tiêu
chuyên ngành (dự kiến)
1 7229042LT Quản lý văn hoá 20
2 7810101LT Du lịch 25
3 7320201LT Thông tin – Thư viện 5

———————————————————————————————–

Xem thêm:

Điểm chuẩn Trường Đại học Văn Hóa Hà Nội

Thông tin tuyển sinh Trường Đại học Xây dựng

——————————————————————————

Phương thức 1:

– Xét tuyển thẳng 20% từng ngành với các đối tượng sau:

+  Tuyển thẳng theo quy định của Bộ Giáo dục;

+ Xét tuyển thí sinh đạt giải Học sinh giỏi cấp tỉnh, thành phố (nhất, nhì, ba) với điều kiện: môn học đạt giải có trong tổ hợp xét tuyển và điểm trung bình học lực ba năm THPT đạt từ khá trở lên, điểm môn Tiếng Anh lớp 12 từ 6,5 trở lên.

+ Xét tuyển thẳng áp dụng cho học sinh giỏi ba năm THPT của tất cả trường THPT trên toàn quốc (không phân biệt trường chuyên, năng khiếu) và điểm môn Tiếng Anh lớp 12 từ 8,0 trở lên;

+ Học sinh có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế trong thời hạn (tính đến ngày nộp hồ sơ xét tuyển) đạt IELTS 5,5 trở lên (hoặc tương đương) và điểm học lực ba năm THPT từ khá trở lên.

5.2. Phương thức 2:

Xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi THPT Quốc gia năm 2019.

Riêng các chuyên ngành đặc thù về nghệ thuật, cụ thể: Chuyên ngành Biểu diễn nghệ thuật và chuyên ngành Tổ chức sự kiện văn hoá (thuộc ngành Quản lý văn hoá): Trường sẽ tổ chức thi tuyển riêng về năng khiếu, sau đó sẽ xét tuyển kết hợp với kết quả kỳ thi THPT Quốc gia năm 2019.

5.3. Phương thức 3:

Xét tuyển học bạ 03 môn lớp 12 theo các tổ hợp xét tuyển với 20% chỉ tiêu cho từng chuyên ngành/ngành. Phương thức này chỉ áp dụng với các ngành cụ thể sau:

TT Ngành Chuyên ngành Mã ngành/chuyên ngành Tổ hợp môn xét tuyển 1 Tổ hợp môn xét tuyển 2 Tổ hợp môn xét tuyển 3
1 Gia đình học Quản trị dịch vụ gia đình 7229045 C00 D01 D78
2 Kinh doanh xuất bản phẩm   7320402 C00 D01 D96
3 Thông tin thư viện   7320201 C00 D01 D96
4 Bảo tàng học   7320305 C00 D01 D78
5 Văn hoá các dân tộc thiểu số Việt Nam Tổ chức và quản lý văn hoá vùng DTTS 7220112A C00 D01 D78
Tổ chức và quản lý du lịch vùng DTTS 7220112B C00 D01 D78
6 Quản lý văn hoá Quản lý nhà nước về gia đình 7229042B C00 D01 D78
Quản lý di sản văn hoá 7229042C C00 D01 D78

Điều kiện xét tuyển:

– Tốt nghiệp THPT

– Tổng điểm trung bình năm lớp 12 của 03 môn trong tổ hợp xét tuyển đạt từ 18,0 điểm trở lên.

– Điểm trung bình các môn trong tổ hợp xét tuyển phải đạt từ 6,0 trở lên.

– Hạnh kiểm loại khá trở lên.

Điểm xét tuyển = (Điểm TB lớp 12 môn 1 + Điểm TB lớp 12 môn 2 + Điểm TB lớp 12 môn 3) + Điểm ưu tiên

—————————————————————

* Sứ mệnh của Trường Đại học Văn hóa Hà Nội:

Trường  ĐHVH Hài Nội – là nơi đào tạo, nghiên cứu khoa học hàng đầu trong lĩnh vực văn hóa ở Việt Nam. Trường cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao, bồi dưỡng nhân tài, tham gia hoạch định chính sách của Nhà nước về văn hóa và hội nhập quốc tế.

* Tầm nhìn

Trường Đại học Văn hóa Hà Nội phát triển theo hướng là cơ sở đào tạo và nghiên cứu khoa học đa ngành, đa cấp thuộc khoa học xã hội nhân văn, được xếp hạng ngang tầm với các  đại  học  tiên  tiến  trong  khu  vực  Châu Á, trong đó có một số ngành và nhiều chuyên ngành được kiểm định bởi các tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục đại học có uy tín trên thế giới.

Trường ĐHVH Hà Nội được thành lập ngày 26/3/1959, theo Quyết định số 134/VH-QĐ của Bộ Văn hoá (Nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch). Trong quá trình phát triển của mình, trường đã trải qua những giai đoạn lịch sử như sau:

Giai đoạn 1: Từ 1959 đến 1960

Trường mang tên “Trường Cán bộ văn hoá”. Nhiệm vụ của trường khi đó là bồi dưỡng kiến thức, chính trị và nghiệp vụ cho cán bộ văn hoá.

Giai đoạn 2: Từ tháng 8/1960 đến 1977

Trường được đổi tên thành trường “Lý luận nghiệp vụ văn hoá” theo quyết định số 127/VHQĐ của Bộ Văn hoá.

Giai đoạn 3: Từ 5/9/1977 đến 1982

Trường được nâng cấp thành Trường Cao đẳng nghiệp vụ văn hoá theo quyết định số 246/CP của Thủ tướng Chính phủ với chức năng đào tạo cao đẳng các ngành nghiệp vụ văn hoá.

Giai đoạn 4: Từ 4/9/1982 đến nay

Trường một lần nữa được nâng cấp thành Trường Đại học Văn hoá Hà Nội theo quyết định số 228/TC-QĐ của Thủ tướng Chính phủ. Chức năng của trường là đào tạo các cán bộ thư viện, cán bộ bảo tồn bảo tàng, phát hành sách, văn hoá du lịch và những người tổ chức hoạt động văn hoá.

Theo: Đại học Văn hóa Hà Nội