Ngành tài chính kế toán tiếng Anh là gì

Đối với những sinh viên ngành kế toán, nhân viên kế toán, ngoài kiến thức chuyên môn thì từ vựng tiếng Anh chuyên ngành cũng là một trong những thứ các bạn phải luôn trao dồi nếu muốn phát triển nghề nghiệp xa hơn nữa. Vậy các bạn đã biết kế toán trong tiếng Anh là gì chưa? Thuật ngữ kế toán tiếng Anh thông dụng gồm những từ nào? Nếu chưa biết hãy tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Dịch vụ kế toán trong tiếng Anh là gì?

Nghề kế toán trong tiếng Anh là “Accounting”, đây là một danh từ khi bỏ “ing” sẽ trở thành từ “Account” có nghĩa là “tài khoản”. Còn dịch vụ kế toán tiếng Anh là Accounting Services.

Người làm nghề kế toán hay còn gọi là kế toán viên, trong tiếng Anh được gọi là “Accountant” dùng để gọi chung người làm việc trong ngành kế toán. Với từng vị trí cụ thể sẽ được gọi tương ứng với từng tên khác nhau, ví dụ như:

  • Kế toán trưởng: Chief Accountant
  • Kế toán tổng hợp: General Accountant
  • Kế toán thuế: Tax Accountant
  • Kế toán tiền lương: Paymaster Accountant
  • Kế toán kho: Warehouse Accountant
  • Kế toán bán hàng: Sales Accountant
Ngành tài chính kế toán tiếng Anh là gì
Dịch vụ kế toán tiếng Anh là Accounting Services

Một số thuật ngữ kế toán tiếng Anh thông dụng

Trong giai đoạn phát triển kinh tế hiện nay, nếu biết thêm một ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh thì cơ hội việc làm sẽ rộng mở hơn rất nhiều. Vì vậy việc rèn luyện, trau dồi thêm kiến thức tiếng Anh là vô cùng cần thiết ở mọi ngành nghề thuộc tất cả các lĩnh vực kinh doanh trong đó nghề kế toán không nằm ngoài danh sách.

Dưới đây là một số từ vựng tiếng Anh thường gặp trong lĩnh vực kế toán, các bạn có thể lưu lại để sử dụng trong giao tiếp cũng như phục vụ công việc của mình tốt hơn:

  1. Accounting entry: ---- bút toán
  2. Accrued expenses ---- Chi phí phải trả
  3. Accumulated: ---- lũy kế
  4. Advanced payments to suppliers ---- Trả trước người bán
  5. Advances to employees ---- Tạm ứng
  6. Assets ---- Tài sản
  7. Balance sheet ---- Bảng cân đối kế toán
  8. Bookkeeper: ---- người lập báo cáo
  9. Capital construction: ---- xây dựng cơ bản
  10. Cash ---- Tiền mặt
  11. Cash at bank ---- Tiền gửi ngân hàng
  12. Cash in hand ---- Tiền mặt tại quỹ
  13. Cash in transit ---- Tiền đang chuyển
  14. Check and take over: ---- nghiệm thu
  15. Construction in progress ---- Chi phí xây dựng cơ bản dở dang
  16. Cost of goods sold ---- Giá vốn bán hàng
  17. Current assets ---- Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn
  18. Current portion of long-term liabilities ---- Nợ dài hạn đến hạn trả
  19. Deferred expenses ---- Chi phí chờ kết chuyển
  20. Deferred revenue ---- Người mua trả tiền trước
  21. Depreciation of fixed assets ---- Hao mòn luỹ kế tài sản cố định hữu hình
  22. Depreciation of intangible fixed assets ---- Hoa mòn luỹ kế tài sản cố định vô hình
  23. Depreciation of leased fixed assets ---- Hao mòn luỹ kế tài sản cố định thuê tài chính
  24. Equity and funds ---- Vốn và quỹ
  25. Exchange rate differences ---- Chênh lệch tỷ giá
  26. Expense mandate: ---- ủy nhiệm chi
  27. Expenses for financial activities ---- Chi phí hoạt động tài chính
  28. Extraordinary expenses ---- Chi phí bất thường
  29. Extraordinary income ---- Thu nhập bất thường
  30. Extraordinary profit ---- Lợi nhuận bất thường
  31. Figures in: millions VND ---- Đơn vị tính: triệu đồng
  32. Financial ratios ---- Chỉ số tài chính
  33. Financials ---- Tài chính
  34. Finished goods ---- Thành phẩm tồn kho
  35. Fixed asset costs ---- Nguyên giá tài sản cố định hữu hình
  36. Fixed assets ---- Tài sản cố định
  37. General and administrative expenses ---- Chi phí quản lý doanh nghiệp
  38. Goods in transit for sale ---- Hàng gửi đi bán
  39. Gross profit ---- Lợi nhuận tổng
  40. Gross revenue ---- Doanh thu tổng
  41. Income from financial activities ---- Thu nhập hoạt động tài chính
  42. Instruments and tools ---- Công cụ, dụng cụ trong kho
  43. Intangible fixed asset costs ---- Nguyên giá tài sản cố định vô hình
  44. Intangible fixed assets ---- Tài sản cố định vô hình
  45. Intra-company payables ---- Phải trả các đơn vị nội bộ
  46. Inventory ---- Hàng tồn kho
  47. Investment and development fund ---- Quỹ đầu tư phát triển
  48. Itemize: ---- mở tiểu khoản
  49. Leased fixed asset costs ---- Nguyên giá tài sản cố định thuê tài chính
  50. Leased fixed assets ---- Tài sản cố định thuê tài chính
  51. Liabilities ---- Nợ phải trả
  52. Long-term borrowings ---- Vay dài hạn
  53. Long-term financial assets ---- Các khoản đầu tư tài chính dài hạn
  54. Long-term liabilities ---- Nợ dài hạn
  55. Long-term mortgages, collateral, deposits---- Các khoản thế chấp, ký cược, ký quỹ dài hạn
  56. Long-term security investments ---- Đầu tư chứng khoán dài hạn
  57. Merchandise inventory ---- Hàng hoá tồn kho
  58. Net profit ---- Lợi nhuận thuần
  59. Net revenue ---- Doanh thu thuần
  60. Non-business expenditure source ---- Nguồn kinh phí sự nghiệp
  61. Non-business expenditures ---- Chi sự nghiệp
  62. Non-current assets ---- Tài sản cố định và đầu tư dài hạn
  63. Operating profit ---- Lợi nhuận từ hoạt động SXKD
  64. Other current assets ---- Tài sản lưu động khác
  65. Other funds ---- Nguồn kinh phí, quỹ khác
  66. Other long-term liabilities ---- Nợ dài hạn khác
  67. Other payables ---- Nợ khác
  68. Other receivables ---- Các khoản phải thu khác
  69. Other short-term investments ---- Đầu tư ngắn hạn khác
  70. Owners' equity ---- Nguồn vốn chủ sở hữu
  71. Payables to employees ---- Phải trả công nhân viên
  72. Prepaid expenses ---- Chi phí trả trước
  73. Profit before taxes ---- Lợi nhuận trước thuế
  74. Profit from financial activities ---- Lợi nhuận từ hoạt động tài chính
  75. Provision for devaluation of stocks ---- Dự phòng giảm giá hàng tồn kho
  76. Purchased goods in transit ---- Hàng mua đang đi trên đường
  77. Raw materials ---- Nguyên liệu, vật liệu tồn kho
  78. Receivables ---- Các khoản phải thu
  79. Receivables from customers ---- Phải thu của khách hàng
  80. Reconciliation: ---- đối chiếu
  81. Reserve fund ---- Quỹ dự trữ
  82. Retained earnings ---- Lợi nhuận chưa phân phối
  83. Revenue deductions ---- Các khoản giảm trừ
  84. Sales expenses ---- Chi phí bán hàng
  85. Sales rebates ---- Giảm giá bán hàng
  86. Sales returns ---- Hàng bán bị trả lại
  87. Short-term borrowings ---- Vay ngắn hạn
  88. Short-term investments ---- Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn
  89. Short-term liabilities ---- Nợ ngắn hạn
  90. Short-term mortgages, collateral, deposits---- Các khoản thế chấp, ký cược, ký quỹ ngắn hạn
  91. Short-term security investments ---- Đầu tư chứng khoán ngắn hạn
  92. Stockholders' equity ---- Nguồn vốn kinh doanh
  93. Surplus of assets awaiting resolution ---- Tài sản thừa chờ xử lý
  94. Tangible fixed assets ---- Tài sản cố định hữu hình
  95. Taxes and other payables to the State budget---- Thuế và các khoản phải nộp nhà nước
  96. Total assets ---- Tổng cộng tài sản
  97. Total liabilities and owners' equity ---- Tổng cộng nguồn vốn
  98. Trade creditors ---- Phải trả cho người bán
  99. Treasury stock ---- Cổ phiếu quỹ
  100. Welfare and reward fund ---- Quỹ khen thưởng và phúc lợi
  101. Credit Account: Tài khoản ghi Nợ
  102. Debit Account: Tài khoản ghi Có

>> Xem thêm: Những kĩ năng cần có của một nhân viên kế toán

Dịch vụ kế toán TinLaw vừa giải đáp xong câu hỏi Kế toán trong tiếng Anh là gì? Và cung cấp thêm một số từ vựng tiếng Anh thường gặp trong lĩnh vực kế toán. Chúc các bạn học tốt!

Gọi ngay: 1900 633 306

Tiết kiệm tối đa thời gian, chi phí, gửi ngay hồ sơ đến hộp thư:  

Hoặc nhấc máy lên, Gọi ngay cho Chuyên gia của chúng tôi 24/07:  1900 633 306

Làm nhanh, lấy gấp đáp ứng nhu cầu công việc, lên ngay Văn phòng TinLaw

Ngành tài chính kế toán tiếng Anh là gì
Nghề kế toán trong tiếng Anh được gọi với từ “Accounting”

Nghề kế toán trong tiếng Anh được gọi với từ “Accounting”. Loại từ này có cấu tạo giống với dạng động từ thêm đuôi “ing” nhưng thực chất nó lại là một danh từ mà khi bỏ “ing” trở thành “Account” lại có nghĩa là “tài khoản”. Có thể nói đây là từ tiếng Anh đặc biệt thường xuyên bắt gặp trong ngành kế toán và cũng không khó để tìm thấy nó ở các lĩnh vực khác chẳng hạn trong những bài thi TOEIC – cuộc thi dành chủ yếu cho đối tượng sinh viên kinh tế. Ngày này đa số các trường Đại học đặt ra tiêu chí để xét tốt nghiệp cho sinh viên là điểm thi TOEIC phải đạt từ 450 trở lên. Với sinh viên Việt Nam hiện nay đây thực sự vẫn còn là một khó khăn bởi khả năng tiếng Anh của hầu hết họ đều rất yếu. Đó cũng chính là một hạn chế của lao động Việt trong thời kỳ kinh tế đất nước đang trong giai đoạn hội nhập sâu rộng với nền kinh tế hiện đại trên thế giới. Vì vậy việc rèn luyện, trau dồi thêm kiến thức tiếng Anh là vô cùng cần thiết ở mọi ngành nghề thuộc tất cả các lĩnh vực kinh doanh trong đó nghề kế toán không nằm ngoài danh sách. 

Còn với người làm nghề kế toán hay còn gọi là kế toán viên, tiếng Anh được gọi là “Accountant” dùng để gọi chung người làm việc trong ngành kế toán. Với từng vị trí cụ thể sẽ được gọi tương ứng với từng tên khác nhau, cụ thể:

- Kế toán trưởng: Chief Accountant

- Kế toán tổng hợp: General Accountant

- Kế toán thuế: Tax Accountant

- Kế toán tiền lương: Paymaster Accountant

- Kế toán kho: Warehouse Accountant

- Kế toán bán hàng: Sales Accountant

-….

Nghề kế toán được hiểu là công việc ghi chép, thu nhận, xử lý số liệu và cung cấp các thông tin về tình hình hoạt động kinh doanh liên quan đến tài chính, tài sản, nguồn hình thành tài sản và sự vận động tài sản trong một đơn vị tổ chức/ doanh nghiệp từ đó lập báo cáo tới ban lãnh đạo phục vụ cho việc ra quyết định hiệu quả để cải thiện và phát triển doanh nghiệp. Trong đó, kế có nghĩa là liệt kê, ghi chép những số liệu tài chính, tài sản, trong đơn vị/ tổ chức/ doanh nghiệp; toán là tính toán, tính ra kết quả lao động mà con người trong quy mô đó đạt được. Đối tượng chính của kế toán chính là những biến động của tài sản có sẵn, sự hình thành tài sản mới, các vấn đề về thi chi, xuất nhập kho mà kế toán cần phản ánh, được phân ra thành tài sản và nguồn vốn xuất hiện trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 

Xem thêm: Định khoản kế toán là gì? Mẹo làm nhanh và hiệu quả như thế nào

Ngành tài chính kế toán tiếng Anh là gì
Công việc của một nhân viên kế toán trong doanh nghiệp

Kế toán là một vị quan trọng trong doanh nghiệp, đảm nhận các công việc liên quan đến tài sản, nguồn vốn trong doanh nghiệp. Công việc của kế toán được phân thành từng giai đoạn cụ thể: 

- Công việc đầu mỗi năm kế toán phải làm là: Kê khai thuế môn bài đầu năm, nộp tờ khai VAT, thu nhập cá nhân tháng 12 hoặc quý IV của năm trước, nộp tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính quý IV của năm trước liền kề, nộp  báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn quý IV năm trước liên, nộp báo cáo tài chính, quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp, quyết toán thuế thu nhập cá nhân của năm trước liền kề. Tất cả nộp theo thời gian quy định 

- Công việc làm hàng ngày: Ghi chép, thu nhập, xử lý và lưu trữ các hóa đơn, chứng từ kế toán, vào sổ quỹ, số tiền gửi và các sổ sách cần thiết khác, xử lý dữ liệu kế toán để lập báo cáo về tình hình hoạt động tài chính của doanh nghiệp cho ban lãnh đạo, phân tích hình tài chính, ngân sách, chi phí, doanh thu của công ty, tham mưu cho ban lãnh đạo ý kiến cải thiện kinh doanh

- Công việc hàng tháng: Lập tờ khai thuế giá trị gia tăng hàng tháng, Kê khai hóa đơn đầu ra phát sinh trong tháng, lập tờ khai thuế thu nhập cá nhân theo tháng, lập tờ khai các loại thuế khác nếu có, tính giá tồn kho, giá vốn hàng bán; tính lương, bảo hiểm xã hội, các khoản phụ cấp, khen thưởng cho người lao động; tính khấu hao tài sản cố định,… 

- Công việc hàng quý: Lập tờ khai thuế giá trị gia tăng theo quý, lập tờ khai thuế tạm tính thuế thu nhập doanh nghiệp theo quý, lập báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo quý, lập tờ khai thuế thu nhập cá nhân theo quý. Công việc được thực hiện cuối mỗi quý và nộp các tờ khai trong thời gian 30 ngày của tháng đầu tiên ở quý tiếp theo liền kề. 

- Công việc cuối năm: Lập báo cáo thuế cho tháng cuối năm và báo cáo thuế quý 4, lập báo cáo quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân cuối năm; đối chiếu công nợ, kiểm kê quỹ, kiểm kê kho hàng và tài sản; lập báo cáo tài chính cuối năm bao gồm: bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh,...; trình ban lãnh đạo ký các sổ sách chứng từ và in sổ sách, chứng từ cho năm mới. 

3. Tâm sự nghề kế toán 

Ngành tài chính kế toán tiếng Anh là gì
Nỗi lòng làm kế toán 

“Sống trong chăn mới biết chăn có rận” chỉ người trong nghề mới biết tính chất công việc ra sao, chấp nhận theo nghề có cái được, có cái mất. Khi xác định niềm đam mê với nghề, sinh viên sau khi ra trường:

- Không lo thất nghiệp: Trong nền kinh tế hiện nay, hoạt động doanh nghiệp hết sức sôi động, nhiều doanh nghiệp mới thành lập mà bộ phận kế toán lại không thể thiếu trong tổ chức/ doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ, dù kinh doanh ở bất cứ lĩnh vực nào. 

- Cơ hội thăng tiến luôn rộng mở: Sau khi tốt nghiệp tại các trường đại học, để nâng cao thêm nghiệp vụ kế toán, bạn có thể tham gia đào tạo trong nhiều trung tâm kế toán bên ngoài hay xin vào học việc tại các công ty để được tiếp xúc trực tiếp với công việc thực tế tích lũy kinh nghiệm. Bạn có thể học thêm các chứng chỉ kế toán CPA, ACCA, CMA,... để trau dồi kỹ năng. Sau vài năm dày dặn kinh nghiệm, mọi nghiệp vụ đều đã thành thạo kết hợp với kỹ năng vốn có, cơ hội thăng tiến lên vị trí cao hơn đã đến thời điểm cần bạn nắm bắt, hoặc thay đổi môi trường làm việc ứng tuyển vào vị trí cao hơn như kế toán trưởng,… tại các công ty khác. 

- Mức lương ổn định hàng tháng: Một trong những ưu điểm nổi bật của nghề là lương tương đối ổn, cộng thêm doanh nghiệp nào cũng có chế độ phúc lợi, trợ cấp dành cho nhân viên, vì vậy làm nghề kế toán, người lao động hoàn toàn an tâm với mức sống hiện nay. 

Tuy nhiên thực tế lại cho thấy tình trạng học kế toán ra làm trái ngành không ít bởi lẽ sau một thời gian làm trong nghề, họ nhận thấy công việc lặp đi lặp lại không có sự thay đổi xảy ra hiện tượng chán nản khi làm việc. Kế toán hàng ngày làm việc với các con số đến hoa cả mắt, tính toán sổ sách thu chi, lương bổng cho nhân viên,… công việc tạo ra tính ì cho người làm. Bên cạnh đó trách nhiệm của công việc vô cùng quan trọng, đòi hỏi kế toán viên phải là người tỉ mỉ, cẩn thận có đầu óc tư duy tốt. Công việc cần cẩn thận đến nỗi chỉ cần một sai sót nhỏ cũng có thể gây tổn thất cho doanh nghiệp, sai sót một con số cũng khiến doanh nghiệp gánh chịu hậu quả nặng nề. Vì vậy áp lực trong công việc thường xuyên đè nén lên họ. Chưa kể tới việc vào những dịp bận rộn cuối năm, thời điểm cần kế toán thống kê, lập các báo cáo liên quan đến tài chính, mọi công việc dồn lại một thời điểm lại đòi hỏi độ chính xác cao vì vậy trường hợp phải thường xuyên làm thêm giờ, tăng ca cho kịp quyết toán, lập báo cáo tài chính,…

Nghề kế toán được cũng nhiều mà mất cũng không ít, chỉ người đam mê với nghề mới gắn bó được dài lâu với công việc vì thế trước khi định hướng nghề nghiệp cho tương lai với nghề kế toán, các bạn hãy xác định xem mình có thích sự hợp và yêu cái nghề này không. Một khi đã xác định gắn bó với nghề, các bạn cần hiểu rằng công việc kế toán không chỉ yêu cầu kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm làm việc mà đó còn là phẩm chất nghề nghiệp, kỹ năng nghiệp vụ kế toán và điều quan trọng trước tiên phải hiểu được chính mình. 

Tuyển dụng nhân viên kế toán

4. Kỹ năng có ở một nhân viên kế toán chuyên nghiệp 

Bạn có sở thích với những con số? Bạn xác định đam mê của mình với nghề kế toán? Và bạn muốn trở thành một nhân viên kế toán giỏi tìm kiếm cơ hội trong tương lai, ngoài kiến thức chuyên môn bắt buộc đạt trình độ cao, bạn cần hội tụ đầy đủ các kỹ năng cần thiết dưới đây:

Ngành tài chính kế toán tiếng Anh là gì
Kỹ năng có ở một nhân viên kế toán chuyên nghiệp 

Công việc của kế toán ngày nay không còn liên quan nhiều tới hoạt động viết lách truyền thống mà mọi hoạt động nghiệp vụ đều được thực hiện trên máy vi tính. Từ khi công nghệ phát triển, xã hội tiếp nhận kỷ nguyên công nghệ 4.0 mọi công việc đều trở nên dễ dàng bởi sự hỗ trợ đắc lực của các phần mềm mới. Do đó, nhân viên kế toán phải bắt kịp với xu thế xã hội, thích nghi với cái mới cần phải thành thạo các kiến thức tin học cơ bản và học hỏi thêm nhiều kỹ năng nâng cao mỗi ngày.

4.2. Khả năng ngoại ngữ

Như đã ngỏ ý ở phần đầu, tiếng Anh là yếu tố cần thiết phục vụ cho các hoạt động kế toán không chỉ riêng với nghề kế toán mà còn với rất nhiều ngành nghề khác. Tiếng Anh bổ trợ cho công việc, tạo thuận lợi cho kế toán viên khi giao tiếp với đối tác là người nước ngoài nếu bạn làm việc trong một công ty cung cấp nghiệp vụ kế toán hay dùng để đọc và dịch tài liệu, viết báo cáo bằng tiếng Anh khi làm việc trong công ty nước ngoài. Có kỹ năng tiếng Anh tốt giúp bạn đạt được những vị trí cao trong doanh nghiệp lớn – một lợi thế khó có thể bỏ qua. Khi bạn apply vào một vị trí kế toán yêu cầu tiếng Anh hoặc bạn muốn thể hiện trình độ tiếng Anh của mình, bạn có thể viết cv kế toán bằng tiếng Anhđơn xin việc kế toán bằng tiếng Anh. Timviec365.vn sẽ hướng dẫn bạn cụ thể chi tiết nhất giúp bạn gây ấn tượng với nhà tuyển dụng.

4.3. Khả năng tư duy với các con số tốt

Đặc trưng riêng của nghề kế toán là làm việc thường xuyên với các con số. Báo cáo tài chính hàng tuần, hàng tháng, hàng năm không được lập nên từ con số thu thập được mà còn phải tiến hành phân tích đòi hỏi kế toán viên phải có kiến thức tổng hợp về tư duy toán học, tư duy logic để thực hiện công việc tính toán chủ yếu này. 

4.4. Cẩn thận, tỉ mỉ và chính xác

Số liệu tài chính mỗi ngày, mỗi tháng, mỗi năm rất lớn, nên chỉ sai sót một con số hay điền nhầm vị trí các con số thậm chí chỉ đánh thiếu hoặc thừa một chữ số 0 đằng sau cũng dẫn tới hậu quả không lường trước được sự nghiêm trọng. Vì vậy để tránh mất thời gian, đảm bảo chính xác, trong quá trình làm việc kế toán viên cần phải rất tập trung, cẩn thận tính toán và tỉ mỉ điền những con số, đảm bảo tuyệt đối không có sai sót.  

4.5. Chịu được áp lực công việc 

Công việc làm việc quanh năm, nhất là thời gian cuối mỗi năm khi mà công việc dồn hết trong một khoảng thời gian ngắn, làm việc thường xuyên với những con số đến tận tối muộn cho kịp thời gian deadline luôn đặt kế toán viên vào trạng thái căng thẳng. 

4.6. Trung thực 

Đây là một trong những phẩm chất nghề nghiệp đặc trưng với nghề kế toán. Được doanh nghiệp tin tưởng giao trọng trách quan trọng, quản lý nguồn tài chính trong công ty. Nếu khôn khéo kế toán có thể tính toán gian lận được rất nhiều lợi ích. Nhưng với người làm việc trong đam mê, có đạo đức nghề nghiệp, tình trạng này sẽ không xảy ra, nghề kế toán rất cần những người có tố chất như vậy. 

4.7. Biết phân bổ thời gian hợp lý

Như đã liệt kê phần trên, kế toán phải đảm nhận nhiều công việc, thậm chí trong một ngày, họ có thể vừa phải thu thập dữ liệu, phân tích dữ liệu và vừa phải lập báo cáo tài chính. Vì thế để đảm bảo công việc được hoàn thành đúng thời gian mà không gây lãng phí, tốn sức lực quá nhiều bạn phải biết cách phân bổ thời gian hợp lý cho từng công việc. 

Việc làm Kế toán - Kiểm toán tại Hà Nội

4.8. Kỹ năng giao tiếp khéo léo 

Đây là kỹ năng phổ biến trong mọi ngành nghề kinh doanh, nó không những hỗ trợ tốt công việc mà cơ hội thăng tiến nhờ vào kỹ năng năng này cũng không hề ít. Giao tiếp tốt, bạn dễ dàng sống hòa đồng với đồng nghiệp, thích nghi nhanh với môi trường mới, hợp tác làm việc nhóm tốt, trong quan hệ hợp tác thì tạo thiện cảm tốt với đối tác thuyết phục họ nhanh chóng giúp công ty phát triển ngày một mạnh hơn. 

5. Cơ hội mở ra cho ngành nghề kế toán 

Ngành tài chính kế toán tiếng Anh là gì
Cơ hội mở ra cho ngành nghề kế toán

Không như những ngành nghề khác bị hạn chế lĩnh vực làm việc, với nghề kế toán, bạn có thể định hướng làm việc ở mọi lĩnh vực bởi đơn vị nào, doanh nghiệp nào cũng cần có bộ phận này để giúp họ quản lý tài chính. Rất nhiều người khi nhắc tới nghề kế toán thường lắc đầu ngán ngẩm than rằng “nghề này có tỷ lệ lao động thất nghiệp nhiều” vì thế họ đưa ra lời khuyên không nên theo học ngành này. Nhưng trên thực tế, số lượng sinh viên làm trái ngành do năng lực còn hạn chế, không có khả năng thực hiện các nghiệp vụ kế toán phức tạp với những con số. Còn để đánh giá về cơ hội việc làm kế toán thì đây là một công việc rất tiềm năng.

Kế toán, kiểm toán, thuế và quản lý là 4 vị trí  mà một kế toán viên có thể lực chọn. Chính sự đa dạng này đã nâng nguồn lực trong ngành kế toán lên con số rất đáng lưu tâm. Bên cạnh đó với mức lương ổn định nhu cầu sống của bạn được đáp ứng cộng thêm cơ hội thăng tiến dành cho bạn khá rộng mở. Sau khi tốt nghiệp ngành kế toán bạn có thể xin làm việc ở bất cứ doanh nghiệp hoạt động ở mọi lĩnh vực nếu như họ đang có nhu cầu tuyển dụng. Để hỗ bạn tìm kiếm thông tin tuyển kế toán HCM và khắp 62 tỉnh thành trên cả nước, Timviec365.vn cung cấp dịch vụ tìm việc làm trực tuyến là địa điểm uy tín gắn kết mọi ứng viên với nhà tuyển dụng. 

Hy vọng sau quá trình tìm hiểu nghề kế toán tiếng anh là gì trên đây, độc giả đã được cung cấp nhiều thông tin bổ ích từ đó hỗ trợ được nhiều bạn trẻ định hướng ngành nghề theo đuổi phù hợp với năng lực trong tương lai. Và đừng quên gửi gắm cơ hội nghề nghiệp thông qua sự hỗ trợ đắc lực của website Timviec365.vn nhé! Chúc cho mọi ước mơ của bạn đều thành hiện thực.

Xem thêm: Chiếu khấu thanh toán là gì? Thông tin đầy đủ cho bạn