Ngày giao dịch không hưởng quyền niêm yết bổ sung là gì

Theo Nghị định 58/2012/NĐ-CP ngày 20/7/2012 của Chính phủ quy định chi tiết về và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật chứng khoán và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật chứng khoán; Nghị định số 60/2015/NĐ-CP ngày 26 tháng 06 năm 2015 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 58/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 07 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Chứng khoán và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán và theo Quy chế niêm yết chứng khoán của Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội ban hành kèm theo Quyết định số 639/QĐ-SGDHN ngày 13 tháng 10 năm 2016 của Tổng Giám đốc Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội và Quyết định số 958/QĐ-SGDHN ngày 24 tháng 11 năm 2017 của Tổng Giám đốc Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội về việc sửa đổi, bổ sung Quy chế niêm yết chứng khoán tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội:  

1. Tổ chức niêm yết phải làm thủ tục thay đổi đăng ký niêm yết trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 59 Nghị định số 58/2012/NĐ-CP; trường hợp theo quy định tại điểm b khoản 5 Điều 3 Thông tư số 202/2015/TT-BTC; trường hợp theo quy định tại khoản 1, 2 Điều 7 Thông tư số 202/2015/TT-BTC đã được sửa đổi tại khoản 5 Điều 1 Thông tư số 29/2017/TT-BTC; trường hợp theo quy định tại khoản 1, điểm a khoản 2 Điều 8 Thông tư số 202/2015/TT-BTC;

2. Hồ sơ thay đổi đăng ký niêm yết: tại SGDCKHN được thực hiện theo quy định tại Phụ lục I (Danh mục hồ sơ đăng ký niêm yết, thay đổi đăng ký niêm yết và hủy niêm yết chứng khoán tại SGDCK) Quy chế Niêm yết chứng khoán tại SGDCKHN

Trong đó,  tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE) được tính theo quy định tại khoản 4 Điều 3 Thông tư số 202/2015/TT-BTC đã được sửa đổi tại điểm b khoản 1 Điều 1 Thông tư số 29/2017/TT-BTC, Báo cáo tài chính của tổ chức niêm yết phải đáp ứng theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Thông tư số 202/2015/TT-BTC đã được sửa đổi tại khoản 1 Điều 1 Thông tư số 29/2017/TT-BTC. Hồ sơ thay đổi đăng ký niêm yết được lập thành 01 bộ bản chính kèm theo 01 bản dữ liệu điện tử.

a Giấy đề nghị thay đổi đăng ký niêm yết Mẫu NY - 05,  TT 202/2015/TT-BTC  
b Quyết định thông qua việc thay đổi niêm yết cổ phiếu của Đại hội đồng cổ đông, thay đổi niêm yết trái phiếu của Hội đồng quản trị hoặc trái phiếu chuyển đổi của Đại hội đồng cổ đông (đối với công ty cổ phần); thay đổi niêm yết trái phiếu của Hội đồng thành viên (đối với công ty trách nhiệm hữu hạn từ hai thành viên trở lên) hoặc chủ sở hữu công ty (đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên)    
c Bản sao hợp lệ Giấy Chứng nhận đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng do Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp hoặc văn bản nhận đầy đủ hồ sơ của đợt phát hành   Áp dụng đối với trường hợp chào bán CK ra công chúng và  các trường hợp phát thành thêm khác
d Báo cáo kết quả phát hành Phụ lục 13, 14, 17, 18,19,21,22 Thông tư 162/2015/TT-BTC;

Mẫu số 02, Nghị định 58/2012/NĐ-CP

 
e Văn bản xác nhận kết quả phát hành của UBCKNN (nếu có)    
f Báo cáo kiểm toán vốn   Không áp dụng đối với trường hợp trả cổ tức bằng cổ phiếu, phát hành cổ phiếu thưởng, tách/gộp cổ phiếu.
h Giấy chứng nhận đăng ký chứng khoán đã được điều chỉnh    
i Các tài liệu khác liên quan đến việc thay đổi số lượng chứng khoán niêm yết (nếu có)    
  Đối với các trường hợp báo cáo kiểm toán của tổ chức niêm yết đã thể hiện số lượng cổ phiếu đăng ký thay đổi niêm yết thì hồ sơ thay đổi đăng ký niêm yết không cần có tài liệu quy định tại điểm f.    

Cổ phiếu FPT – Công ty cổ phần FPT – Sẽ trả cổ tức bằng tiền tỷ lệ 10% (tương ứng 01 cổ phiếu được nhận 1.000 đồng). Ngày 1/6 là ngày giao dịch không hưởng quyền và Công ty sẽ thanh toán vào ngày 16/6. Ngoài ra, Công ty dự kiến phát hành hơn 118,36 triệu cổ phiếu để trả cổ tức theo tỷ lệ 15% (20:3), tương đương cổ đông sở hữu 20 cổ phiếu sẽ nhận thêm 03 cổ phiếu mới.

Cổ phiếu VNM – Công ty cổ phần Sữa Việt Nam – Ngày 07/9 là ngày giao dịch không hưởng quyền nhận cổ tức đợt 1 năm 2021 của CTCP Sữa Việt Nam (VNM – HOSE), ngày đăng ký cuối cùng là 08/9. Theo đó, cổ tức sẽ được trả bằng tiền mặt theo tỷ lệ 15%, thanh toán bắt đầu từ ngày 30/9/2021

Vậy ngày giao dịch không hưởng quyền, ngày đăng ký cuối cùng, ngày thanh toán là gì? Chứng khoán Pinetree sẽ đưa ra các định nghĩa dễ hiểu cùng ví dụ minh họa cụ thể những khái niệm nêu trên.

Ngày giao dịch không hưởng quyền là gì?

Ngày giao dịch không hưởng quyền (GDKHQ) là ngày giao dịch mà người mua cổ phiếu trở thành cổ đông của công ty nhưng không có quyền liên quan đến các cổ phiếu họ nắm giữ (quyền nhận cổ tức, quyền mua cổ phiếu phát hành thêm, quyền tham gia đại hội đồng cổ đông…). Mục đích của ngày này là để chốt danh sách cổ đông sở hữu cổ phiếu của công ty hiện tại.

Ngày đăng ký cuối cùng là gì?

Ngày đăng ký cuối cùng là ngày tổ chức phát hành chốt danh sách người sở hữu chứng khoán để thực hiện các quyền cho cổ đông. Nhà đầu tư mua cổ phiếu trước ngày GDKHQ thì sẽ có tên trong danh sách được hưởng quyền. Nếu mua cổ phiếu tại ngày GHKHQ hoặc sau ngày GDKHQ thì nhà đầu tư sẽ không có tên trong danh sách và sẽ không được hưởng quyền đó

Ngày GDKHQ là ngày làm việc liền trước ngày đăng ký cuối cùng. Trong trường hợp ngày đăng ký cuối cùng vào thứ 2 tuần sau thì ngày GDKHQ sẽ là thứ 6 tuần này.

Ngày giao dịch không hưởng quyền niêm yết bổ sung là gì

Sơ đồ minh họa ngày giao dịch không hưởng quyền

Giải thích ví dụ về cổ phiếu FPT nêu trên:

  • Ngày đăng ký cuối cùng là ngày 02/06. Vào ngày này Trung tâm lưu ký sẽ chốt danh sách cổ đông đang sở hữu cổ phiếu FPT để tiến hành thực hiện quyền được trả cổ tức.
  • Ngày giao dịch không hưởng quyền là ngày 01/06.
  • Giao dịch mua cổ phiếu thực hiện từ ngày 31/05 trở về trước, cổ đông sẽ nhận được quyền chi trả cổ tức.

Ngày thanh toán là gì?

Ngày thanh toán là ngày cổ tức bằng tiền mặt hoặc cổ tức bằng cổ phiếu sẽ được trả về khoản chứng khoán của nhà đầu tư.

Có một vấn đề được nhà đầu tư quan tâm là vào ngày GDKHQ giá của cổ phiếu sẽ bị điều chỉnh. Nguyên nhân và cách tính giá điều chỉnh của cổ phiếu xem tại đây

Chứng khoán Pinetree có ưu đãi miễn phí hoàn toàn phí giao dịch trọn đời và công cụ lãi suất Margin 9% không kèm điều kiện. Đây là mức ưu đãi tốt nhất thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay.

Để mở tài khoản giao dịch tại Pinetree truy cập tại đây

Nguồn: Tổng hợp

Chứng khoán Pinetree miễn phí hoàn toàn phí giao dịch trọn đời và công cụ lãi suất Margin 9%/năm không kèm điều kiện. Đây là mức phí tốt nhất thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay.

2. Nếu một công ty xin hủy niêm yết mà mình có nắm giữ cổ phiếu công ty đó, thì sau khi hủy niêm yết công ty sẽ thanh toán cho mình số tiền theo giá trị sổ sách? Ví dụ: giá thị trường 6.000 đồng/cổ phiếu, giá trị sổ sách là 18.000 đồng/cổ phiếu. Nếu mình nắm giữ 1.000 cổ phiếu thì công ty đó sẽ thanh toán 6.000.000 hay 18.000.000 đồng?

3. Nếu công ty trả cổ tức bằng cổ phiếu thì sau bao lâu cổ phiếu đó mới vào tài khoản của mình?

4. Công thức tính giá tham chiếu trong ngày giao dịch không hưởng quyền chia cổ tức bằng cổ phiếu?

Một vài thắc mắc. Mong nhận được hồi âm của quý báo.

(Darren.yang92@...)

- Trả lời:

1. Khi cổ phiếu được thông báo chia cổ tức bằng tiền mặt, thì vào ngày giao dịch không hưởng quyền hay chính xác hơn gọi là ngày giao dịch mà bên mua không hưởng quyền, giá cổ phiếu sẽ được điều chỉnh giảm tương ứng với giá trị cổ tức được chia.

Ví dụ: cổ phiếu trên sàn HoSE có giá thị trường là 15.000 đ/cp vào cuối ngày giao dịch trước đó, được thông báo chia cổ tức 1.000 đồng/cp, thì vào ngày giao dịch không hưởng quyền, giá tham chiếu đầu ngày của cổ phiếu sẽ còn 14.000 đ/cp. Vào ngày giao dịch không hưởng quyền đó, nếu bạn đang nắm giữ cổ phiếu và bán nó đi trong ngày này thì bạn vẫn được nhận cổ tức, còn người mua thì không nhận được cổ tức.

2. Theo quy định của Luật chứng khoán và các văn bản có liên quan, nếu một công ty xin hủy niêm yết thì công ty đó vẫn là công ty đại chúng và cổ phiếu công ty đó sẽ được đăng ký giao dịch trên sàn UpCOM. Giá cả giao dịch cổ phiếu trên sàn UpCOM sẽ do thị trường quyết định.

Hiện nay không có văn bản nào quy định khi công ty hủy niêm yết thì công ty hoặc cổ đông lớn buộc phải mua lại cổ phiếu từ cổ đông nhỏ lẻ. Chính vì lẽ đó, khi doanh nghiệp hủy niêm yết thì quyền lợi của cổ đông nhỏ lẻ bị thiệt hại nặng nề vì giá cổ phiếu thường giảm mạnh, điển hình là trường hợp của ORS và DCC.

3. Theo quy định của Luật chứng khoán, nếu công ty phát hành cổ phiếu ra công chúng thì công ty phải chuyển giao chứng khoán cho người mua trong vòng 30 ngày kể từ ngày kết thúc đợt phát hành.

Đối với trường hợp công ty trả cổ tức bằng cổ phiếu, thì thực tế trên thị trường chứng khoán Việt Nam, thời gian doanh nghiệp tiến hành các thủ tục để niêm yết số cổ phiếu mới phát hành đó dao động 30-60 ngày.

Như vậy sau khoảng 30-60 ngày, cổ phiếu được chia đó mới về đến tài khoản của bạn. Tại thời điểm cổ phiếu được niêm yết bổ sung và về đến tài khoản của bạn, giá cổ phiếu có thể biến động rất lớn so với thời điểm chốt danh sách cổ đông để chia cổ tức bằng cổ phiếu.

4. Giá tham chiếu vào ngày giao dịch không hưởng quyền chia cổ tức bằng cổ phiếu được tính bằng: giá giao dịch cuối ngày hôm trước chia cho 1+ tỉ lệ cổ tức được chia bằng cổ phiếu.

Ví dụ: công ty ABC niêm yết trên HoSE thông báo chia cổ tức bằng cổ phiếu theo tỉ lệ 2:1, giá cuối ngày trước ngày giao dịch không hưởng quyền là 30.000 đồng/cp, thì giá tham chiếu vào đầu ngày giao dịch không hưởng quyền là 30.000/(1+ ½) = 20.000 đồng.

Chúc bạn sức khỏe và thành công.

Mọi thắc mắc liên quan đến vấn đề thủ tục mua bán, góp vốn doanh nghiệp hoặc bài vở cộng tác, bạn đọc gửi về mục "Tư vấn chứng khoán" tại địa chỉ: .

Để chính xác về nội dung, vấn đề cần hỏi, bạn đọc vui lòng gõ có dấu (font chữ Unicode). Chân thành cảm ơn.

Tuổi Trẻ Online

Thạc sĩ LÊ VĂN THÀNH(Công ty đào tạo đầu tư FST)