Nghị luận về tình cảm anh em ruột thịt

Đề: Suy nghĩ của anh chị về tình anh em trong gia đình.Bài làm“Anh em nào phải người xaCùng chung bác mẹ một nhà cùng thanYêu nhau như thể tay chânAnh em hòa thuận hai than vui vầy.”Qua các câu ca dao trên ta thấy tình cảm anh em trong gia đình rất thiêng liêng,quý báu, gắn bó mật thiết với nhau như thể tay chân trong gia đình và từ lâu đã trởthành truyền thống của nhân dân Việt Nam ta. Và sau dây là suy nghĩ của em vềtình nghĩa anh em trong gia đình.Vậy tình nghĩa anh em trong gia đình là gì? Là sự gắn bó mật thiết, mối quan hệhuyết thống hoặc không cùng huyết thống dưới tư cách là con trong gia đình. Là sựyêu thương, giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống, là sự sẻ chia và cao cả hơn nữa là sựhi sinh cuộc đời và bản thân mình cho người em của mình, một tình cảm thiêngliêng xuất phát từ trái tim yêu thương của mỗi con người chứ dừng là sự giả dối. Nếuai trong chúng ta có một hoặc nhiều anh chị thì chúng ta sẽ biết được cảm giác đóthật hạnh phúc, quan trọng biết nhường nào và sẽ luôn giữ gìn , trân trọng tình cảmđó.Anh chị là một người quan trọng, một người luôn ân cần, chăm sóc nghững lúc taốm đau sau ba mẹ mình, khi gặp khó khăn, lúc vui buồn trong cuộc sống, chuyệntình cảm nếu ta ngại kể cho ba mẹ nghe thì anh chị là chỗ dựa vững chắc để ta dựavào mà tâm sự, lúc đó ta sẽ cảm thấy nhẹ nhõm hơn hẳn và tốt hơn khi anh chị đưara lời khuyên cho ta và ngươc lại chúng ta cũng là những chỗ dựa tinh thần của anhchị. Là người động viên khi ta vấp ngã; an ủi, dỗ dành khi ta khóc.Là một anh hùng –người mà ta luôn ngưỡng mộ khi còn nhỏ, bảo vệ ta khi bị các đứa trẻ trong xóm bắtnạt. “Anh em như thể tay chân” nếu một bộ phận cơ thể mà mất đi thì các bộ phậnkhác cũng sẽ bị liên lụy, anh em cũng vậy khi đứa em nhỏ của mình bị ốm thì anhchị nào có thể ngồi yên mà lúc đó sẽ lo lắng, chăm sóc không ngừng cho em mình.“Làm anh thật khóNhưng mà thật vuiAi yêu em béSẽ làm được thôi.”“Làm anh” tưởng chừng là một điều dễ dàng như khi đọc nó nhưng khi đã bắt tayvào làm thì mới thấy được những khó khăn xen lẫn niềm vui trong đó. Làm anh thìphải biết nhường nhịn, chia sẻ đồ chơi bánh kẹo cho em, làm ta bực mình, cảm thấythiệ thòi vì sao phải cho em nhưng khi thấy em tươi cười vui vẻ vì miếng banh haykẹo đó thì mọi bực bội sẽ tan biến mà thay vào đó là niềm vui phấn khởi, hạnh phúckhi làm cho em vui. Những lúc em mè nheo, khóc nhè thì tự nhiên lúc đó ta cảmthấy mình cần che chở, dỗ dành cho em hơn, làm mình cảm thấy xứng đáng hơn vớivai trò là anh là chị.Không phải lúc nào anh em cũng hòa thuận, không có xung đột, cãi vã. Tuy nhiên,từ những xung đột còn tốt hơn “trời yên bể lặng”. ta hay đánh nhau, giận hờn, cãicọ, cư xử không tốt với nhau chỉ vì miếng miếng kẹo nhưng thời gian ta vui vẻ chơiđùa ở sân sau nhà, trong công viên, trường học thì qua đó mối quan hệ anh em tasẽ càng thắt chặt, gắn bó khăng khít với nhau hơn tạo thành mối quan hệ tốt đẹptrong tương lai. Ngược lại, những anh chị em ít chú ý đến nhau thì ít đánh nhau,nhưng mối quan hệ của chúng sẽ trở nên lạnh lùng và xa cách trong thời gian dài.Anh em là phải giúp đỡ, yêu thương, san sẻ những khó khăn vui buồn cùng nhau vàhi sinh bản thân và cuộc đời cho em mình. Tình cảm ấy ta có thể thấy và cảm nhậntrực tiếp nhưng đôi lúc tình cảm ấy đươc bao bọc bởi vẻ ngoài khác lạ làm ta khôngthấy được. Anh chị có khi tỏ ra lạnh lùng, không quan tâm đến mình thì mình chorằng anh chị không thương, không lo lắng, không xem mình là em nhưng đó chỉ làvỏ bọc. Điều ấy có lúc đúng nhưng cũng có lúc sai vì lạnh lùng chứ không có nghĩalà không quan tâm, theo dõi từng hành động của em mình, bên trong vỏ bọc ấy làmột con người vô cùng ấm áp, luôn âm thầm giúp đỡ ta mà ta không hề hay biếtthôi.Bên canh những cử chỉ, tình cảm tốt đẹp đó ta cần phê phán những hành động saitrái trong quan hệ anh em và có khi chính anh em lại trở thành kẻ thù không đội trờichung với nhau. Tình nghĩa an hem là yếu tố bản chất của con người làm anh chịgương mẫu nhưng có những con người làm anh làm chị không có long thương người,nhất là con người đáng thương ấy chính là anh em ruột thịt của mình, họ cũng lạnhlùng và xa cách làm như thể không hề quen biết, họ cũng có quyền đặt vấn đề là aicũng có trách nhiệm với người anh em ruột thịt của mình cả, vậy tại sao chỉ mình tôilại đứng ra chịu trận. Họ cần phải loại bỏ ngay những suy nghĩ như vậy vì chúng tacùng lớn lên, được nuôi nấng dưới cùng một bàn tay của cha mẹ, có huyết thống vớinhau thì phải giúp đỡ, đoàn kết lại đế phát triển tốt hơn chứ đừng ích kỉ, suy nghĩcho riêng cá nhân mình mà sợ thiệt thòi bản thân.Sự gắn giữa anh chị em của truyền thống Việt Nam đã làm người Hoa Kỳ hết sứcngưỡng mộ vào những thập niên bảy mươi hoặc tám mươi khi phong trào bảo lãnhnhững người than nở rộ. Không những ta bảo lãnh anh, chị, em, cô, dì, chú, bác màcòn cả cháu, chắt,.. Điều này làm người Hoa Kỳ mất rất nhiều thời gian để học hỏitruyền thống của người Việt Nam ta. Những người Hoa kỳ tự hỏi tại sao ta lại mấtcông bảo lãnh họ vì mối quan hệ ruột thịt, vì tình nghĩa anh em và huyết nhụctruyền thống gia đình Việt Nam ta từ xưa đến nay.Tóm lại, ta thấy tình anh em là vô cùng quý báu, nếu ta mất một chân hoặc tay thìta có thể sống được nhưng ta sẽ không sống hạnh phúc nếu thiếu tình anh em tronggia đình. Vì vậy, tình nghĩa anh em như một triết lý và quan niệm sống lột tả chânthật, tha thiết sự gắn bó, đoàn kết của anh chị em một nhà. Là học sinh em sẽ cốgắng phát huy, trân trong tình nghĩa anh em trong gia đình mình.


Họ tên: Mạc Minh PhượngLớp: 10A8

                                             Kiểm tra bài viết số 1

Đề: Nêu suy nghĩ của anh ( chị )về tình nghĩa anh em trong gia đình.
                                                         Bài làm
    Tình cảm gia đình là một trong những tình cảm rất cao quý và đáng được trân trọng. Tình cảm gia đình bao gồm tình cảm giữa con cháu với ông bà, giữa con cái với cha mẹ… Và quan trọng nhất chính là tình cảm anh em với nhau trong gia đình.
     Anh em là những người được sinh ra bởi cùng một người bố và người mẹ. Tình cảm anh em là tình cảm giữa người anh và người em trong gia đình. Vì thế nó khác với tình cảm bạn bè hay tình cảm lứa đôi. Là anh em cùng một gia đình, họ thường hay chăm sóc, yêu thương, quan tâm giúp đỡ lẫn nhau.

     Hầu hết các xã hội trên thế giới, anh em được sinh trưởng và nuôi dưỡng chung ở thời thơ ấu và sống gần gũi với nhau, chơi đùa với nhau rất thân thiết. Đôi khi có gây gổ nhưng thực chất là họ rất yêu thương nhau. Tình nghĩa anh em giúp chúng ta vượt lên mọi khó khăn trong cuộc sống. Có anh em bên cạnh như là có những người bạn giúp ta vượt qua sóng gió, luôn bên cạnh ta khi ta cô đơn, luôn giúp đỡ bênh vực cho ta, bảo vệ và chăm sóc cho ta. Kho tàng văn học dân gian Việt Nam có rất nhiều câu ca cao tục ngữ, ca ngợi về tình cảm anh em như là câu:” Anh em như thể chân tay – Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần.” Hay trong truyện Sự tích trầu cau kể về tình anh em cảm động giữa hai anh em họ Cao. Họ đã nhường nhau bát cháo duy nhất, khiến cô con gái thầy đồ cảm động, đem lòng yêu mến và thành vợ người anh. Vì hiểu lầm mà người em đã bỏ đi. Tình nghĩa anh em sâu nặng đã khiến đất trời thương xót, biến anh thành cây cau, em thành hòn đá vôi, mãi mãi bên nhau trong tục ăn trầu của người Việt.     Tuy nhiên không phải anh em nào cũng biết yêu thương nhau. Trên thực tế vẫn có những anh em ruột không biết thương nhau, lại hay cãi cọ, bất hòa và ganh tị vì người này hơn mình. Đó là những là những con người không hiểu tình anh em ruột thịt là quí báu chừng nào, sẵn sàng chà đạp tình cảm an hem chỉ vì lợi ích cá nhân của mình. Nhưng cũng có vài người do không được giáo dục từ nhỏ, dẫn tới không nhận thức được cái quý giá của tình cảm anh em. Trong truyện Cây khế, người anh trai tham lam độc ác đã bị người đời lên án và dành cho hắn một kết cục bi thảm là bỏ xác giữa biển khơi. Đó là cái giá phải trả của kẻ đã không biết trân trọng tình cảm anh em ruột thịt.     Chúng ta cần phải học cách nhìn ra giá trị và biết trân trọng tình cảm anh em. Cần rèn luyện tính yêu thương, giúp đỡ và cách chăm sóc bênh vực anh em của mình. Phải biết quan tâm lẫn nhau, không nên so đo tính toán thiệt hơn. Anh em là giọt máu sẻ đôi . Tình cảm anh em là tình cảm ruột rà cho nên biết đùm bọc yêu thương lẫn nhau là việc tất yếu.

     Tóm lại, tình nghĩa anh em là tình cảm cao quý và cần được trân trọng. Tình cảm anh em có ý nghĩa rất to lớn: Mọi thứ vật chất khác thì ta có thể trao đổi mua bán được, còn về tình cảm thì không bao giờ, và ta không có cách gì để cân, đo, đong, đếm được cái gọi là tình cảm anh em.

Trong gia đình, tình cảm anh em ruột thịt chính là một trong những tình cảm thiêng liêng và cao quý nhất của con người. Tình cảm anh em là tình cảm ruột thịt giữa anh chị em ruột thịt thân thích trong một gia đình. Họ cùng sống dưới một mái nhà, cùng được chăm sóc và cùng nhau lớn lên dưới sự nuôi dưỡng và bảo hộ của gia đình. Tình cảm anh em được biểu hiện bằng tình yêu thương, bằng sự quan tâm, chăm sóc và đùm bọc lẫn nhau giữa anh chị, em trong một nhà. Họ cùng đùm bọc, tương trợ lẫn nhau qua những khó khăn, gian truân, vất vả. Họ cùng nhau yêu thương, chia sẻ những điều tốt đẹp cho nhau. Chính tình anh em cũng trở thành chủ đề và nguồn cảm hứng cho rất nhiều tác phẩm văn học khác nhau. Dù đặt ở trong những tình huống khác nhau, thì tình anh em của họ vẫn ngời sáng. Trong thực tế cuộc sống, tình cảm anh em giúp cho con người ta có một điểm tựa tinh thần, có một nguồn động lực mỗi khi nhớ về gia đình, nơi mà không chỉ có cha, có mẹ mà còn có anh chị em ruột thịt luôn yêu thương và đùm bọc họ. Tình anh em là thứ tình cảm tốt đẹp, cùng với tình cảm gia đình, bồi đắp đời sống tinh thần và nuôi dưỡng tâm hồn cho mỗi người trong cuộc đời này.  Là một người con trong gia đình, chúng ta luôn cần yêu thương và đùm bọc anh chị em trong gia đìnhmình. Tóm lại, tình anh em là một trong những tình cảm đáng trân trọng trên thế giới.