Nghi thức nhận giới Bát quan trai dành cho những người đã thuần thục nhận giới

Mục lục bài viết

  • 1.Đức tính Arahaṃ (A-la-hán)
  • 2.Đức tính Sammā Sambuddho (Chánh Biến Tri)
  • 3.Đức tính Vijjācarana-sampanno (Minh Hạnh Túc)
  • 4.Đức tính Sugato (Thiện Thệ)
  • 5.Đức tính Lokavidū (Thế Gian Giải)
  • 6. Đức tính Anuttaro Purisadammasārathi (Vô Thượng Điều Ngự Trượng Phu.)
  • 7.Đức tính Satthādevamanussānaṃ (Thiên Nhơn Sư)
  • 8.Đức tính Buddho (Phật)
  • 9.Đức tính Bhagavā (Thế Tôn)

Vì những đức tính như vậy nên Đức Phật được gọi là Phật Bảo, là cái gì trân quý nhất trên cuộc đời này.

Sau khi Đức Phật thành Đạo, đắc quả Chánh Đẳng Giác, ngài được chư thiên, phạm thiên và nhân loại xưng tán bằng 9 hồng danh (Trước đây, chúng ta quen lấy con số 10 hồng danh, nhưng theo truyền thống Miến Điện chỉ có 9 hồng danh).9 đức tính cao thượng, viên mãn sau đây:

1.Đức tính Arahaṃ (A-la-hán)

Arahaṃ có 3 nghĩa:

- Vô sanh: Không còn sanh niệm trôi lăn trong 3 cõi, 6 đường, không còn tái sanh vào các cảnh giới đau khổ, hữu vi, không còn sanh khởi vọng niệm do vô minh và ái dục nữa.

- Sát tặc: Đã phá tan, hủy diệt, đã giết hết tất cả mọi thứ giặc phiền não từ nội tâm đến ngoại cảnh.

- Ứng cúng: Ứng nghĩa là nên, là xứng đáng. Cúng là lễ bái, là cúng dường. Ngài xứng đáng được chư thiên, nhân loại xưng tán, tôn trọng, cung kính, lễ bái, cúng dường.

2.Đức tính Sammā Sambuddho (Chánh Biến Tri)

>> Xem thêm: Quy y là gì ? Quy y Tam Bảo như thế nào ?

Còn được dịch là Chánh Đẳng Giác, Toàn Giác, tức là “Thấy biết toàn diện và chơn chánh”.

Khi gọi Ngài là Chánh Biến Tri, là chỉ về con người: Bậc Giác Ngộ chân lý và suốt thông tất cả. Khi gọi ngài là Chánh Đẳng Giác là chỉ về quả vị: Quả vị tối thượng giữa 3 giới, 4 loài.

3.Đức tính Vijjācarana-sampanno (Minh Hạnh Túc)

Ngài là người đầy đủ hai phương diện: Trí vô thượng và Đức vô thượng. Trí vô thượng là trí sáng suốt minh mẫn hoàn toàn(Minh). Đức vô thượng là đức hạnh chơn chánh trong lành hoàn toàn (Hạnh).

Đức Phật viên mãn 8 Minh và 15 Hạnh sau đây:

3.1- 8 Minh (Vijjā).

3.1.1- Túc mạng minh (Pubbenivāsānussatiñāṇa -Nāṇa: Trí - nhưng ở đây gọi là minh.)

Ngài thông suốt, biết rõ vô lượng kiếp sống trước đây của mình và chúng sanh (Có trí nhớ vô ngại các kiếp quá khứ không có mé bờ).

>> Xem thêm: Quy y Tăng Bảo là gì ? Những điều cần phải biết sau khi quy y tam bảo

3,1.2- Sanh tử minh (Cutūpapātañāṇa) hay Thiên nhãn minh(Dibbacakkhu).

Là thông suốt, biết rõ lý do trôi lăn sinh tử của mình và của chúng sanh; biết rõ nhân, duyên, quả đầu thai từ kiếp này sang kiếp kia một cách tường tận.

3.13- Lậu tận minh (Āsavakkhayañāṇa).

Đây là trí chấm dứt, đoạn tận lậu hoặc phiền não, không còn bị bất cứ một tươm rỉ phiền não nào nữa ở trong tâm. Có trí này mới giải thoát sinh tử luân hồi, mới được gọi là Phật, là A-la-hán.

(3 Minh này còn được gọi là 3 Giác).

3.14- Minh sát minh (Vipassanāñāṇa).

Trí tuệ quán chiếu, trí tuệ minh sát do tu thiền quán của Ngài đã đạt đến chỗ toàn diện, viên mãn, trọn vẹn.

3.15- Phân tâm minh (Manomayiddhiñāṇa).

Trong một lúc Ngài có thể phân tâm, phân thân một cách vô ngại để làm nhiều việc khác nhau. Có thể biến hóa ra hai thân; nhiều thân và mỗi thân có oai nghi, cử chỉ, ngôn ngữ, hành động khác nhau. Đây là một loại thần thông do thiền định thâm sâu, viên mãn mà có được.

3.1.6- Thần thông minh (Iddhividhañāṇa).

>> Xem thêm: Quy y (xuất gia) là gì ? Tại sao coi quy y là con đường giải thoát theo Đạo Phật ?

Tức là biến hóa thần thông, có thể biến hóa vô ngại cái gì cũng được cả, do ý muốn, nhằm hóa độ chúng sanh.

3.1.7- Thiên nhĩ minh (Dibbasotañāṇa).

Có thể nghe được âm thanh, tiếng nói của chúng sanh trong vô lượng thế giới.

3.1.8- Tha tâm minh (Cetopariyañāṇa)

Biết rõ tâm của chúng sanh, ý nghĩ, tư tưởng của chúng sanh một cách vô ngại.(Cả 8 Minh này còn được gọi là 8 Giác).

3.2- 15 Hạnh (Caraṇa)

3.2.1- Thu thúc viên mãn trong giới hạnh: Nghĩa là ngài đã ở trong giới hạnh, sống trong giới hạnh một cách chín chắn và thuần thục. Thân, khẩu, ý của ngài lúc nào cũng khế hợp với sự thật, với đạo đức mô phạm thế gian.

3.2.2- Thu thúc 6 căn thanh tịnh: Thu thúc tức là gìn giữ, tiết chế 6 căn cho thanh tịnh lúc giao tiếp với lục trần. Thật ra, 6 căn của Đức Phật thường trong sáng, trong lành, thanh tịnh.

3.2.3- Tri túc trong vật thực: Ngài luôn chừng mực, biết đủ lúc độ thực; tức là không bao giờ ăn quá no, quá nhiều, không ăn nhiều lần và không ăn phi thời.

3.2.4- Thường hay tỉnh thức, không ngủ mê: Ngài thường chánh niệm, tỉnh thức suốt ngày và suốt đêm (Đêm Ấn Độ chia làm 3 canh:-Canh 1: Đức Phật dạy đạo cho Chư Tăng và thiệntín.-Canh 2: Ngài giáo giới đến chư thiên.​-Canh 3: Ngài nghiêng lưng nằm nghỉ(chánh niệm, tỉnh giác)1/2 canh. Còn 1/2 canh về sáng, ngài dùng thiên nhãn quan sát chúng sanh thấy ai hữu duyên thì sáng ngày đi tếđộ).

>> Xem thêm: Ý nghĩa, lợi ích và nguồn gốc của quy y nương tựa theo Đạo Phật ?

3.2.5- Nhiều đức tin: Đây cũng chỉ là cách nói, chứ đức tin của Đức Phật dĩ nhiên đã toàn vẹn và viên mãn trong thời gian ngài còn là bồ-tát. Tuy nhiên, đức tin ở đây có nghĩa là tín trong ngũ căn và tín trong ngũ lực (tín, tấn, niệm, định, tuệ) của ngài bao giờ cũng viên mãn, thuần thục. Ngoài ra, đặc biệt, ngài hoàn toàn tin vào Pháp, vào sự thật, vào chân lý một cách rốt ráo.

3.2.6- Có sự hổ thẹn tội lỗi: Tức là có "tàm". Dĩ nhiên đây cũng chỉ là cách nói, vì một vị Thánh Tu-đà-hoàn cũng đã có "tàm" viên mãn rồi, không bao giờ còn làm việc ác, làm việc gì hổ thẹn với lương tâm mình nữa.

3.2.7- Có sự ghê sợ tội lỗi: Tức là "quý": Biết sợ hãi khi làmđiều xấu ác. Tàm và quý thường đi đôi với nhau, luôn có sẵn trong tâm các Thánh giả.

3.2.8- Nghe nhiều, học rộng (đa văn, bác học): Dĩ nhiên, sở học, sở tri, sở kiến của một vị Phật là vô biên, vô lượng. Ngài không những thông suốt, quảng bác giáo pháp thoát khổ, mà cònthiện xảo cơ trí phương tiện thuyết giảng; và thông suốt, quảng bác mọi tư tưởng triết học đương thời cùng tất cả mọi môn học thế tục.

3.2.9- Tinh tấn: Đã đến độ thuần thục, viên mãn trong những nỗ lực, cố gắng thành tựu thiện pháp và lìa xa ác pháp. Đây là Tứ Chánh Cần trong 37 Phẩm trợ đạo.

3.2.10- Chánh niệm: Đây là một chi phần trong Bát Chánh Đạo, đầy đủ hơn là Tứ Niệm Xứ. Đức Phật có Chánh niệm suốt ngày và suốt đêm.

3.2.11- Trí tuệ sáng suốt: Ngài làm việc gì từ thân, khẩu, ý luôn luôn được trí tuệ sáng suốt chiếu soi.

3.2.12- Sơ thiền: Đã thuần thục, viên mãn. 3.2.13- Nhị thiền: Đã thuần thục, viên mãn. 3.2.14- Tam thiền: Đã thuần thục, viên mãn. 3.2.15-Tứ thiền: Đã thuần thục, viên mãn.

Cả 4 thiền này ngài tới lui, vào ra không thời gian nào cũng được, trú bao lâu tùy ý và còn quan sát chúng một cách vô ngại.

>> Xem thêm: Quy y Phật Bảo là gì ? Chín đức tính cao thượng của người quy y Phật Bảo

4.Đức tính Sugato (Thiện Thệ)

"Su" là thiện, hay, khéo, tốt, giỏi. "Gato" là quá khứ của động từ gacchati: là đã đi. Vậy, Sugato có những nghĩa sau đây:

- Đi không trở lại: Không còn trở lại chỗ sinh tử, khổ đau, phiền não. Ra đi không trở lại.

- Khéo đi ra khỏi luân hồi: Đã khéo xuất ly khỏi cảnh tử sanh luân hồi khổ đau.

- Thẳng tiến không thối chuyển: Đi thẳng, đi mãi, đi luôn, vượt lên các cảnh giới thù thắng, không bao giờ còn rơi trở lại hoặc thối chuyển nữa.

- Khéo đi không dính mắc: Ngài khéo ra đi, không dính mắc các cảnh giới, không dính mắc những buộc ràng của các dục, các trú xứ, các hữu.

- Đi một cách an toàn: Ra đi không còn sợ tai nạn, rủi ro, bất hạnh, nghịch cảnh, phân ly, trói buộc, đau khổ nào nữa giữa 3 cõi, 4 loài hoặc sợ bị chi phối của những thế lực hữu vi.

- Đi không chấp trước, vọng cầu: Ra đi hoàn toàn giải thoát, không còn mong muốn gì, ước nguyện gì, chấp thủ một điều gì. Nghĩa là cả nội tâm và ngoại cảnh đều vô thủ trước.

Nói tóm lại là ngài đã thoát ly thế gian, đã đến chỗ Vô Sanh Bất Diệt, chứng ngộ Niết-bàn.

>> Xem thêm: Niệm ân đức Tam Bảo là gì ? Nội dung ân đức Phật bảo, Pháp bảo, Tăng bảo

5.Đức tính Lokavidū (Thế Gian Giải)

"Loka" là thế gian, thế giới. "Vidū" là thông suốt. Lokavidū là đã thông suốt tam giới (Dục giới, Sắc giới, Vô sắc giới). Đức Phật thấy rõ con đường đi đến 3 cõi và đồng thời, thông suốt con đường xuất ly 3 cõi ấy nữa.

6. Đức tính Anuttaro Purisadammasārathi (Vô Thượng Điều Ngự Trượng Phu.)

Là bậc Trượng Phu Vô Thượng có khả năng chế ngự, điều phục, huấn luyện:

- Thân khẩu ý trọn lành.

- Các nghiệp thiện, ác, bất động không chi phối ngài nữa.

- Điều phục mình và người một cách khéo léo, thiện xảo...

Tức ví ngài như Bậc Trượng Phu Vô Thượng khéo tự mình điều ngự và khéo điều ngự chúng sanh.

>> Xem thêm: Quy y Pháp Bảo là gì ? Pháp bảo có ý nghĩa như thế nào ?

7.Đức tính Satthādevamanussānaṃ (Thiên Nhơn Sư)

Là thầy của chư thiên và nhân loại; vì ngài thông suốt con đường "nhân đạo" (ngũ giới, thập thiện), con đường "thiên đạo" (bố thí, trì giới, tham thiền), và cả con đường "giải thoát đạo" (giới, định, tuệ).

8.Đức tính Buddho (Phật)

Là tỉnh giác, sáng suốt, tỉnh thức; hàm chỉ ngài đã giác ngộ rồi giáo hóa chúng sanh.

9.Đức tính Bhagavā (Thế Tôn)

Là người may mắn, hạnh phúc nhất trên thế gian, xứng đáng được xưng tán, tôn vinh. Là đấng Pháp Vương Vô Thượng.

Tóm lại, Quy y Phật Bảo là:

- Nhận Đức Phật làm chỗ quy hướng, nương tựa để tu tập, dẫn lối cho đời mình hầu thoát khỏi sinh tử, phiền não đau khổ.

>> Xem thêm: Đức Phật là ai ? Giáo pháp, tăng đoàn, quy y, ngũ giới của Đức Phật

- Luôn luôn sáng suốt, tỉnh thức trong lời nói, ý nghĩ, hành động. Không mê muội buông lung theo vô minh và ái dục.

- Có trăng, có Phật ta về

Xoa tay cõi bụi, đường mê dễ dàng Tuệ soi tỉnh giấc mơ màng

Ngày đêm sáng suốt ai ràng buộc ai!

Nguồn: Minh Đức Triều Tâm Ảnh (Tỳ-khưu Giới Đức - Sīlaguṇa Bhikkhu) –Phật học tinh yếu