Người lập bản vẽ hoàn công là ai

1.Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm lập bản vẽ hoàn công hạng mục công trình, công trình xây dựng hoàn thành do mình thi công. Riêng các bộ phận công trình bị che khuất phải được lập bản vẽ hoàn công hoặc được đo đạc xác định kích thước, thông số thực tế trước khi tiến hành công việc tiếp theo.

2.Đối với trường hợp nhà thầu liên danh thì từng thành viên trong liên danh có trách nhiệm lập bản vẽ hoàn công phần việc do mình thực hiện, không được ủy quyền cho thành viên khác trong liên danh thực hiện.

3.Việc lập và xác nhận bản vẽ hoàn công được thực hiện theo hướng dẫn tại Phụ lục II Thông tư 26/2016/TT-BXD. Cụ thể:

1. Lập bản vẽ hoàn công:

a)Trường hợp các kích thước, thông số thực tế của hạng mục công trình, công trình xây dựng không vượt quá sai số cho phép so với kích thước, thông số thiết kế thì bản vẽ thi côngđược chụp (photocopy) lại và được các bên liên quan đóng dấu, ký xác nhận lên bản vẽ để làm bản vẽ hoàn công. Nếu các kích thước, thông số thực tế thi công có thay đổi so với kích thước, thông số của thiết kế bản vẽ thi công được phê duyệt thì cho phép nhà thầu thi công xây dựng ghi lại các trị số kích thước, thông số thực tế trong ngoặc đon bên cạnh hoặc bên dưới các trị số kích thước, thông số cũ trong tờ bản vẽ này;

b)Trong trường hợpcần thiết, nhà thầu thi công xây dựng có thể vẽ lại bản vẽ hoàn công mới, có khung tên bản vẽ hoàn công tưong tự như mẫu dấu bản vẽ hoàn công quy định tại Phụ lục này.

2. Mẫu dấu bản vẽ hoàn công:

Mẫu số1:

>> Xem thêm: Thủ tục thực hiện hoàn công công trình xây dựng ?

TÊN NHÀ THẦU THI CÔNG XÂY DỰNG

BẢN VẼ HOÀN CÔNG

Ngày...tháng...năm...

Người lập (Ghi rõ họ tên, chức vụ, chữ ký)

Chỉ huy trưởng công trình (Ghi rõ họ tên, chữ ký)

Tư vấn giám sát trưởng (Ghi rõ họ tên, chức vụ, chữ ký)

Ghi chú: không áp dụng hình thức hợp đồngtổng thầu xây dựng thi công xây dựng. Kích thước dấu tùy thuộc kích cỡ chữ.

Mẫu số2:

TÊN NHÀ THẦU THI CÔNG XÂY DỰNG

BẢN VẼ HOÀN CÔNG

Ngày...tháng...năm...

Người lập (Ghi rõ họ tên, chức vụ, chữ ký)

Chỉ huy trưởng của nhà thầu phụ (Ghi rõ họ tên, chữ ký)

Chỉ huy trưởng của tổng thầu (Ghi rõ họ tên, chữ kỷ)

Tư vấn giám sát trưởng (Ghi rõ họ tên, chức vụ, chữ ký)

Ghi chú:Áp dụng hình thức hợp đồng tổng thầu xây dựng thi công xây dựng. Kích thước dấu tùy thuộc kích cỡ chữ.

3. Nội dung nghiệm thu công trình xây dựng ?

Trả lời:

Căn cứ Luật Xây Dựng năm 2014; Nghị định số 46/2015/NĐ-CP quy định về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng (sau đây viết là Nghị định 46/2015/NĐ-CP) và Thông tư số 26/2016/TT-BXD quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng và bảo trìcông trình xây dựng (gọi tắt là thông tư số 26/2016/TT-BXD), quy định:

1.Việc nghiệm thu công trình xây dựng gồm:

>> Xem thêm: Quy định về hoàn công khi xây dựng xong nhà ở?

a)Nghiệm thu công việc xây dựng trong quá trình thi công và nghiệm thu các giai đoạn chuyển bước thi công khi cần thiết;

b)Nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, hoàn thành công trình xây dựng để đưa vào khai thác, sử dụng.

2.Hạng mục công trình, công trình xây dựng hoàn thành chỉ được phép đưa vào khai thác, sử dụng sau khi được nghiệm thu bảo đảm yêu cầu của thiết kế xây dựng, tiêu chuẩn áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật cho công trình, quy định về quản lý sử dụng vật liệu xây dựng và được nghiệm thu.

Hiện nay công trình xây dựng có vai trò quan trọng trong đời sống. Để hoàn thiện một công trình xây dựng đòi hỏi phải đáp ứng đầy đủ các thủ tục, hồ sơ, giấy tờ để cuối cùng là đưa công trình đó vào sử dụng.

Bản vẽ hoàn công là một trong những loại hồ sơ có vai trò quan trọng trong lĩnh vực xây dựng. Tài liệu này đồng thời đảm bảo an toàn và chất lượng giai đoạn chuẩn bị đi vào chuẩn bị đưa vào sử dụng. Vậy bản vẽ hoàn công là gì? Bạn đã hiểu rõ về bản vẽ hoàn công và các vấn đề liên quan chưa? Chúng tôi sẽ mang đến cho Quý khách hàng những thông tin cần thiết nhất dưới đây.

Bản vẽ hoàn công là bản vẽ chi tiết bộ phận công trình xây dựng, loại bản vẽ này được dùng để tái hiện tình trạng thực tế công trình sau khi hoàn thành, đồng nghĩa với việc trong đó phải thế hiện được kích thước thực so với kích thước ban đầu được phê duyệt của bản thiết kế.

Trong trường hợp các kích thước, thông số thực tế thi công của bộ phận công trình xây dựng, công trình xây dựng đúng với các kích thước, thông số của thiết kế bản vẽ thi công thì bản vẽ thiết kế này là bản vẽ hoàn công

Bản vẽ hoàn công thuộc trách nhiệm của nhà thầu thi công công trình xây dựng, có trách nhiệm lập bản vẽ hoàn công bộ phận công trình

Trong bản vẽ hoàn công sẽ có các thông tin bắt buộc về họ tên, chữ ký của người lập bản vẽ hoàn công. Người đại diện theo pháp luật của nhà thầu thi công xây dựng phải ký tên và đóng dấu. Còn đối với người giám sát thi công xây dựng của chủ đầu tư ký tên xác nhận.

Với những thông tin này có lẽ quý vị cũng phần nào hiểu được Bản vẽ hoàn công là gì? Một cách khái quát bản vẽ hoàn công thực chất là một bản sao chụp lại hiện trạng cấu kiện hạng mục cũng như từng bộ phận hay công trình vừa hoàn thành dựa trên cơ sở hệ tọa độ và hệ cao độ công trình đã dùng để thi công.

Phân loại bản vẽ hoàn công

Dựa trên quy mô từng công trình xây dựng có đặc trưng khác nhau mà sẽ có có nhiều loại bản vẽ hoàn công khác nhau:

– Bản vẽ hoàn công công việc xây dựng

– Bản vẽ hoàn công bộ phận công trình

– Bản vẽ hoàn công giai đoạn xây dựng

– Bản vẽ hoàn công lắp đặt thiết bị

– Bản vẽ hoàn công từng hạng mục công trình

– Bản đồ hoàn công tổng thể công trình.

Người lập bản vẽ hoàn công là ai

Các yêu cầu của bản vẽ hoàn công

Bản vẽ hoàn công là một tài liệu quan trọng vì vậy cần có những yêu cầu nghiêm khắc để công trình xây dựng được hoàn thiện và đi vào hoạt động. Căn cứ Điều 11 – Thông tư 26/2016/TT-BXD thì khi lập bản vẽ hoàn công thì nhà thầu cần chú ý tới các vấn đề sau:

– Phải phản ánh trung thực kết quả thực hiện, thực thi trên thực tế thi công ngoài hiện trường

– Phải được lập và xác nhận theo đúng quy định của Pháp luật hiện hành

– Phải được thể hiện rõ ràng những chỉnh sửa, thay đổi điều này sẽ giúp cho các công trình sau này được sử dụng thuận tiện và chính xác trong việc khai thác.

– Nhà thầu thi công công trình xây dựng phải chịu trách nhiệm lập bản vẽ hoàn công những hạng mục công trình và tất cả những công trình đã hoàn thành. Với công trình có những bộ phận bị che lấp thì cần thiết phải đo đạc chính xác, cụ thể, chi tiết đúng với những thông số trên thực tế.

– Khi lập bản vẽ hoàn công thì điều tiên quyết là phải phản ánh chính xác, chân thực kết quả thi công thực tế và đặc biệt không được bỏ qua những sai số. Việc này cũng là cần thiết để cho việc bảo dưỡng, sửa chữa công trình sau này được thuận lợi.

– Cuối cùng khi tiến hành nghiệm thu công trình thì tiến hành lập bản vẽ hoàn công và điều cần lưu ý đó là không được hồi ký hoàn công

Vai trò của việc lập bản vẽ hoàn công

Trong lĩnh vực xây dựng bản vẽ hoàn công là một cơ sở quan trọng giúp cơ quan Nhà nước xác định xem chủ công trình có làm đúng theo giấy phép xây dựng hay không. Các cơ quan nghiên cứu cũng như cơ quan thanh tra khi cần thiết có thể tìm ra được các số liệu có liên quan đến công trình một cách dễ dàng nhất.

Đồng thời trong một số trường hợp bản thiết kế công trình có thể không thể hiện chính xác từng thông số, hạng mục, chi tiết của công trình sau khi đã đi tới bước hoàn thiện thi công xong. Do đó, nhà thầu thi công mới cần tới việc lập bản vẽ hoàn công để thể hiện chính xác nhất từng kích thước và chi tiết thực tế của công trình xây dựng.

Đây cũng là cơ sở để nghiệm thu giai đoạn, các hạng mục công trình trước khi đưa vào sử dụng. Việc này giúp kiểm tra lại một lần nữa đảm bảo không có những sai sót nào giúp cho việc sử dụng được thuận lợi.

Trong quá trình sử dụng sau khi đã hoàn thiện và nghiệm thu xong công trình, bản vẽ hoàn công sẽ là cơ sở giúp cho các nhà thầu và chủ công trình nắm rõ được hiện trạng công trình và tiến hành việc cải tạo, thiết kế, cơi nới, sửa chữa công trình một cách thuận lợi hơn.

Lập bản vẽ hoàn công

– Trường hợp các kích thước, thông số thực tế của hạng mục công trình, công trình xây dựng không vượt quá sai số cho phép so với kích thước, thông số thiết kế thì bản vẽ thi công được chụp (photocopy) lại và được các bên liên quan đóng dấu, ký xác nhận lên bản vẽ để làm bản vẽ hoàn công.

Nếu các kích thước, thông số thực tế thi công có thay đổi so với kích thước, thông số của thiết kế bản vẽ thi công được phê duyệt thì cho phép nhà thầu thi công xây dựng ghi lại các trị số kích thước, thông số thực tế trong ngoặc đơn bên cạnh hoặc bên dưới các trị số kích thước, thông số cũ trong tờ bản vẽ này;

– Trong trường hợp cần thiết, nhà thầu thi công xây dựng có thể vẽ lại bản vẽ hoàn công mới, có khung tên bản vẽ hoàn công tương tự như mẫu dấu bản vẽ hoàn công quy định tại Phụ lục IIB kèm theo Nghị định 06/2021/NĐ-CP;

– Đối với các bộ phận công trình bị che khuất phải được lập bản vẽ hoàn công hoặc được đo đạc xác định kích thước, thông số thực tế trước khi tiến hành công việc tiếp theo;

– Trường hợp nhà thầu liên danh thì từng thành viên trong liên danh có trách nhiệm lập bản vẽ hoàn công phần việc do mình thực hiện, không được ủy quyền cho thành viên khác trong liên danh thực hiện.

Mẫu dấu bản vẽ hoàn công: (02 mẫu)

Mẫu số 1:

TÊN NHÀ THẦU THI CÔNG XÂY DỰNG

BẢN VẼ HOÀN CÔNG

Ngày……tháng……năm……

Người lập
(Ghi rõ họ tên, chức vụ, chữ ký)

Chỉ huy trưởng công trình hoặc giám đốc dự án
(Ghi rõ họ tên, chữ ký)

Tư vấn giám sát trưởng
(Ghi rõ họ tên, chức vụ, chữ ký)

Ghi chú: không áp dụng hình thức hợp đồng tổng thầu xây dựng thi công xây dựng. Kích thước dấu tùy thuộc kích cỡ chữ.

Mẫu số 2:

TÊN NHÀ THU THI CÔNG XÂY DỰNG

BẢN VẼ HOÀN CÔNG
Ngày……tháng…..năm…..

Người lập
(Ghi rõ họ tên, chức vụ, chữ ký)

Chỉ huy trưởng hoặc giám đốc dự án của nhà thầu phụ
(Ghi rõ họ tên, chữ ký)

Chỉ huy trưởng hoặc giám đốc dự án của tổng thầu
(Ghi rõ họ tên, chữ ký)

Tư vấn giám sát trưởng
(Ghi rõ họ tên, chức vụ, chữ ký)

Ghi chú: áp dụng hình thức hợp đồng tổng thầu xây dựng thi công xây dựng. Kích thước dấu tùy thuộc kích cỡ chữ.

Trên đây là những tư vấn và những thông tin cần thiết chúng tôi muốn mang tới cho Quý khách hàng đối với câu hỏi Bản vẽ hoàn công là gì? Đây có thể là một khái niệm mà nhiều người cảm thấy xa lạ nhưng là một điều bắt buộc đối với các công trình xây dựng.

Để biết thêm thông tin chi tiết cũng như những dịch vụ của chúng tôi, Quý khách hàng đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi qua Tổng đài trực tuyến: 1900 6557 để được hỗ trợ một cách tốt nhất.