Nguyễn hoàng mỹ ngọc là ai

Archives

6 Th1 2020

“Phụ nữ có 3 việc không thể ngừng được, đó là: học hành, xinh đẹp và kiếm tiền. Tuổi tác không phải cái cớ, cho dù bạn đang ở độ tuổi nào thì cũng phải đặt ra cho bản thân một yêu cầu. Ra đường phải ăn mặc như công chúa,

3 Th1 2020

Tự Tâm 2 mới ra lò nóng hổi đây cả nhà ơi!!! Ngọc luôn khâm phục người em Trung Quân vì tính sáng tạo và chỉnh chu, cầu toàn trong từng sản phẩm của em ấy. Tối nay ” Canh Ba” sẽ ra mắt mọi người, đảm bảo mãn nhãn và vô c�

2 Th1 2020

Dù muốn dù không, bạn cũng đã phải bỏ lại năm 2019, với những phiền muộn, dang dở, hay may mắn là chút thành công ,rực rỡ. Bạn vẫy tay tiễn nó đi, và rồi, đứng lặng trước cánh cửa của năm 2020. Lại một hành trình mới sắp bắt �

2 Th1 2020

Hình ảnh họp báo ra mắt MV Cô Gái Việt Nam của cô học trò #Khả_Ngân. Tổ chức chu đáo, ấm cúng, chuyên nghiệp. Ngân rất xinh và líu lo suốt họp báo, ai cũng thương. Mọi người ngắm nhìn cô trò chúng tôi chút nhé. Rồi xem lại chiếc

1 Th1 2020

Mở đầu 2020 là một MV đem lại cho Ngọc nhiều cảm xúc của cô học trò #Khả_Ngân. Nhiều năng lượng, tính tình dễ thương, thật thà, dễ xúc động, họp báo chưa nói câu nào đã khóc huhu vì thấy mọi người đi đông đủ quá. Nhiu đó

1 Th1 2020

Hình ảnh họp báo ra mắt MV Anh Nghĩ Anh Là Ai, được sản xuất bởi team The Mask Production – team do Ngọc xây dựng suốt 2 năm qua. Trong dự án này Ngọc cũng đóng vai trò Music Director và Vocal Producer. Cả ekip rất vui khi chỉ trong hơn hai ngà

28 Th12 2019

TÔI ĐANG ĐƯỢC SỐNGTÔI ĐANG ĐƯỢC THỞNHỮNG NGÀY THẮM XANH… Sáng nay, news feed ngập những dòng tiếc thương một đồng nghiệp đã ra đi. Tôi chưa có dịp được biết đến anh, làm việc cùng anh. Nhưng đọc những dòng bạn bè viết về

21 Th12 2019

“Đời người có hai điều nhất định không được bỏ lỡ: một là chuyến xe cuối cùng, hai là người yêu thương mình thật lòng. “ Nhiều người sẽ tự hỏi, phải là một cơ hội thăng tiến công việc nữa chứ, sự nghiệp là trọ

19 Th12 2019

Ngày 18/12, Sơn Tùng tổ chức buổi họp báo công bố kế hoạch trong năm 2020. Cụ thể, năm tới, nam ca sĩ phát hành 3 bài hát mới, album mang tên Chúng ta, tổ chức Sky Tour và M-TP Year End Concert, thương hiệu thời trang riêng cùng nhiều hoạt động

17 Th12 2019

Hôm qua, một người anh hỏi tôi câu rất hay: ” Có bao nhiêu tiền và tài sản thì em cảm thấy đủ? Nhà,xe hơi, tài khoản có nhiều tiền…” Thú thật thì tôi chưa bao giờ đặt ra cho mình một câu hỏi như thế. Bao nhiêu năm lăn l�

Trong bài phỏng vấn được lên sóng vào ngày 11/5, cô Nguyễn Hoàng Mỹ Ngọc (giảng viên thanh nhạc đứng sau rất nhiều tên tuổi hàng đầu Vpop hiện tại như Hoàng Thuỳ Linh, Tóc Tiên, Erik, AMEE, Lena, Hoàng Duyên,...) đã có dịp chia sẻ nhiều câu chuyện "hậu trường" đằng sau những lớp học của mình. Qua đó, với cương vị một người có kinh nghiệm 10 năm trong lĩnh vực thu âm và giảng dạy thanh nhạc, cô Mỹ Ngọc cũng đã chia sẻ góc nhìn của cô về vai trò của giọng hát với lứa nghệ sĩ hiện tại.

Bài phỏng vấn nhanh chóng nhận được sự chú ý, đặc biệt với các trang, hội nhóm chuyên phân tích về thanh nhạc, kĩ thuật giọng hát khi trình diễn khá nổi tiếng trên Facebook thời gian vừa qua.

Cụ thể, bài phỏng vấn đã được chia sẻ trong một group chuyên bàn về kĩ thuật thanh nhạc và nhận được sự quan tâm lớn, bàn tán sôi nổi với rất nhiều luồng ý kiến được đưa ra. Một số ý kiến đáng chú ý của giảng viên Mỹ Ngọc như sau: nghệ sĩ hiện tại cần nhiều hơn một giọng hát hay và chuẩn kĩ thuật, tư duy âm nhạc mới là điều quan trọng hơn trong khi giọng hát chỉ chiếm 1 phần. Nhiều trường hợp các Sinh viên Nhạc viện dù có giọng hát bài bản, kĩ thuật tốt nhưng mãi vẫn không nổi tiếng vì do họ không có được màu sắc riêng.

Loạt quan điểm này của cô Mỹ Ngọc tạo nên 2 luồng tranh cãi đối lập: người ủng hộ, kẻ phản đối.

Nhiều người tỏ vẻ không đồng tình với ý kiến của cô Mỹ Ngọc và cho rằng cô đang chỉ trích những người học thanh nhạc bài bản là quá cứng nhắc, cố chấp nên không có được "màu sắc riêng", điều này dẫn đến việc những sản phẩm của họ bị lỗi thời không theo kịp thị trường.

Ngay dưới ý kiến này, nhiều người cũng đã phản biện lại cho rằng quan điểm trên là "sự thật mất lòng" vì đa số nghệ sĩ trẻ nổi tiếng, có tiếng vang hiện tại không học ra từ Nhạc viện mà nổi tiếng nhờ có màu sắc riêng.

Một số khán giả khác cho rằng những người hâm mộ các giọng hát theo trường phái diva như Mỹ Linh, Hương Tràm,... nên chấp nhận sự thật rằng thời "hát chỉn chu" đã qua. Họ chỉ ra, trường hợp như Mỹ Linh và Hương Trà là "hàng hiếm" đồng thời đưa ví dụ về việc Võ Hạ Trâm, Dương Hoàng Yến đều là những giọng ca nữ kĩ thuật song vẫn không thể nổi bật hẳn ở Vpop.

Bên cạnh đó, một số quan điểm phản đối câu trả lời của giảng viên thanh nhạc mà cho rằng theo thời gian, con người sẽ lại càng chú trọng hơn về giọng hát thực lực. Tuy nhiên, bình luận trên cũng vấp phải phản đối và cho rằng quy luật phát triển của làng nhạc hiện tại chú trọng hơn về cá tính, màu sắc nghệ sĩ chứ không phải là giọng hát.

Các ý kiến khách quan hơn cho rằng nghệ sĩ nếu muốn "bào" thì không cần quá chú tâm vào giọng hát thì cứ đầu tư MV, phát triển âm nhạc màu sắc riêng để kiếm tiền; nếu muốn tồn tại lâu dài 9 - 10 năm trong showbiz thì nên tập trung cho mảng thanh nhạc. Ý kiến này cũng lấy ví dụ trường hợp của Hoài Lâm, người có giọng hát tốt sẵn, nên dù ở ẩn vẫn khiến khán giả chú ý.

Luồng ý kiến khác lại đồng tình với ý kiến của giảng viên thanh nhạc và đồng ý với việc nhiều người học nhiều sẽ bị gò bó với kĩ thuật chuẩn mực, dẫn đến sáng tạo bị hạn chế trong khi sáng tạo là điều quan trọng nhất với nghệ sĩ.

Trước loạt phản ứng trái chiều, khen - chê có đủ từ cộng đồng mạng, cô Mỹ Ngọc mới đây cũng đã có chia sẻ khá dài, nói rõ hơn về những phát ngôn và quan điểm của mình trong bài phỏng vấn. Bài chia sẻ bổ sung tiếp tục nhận được sự quan tâm bởi đó là những phân tích có chuyên môn từ người trong nghề, tuy nhiên sẽ lại làm dấy lên những đợt tranh luận mới.

Ngay đầu bài đăng, cô giáo Mỹ Ngọc khẳng định cô không chê bai người đi học nhạc bởi với tư cách là một người giáo viên, nếu có suy nghĩ như vậy không khác nào tự bỏ đi "nghề nghiệp" của mình. Về câu trả lời cho việc sinh viên trường nhạc có ít cơ hội hơn những người rẽ tay ngang và đó là điều bất công, cô Mỹ Ngọc khẳng định câu trả lời chỉ gói gọn đến một số ít chứ không đánh đồng toàn bộ.

Tiếp đến, Mỹ Ngọc cũng cho biết, cô chưa bao giờ so sánh một cách khập khiễng hai dòng nhạc đó là hàn lâm và giải trí. Tuy nhiên cũng tái khẳng định quan điểm dòng nhạc giải trí cần rất nhiều yếu tố ngoài giọng hát.

Về những bàn tán trên mạng xã hội cho rằng Mỹ Ngọc là giáo viên thanh nhạc không có nhiều bằng cấp, cô cũng có lời chia sể thẳng thắn trên bài đăng: "Tôi chưa bao giờ giấu việc mình không có nhiều bằng cấp với học trò và các đối tác. Tôi học phần lớn qua trường đời, qua bề dày kinh nghiệm làm việc thực tiễn và những đàn anh đàn chị tôi được gặp..."

Từ những luồng tranh cãi này, có thể thấy một bộ phận không nhỏ khán giả Vpop đang chia ra 2 quan điểm khá đối lập nhau, khó có thể đi đến hồi kết khi mỗi cá nhân lại có một gu âm nhạc, phong cách thường thức khác nhau. Một bên cho rằng bất kì nghệ sĩ nào cũng phải có một giọng hát nền tảng chuẩn, kĩ thuật ổn để có thể phát triển. Một bên cho rằng giọng hát chỉ đóng một phần nhỏ trong xã hội hiện đại, người nghệ sĩ cần nhiều hơn thế mới có thể gây được tiếng vang.

Còn bạn, ý kiến của bạn thế nào?

Mời bạn bầu chọn hay chia sẻ trên Facebook:

Vừa qua, giáo viên thanh nhạc Nguyễn Hoàng Mỹ Ngọc - người đứng sau và giảng dạy nhiều nghệ sĩ trẻ của Vpop đã có những chia sẻ về giọng hát của các "học trò nổi tiếng" như AMEE, Erik... Hay cũng có quan điểm riêng về sinh viên học trường Nhạc Viện hiện tại.

Tuy nhiên, lời chia sẻ có phần thẳng thắn của cô Mỹ Ngọc lại nhận phải không ít ý kiến trái chiều từ cộng đồng mạng. Chính vì vậy mà mới đây, cô đã đăng tải dòng trạng thái để nói rõ hơn về những quan điểm của mình trong bài phỏng vấn.

Nguyễn hoàng mỹ ngọc là ai

Bài đăng của cô giáo Mỹ Ngọc trên trang cá nhân

Ngay đầu bài đăng, cô giáo Mỹ Ngọc khẳng định cô không chê bai người đi học nhạc bởi với tư cách là một người giáo viên, nếu có suy nghĩ như vậy không khác nào tự bỏ đi "nghề nghiệp" của mình.

Về câu trả lời cho việc sinh viên trường nhạc có ít cơ hội hơn những người rẽ tay ngang và đó là điều bất công, cô Mỹ Ngọc khẳng định: "Câu trả lời của tôi xoay quanh việc giải thích những ‘ca’ tự cho là bất công này. Chứ không nói về tất cả những người đi học Nhạc Viện. Người giỏi thực sự thì dù học với hình thức nào thì cũng toả sáng thôi, huống gì còn được đào tạo bài bản. Môi trường nào cũng đào tạo ra kẻ hay người dở, có người này người kia. Tôi chẳng vơ đũa cả nắm thì mọi người cũng đừng vội giật mình".

Nguyễn hoàng mỹ ngọc là ai

Giáo viên thanh nhạc Mỹ Ngọc lên tiếng về những hiểu nhầm trong lời chia sẻ những trường hợp tự cho là bất công của sinh viên trường nhạc

Tiếp đến, Mỹ Ngọc cũng cho biết, cô chưa bao giờ so sánh một cách khập khiễng hai dòng nhạc đó là hàn lâm và giải trí. Theo cô: "Nó có những tiêu chí và tiêu chuẩn khác nhau, đối tượng khán giả, cách thức làm việc và giáo trình đào tạo cũng khác nhau". Chính vì vậy mà cô khẳng định, dòng nhạc giải trí đòi hỏi rất nhiều yếu tố khác ngoài giọng hát là sự thật.

Về những bàn tán trên mạng xã hội cho rằng Mỹ Ngọc là giáo viên thanh nhạc không có nhiều bằng cấp, cô cũng có lời chia sể thẳng thắn trên bài đăng: "Tôi chưa bao giờ giấu việc mình không có nhiều bằng cấp với học trò và các đối tác. Tôi học phần lớn qua trường đời, qua bề dày kinh nghiệm làm việc thực tiễn và những đàn anh đàn chị tôi được gặp.

Tôi luôn quan niệm mình học những gì mình thấy cần, phù hợp, yêu thích, học gì thì cũng hay, cũng quý. Biết rõ thứ mình cần và đi thì vẫn hay hơn. Tôi chưa bao giờ xây dựng hình ảnh hoàn hảo trước học trò, thậm chí thẳng thắn nói rõ những gì mình chưa hay, không rõ. Rằng họ sau khi làm việc cùng tôi thì nên tìm những thầy cô có chuyên môn cao hơn nữa để học. Vì mỗi thầy cô sẽ có một điểm hay riêng. Tôi học không tới những gì không phải con đường mình chọn. Và nhất định phải luôn tìm tòi những gì đúng con đường của mình. Tôi không giấu việc đó và đương nhiên cũng không cho rằng nó đáng xấu hổ".

Nguyễn hoàng mỹ ngọc là ai

Cô giáo Mỹ Ngọc cho biết: "Tôi chưa bao giờ giấu việc mình không có nhiều bằng cấp với học trò và các đối tác"

Cuối dòng trạng thái, Mỹ Ngọc chia sẻ: "Tôi không thể đủ sức để hát những bài Opera đỉnh cao hay dàn dựng được một vở nhạc kịch lừng lẫy. Tôi tự biết khả năng của mình và chọn những công việc phù hợp, nho nhỏ vừa tầm. Mỗi người hãy làm tốt phần việc mình đã chọn và phù hợp. Và tôi luôn dành sự tôn trọng trân quý của mình cho những tài năng, dù nó có phải thuộc về con đường tôi đi hay không".

Nguyên văn bài đăng trên trang cá nhân của cô giáo Mỹ Ngọc:

Sau khi thực hiện bài phỏng vấn, tôi nhận được nhiều luồng ý kiến trái chiều về những quan điểm trong bài.

Những ai đã và đang làm việc cùng tôi có lẽ đều biết tính cách tôi khá thẳng thắn khi làm việc, ít khi nói vòng vo. Nhưng trong khuôn khổ một bài báo với quá nhiều thông tin, khó mà truyền đạt hết được ý của tôi nên dẫn đến sự chưa đầy đủ trong quan điểm. Nếu đã tranh luận, xin dựa trên sự văn minh, thẳng thắn và công bằng.

1. Bài viết của tôi không nhằm chê bai người đi học nhạc, tôi là giáo viên, nói thế chẳng khác nào tự bỏ đi nghề nghiệp của mình. Tôi cũng là một người từ Nhạc Viện mà ra, được như hôm nay cũng nhờ các thầy các cô. Tôi không giỏi đến mức tự biết mọi thứ trên đời mà không cần đi học. Chẳng giáo viên nào nghĩ như thế và cũng không có câu nói nào trong bài viết nói lên điều đó. ĐỪNG XUYÊN TẠC.

2. Câu hỏi cụ thể dành cho tôi nói về việc dư luận luôn cho là sinh viên trường nhạc có ít cơ hội hơn các bạn rẽ tay ngang sang ngành này, và điều này rất bất công. Câu trả lời của tôi xoay quanh việc giải thích những "ca" tự cho là bất công này. Chứ không nói về tất cả những người đi học Nhạc Viện. Người giỏi thực sự thì dù học với hình thức nào thì cũng toả sáng thôi, huống gì còn được đào tạo bài bản. Môi trường nào cũng đào tạo ra kẻ hay người dở, có người này người kia. Tôi chẳng vơ đũa cả nắm thì mọi người cũng đừng vội giật mình.

3. Tôi chưa bao giờ so sánh một cách khập khiễng giữa hai dòng nhạc hàn lâm và giải trí. Bởi vì nó có những tiêu chí và tiêu chuẩn khác nhau, đối tượng khán giả, cách thức làm việc và giáo trình đào tạo cũng khác nhau. Tôi nghe rất nhiều dòng nhạc và cảm nhận chúng với những cách thức khác nhau. Vì thế quan điểm của tôi trước giờ rất rõ ràng về các tiêu chuẩn để đánh giá ở các dòng nhạc khác nhau. Việc dòng nhạc giải trí bây giờ đang đòi hỏi rất nhiều yếu tố khác ngoài giọng hát là sự thật. Bạn không thể đi ngược với dòng chảy của xã hội.

4. Tôi chưa bao giờ giấu việc mình không có nhiều bằng cấp với học trò và các đối tác. Tôi học phần lớn qua trường đời, qua bề dày kinh nghiệm làm việc thực tiễn và những đàn anh đàn chị tôi được gặp. Tôi luôn quan niệm mình học những gì mình thấy cần, phù hợp, yêu thích, học gì thì cũng hay, cũng quý. Biết rõ thứ mình cần và đi thì vẫn hay hơn. Tôi chưa bao giờ xây dựng hình ảnh hoàn hảo trước học trò, thậm chí thẳng thắn nói rõ những gì mình chưa hay, không rõ. Rằng họ sau khi làm việc cùng tôi thì nên tìm những thầy cô có chuyên môn cao hơn nữa để học. Vì mỗi thầy cô sẽ có một điểm hay riêng. Tôi học không tới những gì không phải con đường mình chọn. Và nhất định phải luôn tìm tòi những gì đúng con đường của mình. Tôi không giấu việc đó và đương nhiên cũng không cho rằng nó đáng xấu hổ.

5. Tôi luôn khen ngợi những anh chị và bạn bè mà theo tôi là rất đỉnh trong con đường mà họ chọn trước học trò mình một cách công tâm. Tôi rất ghét việc nói không hay về đồng nghiệp hoặc dìm ai đó sau lưng mình. Ai hay điểm nào phải nể phục và học hỏi điểm đó, và luôn trao đổi trực tiếp thẳng thắn với người cần tôi đóng góp chứ không vì nâng mình mà hạ người. Ai làm việc với tôi suốt hơn 10 năm nay sẽ rõ điều này. Sự văn minh nó phải nằm ở điều rất nhỏ. Mình làm được mới dạy cho học trò mình được. Tôn trọng quan điểm và năng lực, cái hay của người khác cũng là một văn hoá nghề.

Ví dụ, trong dòng nhạc hàn lâm, tôi rất nể chị PHẠM KHÁNH NGỌC. Chị ấy đã đóng góp rất nhiều thành quả nổi bật cho âm nhạc thính phòng, với các giải thưởng danh giá. Một tấm gương điển hình cho việc đi đến tận cùng với đam mê và lựa chọn của mình và tạo ra màu sắc riêng cho dòng nhạc này. Hay anh bạn NGUYỄN ĐỖ ANH TUẤN của tôi tại Soul Academy, bạn ấy có một lượng kiến thức khổng lồ và chuyên sâu về âm nhạc, từng khiến tôi ấn tượng vô cùng cho đến bây giờ. Đó là những điều tôi không bao giờ làm tốt bằng và vô cùng khâm phục.

Tôi có quan niệm: hãy làm tốt phần việc mình giỏi nhất, việc gì mình không làm tốt bằng, hãy để cho người giỏi hơn đảm nhiệm. Không ai giỏi được hết thảy, mỗi người một tay mới tạo ra được một sự lớn mạnh thực sự. Tôi không thể đủ sức để hát những bài Opera đỉnh cao hay dàn dựng được một vở nhạc kịch lừng lẫy. Tôi tự biết khả năng của mình và chọn những công việc phù hợp, nho nhỏ vừa tầm.

Mỗi người hãy làm tốt phần việc mình đã chọn và phù hợp. Và tôi luôn dành sự tôn trọng trân quý của mình cho những tài năng, dù nó có phải thuộc về con đường tôi đi hay không.

6. Xã hội đã thay đổi rất nhiều rồi. Chúng ta cũng nên thay đổi để bắt kịp chứ. Đúng không?

Nguồn: FB nhân vật