Nguyên nhân cử navarre sang vnam

Tuy không được xếp ngang hàng với Leclerc và de Lattre de Tassigny, song Henri Eugène Navarre (1898-1983) vẫn là một danh tướng của nước Pháp. Tốt nghiệp Trường võ bị Saint Cyr danh giá, trong cuộc đời binh nghiệp, Navarre từng chỉ huy sư đoàn Constantine ở Algeria, Tổng tham mưu trưởng Lục quân khối NATO.

Khi Navarre được cử làm Tổng chỉ huy quân đội viễn chinh Pháp ở Đông Dương (7/5/1953) thay cho Raoul Salan nhằm tìm kiếm một chiến thắng quân sự quyết định để làm cơ sở cho một cuộc đàm phán trên thế mạnh, báo chí nước ngoài đã ca ngợi ông ta như một người có thể “uốn nắn lại tình hình Đông Dương…”. Và vị tướng 4 sao cũng tuyên bố đầy tự tin: “Bây giờ chúng ta có thể nhìn thấy rõ chiến thắng (ở Việt Nam) giống như nhìn thấy ánh sáng cuối đường hầm”.

Tuy nhiên, với việc tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ bị tiêu diệt, Kế hoạch Navarre bị phá sản hoàn toàn và cuộc kháng chiến trường kỳ 9 năm chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Việt Nam kết thúc thắng lợi. Năm 1955, Navarre nghỉ hưu và xuất bản cuốn Đông Dương hấp hối, trong đó bào chữa, thanh minh, đổ lỗi thất bại của ông ta cho cấp trên và những người tiền nhiệm. Đến năm 1979, Navarre lại cho ra đơì̀ cuốn Thời điểm của những sự thật. Mặc dù chưa nói hết “sự thật”, nhất là vẫn còn lảng tránh, không nói kỹ về trách nhiệm của mình, tuy nhiên, cuốn sách cũng đã nêu những nguyên nhân chủ yếu khiến nước Pháp bại trận tại Việt Nam.

Trước hết, Navarre thấy rõ trong khi cuộc chiến tranh của phía Việt Nam là cuộc chiến tranh tổng hợp và tổng lực, được người dân tham gia một cách toàn diện, thì đối với nước Pháp, chiến tranh Đông Dương là một cuộc chiến tranh nửa vời, không được dư luận quan tâm và ủng hộ. Trong khi nhân dân Việt Nam đồng tâm nhất trí chiến đấu vì mục tiêu độc lập dân tộc thì tâm trạng chung của giới chính khách cũng như tướng lĩnh ở Paris là nhanh chóng thoát ra khỏi cuộc chiến, nhưng thoát ra như thế nào thì họ lại bất đồng.

Trong khi Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là một nhà nước bền vững, trong đó Chủ tịch Hồ Chí Minh là lãnh tụ chính trị duy nhất, Đại tướng Võ Nguyên Giáp là tổng chỉ huy duy nhất của lực lượng vũ trang, thì về phía Pháp, đến ngày Navarre nhậm chức, 19 chính phủ kế tiếp nhau ở Paris đã đưa sang Đông Dương 6 Cao ủy và 7 Tổng chỉ huy. Trong khi Việt Minh huy động được sức mạnh của toàn dân vào cuộc kháng chiến thì người dân Pháp chán ghét cuộc chiến tranh bẩn thỉu đến mức quân tăng viện cho Đông Dương phải lên đường vào ban đêm, quan tài đựng xác lính chết trận đưa về nước phải giấu giếm, máu quyên góp ở Pháp không được dùng cứu chữa cho lính Pháp bị thương ở Đông Dương… “Nếu gặp khó khăn nghiêm trọng, tôi hoàn toàn không có được một hậu phương vững chắc ở nước Pháp để trông cậy”.

Nguyên nhân cử navarre sang vnam
 

Trong khi đối phương là một quân đội thống nhất về mục tiêu chính trị rõ ràng thì về phía Pháp, quân đội là một mớ hỗn độn các dân tộc và chủng tộc. Cuộc chiến được khoán trắng cho những người lính nhà nghề và những người lính đánh thuê mà không được biết tại sao họ phải chiến đấu.

Quân đội của tướng Giáp được xây dựng theo “một hình chóp nón sống” mà đáy của nó bám rễ sâu trong nhân dân. Tầng dưới của tháp là dân quân du kích, đối thủ vô hình chiến đấu tại chỗ, nơi nào cũng có. Tầng giữa là bộ đội địa phương, trình độ chiến đấu và trang bị ngày càng cải thiện. Đỉnh tháp là bộ đội chính quy không bị giam chân giữ đất nên rất cơ động, là chủ bài đích thực của Việt Minh.

Trong khi đó quân Pháp, một bộ phận quan trọng không thể rút chân khỏi nhiệm vụ chiếm đóng, giữ đất, còn ưu thế về không quân, pháo binh và xe tăng chỉ phát huy đầy đủ uy lực “trong một loại chiến tranh khác”. Chưa hết, phía Pháp có quá nhiều mục tiêu để đối phương tiến công, trong khi đối phương hầu như không có một mục tiêu nào rõ rệt cả.

Trên cơ sở đó, viên bại tướng bốn sao thừa nhận, phía Pháp chưa bao giờ đánh giá đúng giá trị đích thực của cái ưu thế quyết định – ưu thế có được do chế độ của Việt Nam so với chế độ của Pháp. “Trên mọi phương diện, sự kết hợp giữa chính trị, quân sự đã được Việt Minh tiến hành với một sự khéo léo bậc thầy; đối phương tất cả đều luôn luôn cao hơn so với những gì chúng ta nghĩ”.

Kế hoạch Nava và sự thất bại hoàn toàn của thực dân Pháp (1953 - 1954)

Được đăng bởi Ban biên tập    02/01/2018 13:17

Câu 1.  Trình bày bối cảnh và nội dung của kế hoạch Nava. Quân dân ta đã từng bước đánh bại kế hoạch Nava như thế nào?

1. Bối cảnh

Sau 8 năm xâm lược Việt Nam, thực dân Pháp bị suy yếu rõ rệt: Thiệt hại gần 390.000 quân, tiêu tốn 2000 tỉ Phờ - răng, liên tục bị ta đẩy vào thế bị động chiến lược.

Trước sự sa lầy của Pháp, Mĩ can thiệp ngày càng sâu vào cuộc chiến tranh Đông Dương, thúc ép Pháp phải kéo dài và mở rộng chiến tranh.

Để tìm lối thoát, thực dân Pháp đã tranh thủ viện trợ của Mĩ để đẩy mạnh chiến tranh cố tìm một thắng lợi quân sự để "rút lui trong danh dự”.

Ngày 07/5/1953, với sự thỏa thuận của Mĩ, Chính phủ Pháp cử Tướng Nava sang làm Tổng chỉ huy quân viễn chinh Pháp ở Đông Dương và thông qua Kế hoạch Nava với hy vọng sẽ “chuyển bại thành thắng” trong vòng 18 tháng.

2. Nội dung của kế hoạch Nava

Bước 1: trong thu đông 1953 và xuân 1954, giữ thế phòng ngự chiến lược trên chiến trường miền Bắc, tránh giao chiến với quân chủ lực của ta. Thực hiện tiến công chiến lược, bình định miền Trung và miền Nam Đông Dương, phát triển ngụy quân, xây dựng lực lượng cơ động mạnh.

Bước 2: từ thu đông 1954, chuyển lực lượng ra chiến trường miền Bắc để đẩy mạnh tiến công chiến lược và cố giành thắng lợi quyết định, buộc ta phải đàm phán theo điều kiện có lợi cho chúng.

Để triển khai kế hoạch, Nava đã huy động một lực lượng cơ động lên đến 84 tiểu đoàn trên toàn chiến trường Đông Dương, trong đó ở đồng bằng Bắc bộ có 44 tiểu đoàn. tiến hành những cuộc càn quét, bình định và mở những cuộc tiến công lớn vào Ninh Bình, Thanh Hóa…

3. Từng bước đánh bại kế hoạch Nava

3.1. Chủ trương chiến lược của ta

Phương hướng chiến lược:

Giữ vững thế chủ động chiến lược trên chiến trường chính.

Tập trung lực lượng, mở những cuộc tấn công vào các hướng địch tương đối yếu nhằm tiêu diệt một phần sinh lực, buộc địch phải phân tán lực lượng đối phó với ta.

Phương châm chiến lược: “Tích cực, chủ động, cơ động, linh hoạt, đánh ăn chắc và tiến ăn chắc”.

Với phương hướng và phương châm chiến lược đó, ta đã từng bước đánh bại kế hoạch Nava.

3.2. Cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953 – 1954 của ta đã bước đầu làm phá sản kế hoạch Nava

Giữa tháng 11/1953, ta tiến quân theo hướng Tây Bắc và Trung Lào. Thực dân Pháp phát hiện; Ngày 20/11/1953, Nava đã cho 6 tiểu đoàn cơ động nhảy dù xuống Điện Biên Phủ nhằm bảo vệ Tây Bắc và Thượng Lào.

Ngày 10/12/1953, quân ta tấn công và giải phóng thị xã Lai Châu, bao vây Điện Biên Phủ. Nava buộc phải điều thêm 6 tiểu đoàn ở đồng bằng Bắc bộ lên tăng cường cho Điện Biên Phủ, biến đây thành nơi tập trung quân thứ hai của Pháp.

Đầu tháng 12/1953, quân ta phối hợp với bộ đội Pha-thét Lào mở chiến dịch Trung Lào, uy hiếp mạnh Sênô, buộc Nava phải điều thêm lực lượng lên Sê-nô, biến đây thành nơi tập trung quân lớn thứ ba của Pháp.

Cuối tháng 01/1954, ta tiến quân sang thượng Lào, phối hợp với Pha-thét Lào tấn công và uy hiếp Luông-pha-băng, Na-va phải tăng quân cho Luông -pha-băng, biến căn cứ này trở thành nơi tập trung quân lớn thứ tư của Pháp.

Đầu tháng 02/1954, ta mở chiến dịch Tây Nguyên, giải phóng Kon Tum và uy hiếp Plây cu. Na-va phải điều lực lượng ở Nam bộ và Bình Trị Thiên lên tăng cường cho Tây Nguyên, biến An Khê và Plây-cu thành nơi tập trung quân lớn thứ năm của Pháp.

Ở vùng sau lưng địch, phong trào chiến tranh du kích cũng phát triển mạnh hỗ trợ cho mặt trận chính.

Như vậy, đến đầu năm 1954, lực lượng của Pháp bị phân tán trên khắp chiến trường Đông Dương để đối phó với ta làm cho kế họach Na-va bước đầu bị phá sản.

Câu 2. Trình bày âm mưu và thủ đoạn của Pháp trong chiến dịch Điện Biên Phủ. Trước tình hình đó Bộ Chính trị đã ra chủ trương như thế nào? Nêu diến biến, kết quả và ý nghĩa của Chiến dịch Điện Biên Phủ.

1. Âm mưu và thủ đoạn của Pháp trong chiến dịch Điện Biên Phủ

Sự điều chỉnh kế hoạch của Nava và chủ trương đối phó của ta

Sau khi đưa quân lên Điện Biên Phủ để bảo vệ Tây Bắc và Thượng Lào không thành công, ngày 5 tháng 3 năm 1954, Na-va quyết định xây dựng Điện Biên Phủ thành một tập đoàn cứ điểm mạnh, chấp nhận một cuộc quyết chiến chiến lược tại đây và sẵn sàng “nghiền nát” bộ đội chủ lực của ta.

Như vậy, từ chỗ không có trong kế hoạch, Điện Biên Phủ đã trở thành trung tâm của kế hoạch Na-va.

Đến tháng 3 năm 1954, Điện Biên Phủ trở thành căn cứ quân sự lớn nhất Đông Dương với lực lượng lúc cao nhất lên đến 16200 tên, được bố trí thành một hệ thống phòng thủ chặt chẽ gồm 49 cứ điểm, chia thành 3 phân khu với các loại vũ khí và phương tiện chiến tranh hiện đại.

2. Chủ trương của Bộ Chính Trị

Đầu tháng 12/1953, Bộ chính trị Trung ương Đảng đã quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ để tiêu diệt lực lượng địch ở đây, giải phóng vùng Tây Bắc.

Toàn dân, toàn quân ta với tinh thần “tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”, đã huy động 261.464 dân công với 10.301.570 ngày công và hàng vạn thanh niên xung phong tham gia vận chuyển lương thực, đạn dược, mở đường… phục vụ cho chiến dịch.

3. Diễn biến của chiến dịch

Ngày 13 tháng 3 năm 1954, quân ta bắt đầu nổ súng tấn công tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ; chiến dịch diễn ra 3 đợt:

Đợt 1 (Từ 13 đến 17/3/1954): quân ta tiêu diệt cứ điểm Him Lam và toàn bộ phân khu Bắc (Độc Lập, Bản Kéo), loại khỏi vòng chiến đấu 2000 tên địch.

Đợt 2 (Từ 30/3/1954 đến 26/4/1954): quân ta tấn công cứ điểm phía Đông và phân khu trung tâm Mường Thanh, từng bước khép chặt vòng vây và tiến sát sân bay Mường Thanh, cắt đứt con đường tiếp viện duy nhất của địch.

Sau đợt này, Mĩ viện trợ khẩn cấp cho Pháp và đe dọa ném bom nguyên tử ở Điện Biên Phủ.

Đợt 3 (Từ 01/5/1954 đến 07/5/1954): ta tiêu diệt khu trung tâm Mường Thanh và phân khu Nam - Hồng Cúm; quân Pháp định tháo chạy sang Lào.

Chiều ngày 7 tháng 5 năm 1954, quân ta tổng tấn công vào sở chỉ huy; tướng Đờ - cát – tơ - ri đầu hàng, chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc thắng lợi.

3. Kết quả và ý nghĩa

3.1. Kết quả

Ta tiêu diệt và bắt sống 16200 tên, hạ 62 máy bay, thu toàn bộ vũ khí, phương tiện chiến tranh.

3.2. Ý nghĩa

Đây là một thắng lợi to lớn của nhân dân Việt Nam.

Đánh bại hoàn toàn kế họach Na-va của Pháp - Mĩ, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đấu tranh ngoại giao ở Giơ-ne-vơ để đi đến kết thúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta.

Cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.

Chứng minh chân lý của thời đại: dù là một dân tộc đất không rộng, dân không đông nhưng nếu quyết tâm, biết đoàn kết chiến đấu với đường lối cách mạng đúng đắn, được sự ủng hộ của quốc tế thì hoàn toàn có khả năng chiến thắng bất cứ kẻ thù nào.

Câu 3. Trình bày hoàn cảnh, nội dung và ý nghĩa lịch sử cua Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 về việc lập lại hòa bình ở Đông Dương.

1. Hội nghị Giơ-ne-vơ về Đông Dương

Ngay từ đầu cuộc kháng chiến, lập trường của ta là sẵn sàn thương lượng để giải quyết hòa bình vấn đề Việt Nam trên cơ sở độc lập chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, nhưng thực dân Pháp vẫn cố tình phát động và đẩy mạnh chiến tranh xâm lược nước ta.

Đến cuối năm 1953 đầu năm 1954, khi đã thất bại nặng nề và liên tiếp gặp khó khăn, Pháp mới chịu chấp nhận giải pháp thương lượng để giải quyết vấn đề Việt Nam.

Tháng 01 năm 1954, Hội nghị ngọai trưởng bốn nước: Liên Xô, Anh, Pháp, Mĩ tại Béc-lin đã thỏa thuận triệu tập một hội nghị quốc tế tại Giơ-ne-vơ (Thụy Sĩ) để giải quyết vấn đề Triều Tiên và lập lại hòa bình ở Đông Dương.

Ngày 26/4/1954, giữa lúc quân ta chuẩn bị mở đợt tấn công Điện Biên Phủ lần thứ 3, hội nghị Giơ-ne-vơ về Đông Dương khai mạc.

Ngày 8/5/1954, Phái đoàn của ta do đồng chí Phạm Văn Đồng làm trưởng đoàn đã đến tham dự hội nghị với tư thế là đại biểu của một dân tộc chiến thắng.

Trong quá trình hội nghị, phái đoàn của ta đã kiên trì đấu tranh chống âm mưu phá họai của đế quốc Pháp-Mĩ và các thế lực phản động quốc tế. Ngày 21/7/1954, Hiệp định Giơ-ne-vơ được kí kết.

2. Nội dung cơ bản của Hiệp định Giơ-ne-vơ

Các bên tham dự Hội nghị cam kết tôn trọng cácquyền dân tộc cơ bản (độc lập, thống nhất, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ) của Việt Nam, Lào và Campuchia và không can thiệp vào công việc nội bộ của ba nước này.

Hai bên ngừng bắn, tập kết chuyển quân và chuyển giao khu vực, lấy vĩ tuyến 17 làm giới tuyến quân sự tạm thời cùng với một khu vực phi quân sự hai bên giới tuyến.

Các nước Đông Dương không được gia nhập những khối liên minh quân sự và không được để các nước khác sử dụng lãnh thổ của mình để gây chiến tranh. Nước ngoài không được đặt căn cứ quân sự ở Đông Dương.

Việt Nam sẽ thực hiện thống nhất bằng một cuộc tổng tuyển cử tự do trong cả nước vào tháng 7 năm 1957, dưới sự kiểm soát của một ủy ban quốc tế (Ấn Độ, Ba Lan và Canada).

Trách nhiệm thi hành hiệp định thuộc về những người kí kết hiệp định và những người kế tục họ.

3. Ý nghĩa của Hiệp định

Hiệp định Giơ-ne-vơ cùng với chiến thắng Điện Biên Phủ đã chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Pháp (có sự giúp sức của Mĩ), buộc Pháp phải rút về nước.

Miền Bắc được hoàn toàn giải phóng và chuyển sang giai đoạn cách mạng XHCN, tạo cơ sở cho cuộc đấu tranh thống nhất đất nước.

Câu 4. Phân tích nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Pháp

1. Nguyên nhân thắng lợi

Đảng ta đã vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam:

Đề ra đường lối chính trị, quân sự đúng đắn: giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và Chủ nghĩa xã hội; kết hợp chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế vô sản. Nhờ đó, Đảng đã động viên được toàn dân tham gia kháng chiến.

Xác định đường lối kháng chiến thích hợp: toàn dân, toàn diện, lâu dài và tự lực cánh sinh. Nhờ vậy, Đảng đã tạo nên được thế trận cả nước đánh giặc.

Do toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đoàn kết một lòng, quyết tâm chiến đấu vì độc lập tự do, theo tinh thần “thà hy sinh tất cả chứ không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ”.

Nhờ có hậu phương vững chắc mà Đảng đã vận động được cao nhất sức người, sức của để phục vụ cho kháng chiến.

Nhờ có sự đoàn kết phối hợp giữa nhân dân ba nước Đông Dương, sự giúp đỡ, ủng hộ to lớn của các nước XHCN và nhân dân tiến bộ trên thế giới.

2. Ý nghĩa lịch sử

Thắng lợi của nhân dân ta đã buộc thực dân Pháp phải thừa nhận độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của ba nước Đông Dương, làm thất bại âm mưu kéo dài và mở rộng chiến tranh của Pháp – Mĩ ở Đông Dương.

Bảo vệ và phát triển những thành quả của Cách mạng tháng Tám, chấm dứt ách thống trị của thực dân Pháp, giải phóng hoàn toàn miền Bắc, tạo thuận lợi cho miền Bắc tiến hành cách mạng ruộng đất, xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Giáng một đòn mạnh mẽ vào hệ thống thực dân, mở đầu cho sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân cũ, đồng thời đánh tan âm mưu của đế quốc Mĩ muốn thay chân Pháp nô dịch nhân dân Đông Dương, ngăn chặn sự phát triển của phong trào cách mạng ở Đông Nam Á.

Làm sáng tỏ chân lí: trong thời đại ngày nay, dù là một dân tộc đất không rộng, dân không đông nhưng nếu quyết tâm, biết đoàn kết chiến đấu với đường lối cách mạng đúng đắn, được sự ủng hộ của quốc tế thì hoàn toàn có khả năng chiến thắng bất cứ kẻ thù nào.