Nguyên nhân dẫn đến kết quả học tập kém

Chúng ta không thể phủ nhận là trẻ em sinh ra đã có sự khác nhau về nhận thức. Trong bài dưới đây chúng ta chỉ tập trung nghiên cứu ở nhóm trẻ có nhận thức bình thường. Vậy nguyên nhân tại sao ở đại bộ phận học sinh có trí tuệ bình thường, có xuất phát điểm giống nhau thì lại có những học sinh học giỏi và học sinh học yếu kém?

Trẻ học yếu kém là nỗi lo không chỉ của học sinh mà còn của phụ huynh và giáo viên. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng học sinh học yếu kém, trung tâm gia sư Thu Phương xin chia sẻ một số nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng này để cha mẹ có thể tìm hiểu và chỉ bảo con em mình học tập được tốt hơn.

3 nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng học sinh học yếu kém

1. NGUYÊN NHÂN CHỦ QUAN TỪ HỌC SINH

- Học sinh lười học: Đây chính là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng học sa sút, yếu kém, kết quả học tập thấp. Ở nhà không dành nhiều thời gian cho việc học tập, trên lớp thì không chú ý, không ghi bài khiến con bị hổng kiến thức lớn. Tình trạng này kéo dài khiến cho con lười, ngại học, luôn lẩn tránh việc học.

- Chưa có phương pháp học đúng cách: Tình trạng học vẹt cũng dẫn đến việc học hành yếu kém. Các em chỉ nghe lý thuyết, chép bài nhưng không hiểu bài, không áp dụng được vào làm bài tập, học vẹt để đối phó mà không hiểu cặn kẽ bài học.

- Không có mục đích, động lực học: Điều này gây tình trạng chán nản, không thích học, học chống đối từ đó không dành ưu tiên cho việc học.

- Không biết tự học đúng cách: Học sinh chưa biết chủ động sắp xếp thời gian, chưa biết sử dụng tài liệu tham khảo hợp lí.

2. ẢNH HƯỞNG CỦA GIÁO VIÊN ĐỐI VỚI HỌC SINH HỌC YẾU KÉM

Giáo viên hay trường lớp có tác động không nhỏ đến việc học tập của học sinh. Không chỉ ở việc tiếp thu kiến thức mà còn ở thái độ, động lực học tập của các em.

- Phương pháp dạy chưa phù hợp: Nhiều giáo viên dạy giỏi nhưng áp dụng phương pháp không phù hợp hay linh hoạt với từng em học sinh sẽ dẫn đến tình trạng hợp với học sinh này nhưng không hợp với học sinh khác.

- Chưa quan tâm đúng mức đến học trò: Đặc biệt là học sinh đặc biệt, yếu kém cần có sự kiên nhẫn, quan tâm hơn, giúp các em vượt qua những rào cản với việc học. Hay là  chưa theo dõi sát sao và xử lý kịp thời những biểu hiện sa sút của học sinh.

- Còn một số giáo viên chưa nắm chắc yêu cầu kiến thức của từng bài dạy. Việc dạy học còn dàn trải, nâng cao kiến thưc một cách tùy tiện, khó hiểu.

- Ngoài ra, một số giáo viên chưa thật sự tâm huyết với nghề, không gây hứng thú cho học sinh, thiếu nghệ thuật cảm hóa học sinh yếu kém, dần dần các em chán nản học tập mà không có ý chí vươn lên.

Thầy cô có tác động rất lớn đến việc học tập của học sinh

3. NGUYÊN NHÂN XUẤT PHÁT TỪ PHÍA PHỤ HUYNH

Hiện nay, đa số phụ huynh đều bận rộn với rất nhiều công việc nên không có thời theo dõi, kèm cặp con học tập. Những vấn đề khó khăn của con gặp phải trong quá trình học tập không có người chia sẻ cũng là một thiệt thòi với học sinh, đặc biệt là học sinh học yếu kém.

- Thiếu kỹ năng sư phạm để truyền đạt ý của mình đến con, hoặc không đủ kiên nhẫn và bình tĩnh khi ngồi trao đổi, chỉ bảo, hướng dẫn con học tập…

- Nuông chiều con cái quá mức: Con muốn nghỉ học, đi chơi, du lịch,... làm gián đoạn việc học gây ảnh hưởng không nhỏ đến cả quá trình học tập.

- Hoàn cảnh gia đình khó khăn: Khiến con cái không tập trung việc học hay phải phụ giúp gia đình nhiều, không còn dành nhiều thời gian cho việc học. Nếu có điều kiện nên để con được tập trung cho việc học, tránh sự ảnh hưởng của gia đình đến việc học của các em.

- Cần có sự kết nối giữa gia đình và nhà trường, trao đổi thường xuyên về tình hình của các em để giúp các em phát triển tự nhiên, thuận lợi. Tránh việc phó mặc việc học hành của con cho nhà trường. Bởi giáo dục gia đình là cực kỳ quan trọng, ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phát triển, trưởng thành của con.

Sự quan tâm, kết nối giữa gia đình và nhà trường giúp khắc phục tình trạng học yếu kém

Trước khi đi tìm giải pháp thì cả học sinh, giáo viên và phụ huynh cần hiểu rõ những nguyên nhân dẫn tới tình trạng học sinh học yếu kém là do đâu. Hi vọng với bài viết mà gia sư Thu Phương chia sẻ sẽ giúp phần nào tạo ra môi trường học tập tốt nhất, hợp lý cho các bạn học sinh đặc biệt, yếu kém.

Kính chúc quý phụ huynh, thầy cô và các em sức khỏe, công việc và học tập thật tốt!

0

NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN TRẺ KÉM TẬP TRUNG TRONG HỌC TẬP

Nguyên nhân dẫn đến kết quả học tập kém

Giúp trẻ hình thành thói quen tập trung khi học tập là rất cần thiết. Vì trong mọi hoạt động, trẻ luôn cần tập trung trong khoảng thời gian nhất định thì mới mang lại hiệu quả. Nếu không được rèn luyện thói quen tập trung từ nhỏ, trẻ sẽ khó hoàn thành công việc một cách trọn vẹn, khó tránh khỏi các áp lực căng thẳng khi gặp vấn đề khó khăn cần nhiều thời gian giải quyết,…vv. Về lâu dài, kém tập trung có thể làm mất đi các cơ hội thành công của trẻ.

Nguyên nhân dẫn đến trẻ kém tập trung học tập?

  • Do yếu tố môi trường: môi trường ồn ào, nhiều cám dỗ (TV, ca nhạc, hoạt hình, đồ chơi, nhiều người,…), mâu thuẫn giữa cha mẹ khiến bé bồn chồn,…
  • Do yếu tố di truyền: do gen, vấn đề về nội tiết có thể gây ra khó tập trung, hợp chất dẫn truyền thần kinh giảm
  • Do yếu tố về sức khoẻ của trẻ: thiếu các chất, thiếu ngủ
  • Do trẻ bị bệnh: tăng động giảm chú ý, chậm phát triển, tự kỷ…
  • Trẻ không được rèn luyện tính tập trung từ nhỏ
  • Nguyên nhân khác: không hiểu bài giảng, chán nản, áp lực,…

Giúp trẻ tập trung học tập tốt

  1. Tăng cường thể lực cho con

Thay đổi các thói quen sinh hoạt không lành mạnh dẫn đến sức khoẻ của trẻ không tốt, ảnh hưởng việc học của trẻ. Bằng cách: chăm lo bữa ăn giàu dinh dưỡng cho trẻ, cho trẻ ngủ đủ số giờ - ngủ đúng giờ, thường xuyên vận động thể dục thể thao, tập các bài tập rèn luyện tập trung…

  1. Lập kế hoạch học tập linh hoạt

Con không chỉ cần học, con cần chơi, cần phát triển nhiều khía cạnh khác nữa. Cha mẹ không nên ép con phải học liên tục nhiều giờ. Hãy choa nhỏ các khoảng thời gian học theo chu kỳ tập trung của não bộ như học 45 phút nghỉ 5 phút hoặc học 90 phút – nghỉ 25 phút. Lưu ý rằng, trẻ càng nhỏ tuổi, thời gian tập trung càng ngắn. Ngoài ra, xem lẫn các giờ giải lao hữu ích như coi phim, đọc sách, vận động,… để trẻ không bị nhàm chán.

  1. Tìm hiểu nguyên nhân và cho trẻ giải pháp

Đôi khi, trẻ gặp phải các vấn đề tâm sinh lý như áp lực, không hiểu bài, lo lắng,… cũng gây ra việc mất tập trung của trẻ. Hãy quan sát, lắng nghe và hỏi han trẻ để tìm kiếm nguyên nhân, giúp đỡ trẻ kịp thời.

  1. Chương trình học chuyên biệt

Với các trường hợp trẻ bị các chứng rối loạn như chậm phát triển trí tuệ, tăng động giảm chú ý, tự kỷ,… trẻ cần có chương trình học đặc biệt hơn. Cha mẹ nên đưa con đến các môi trường học chuyên biệt để được các giáo viên giáo dục đặc biệt giúp đỡ. Trẻ vẫn có nhiều cơ hội hoà nhập nếu được phát hiện, can thiệp sớm tình trạng bệnh.

  1. Tôn trọng khả năng của trẻ

Mỗi đứa trẻ có năng lực học tập khác nhau, cha mẹ không nên tạo quá nhiều áp lực lên dứa trẻ khiến chúng chán nản. Hãy động viên, tôn trọng năng lực của chúng, khuyến khích chúng cố gắng chứ không yêu cầu quá cao.

Cha mẹ đừng quá chủ quan khi con kém tập trung trong học tập khi đến tuổi đi học. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc trẻ kém tập trung như xuất phát từ sức khỏe, di truyền, thói quen,… Nhưng dù là nguyên nhân nào, cha mẹ cũng cần quan sát, nhận biết và hỗ trợ trẻ kịp thời, giúp trẻ rèn luyện thói quen tập trung học tập từ khi còn nhỏ để trẻ có nhiều cơ hội thành công hơn trong công việc và cuộc sống. Đừng xem nhẹ vấn đề nhỏ này, vì nó ảnh hưởng đến cả tương lai và sự phát triển toàn diện của trẻ.

Xem thêm:

Trẻ khiếm thính và phương pháp giáo dục phù hợp

Dạy trẻ tự kỷ bằng phương pháp TEACCH

Liệu pháp yêu thương giúp chữa lành trẻ tự kỷ

Giáo dục cho trẻ tự kỷ bằng phương pháp PECS

---------------------------------------------------------------

Mọi thông tin cũng như thắc mắc về chương trình học cho các bé, ba mẹ có thể tham khảo tại thông tin dưới đây:

Học viện giáo dục hòa nhập Edison ( https://edison.hoanhap.edu.vn/ )

Address: 196/143 Trường Chinh, Quán Ngữ, Kiến An, Hải Phòng, Vietnam

Phone:  022 536 1111 - 0833 319 119

Email: 

Website: https://edison.hoanhap.edu.vn/

Fanpage: https://www.facebook.com/Edison.HoaNhap.edu.vn/