Nguyên nhân đau quặn thận

  • Trang chủ
  • Bài viết chuyên môn
  • Cơn đau quặn thận & Phương pháp điều trị

15/10/2020 | Người đưa Tin

Đau quặn thận xảy ra khi sỏi vào trong niệu quản gây tắc nghẽn dòng nước tiểu, đặc biệt khi sỏi di chuyển. Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, đau quặn thận có thể gây biến chứng nguy hiểm, thậm chí tử vong.

1. Chẩn đoán cơn đau quặn thận

1.1 Chẩn đoán lâm sàng

  • Cơn đau quặn thận có thể xuất hiện đột ngột hoặc sau những cơn đau nhẹ ở vùng hông.
  • Đau kéo dài từ vài phút đến vài giờ.
  • Cơn đau thường dữ dội và không có tư thế giảm đau hiệu quả.
  • Lúc đầu, đau khu trú ở vùng sườn thắt lưng, sau đó lan ra trước xuống vùng bẹn, hố chậu hay vùng cơ quan sinh dục ngoài tùy vào vị trí tắc nghẽn.
  • Bệnh nhân thường có thêm các triệu chứng khác như chướng bụng, nôn mửa.
  • Ngoài ra, cũng có thể kèm theo các biểu hiện của rối loạn đường tiểu như đái buốt, đái máu, đái nhiều lần.
  • Cơn đau có thể chấm dứt đột ngột, sau đó là đau âm ỉ vùng lưng, hông.

1.2 Chẩn đoán cận lâm sàng

  • Chẩn đoán hình ảnh:

Chụp X-quang hệ tiết niệu có thể phát hiện sỏi cản quang. Nên áp dụng phương pháp này cho bệnh nhân đã có tiền sử sỏi cản quang; không chỉ định cho bệnh nhân nữ có thai, bệnh nhân ở độ tuổi sinh đẻ cần làm test thai trước khi chụp. Đối với các đối tượng này, tốt nhất là nên làm siêu âm tiết niệu.

Siêu âm tiết niệu: Đây là phương pháp phổ biến nhất để phát hiện sỏi tiết niệu nhưng có thể không thấy sỏi bé ở vùng thấp.

Nguyên nhân đau quặn thận

Dựa vào X-quang cận lâm sàng có thể phát hiện sỏi cản quang trên phim X-quang

Chụp CT sỏi tiết niệu không cản quang: Đây là phương pháp số 1 để xác định kích thước và vị trí của sỏi. Phương pháp này có thể thay cho siêu âm và X-quang.

  • Xét nghiệm nước tiểu:

Tổng phân tích nước tiểu thấy hồng cầu. Vẫn không loại trừ được bệnh sỏi niệu quản nếu không thấy có hồng cầu.

1.3 Chẩn đoán xác định

  • Cơn đau quặn vùng mạng sườn một bên.
  • Xét nghiệm nước tiểu thường xuất hiện hồng cầu niệu.
  • Chụp bụng hệ tiết niệu, siêu âm hệ tiết niệu hoặc chụp CT không cản quang hệ tiết niệu có sỏi niệu quản.

1.4 Chẩn đoán phân biệt

  • Viêm ruột thừa: Sốt nhẹ, không có đái máu.
  • Vỡ phình động mạch chủ bụng: Tăng huyết áp, đái tháo đường, khối phồng đập theo mạch, tiếng thổi,...
  • Nhồi máu thận: Cơ địa bệnh lý tắc mạch như rung nhĩ, suy tim, rối loạn mỡ máu... chụp cắt lớp có thuốc cản quang giúp chẩn đoán xác định.
  • Thai ngoài tử cung vỡ: Chậm kinh, ra máu âm đạo, test thai dương tính, siêu âm xác định khối vỡ.
  • Tắc ruột cấp: Nôn, bí trung đại tiện, bụng chướng, chụp X-quang bụng không chuẩn bị có mức nước – mức hơi, không đái máu.
Nguyên nhân đau quặn thận

Cần chẩn đoán phân biệt với một số bệnh hệ tiêu hóa cấp tính như tắc ruột, viêm ruột thừa,...

2. Xử trí cơn đau quặn thận

2.1 Giảm đau

  • Dùng thuốc giảm đau chống viêm không steroid: indomethacin 100mg đặt hậu môn hoặc Piroxicam (Feldene) 20mg tiêm bắp .
  • Perfalgan 1g truyền tĩnh mạch.
  • Thuốc chống co thắt: Buscopan 10mg tiêm tĩnh mạch x 3 lần/ngày.
  • Nếu không đỡ đau, morphin 5mg tiêm tĩnh mạch, nhắc lại sau 10 phút nếu còn đau.

2.2 Thuốc kháng sinh

Nếu sốt hoặc bạch cầu niệu hoặc nghi ngờ nhiễm khuẩn tiết niệu: dùng ciprofloxacin 200mg tĩnh mạch 2 lọ/ngày. Hoặc norfloxacin (2 viên/ngày, chia 2 lần). Hoặc ceftriaxon 1g tĩnh mạch 2 lần/ngày nếu bệnh nhân có chống chỉ định với quinolon.

2.3 Thuốc ra viện

Khi không có yêu cầu xử trí cấp cứu ngoại khoa, có thể sử dụng các biện pháp sau để xử lý cơn đau quặn thận:

  • Khi có đau có thể uống < 500ml/24 giờ, không lạm dụng.
  • Feldene 20mg uống 2 viên/ngày.

Khám chuyên khoa tiết niệu xem xét lấy sỏi:

  • Tán sỏi ngoài cơ thể.
  • Tán sỏi qua nội soi đường tiết niệu.
  • Tán sỏi qua da.
  • Tán sỏi qua phẫu thuật nội soi.

05-01-2009

Năm nay em 27 tuổi, chuẩn bị lập gia đình. Em bị đau bụng quằn quại, đi khám và siêu âm bác sĩ phát hiện bị thận ứ nước độ 1. Vậy cho em hỏi  nguyên nhân bị bệnh và cách điều trị. Có cách nào điều trị dứt bệnh không?  Xin chân thành cảm ơn (B.T)

Trả lời: Trường hợp như bạn mô tả khá nặng là cơn đau quặn thận. Tuy nhiên, đau quặn thận có rất nhiều nguyên nhân. Chỉ làm siêu âm thì chưa đủ dữ liệu để xác định chẩn đoán bệnh. Bạn nên đến khám chuyên khoa Tiết Niệu để làm thêm các xét nghiệm để xác định chẩn đoán như chụp X-Quang hệ niệu, xét nghiệm nước tiểu.....

Nguyên nhân sâu xa của cơn đau quặn thận có thể là chứng sỏi tiết niệu, huyết khối trong niệu quản hoặc khối u chèn ép niệu quản từ bên ngoài. Những hiện tượng này gây tắc cấp tính đường dẫn tiểu, dẫn đến ứ nước, căng trướng đài bể thận. Chỉ có sự căng trướng đột ngột mới gây ra cơn đau quặn thận.

Cơn đau có thể xuất phát từ thận: Đau khu trú ở vùng sườn, thắt lưng, dưới xương sườn 12, bên ngoài của khối cơ chung thắt lưng - cùng, lan ra phía trước, hướng về phía rốn và hố chậu. Cơn đau này gặp trong viêm bể thận cấp tính, sỏi bể thận gây ứ nước cấp tính, gây sự căng trướng đột ngột của bao thận hoặc sỏi niệu quản ở 1/3 trên. Nhiều trường hợp cơn đau xuất phát từ niệu quản. Người bệnh đau từ hố thắt lưng và lan xuống dưới, dọc theo đường đi của niệu quản đến hố chậu, bộ phận sinh dục và mặt trong của đùi.

Chỉ khi tìm ra nguyên nhân, các bác sĩ mới có phương pháp điều trị cho bạn được.

Thân mến chào bạn!

BS. VŨ ĐÌNH KHA

Chuyên Khoa Tiết Niệu - BV Hoàn Mỹ Sài Gòn

Tại sao cơn đau quặn thận gây nôn?

+ 68% số các trường hợp cơn đau quặn thận hay đi kèm với các rối loạn tiêu hóa như buồn nônnôn, trướng bụng; nguyên nhân là do kích thích hệ thần kinh thực vật.

Làm sao để giảm cơn đau quặn thận?

Khi bị cơn đau quặn thận, bệnh nhân cần được cấp cứu y tế sớm, bác sĩ chuyên khoa sẽ thực hiện thăm khám dựa trên dấu hiệu lâm sàng và tiền sử bệnh. Một số xét nghiệm có thể được chỉ định để chẩn đoán xác định, tránh nhầm lẫn với các nguyên nhân khác gây cơn đau quặn thận.

Cơn đau quặn thận kéo dài bao lâu?

Cơn đau dữ dội có thể kéo dài 20 - 60 phút, thậm chí lâu hơn trong vài giờ, có trường hợp cơn đau ngắn, nhẹ ở mức độ bệnh nhân có thể chịu đựng nhưng cũng có cơn đau kéo dài tới vài ngày. Đau quặn thận nếu không cấp cứu và điều trị kịp thời có thể gây những biến chứng nặng nề, thậm chí tử vong cho người bệnh.

Cơn đau quặn thận uống thuốc gì?

Xử trí cơn đau quặn thận Dùng thuốc giảm đau chống viêm không steroid: indomethacin 100mg đặt hậu môn hoặc Piroxicam (Feldene) 20mg tiêm bắp . Perfalgan 1g truyền tĩnh mạch. Thuốc chống co thắt: Buscopan 10mg tiêm tĩnh mạch x 3 lần/ngày. Nếu không đỡ đau, morphin 5mg tiêm tĩnh mạch, nhắc lại sau 10 phút nếu còn đau.