Nguyên nhân hen cáp

Hen phế quản là căn bệnh nguy hiểm, gây tử vong chỉ sau ung thư. Khi lên cơn người bệnh sẽ phải đối mặt với tình trạng đau tức ngực, khó thở. Nắm bắt được nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị cũng như cách phòng chống bệnh là điều cần thiết. Tất cả những điều này sẽ được chia sẻ cụ thể trong bài viết dưới đây.

Hen phế quản là gì?

Hen phế quản (dân gian gọi là hen suyễn) là bệnh lý đường hô hấp biểu hiện ở tình trạng viêm nhiễm niêm mạc đường dẫn khí. Khi tiếp xúc với các tác nhân kích thích, phế quản của người bệnh sẽ bị sưng viêm và phản ứng lại bằng các cơn ho khan, khò khè để đẩy các dị nguyên ra ngoài. 

Tại Việt Nam có xấp xỉ khoảng 7% đến 10% dân số mắc phải căn bệnh hen phế quản nên việc chẩn đoán và được điều trị kịp thời là điều cần thiết. 

Nguyên nhân hen cáp

Dị nguyên kích thích khiến phế quản viêm sưng gây nên tình trạng khó thở

Triệu chứng đặc trưng của hen phế quản 

  • Khó thở: Phế quản của người hen suyễn bị tổn thương, viêm sưng, phù nề, chèn ép đường thở. Không khí đi qua phế quản vào phổi khó khăn, do đó bệnh nhân khó thở hoặc không thở được
  • Thở dồn dập, thở khò khè: Đây là tiếng thở rít khi không khí đi vào phế quản bị phù nề. Đây cũng là biểu hiện điển hình khi bệnh nhân gặp các cơn hen cấp tính 
  • Ho, ho nhiều về đêm: Triệu chứng ho thường kèm theo khó thở. Khi có các tác nhân dị nguyên tấn công đường thở, phế quản sẽ phản ứng lại bằng biểu hiện ho để đẩy các chất bài tiết ra ngoài 
  • Đau tức ngực: Người bệnh có cảm giác nặng ngực, có vật nặng chèn ép, đè lên ngực. Biểu hiện này cũng khiến bệnh nhân thêm khó thở. 
  • Mệt mỏi, sốt: Thiếu oxy khiến người bệnh luôn rơi vào tình trạng mệt mỏi do ho nhiều, khó thở, chán ăn, mất ngủ, suy nhược cơ thể. 

Nguyên nhân dẫn tới hen phế quản

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới hen phế quản thế nhưng có thể điểm thành các nhóm chính sau:

  • Yếu tố di truyền: Một gia đình nếu có cha hoặc mẹ mắc hen suyễn thì con sinh ra có nguy cơ mắc hen phế quản cao hơn gia đình không có tiền sử hen suyễn là 25%. Tỷ lệ này nếu cả cha và mẹ đều mắc hen lên tới 50%. 
  • Cơ địa dị ứng: những bệnh nhân có cơ địa dị ứng, mắc các bệnh dị ứng như viêm mũi dị ứng, nổi mề đay, chàm, viêm da cơ địa,... có nguy cơ cao mắc hen suyễn. Bệnh nhân dễ dàng phản ứng với các tác nhân như hóa chất, các thực phẩm dễ gây dị ứng, nước hoa, lông vật nuôi, phấn hoa,... 
  • Yếu tố kích thích: Các tác nhân môi trường, khói thuốc, hóa chất độc hại, ô nhiễm không khí, không khí lạnh, thời tiết thay đổi,... là những tác nhân tấn công đường hô hấp và tăng nguy cơ hen suyễn. 
  • Vận động mạnh: lao động quá sức khiến cho sức khỏe tổng thể suy yếu, từ đó dễ dẫn tới các bệnh lý về hô hấp trong đó có hen suyễn. 
  • Nguyên nhân khác: Bệnh lý nhiễm trùng đường hô hấp, bệnh trào ngược dạ dày, bệnh lý đường hô hấp, người bệnh sử dụng các loại thuốc tây điều trị bệnh,.... 

Nguyên nhân hen cáp

Các nguyên nhân gây nên hen phế quản

Đối tượng dễ mắc hen phế quản

Từ những nguyên nhân trên có thể thấy được rằng những người có cơ địa dị ứng hay tiền sử gia đình có người mắc hen suyễn là đối tượng có nguy cơ cao. 

Những người thường xuyên làm việc trong môi trường nhiều khói bụi, ô nhiễm cũng tiềm ẩn nhiều khả năng mắc hen phế quản. Dị nguyên luôn là yếu tố lo ngại cho người bệnh bởi chỉ cần tiếp xúc với lượng dị nguyên nhỏ cũng sẽ khiến gia tăng histamin khởi phát hen suyễn

Cách chẩn đoán bệnh hen suyễn

Để chẩn đoán hen phế quản, bác sĩ sẽ dựa trên 4 yếu tố cơ bản sau: 

  • Tiền sử gia đình có người bị hen hoặc các bệnh lý dị ứng như chàm, mề đay, viêm mũi dị ứng,... 
  • Các triệu chứng điển hình: Ho, khó thở, thở khò khè, tức nặng ngực, đặc biệt về đêm, khi tiếp xúc với các dị nguyên và thay đổi thời tiết,...
  • Nghe ở phổi có tiếng thở ran rít như ngáy 
  • Đo lưu lượng đỉnh (PEF) có tăng từ 20% trở lên hoặc chẩn đoán bằng cách thử tác dụng của thuốc corticoid dạng hít xem có giảm triệu chứng. 

Ngoài ra, một số yếu tố dự báo nguy cơ người bệnh mắc hen phế quản nặng: 

  • Có tiền sử xuất hiện các cơn hen nặng, phải đặt nội khí quản hoặc thở bằng máy 
  • Có ít nhất 1 lần cấp cứu hen trong năm gần đây 
  • Tràn khí màng phổi, xẹp phổi, viêm phổi 
  • Phải dùng kết hợp các loại thuốc chữa hen
  • Sang chấn tâm 

Cách kiểm soát và phòng ngừa cơn hen

Việc kiểm soát và phòng ngừa cơn hen là điều mà người bệnh hoàn toàn có thể làm được. Để bảo vệ sức khỏe của mình, người bệnh cần thường xuyên lưu ý tới các vấn để sau:

  • Tránh các tác nhân gây dị ứng như ô nhiễm, khói bụi, khói thuốc lá, hóa chất độc hại,... Nếu làm việc trong môi trường nhiều khói bụi thì bạn cần đeo khẩu trang liên tục để bảo vệ đường hô hấp.
  • Bỏ thuốc lá, thuốc lào 
  • Giữ ấm cơ thể vào mùa lạnh, tránh không khí lạnh tấn công phế quản 
  • Vệ sinh môi trường sống sạch sẽ 
  • Tăng cường luyện tập thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe 
  • Bồi bổ cơ thể, bổ sung dinh dưỡng giàu vitamin, khoáng chất cải thiện miễn dịch 

Hướng dẫn điều trị hen phế quản

1. Trường hợp lên cơn hen cấp tính

Các cơn hen cấp tính đe dọa trực tiếp tới tính mạng của người bệnh nên việc điều trị càng sớm là càng tốt. Cần phải sử dụng các nhóm thuốc giãn cơ trơn phế quản để thông thoáng đường thở cho người bệnh. Sử dụng các loại thuốc chống viêm corticoid tại chỗ để giảm tình trạng viêm nhiễm diện rộng. Nếu tình trạng bệnh chuyển biến nặng, bệnh nhân không thở được cần điều trị giảm oxy máu bằng thở oxy hỗ trợ. 

Nguyên nhân hen cáp

Sử dụng thuốc xịt giãn phế quản để điều trị hen cấp tính

Khi bùng phát các đợt cấp, người bệnh có thể sử dụng các nhóm thuốc sau:

  • Thuốc chủ vận B2 Adrenergic: salbutamol, terbutalin, fenoterol, reproterol, pirbuterol. Cần sử dụng đúng liệu trình được bác chỉ định bởi nhóm thuốc này dễ để lại tác dụng phụ là run cơ, tăng nhịp tim, tăng glucose máu, giảm K
  • Thuốc kháng M-cholin:  tiotropium bromid, ipratropium bromide, dùng dạng xịt hoặc khí dung. Nhóm thuốc này cũng có một vài tác dụng phụ không mong muốn là đờm quánh khó khac, nhịp tim bất thường

Khi điều trị hen đợt cấp cần phải đặc biệt lưu ý về liều lượng thuốc sử dụng. 

2. Trường hợp hen mãn tính

Đối với trường hợp hen phế quản mãn tính thì thời gian điều trị sẽ lâu dài hơn. Và hầu hết các chế phẩm dành cho bệnh nhân hen suyễn hiện nay trên thị trường chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị triệu chứng, giảm viêm tạm thời. Không có tác dụng ngăn ngừa bệnh hen suyễn tái phát, lâu dài. Không loại bỏ được căn nguyên của bệnh nên quá trình điều trị thường đi vào vòng luẩn quẩn.

Để hạn chế tác dụng phụ của thuốc tây điều trị hen suyễn, người bệnh có thể tham khảo các dòng sản phẩm của Đông y có chức năng hỗ trợ kiểm soát hen phế quản lành tính, hiệu quả. Ưu điểm của các sản phẩm Đông y chính là hoạt động theo cơ chế tấn công gốc bệnh, đào thải độc tố loại bỏ triệt để hen suyễn. Với cơ chế này, Siro PQA Hen Suyễn được bào chế từ các thành phần thảo dược quý hiếm dựa trên bài thuốc Định Suyễn Thang chính là giải pháp toàn diện dứt điểm tận gốc hen suyễn lâu ngày. 

Cách dứt điểm hen phế quản mãn tính từ Đông y 

Theo Đông Y, hen suyễn sinh ra do khí huyết không lưu thông, thủy thấp ứ đọng, sinh nhiều đờm nhầy không thoát được. Nguyên nhân chính là do các tạng Tỳ - Phế - Thận suy yếu, gây khó thở, tắc nghẽn, căng thẳng, mệt mỏi. 

Nguyên nhân hen cáp

Do đó để tấn công gốc bệnh, đào thải độc tố loại bỏ triệt để hen suyễn thì không bài thuốc nào hay hơn bài thuốc "Định Suyễn Thang". Tinh hoa của bài thuốc đã được nghiên cứu phát triển và cô đọng trong sản phẩm PQA Hen suyễn

Sản phẩm sử dụng 100% thảo dược tự nhiên gồm:

  • Hạnh nhân: với tác dụng tiêu đờm, hỗ trợ trị hen suyễn.
  • Hoàng cầm: ngăn ngừa viêm nhiễm đường hô hấp trên, bổ phổi.
  • Tô tử: tiêu đờm, trị suyễn, giảm co thắt cơ vòng - tránh co thắt làm tắc đường thở.
  • Ngoài ra còn có Khoản đông hoa trừ đờm, tiêu suyễn kết hợp với Cam thảo, Chích thảo giảm tiết dịch đờm, thông thoáng đường thở, thông kinh lạc.

Các thành phần tự nhiên không tác dụng phụ và thúc đẩy hiệu quả cao trong việc hỗ trợ điều trị hen suyễn, thông thoáng đường thở cho những người hen suyễn, viêm phế quản, viêm phổi tắc nghẽn mãn tính COPD. 

Thạc sĩ, Bác sĩ Hoàng Khánh Toàn - Trưởng khoa Đông Y bệnh viện quân đội TW 108 lý giải cơ chế loại bỏ hen suyễn của PQA ho hen và chia sẻ của bệnh nhân Đặng Thị Minh, nguyên GĐ sở y tế Nam Định về quá trình sử dụng Siro PQA hen suyễn. 

Trên đây là các thông tin chi tiết liên quan tới hen phế quản là gì và những kiến thức về bệnh. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan, xin vui lòng gọi đến công ty Dược Phẩm PQA theo số hotline: 0818288717 chúng tôi sẽ tư vấn cho bạn!

>>Bài viết liên quan:

  • Chữa hen phế quản mãn tính bằng cách nào?
  • Ứng dụng Đông Y trong điều trị Hen Phế Quản
  • Trẻ em bị Hen Phế Quản có nguy hiểm không?