Nhà năm cam ở đâu

Giữa trung tâm Sài Gòn, từ đường Nguyễn Thái Học, chỉ cần đi qua cầu Ông Lãnh sẽ tới “lãnh địa” quận 4. Nơi đây giáp ranh với chợ Cầu Muối một thời trứ danh về du đãng, lại gần khu vực phát triển bật nhất ở Sài Gòn… nên là nơi lý tưởng để “ươm mầm” những tay giang hồ cộm cán.

Ngày trước, quận 4 là nơi người dân nghèo từ tứ xứ đổ về. Xen lẫn các căn nhà xiêu vẹo là các dòng kênh, rạch. Người lớn ngày ngày đi bốc vác, đạp xích lô kiếm tiền, đám trẻ con lóc nhóc thì được dịp lăn lộn, sống theo kiểu bụi đời nên “máu” giang hồ dần được hình thành.

“Xưa tui với thằng Hà chiến đấu trong Nghiệp đoàn, ngay chỗ Bến Vân Đồn. Hồi đó đánh lộn đánh lạo quá trời đất, cuối cùng thì nghỉ luôn”, chú Minh (ngụ quận 4) kể và cho biết, ngày xưa ở Sài Gòn hình thành các hợp tác xã, nghiệp đoàn đạp xích lô.

Theo chú Minh, vì toàn dân “trời ơi” nên việc tranh dành khách, kiếm miếng cơm manh áo không tránh khỏi thảm cảnh “đầu rơi máu chảy”, thậm chí diễn ra thường xuyên.

Nhà năm cam ở đâu

Để tìm hiểu một cách chân thật, tôi len lỏi ở khu hẻm 148 Tôn Đản

Nói về đất giang hồ quận 4, các khu vực đã nổi danh trong kí ức người Sài Gòn đứng đầu bảng phải kể đến đường Tôn Đản, trong đó khu hẻm 148, là nơi mà Năm Cam đã trưởng thành, lập nghiệp. Nơi đây được xem như cái nôi của những ông trùm. Kế đến là các hẻm Hiệp Thành, khu Oxi Gạch, chợ Hãng Phân…

Những năm đầu của thế kỷ, dư luận không thể quên được vụ án Năm Cam và đồng bọn làm rúng động cả nước. Ngày 25.2.2003, vụ án Năm Cam và đồng bọn được đem ra xét xử với con số kỉ lục về số bị can khi có đến 155 người ra trước vành móng ngựa.

Từng nhiều lần vào nhà hàng Phi thuyền của ông “trùm” Năm Cam để vui chơi, chị Đen (34 tuổi) nhớ về thời quá khứ: “Lúc đó chị với thằng Lộc Em quen nhau, nó quản lý đào (ý nói gái bán dâm - NV) của nhà hàng. Lộc Em là cháu ruột của Thảo “ma”, cánh tay đắc lực của Năm Cam trong việc điều hành sòng bài nên được Năm Cam tin tưởng giao cho trọng trách này”.

Trong quãng thời gian tối tăm nhất trong cuộc đời, Đen đã dính số phận mình với Lộc Em. “Thử nghĩ, lúc đó chỉ mới biết yêu đương, vậy mà sau này khi Lộc Em bị bắt và ở tù suốt 7 năm, chị phải xách cơm tù thăm nuôi thằng Lộc ở trại giam Z30D, tỉnh Bình Thuận cho tới ngày được thả”.

Chuyện vụn nơi con hẻm “huyền thoại”

Nhà năm cam ở đâu

Khu vực quận 4 giờ đã “thay da đổi thịt”, nhà cửa san sát, thay thế cho những căn nhà lụm xụp ven sông, rạch

Hẻm 148 đa phần là dân lao động, nghèo khó. Tôi làm quen và kết thân với gia đình cô Bé, chú Phúc (ngụ hẻm 148 đường Tôn Đản), cả hai vợ chồng có đứa con gái tên Dầu Em, mới tròn 9 tuổi.

Mỗi đêm, Dầu Em rảo khắp khu phố Tây để bán kẹo cho “Tây ba lô”. Không một lần biết đến con chữ, thế nhưng Dầu Em nói tiếng Anh một cách thành thạo và giao tiếp làu làu với người nước ngoài.

Tôi được chú Phúc sắp xếp ngủ trên gác của căn nhà trọ, một ngày ở tốn 30 ngàn, bao luôn điện nước, cơm cũng được cô Bé nấu cho ăn. Tại khu trọ, ngoài Dầu Em ra, những đứa trẻ khác cũng đều không được học hành. Nhìn đứa nào đứa nấy tròn vo, ngộ nghĩnh… nhưng hỏi ra thì không đứa nào được đi học, biết con chữ.

Mỗi buổi trưa, tôi hay ra chơi đùa với mấy đứa con nít ở khu hẻm 148 Tôn Đản. Tụi nhỏ thường giả vờ đi ngang qua, sờ vào túi quần tôi và la lớn “có điện thoại xịn, cướp thôi…”, thế là cả đám dùng kiếm nhựa, vây tôi đánh búa xua để lấy điện thoại.

Ở đây, tôi thân thiết với chú Cú Mèo (51 tuổi), chú chạy xe ôm ở Bệnh viện Sài Gòn ngay trung tâm. Đã từng ấy năm, chú Mèo sống mà không có một mảnh giấy tùy thân lận lưng. Chú Mèo nói mình quê tận ngoài tỉnh Bình Định. Cha mất do chiến tranh, mẹ mang bạo bệnh không qua khỏi, năm 10 tuổi chú đã trôi dạt vào Sài Gòn kiếm sống.

“Trong người chỉ có tấm thẻ đỏ… chạy xe ôm ở Bến Thành thôi. Tao sống nhờ nhà người bạn ở hẻm, đăng ký hộ khẩu nhà nó để được cấp cái thẻ, coi như tấm bùa hộ mệnh khi công an xét hỏi”. Chú Mèo kể.

Hằng ngày, dân trong con hẻm tụ tập ở khắp quán cà phê cóc để bàn đề, tán dóc và "bình phẩm" về những câu chuyện cướp giật, về những số phận vừa bị tóm vì giật dọc

Trong khoảng thời gian ngắn ngủi ở đây, con hẻm huyền thoại ngày nào cũng trần trụi về những  câu chuyện cơm gạo, áo cơm mỗi ngày. Cuộc sống giang hồ ngày nào dường như vẫn ẩn khuất đâu đó nơi đây bởi chính 'số má' mà quá khứ nó tạo ra.

Nhà năm cam ở đâu

Chú Cú Mèo (51 tuổi, quê Bình Định) lưu lạc ở Sài Gòn khi 10 tuổi, đó cũng là chừng ấy năm chú không có tờ giấy tùy thân lận lưng

Cuộc sống đã ổn hơn

Trao đổi với Thanh Niên, ông Nguyễn Huy Phong, Chủ tịch UBND phường 8 (quận 4) cho biết tại khu vực được mệnh danh là “cái nôi của những ông trùm” hiện nay nhà cửa đã tạm ổn và khang trang hơn. Tuy nhiên, vẫn còn những tiêu cực như cờ bạc vào dịp Tết, tình hình hút chích ma túy đã giảm rất nhiều nhưng vẫn chưa chấm dứt hẳn.

Theo ông Phong, các lực lượng của phường thường xuyên phối hợp đi tuần tra tại các điểm đen này. “Khi phát hiện những người có dấu hiệu nghi là nghiện hút sẽ kiểm tra, nếu dương tính với ma túy thì sẽ đưa sang trung tâm Thanh thiếu niên 2 hoặc quản lý theo Nghị định 111”, ông Phong nói.

Trung tá Vũ Minh Hợi, Trưởng Công an phường 8 cũng cho biết đây là địa bàn chuyển hóa gặp nhiều khó khăn vì nhà cửa chằng chịt khó tiếp cận. Thậm chí, có những gia đình nhiều thế hệ có tiền án, tiền sự làm tình hình càng trở nên phức tạp.

“Công an phường thường xuyên kết hợp với các đội nghiệp vụ để triệt phá. Đã có những lần triệt phá bắt những tên trộm cán của từ 3 – 4 nhóm. Đồng thời, các lực lượng thường xuyên kết hợp tuần tra, kiểm tra và xử lý người nghiện. Còn việc nhiều trẻ em “mù” chữ, không đi học thì có, nhưng thực tế thì không nhiều”. Trung tá Hợi khẳng định. (Vũ Phượng – Trác Rin)


(Còn tiếp)

(Còn tiếp)

(Còn tiếp)

Tin liên quan

Nhà năm cam ở đâu

  • Nhà năm cam ở đâu
  • 11/12/20

Từng được mệnh danh là "ông trùm của những ông trùm", giờ đây không ai hay Năm Cam được đưa về đâu. Mới gần đây, ngôi nhà và bàn thờ lạnh lẽo của ông trùm này đã được một Youtuber ghé thăm. Cuộc sống khốn khó khiến Năm Cam phải bươn chải từ nhỏ. Nhưng nó như định mệnh "gieo nhân" đưa ông ta trở thành "trùm giang hồ" gian manh, xảo quyệt nhất Sài Gòn. Vụ án Năm Cam và đồng bọn là một trong những vụ án lớn nhất trong lịch sử Tư pháp Việt Nam cùng tên tuổi của Trung tướng công an Nguyễn Việt Thành (quen gọi là Tư Bốn) cũng đã đi vào lịch sử phòng chống tội phạm của ngành công an Việt Nam.

Nhà năm cam ở đâu


Vào cái ngày linh cảm mình sắp "từ giã", Năm Cam tắm gội sạch sẽ, đòi mặc bộ quần áo tù mới, cả đêm trằn trọc không ngủ. Rạng sáng 3/6/2004, Năm Cam và đồng bọn được trích xuất làm thủ tục ra pháp trường. Năm Cam được thay bộ quần áo tù mới sau khi đã tắm gội sạch sẽ. Sau đó thực hiện các thủ tục nhận dạng, lăn tay, ký vào bản giao quyết định thi hành án.

Nhà năm cam ở đâu


Hải "bánh" ở thời điểm đó đã xin được tiễn đưa Năm Cam ra pháp trường. Trên chuyến xe cuối cùng đó, Năm Cam bất ngờ ôm lấy Hải nói với vẻ đầy hối hận "Anh sai rồi! Chú tha lỗi cho anh!". Từ đó, Hải và Năm Cam đều im lặng, không ai nói câu nào nữa. "Ông trùm" Năm Cam cuối cùng đã phải trả giá. Ở thời điểm đó, một loạt các vụ trộm đã diễn ra để đưa ông trùm cùng đồng bọn ra ngoài ma chay theo phong tục. Hầu hết thông tin khi đó đều cho rằng Năm Cam và đồng bọn đều được an táng tại nghĩa trang Gò Dưa (quận Thủ Đức).

Nhà năm cam ở đâu

Đã từng có nhiều người tìm đến khu vực này để kiếm mộ của Năm Cam thắp nén nhang nhưng khi hỏi đến, ông trưởng ban ở khu vực này chỉ cười nói: "Nhiều người nghe loáng thoáng ở đâu nói Năm Cam được an táng ở đây đều tìm đến hỏi. Có người hiếu kỳ, có người vì nể trong uy danh ông trùm muốn đến kính bái. Kỳ thực, Năm Cam không ở đây". Nhiều người đồn đoán rằng ông trùm đã được người thân đưa lên chùa. Tuy nhiên mới gần đây, một Youtuber đã ghé thăm ngôi nhà, nơi có hình ảnh và bàn thờ lạnh lẽo của ông trùm Năm Cam một thời.

Nhà năm cam ở đâu


Được biết, căn nhà này chỉ còn sót lại những hình ảnh của Năm Cam cùng gia đình, người thân còn treo trên tường và gần như bị bỏ hoang rất nhiều năm. Chiếc bàn thờ được cho là của ông trùm gần như không hương khói, nhìn rất ảm đạm và lạnh lẽo.

Nhà năm cam ở đâu

Nhiều người sau khi chứng kiến cảnh tượng trên đã cảm thấy vô cùng ngậm ngùi. Từng được mệnh danh là ông trùm giàu có, số má khét tiếng Sài Gòn một thời, đàn em có tới hàng trăm người nhưng khi nằm xuống, tới cả một nơi hương hỏa đàng hoàng cũng không hề có.


"Thôi thì sống lương thiện có ích cho đời vẫn cứ tốt hơn là xưng hùng xưng bá", một dân mạng chia sẻ.