Nhân vật chính trong câu chuyện Con Rồng cháu Tiên là ai

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 6 bài Con Rồng cháu Tiên. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Truyện Con Rồng cháu Tiên thuộc thể loại văn học nào?

  • A. Thần thoại
  • C. Cổ tích
  • D. Truyện ngắn

Câu 2: Ý nghĩa nào sau đây không đúng với truyện Con Rồng cháu Tiên?

  • A. Giải thích, suy tôn nguồn gốc của dân tộc Việt Nam. 
  • B. Thể hiện niềm tự hào dân tộc về giống nòi cao quý
  • D. Thể hiện ước nguyện đoàn kết, đùm bọc lẫn nhau của cộng đồng người Việt

Câu 3: Truyện truyền thuyết với thần thoại khác nhau ở điểm nào?

  • B. Nhân vật là người thật hoặc thần thánh
  • C. Truyện không có yếu tố hoang đường, kì ảo
  • D. Nhân vật và hành động của nhân vật không có màu sắc thần thánh

Câu 4: Truyện Con Rồng cháu Tiên ra đời trong giai đoạn nào của lịch sử nước ta?

  • A. Thời An Dương Vương xây thành cổ Loa.
  • B. Thời đại Hùng Vương.
  • C. Thời kì Bắc thuộc.
  • D. Thời đại phong kiến.

Câu 5: Ý nào dưới đây không nói về thể loại truyền thuyết?

  • A. Là loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử.
  • B. Là những câu chuyện chứa đựng nhiều yếu tố tưởng tượng kì ảo.
  • C. Truyện thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử.

Câu 6: Hai nhân vật chính được đề cập đến trong truyện Con Rồng cháu Tiên là gì?

  • A. Thần Nông và Thần Long Nữ.
  • B. Vua Hùng và Lạc Long Quân.
  • C. Một trăm người con của Lạc Long Quân và Âu Cơ.

Câu 7: Theo truyện Con Rồng cháu Tiên, nàng Âu Cơ thuộc giống nào và sinh sống ở đâu?

  • A. Giống rồng - Sinh sống ở dưới nước.
  • B. Là người con của một vị vua - Sống ở miền núi cao.
  • C. Vừa là giống rồng, vừa là giống tiên - Sinh sống ở trên cạn. 

Câu 8: Lạc Long Quân là ai?

  • A. Con trai thần Long Nữ, thuộc giống rồng, sinh sống ở dưới nước.
  • B. Người có sức khỏe vô địch và có nhiều phép lạ.
  • C. Người thường xuyên giúp đỡ nhân dân diệt trừ yêu quái; dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi và cách ăn ở.

Câu 9: Vì sao Lạc Long Quân và Âu Cơ chia tay nhau?

  • A. Lạc Long Quân và Âu Cơ không còn yêu thương nhau.
  • C. Vì Lạc Long Quân phải về quê để nối ngôi vua cha.
  • D. Vì Âu Cơ muốn các con được sống ở hai môi trường khác nhau.

Câu 10: Truyện truyền thuyết nào sau đây không giải thích  về nguồn gốc dân tộc tương tự như Con Rồng cháu Tiên

  • A. Đẻ đất đẻ nước
  • B. Quả bâu mẹ
  • D. Quả trứng thiêng

Con Rồng cháu Tiên, trắc nghiệm ngữ văn 6

Mời các em học sinh và quý thầy cô tham khảo ngay bộ câu hỏi trắc nghiệm Ngữ Văn 6 Bài Con Rồng cháu Tiên (có đáp án) được biên soạn bởi đội ngũ chuyên gia đầy đủ và ngắn gọn dưới đây.

Bộ 10 câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 6 Bài Con Rồng cháu Tiên

Câu 1: Truyện Con Rồng cháu Tiên thuộc thể loại văn học nào?

A. Thần thoại

B. Truyền thuyết

C. Cổ tích

D. Truyện ngắn

Câu 2: Ý nghĩa nào sau đây không đúng với truyện Con Rồng cháu Tiên?

A. Giải thích, suy tôn nguồn gốc của dân tộc Việt Nam. 

B. Thể hiện niềm tự hào dân tộc về giống nòi cao quý

C. Thể hiện ý thức đánh giặc ngoại xâm, bảo vệ chủ quyền dân tộc

D. Thể hiện ước nguyện đoàn kết, đùm bọc lẫn nhau của cộng đồng người Việt

Câu 3: Truyện truyền thuyết với thần thoại khác nhau ở điểm nào?

A. Gắn liền với các sự kiện và nhân vật lịch sử

B. Nhân vật là người thật hoặc thần thánh

C. Truyện không có yếu tố hoang đường, kì ảo

D. Nhân vật và hành động của nhân vật không có màu sắc thần thánh

Câu 4: Khái niệm chính xác nhất về truyện truyền thuyết?

A. Loại truyện dân gian, kể về nhân vật, sự kiện liên quan tới lịch sử dân tộc, sử dụng các yếu tố hoang đường kì ảo.

B. Những câu chuyện hoang đường, li kì

C. Những câu chuyện kể hiện thực thông qua hình tượng nghệ thuật

D. Những câu chuyện có thật

Câu 5: Ý nào dưới đây không nói về thể loại truyền thuyết?

A. Là loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử.

B. Là những câu chuyện chứa đựng nhiều yếu tố tưởng tượng kì ảo.

C. Truyện thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử.

D. Là những câu chuyện kể về các hoạt động hằng ngày của người dân thời nguyên thủy.

Câu 6: Hai nhân vật chính được đề cập đến trong truyện Con Rồng cháu Tiên là gì?

A. Thần Nông và Thần Long Nữ.

B. Vua Hùng và Lạc Long Quân.

C. Một trăm người con của Lạc Long Quân và Âu Cơ.

D. Lạc Long Quân và Âu Cơ.

Câu 7: Theo truyện Con Rồng cháu Tiên, nàng Âu Cơ thuộc giống nào và sinh sống ở đâu?

A. Giống rồng - Sinh sống ở dưới nước.

B. Là người con của một vị vua - Sống ở miền núi cao.

C. Vừa là giống rồng, vừa là giống tiên - Sinh sống ở trên cạn. 

D. Giống tiên, thuộc dòng họ Thần Nông - sống ở vùng núi cao phương Bắc.

Câu 8: Lạc Long Quân là ai?

A. Con trai thần Long Nữ, thuộc giống rồng, sinh sống ở dưới nước.

B. Người có sức khỏe vô địch và có nhiều phép lạ.

C. Người thường xuyên giúp đỡ nhân dân diệt trừ yêu quái; dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi và cách ăn ở.

D. Tất cả đều đúng.

Câu 9: Vì sao Lạc Long Quân và Âu Cơ chia tay nhau?

A. Lạc Long Quân và Âu Cơ không còn yêu thương nhau.

B. Lạc Long Quân và Âu Cơ có tập tính và tập quán sinh hoạt hoàn toàn khác nhau, nên khó hòa hợp lâu dài.

C. Vì Lạc Long Quân phải về quê để nối ngôi vua cha.

D. Vì Âu Cơ muốn các con được sống ở hai môi trường khác nhau.

Câu 10: Truyện truyền thuyết nào sau đây không giải thích  về nguồn gốc dân tộc tương tự như Con Rồng cháu Tiên

A. Đẻ đất đẻ nước

B. Quả bâu mẹ

C. Sự tích cây vú sữa

D. Quả trứng thiêng

Đáp án bộ 10 bài tập trắc nghiệm Văn 6 Bài Con Rồng cháu Tiên

1-B  2-C  3-A  4-A   5-D

6-D  7-D  8-D  9-B  10-C

►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về bộ 10 Bài tập trắc nghiệm Văn lớp 6 Bài Con Rồng cháu Tiên (có đáp án) file PDF hoàn toàn miễn phí.

Đánh giá bài viết

CON RỒNG, CHÁƯ TIỀN (Truyền thuyết) MỤC TIÊU BÀI HỌC Hiểu được định nghĩa về truyền thuyết. Hiểu được nội dung, ý nghĩa của truyện. Thấy được những yếu tố kì ảo, khả năng tưởng tượng của người xưa. Kể lại được truyện. TÌM HIỂU NỘI DUNG Truyền thuyết là gì? Truyền thuyết là những chuyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ. Chính vì thế truyền thuyết có cơ sở lịch sử, cốt lõi sự thật lịch sử. Tuy vậy truyền thuyết không phải là lịch sử, bởi đây là truyện, là tác phẩm nghệ thuật dân gian, có yếu tô' tưởng tượng, kì ảo và thường “lí tưởng hóa” sự vật, sự kiện và nhân vật. Người kể và người nghe tin truyền thuyết như là có thật. Truyền thuyết thể hiện thái độ ca ngợi hoặc phê phán của nhân dân đốì với các sự kiện và nhân vật lịch sử. Truyền thuyết có mốì quan hệ chặt chẽ với thần thoại. Phân đoạn: chia thành 3 đoạn Đoạn 1: từ đầu đến “Long Trang" Đoạn 2: tiếp theo đến “lên đường" Đoạn 3: phần còn lại. TRẢ LỜI CÂU HỎI Hãy tìm những chi tiết trong truyện thể hiện tính chất kì lạ, lớn lao, đẹp đẽ về nguồn gô'c và hình dạng của Lạc Long Quân và Au Cơ. Kì lạ, lớn lao, đẹp đẽ về nguồn gốc và hình dạng. Lạc Long Quân và Âu Cơ đều là “thần”. Long Quân là thần rồng ở dưới nước, con trai thần Long Nữ. Âu Cơ dòng tiên, ở trên núi thuộc dòng họ Thần Nông - Vị thần chủ trì nghề nông, dạy loài người trồng trọt, cày cấy. Lạc Long Quân có “sức khỏe vô địch, có nhiều phép lạ”. Còn Au Cơ, “xinh đẹp tuyệt trần”. Sự nghiệp mở nước: Lạc Long Quân giúp dần diệt trừ Ngư Tinh, Hồ Tinh, Mộc Tinh — những loài yêu quái lâu nay làm hại dân lành. Thần còn dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi và cách ăn ở. Việc kết duyên của Lạc Long Quân và Âu Cơ và chuyện Âu Cơ sinh nở có gì lạ? Lạc Long Quân và Âu Cơ chia con như thế nào và để làm gì? Theo truyện này thì người Việt là con cháu của ai? Việc kết duyên của Lạc Long Quân và Âu Cơ và chuyện Âu Cơ sinh nở có những yếu tố kì lạ: Âu Cơ sinh ra cái bọc trăm trứng, trăm trứng nở ra một trăm người con hồng hào, đẹp đẽ lạ thường. Đàn con không bú mớm mà tự lớn lên như thổi, mặt mũi khôi ngô khỏe mạnh như thần. Lạc Long Quân và Âu Cơ chia con: Lạc Long Quân đem “năm mươi người con xuống biển”. Âu Cơ đem “năm mươi người con lên núi” chia nhau cai quản các phương. Theo truyền thuyết, người Việt là con cháu của Vua Hùng. Em hiểu thế nào là chi tiết tưởng tượng, kỉ ảo. Hãy nói rõ vai trò của các chi tiết này trong truyện. Yếu tô' tưởng tượng, kì ảo. Tưởng tượng và kì ảo là những chi tiết không có thật được các tác giả dân gian sáng tạo nhằm một mục đích nhất định. Chi tiết tưởng tượng, kì ảo trong truyện cổ dân gian gắn với quan niệm tín ngưỡng của người xưa về thế giới, về sự đan xen giữa thế giới thần linh và con người; tín ngưỡng vật tổ. Trong truyện Con Rồng, cháu Tiên các chi tiết tưởng tượng, kì ảo có ý nghĩa: Khắc họa và tô đậm tính chất kì lạ, lớn lao, đẹp đẽ, “lí tưởng hóa” các nhân vật và sự kiện. Thần kì hóa, linh thiêng hóa nguồn gốc giông nòi, dân tộc, qua đó khẳng định lòng tự hào, tôn kính tổ tiên, nòi giống và dân tộc Việt Nam. Tăng thêm tính hấp dẫn và li kì của tác phẩm. Thảo luận ở lớp: Ý nghĩa của truyện Con Rồng, cháu Tiên. Hãy đọc phần đọc thêm để hiểu đầy đủ hơn ý nghĩa đó. Thảo luận: Ý nghĩa của truyện + Giải thích, suy tôn nguồn gốc cao quý của cộng đồng người Việt. Người Việt tin vào những điều xác thực của truyền thuyết và tự hào về nguồn gốc, dòng giông Tiên, Rồng của mình. + Thể hiện ý nguyện đoàn kết, thống nhất của nhân dân ta ở mọi miền đất nước. Học sinh tự đọc ở phần đọc thêm. LUYỆN TẬP * Em biết những truyện nào của các dân tộc khác ở Việt Nam cũng giải thích nguồn gốc dân tộc như truyện Con Rồng, cháu Tiênì Sự giông nhau ấy khẳng định điều gì? Một số dân tộc khác ở Việt Nam cũng có truyện giải thích nguồn gốc tương tự như truyện Con Rồng, cháu Tiên: Người Mường có truyện: Quả trứng to nở ra con người. Người Khơ Mú có truyện: Quả bầu mẹ Sự giông nhau đó khẳng định sự gần gũi về cội nguồn, sự giao lưu về văn hóa, kinh tế, xã hội giữa các dân tộc trên lãnh thổ Việt Nam. Đọc diễn cảm truyện Con Rồng, cháu Tiên Học sinh tự đọc và chú ý: Đọc đúng các chi tiết có trong truyện, bảo đảm được cốt truyện. Thể hiện được ngôn ngữ của tác giả và ngôn ngữ của các nhân vật. Kể diễn cảm. GHI NHỚ Truyện Con Rồng, cháu Tiên có nhiều chi tiết tưởng tượng, kỉ ảo nhằm giải thích, suy tôn nguồn gốc, giống nòi và thể hiện sự đoàn kết, thống nhất cộng đồng của người Việt.