Những bài hát đồng quê hàng đầu năm 1973 năm 2022

YBĐT - ... “Ta đi xây nên những công trình từ đời ông cha ta xưa hằng mơ ước, làm đẹp giàu cho Tổ quốc yêu thương. Với đôi bàn tay lao động, với tiếng hát yêu đời và niềm tự hào chiến thắng, ta đi theo Đảng, xây cho ngày nay và xây cho mai sau. Xây cho Tổ quốc vươn cao mãi mãi, sáng đẹp một trời xuân hồng thắm tương lai...”.

Cách đây 40 năm, Xuân 1971, trên hệ thống loa truyền thanh từ công trường Thủy điện Thác Bà vang lên giọng hát của nghệ sỹ Trung Kiên: “... Ta khoan đá trên ngàn, rừng sâu đang bừng sáng. Nơi đây ta đắp đập dâng biển hồ lên non. Đi san núi ngăn sông, tay dựng nên nhà máy, đêm đêm nghe nước chảy, mơ điện sáng quê mình...”.

Hàng trăm tiếng búa tiếng choòng, tiếng máy xúc, máy ủi bỗng ngừng bặt. Cả công trường hân hoan lắng nghe bài hát nói về Yên Bái, nói về những người công nhân trên công trường thủy điện.

... “Ta đi xây nên những công trình từ đời ông cha ta xưa hằng mơ ước, làm đẹp giàu cho Tổ quốc yêu thương. Với đôi bàn tay lao động, với tiếng hát yêu đời và niềm tự hào chiến thắng, ta đi theo Đảng, xây cho ngày nay và xây cho mai sau. Xây cho Tổ quốc vươn cao mãi mãi, sáng đẹp một trời xuân hồng thắm tương lai...”.

Sau này, bài hát được phát đi phát lại trong chương trình ca nhạc của Đài Tiếng nói Việt Nam (TNVN). Không chỉ mọi người ở Yên Bái mà hầu hết thính giả cả nước đều biết đó là nhạc phẩm của tác giả Trọng Loan với tựa đề “Ta đi xây cho sáng đẹp trời xuân”.

Ca khúc này là đứa con tinh thần Trọng Loan dâng tặng quê hương, bởi lẽ, Yên Bái là quê ngoại và cũng đồng thời là nơi ông theo Sư đoàn 316 về giải phóng Cao Vịnh, Ba Khe, Nghĩa Lộ năm 1951 với bao kỷ niệm một thời.

Tác giả nhớ lại: “Ngỡ ngàng và tự hào trước những đổi thay của quê hương, đặc biệt việc xây dựng nhà máy thủy điện đầu tiên của đất nước trên hồ Thác Bà. Đêm ngủ lại công trường cũng là đêm tôi hoàn thành ca khúc...”.

Bằng giọng rê trưởng, với khuôn nhịp 3/8, Trọng Loan đã khéo sáng tác nên giai điệu trong sáng, uyển chuyển và thôi thúc lòng người. Đặc biệt, ca từ chắt lọc, đẹp và dễ thuộc, lời ý giàu chất thơ. ... “Yêu sao cánh chim bằng, vượt lên bao trùng sóng. Qua bao núi sông rộng, ham dệt nhiều trang thơ. Trong tiếng máy reo ca, nghe đồng quê đổi mới. Ta xây không biết mỏi cho cả nước non nhà...”.

Những năm 70, mặc dù bận rộn trong công tác quản lý (ông là Trưởng Đoàn ca múa 2, Tổng cục Chính trị) nhưng Trọng Loan vẫn nặng tình với Yên Bái. Lần thứ hai, ông theo một chuyến “tàu chợ” lên Văn Yên, đó là giữa năm 1973, đến với đồng bào các dân tộc xã Viễn Sơn. Như nhạc sỹ tâm sự: “Mình bị hút hồn vì thiên nhiên, cảnh vật và con người nơi đây. Tắm mình dưới ánh trăng bên những rừng quế bạt ngàn, xem và nghe bà con người Dao hát Páo dung (hát giao duyên) mà ngất ngây say đắm”.

Thế là giai điệu cùng lời ca vang lên: “Trăng sáng trên núi cao cao, sáng mênh mông rừng quế người Dao. Trăng nghiêng nghiêng trăng khoe trăng đẹp hay trăng đang nghe rừng hát tự hào. Đêm Viễn Sơn sáng trăng đẹp sao, đón khách lên chơi cùng với người Dao. Lên đây quê hương Yên Bái, thăm vùng núi, thăm rừng quế thơm ngọt ngào...”.

Ca khúc: “Trăng sáng trên rừng quế” ra đời trong hoàn cảnh như thế. Hai tháng sau, nữ nghệ sỹ Tuyết Thanh thể hiện thành công nhạc phẩm này trên làn sóng Đài TNVN trong sự đón nhận của người nghe. ... “Bao đời qua người Dao trên tầng núi cao xưa nghèo đói khổ đau. Nay người Dao ta nghe theo Đảng dẫn lối, ta trồng quế xây nên hợp tác mạnh giàu... Nay người Dao ta đã có nhiều bạn mới, Kinh, Tày đến chung tay dựng xây cuộc đời..., Từ các thành phố và cuộc sống quê ta hòa cùng nhau trong ánh sáng ngày mai...”.

Cũng như: “Ta đi xây cho sáng đẹp trời xuân”, giai điệu “Trăng sáng trên rừng quế” nhẹ nhàng, trong sáng, đậm chất dân gian của đồng bào Dao. Vậy nên bài hát đi vào lòng người, được thính giả yêu thích, đặc biệt bà con người Dao, người Tày Văn Yên và các dân tộc Yên Bái.

Tám năm sau, thu 1981, ca khúc “Trăng sáng trên rừng quế” một lần nữa được dàn dựng lại. Lần này người thể hiện là ca sỹ Bích Việt (Đoàn Văn công Tổng cục Chính trị) và cũng được sự đón nhận của đông đảo bạn nghe đài. Hai ca khúc của nhạc sỹ Trọng Loan viết về Yên Bái những năm 1971 – 1973 trong bối cảnh cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đang ở giai đoạn quyết liệt.

Ca khúc không chỉ ngợi ca việc xuất hiện nhà máy thủy điện đầu tiên ở miền Bắc tại Yên Bái và cuộc sống ngày càng đổi thay nơi đồng bào các dân tộc vùng cao này mà còn mang theo bao niềm lạc quan, yêu đời, ngọn lửa của nhiệt tình lao động. 40 năm qua đi, mỗi lần thính giả Yên Bái nghe lại những ca khúc này phát trong chương trình “Bài ca đi cùng năm tháng” của Đài TNVN không khỏi nhớ đến một thời với tất cả tấm lòng tin yêu, tự hào.

Trộm nghĩ, không phải chỉ những thế hệ thời đó mà những “Bài ca đi cùng năm tháng” viết về Yên Bái thời ấy còn truyền lửa đến những giới trẻ, những thế hệ 8x... 9x... hôm nay, cảm nhận về lịch sử quê hương, về một thời không thể nào quên...

Bùi Huy Mai